Tài liệu thi cao học môn triết học Mác-Lênin
lượt xem 1.039
download
Triết học xuất hiện từ khi con người có sự phân công lao động. Khi đó các ngành khoa học còn nằm trong triết học gọi là triết học tự nhiên. Sau nhiều thế kỷ chúng mới phát triển thành các ngành khoa học độc lập với triết học. Khái niệm triết học dù ở phương Tây hay phương Đông, dù biến đổi trong lịch sử như thế nào đều bao gồm hai yếu tố là nhận thức và nhận định, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để tìm hiểu rõ hơn về hai yếu tố này nhé!
Bình luận(2) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu thi cao học môn triết học Mác-Lênin
- Tài liệu thi cao học môn Triết học Mác – Lênin 1
- Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học 1. Đặt vấn đề: Triết học xuất hiện từ khi con người có sự phân công lao động. Khi đó các ngành khoa học còn nằm trong triết học gọi là triết học tự nhiên. Sau nhiều thế kỷ chúng mới phát triển thành các ngành khoa học độc lập với triết học. Khái niệm triết học dù ở phương Tây hay phương Đông, dù biến đổi trong lịch sử như thế nào đều bao gồm hai yếu tố: - Yếu tố nhận thức: Sự hiểu biết của con người về vũ trụ và con người giải thích hiện thực bằng tư duy. - Yếu tố nhận định: Đánh giá về mặt đạo lý để có thái độ và hành động. Theo quan điểm Mác xít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con người đối với thế giới; là quy luật của những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Với tính cách là một hình thái ý thức quan trọng nhất và cổ xưa nhất. Vai trò của triết học ngày càng tăng lên với sự phát triển tri thức của nhân loại. Trong sự phát triển của mình. Triết học dần dần hình thành các trường phái khác nhau cùng giải quyết một vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy, giữa tự nhiên và tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau. Đó chính là vấn đề cơ bản của triết học, không có một trường phái triết học nào lại không giải quyết vấn đề này, vì việc giải quyết nó sẽ chi phối việc giải quyết các vấn đề khác của triết học. Nó là điểm xuất phát của mọi tư tưởng, mọi quan điểm của mọi hệ thống triết học trong lịch sử. 2. Vấn đề cơ bản của triết học: Gồm hai mặt là bản thể luận và nhận thức luận. 2.1. Bản thể luận: Trả lời câu hỏi giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Việc trả lời câu hỏi này cho chúng ta biết lập trường triết học của người nói và duy vật, duy tâm hay nhị nguyên. 2
- * Trường phái triết học duy vật cho rằng vật chất có trước ý thức, vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và quyết định ý thức, ý thức phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người. Trong LSTH có khá nhiều loại hình chủ nghĩa duy vật khác nhau: * Chủ nghĩa duy vật cổ dại Hy Lạp - La Mã với những đại diện nổi tiếng từ hơn 2000 năm, nhiều trường phái hiện nay đã được bắt nguồn từ trường phái triết học này. Chủ nghĩa duy vật trực quan thô sơ mộc mạc dựa trên những quan sát trực tiếp. - Đêmôcrit: Học thuyết về nguyên tử cho rằng nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất của vật chất. - Hêraclit: Ông được coi là nhà biện chứng vĩ đại thời cổ đại. - Epi quya: Người phát triển học thuyết nguyên tử. Ba đại diện này đã tạo thành đường lối triết học. Đêmôcrit trong triết học cổ đại. * Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII: Là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Thời trung cổ khoa học cũng như triết học không phát triển dưới sự kìm kẹp của nhà thờ. Chủ nghĩa duy vật siêu hình xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh, không v ận động, không phát triển trong trạng thái cô lập, không liên quan đến các sự vật hiện tượng khác, nó đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Chủ nghĩa duy vật siêu hình có 3 trung tâm lớn là: Anh (với các đại diện như: F.Bêcơn, T.Hopxơ, G.Lôcơ); Hà Lan (B.xpinoda); Pháp (Hênnntiuyt, Điđrô, Lemetri). - Chủ nghĩa duy vật nhân bản: Lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chính, là mục tiêu triết học phải phục vụ. Trường phái sau này được Mác kế thừa và phát triển. - Chủ nghĩa duy vật tầm thường: Khi giải t hích về ý thức họ đã tầm thường hoá quan điểm này. ý thức là một dạng của vật chất như là gan và mật vậy (Mô tả Lơ sốt và Bukhơme). 3
- Trường phái triết học duy tâm (khách quan, chủ quan,duy ngã) thừa nhận tinh thần, ý thức là cái có trước, cái quyết định, vật chất là cái có sau -cái bị quyết định. Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện qua hai trào lưu chính: + Chủ nghĩa duy vật khách quan: coi tinh thần tư duy tồn tại độc lập, bên ngoài con người (Platon, Hêghen). + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận ý thức tồn tại trong trí óc của con người (Beccơli, Hium, Fichtê). Chính tư duy, cảm giác của con người sinh ra sự vật. Beccơli nói: "khi tôi không suy nghĩ vẫn còn người khác suy nghĩ. Khi không có ai suy nghĩ vẫn còn thượng đế suy nghĩ. Thế giới không ba o giờ mất đi". Ông đã chuyển dần sang duy ngã. + Duy ngã: chủ nghĩa duy tâm chủ quan được phát triển đến tột độ là chủ nghĩa duy ngã "chỉ có tư duy của tôi" (Hium). * Trường phái nhị nguyên luận: tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức không cái nào có trước, không cái nào có sau, không cái nào quy đinkhj cái nào, chúng cùng song song tồn tại với nhau. 2.2. Mặt thứ hai: Nhận thức luận: trả lời câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay không? Việc trả lời câu hỏi này cho chúng ta biết ai là người khả tri và ai là người bất khả tri. + Thuyết khả tri: cho rằng con người có thể nhận thức được thế giới. Các nhà triết học duy vật cho rằng: con người có khả năng nhận thức được thế giới như nó tồn tại. Các nhà triết học duy tâm cho rằng: nhận thức được thế giới như sản phẩm của tinh thần. + Thuyết khả tri: cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới, không thể nhận ra đâu là duy vật, đâu là duy tâm. Số người bất khả tri là nhỏ. Cantơ: Lúc là nhà duy vật, lúc là nhà duy tâm, lúc là bất khả tri. Hium: Con người không thể nhận biết được thế giới hoặc chưa nhận biết được hiện tượng của sự vật. Hơcxli: Thừa nhận vật chất có ý thức, nhưng lại cho rằng con người không thể nhận biết được thế giới. 4
- 3. Phương pháp nhận thức thế giới của triết học. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn tại và tư duy, giúp cho việc nhận thức hoạt động và cải tạo thế giới, triết học Mác dựa vào những thành quả của các khoa học cụ thể, nhưng nó không lấy phương pháp của các ngành khoa học cụ thể để làm phương pháp của mình. Phương pháp nhận thức chung nhất, đúng đắn nhất của triết học là phương pháp biện chứng duy vật, nó đối lập với duy tâm và siêu hình. Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức sự vật hiện tượng trong mối liên hệ tác động qua lại, vận động và phát triển. Ngược lại, phương pháp siêu hình xem xét sự vật hiện tượng trong sự tác rời không vận động, không phát triển. Cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình cũng là một nội dung cơ bản của lịch sử triết học. Phương pháp biện chứng duy vật xuất hiện từ thời cổ đại, chỉ đến khi triết học Mác ra đời. Phương pháp này mới thực sự trở thành phương pháp triết học khoa học. Phương pháp này giúp con người khả năng nhận thức đúng đắn khách quan về giới tự nhiên, xã hội và tư duy, giúp cho con người đạt được hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Kết luận: Để đánh giá về các trường phái triết học khác nhau thì chúng ta phải trả lời câu hỏi về tính bản thể luận và tính nhận thức luận. Câu 2: Phạm trù vật chất. 1. Đặt vấn đề: Lịch sử triết học đã chia triết học làm hai trường phái: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm - vấn đề xuyên suốt trong quá trình phát triển của lịch sử triết học: - Các trường phái của triết học đều đi đến thống nhất triết học có 2 bộ phận cấu thành và gồm 2 mặt: Vật chất và ý thức. - Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất là cái có trước (tính thứ nhất), ý thức là cái có sau (tính thứ hai) vật chất quy định ý thức - vật chất là một trong những phạm trù cơ bản, là nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng 2. Quan điểm của các nhà triết học duy vật trước Mác. 5
- Quan niệm về vật chất của các nhà duy vật cổ đại: Khuynh hướng chung của các nhà duy vật cổ đại là đi tìm một vật ban đầu nào đó và coi đó là yếu tố tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới. Tất cả đều bắt nguồn từ đó và cũng tan biến trong đó. Nhưng nói chung các nhà duy vật cổ đại hiểu vật chất dưới dạng cảm tính và quy vật chất thành một vật cụ thể cố định, ví dụ: - Triết học ấn Độ cổ đại - Phái Charơ và coi cơ sở đầu tiên là đất, nước, lửa và không khí. - Triết học Hi Lạp cổ đại coi cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là nước. - Những nhà nguyên tử luận cổ đại có hai cơ sở tồn tại đó là nguyên tử và trống rỗng. Thuyết nguyên tử cổ đại là một bước phát triển của chủ nghĩa duy vật tr ên con đường hình thành phạm trù vật chất triết học - cơ sở khoa học của nhận thức khoa học sau này. * Thế kỷ XIX: - Khoa học phát hiện ra nguyên tử các tư tưởng của Lơxíp, Đêmôcrít đã được Galilê, Đềcáctơ, Niutơn… khẳng định và phát triển, nhưng họ vẫn đồ ng nhất vật chất với nguyên tử hoặc vật chất với một thuộc tính phổ biến của các vật thể đó là khối lượng. * Cuối TK XIX đầu TK XX: Trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học tự nhiên, nó được đánh giá bằng một loạt những phát minh quan trọng. - Rơnghen: Phát hiện ra tia X. - Béccơren: Phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của một số nguyên tố hoá học nặng. - Tômsơn: Phát hiện ra điện tử. - Hau phnam: Đã phát hiện ra điện tử tăng khi vận tốc nó tăng. Những phát minh đó là một bước tiến của loài người trong việc nhận thức và làm chủ giới tự nhiên, đem lại cho con người những hiểu biết mới sâu sắc về cấu trúc của thế giới vật chất. 6
- Tóm lại: Triết học duy vật trước Mác có những đóng góp và hạn chế. Đóng góp: Vật chất được coi là thực thể cơ sở đầu tiên ban đầu của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy vật coi ý thức là cái có trước. Hạn chế: Sự đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất với những thuộc tính của vật chất làm căn cứ để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng chống lại chủ nghĩa duy vật bảo vệ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy tâm cho rằng "Vật chất là cái tiêu tan". 3. Định nghĩa vật chất của Lênin. Trên cơ sở phân tích sâu sắc cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và phê phán chủ nghĩa duy tâm triết học, ông đã viết tác phẩm "CNDT và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" ông đã định nghĩa về vật chất như sau: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của c húng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Phân tích: Lênin dòi hỏi cần phải phân tích vật chất với tính cách là một phạm trù triết học. Nó chỉ tất cả những tác động vào ý thức của chúng ta giúp hiểu biết về sự vật, hiện tượng, chuyển biến từ dạng này sang dạng khác bằng khắc phục sai lầm của CNDT (vật chất có sau, ý thức có trước và quan điểm siêu hình của các nhà triết học duy vật trước Mác). - Đấu tranh khắc phục triệt để tính chất trực quan siêu hình, máy móc và những biến tướng của nó trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học tư sản hiện đại. Do đó DN này cũng đã giải quyết được sự khủng hoảng trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học về khoa học theo quan điểm của CNDV siêu hình. - Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng vô tận, luôn vận động và phát triển không ngừng nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính mới và những quy luật vận động của vật chất làm phong phú hơn kho tàng tri thức của nhân loại. 7
- Câu 3: Vật chất và vận động: Khái niệm vận động: Không phải chỉ sự di chuyển nói chung trong không giam mà là sự biến đổi nói chung. - Định nghĩa: Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là mộ t phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy. 1. Vận động là thuộc tính hữu cơ của vật chất. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Là thuộc tính không tách rời của vật chất. Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình, không thể có vật chất không có vận động và ngược lại. Vận động của vật chất là sự tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất bao giờ cũng là một kết cấu bao gồm các yếu tố các mặt, các quá trình trong sự tác động qua lại dẫn đến sự biến đổi nói chung. Vận động ở đây là sự tự vận động. Vận động là hình thức tồn tại của vật chất, thông qua vận động các dạng vật chất mới được bộc lộ - các dạng vật chất được nhận thức thông qua vận động. Vật chất không do ai sáng tạo ra và nó không thể bị tiêu diệt đi, mà vận động là thuộc tính của vật chất vận động cũng không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi. 2. Tính mâu thuẫn của vận động: Có 5 hình thức vận động cơ bản: - Vận động cơ giới: ở sự di chuyển vị trí của các vật thể. - Vận động vật lý: vận động của các phân tử, các hạt cơ bản các quá trình nhiệt điện. - Vận động hoá học: của các nguyên tử, quá trình phân giải và hoà hợp của các chất. - Vận động sinh vật: ở hoạt động của cơ chế, ở sự trao đổi giữa cơ thể sống. - Vận động xã hội: là quá trình biến đổi và thay thế của các hình thái KTXH. 8
- Tuy có sự khác nhau về chất nhưng cách thức vận động của sự liên hệ, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau, từ hình thức thấp đến cao. Thế giới vật chất không chỉ ở trong quá trình vận động mà còn đứng im tương đối có sự phân hoá thế giới vật chất thành các sự vật hiện tượng phong phú và đa dạng. - Vì đứng im là tương đối lớn thể hiện ở các mặt sau đây: + Vật thể chỉ đứng im trong một quan hệ nhất định. + Sự đứng im của vật thể chỉ trong một thời gian xác định và chúng trong thời gian này đã nảy sinh nhân tố dẫn đến sự đứng im tạm thời. - Vận động của thế giới vật chất bao hàm cả tính biến đổi và tính ổn định. - Không gian là hình thức tồn tại của vật chất: biểu hiện những thuộc tính như cùng tồn tại và tách biệt, có kết cấu và quảng tính nhưng các sự vật lại tồn tại trong độ nhanh chậm khác nhau, kế tiếp và chuyển hoá > thời gian > không gian - thời gian cùng biến đổi với vật chất. - Tính thống nhất của thế giới vạt chất được biểu hiện ở chỗ là cơ sở, thực thể duy nhất, phổ biến tồn tại vĩnh viễn và vô tận… và nó gần liền với sự liên hệ tác động qua lại giữa các yếu tố ở bên trong thế giới > vận động và phát triển. 3. ý nghĩa của quan điểm triết học duy vật biện chứng về vận động. Chống lại quan điểm duy tâm và siêu hình về vận động không đi tìm nguồn gốc của vận động ở trên trong bản thân sự vật và quy nguồn gốc ấy về tinh thần hoặc vào chủ thể của nhận thức. Bằng sự phân loại các hình thức vận động cơ bản, bằng tư tưởng về sự khác biệt và thống nhất của các hình thức vận động cơ bản của vật chất là cơ sở để chống lại khuynh hướng sai lầm trong nhận thức. Quy hình thức vận động cao và hình thức vận động thấp và ngược lại. Quan điểm sự thống nhất không tách rời giữa không gian và thời gian và vật chất vận động của chủ nghĩa duy vật biện chứng hoàn toàn bác bỏ quan điểm siêu hình tác rời không gian, thời gian với vật chất vận động. 9
- Tóm lại: Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn và vô tận, tuy thế giới vật chất đa dạng và phong phú nhưng tất cả đều là vật chất, đều thống nhất ở tính vật chất của nó. Câu 4: Phạm trù ý thức: I. Quan niệm của triết học duy vật biện chứng về ý thức. Giải quyết một cách duy vật và biện chứng về ý thức, đặt tư duy trong mối quan hệ với tồn tại, dựa trên quan điểm duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản của triết học để xem ý thức (tính thứ hai) II. Nguồn gốc và biện chứng của ý thức. 1. Nguồn gốc có hai loại: Tự nhiên và xã hội. a. Nguồn gốc tự nhiên: ý thức ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thức phản ánh của thế giới vật chất. Phản ánh: Là thuộc tính chung của vật chất, được thể hiện trong sự tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất. Đó là năng lực giữ lại, tái hiện của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác. Ví dụ: Nước là ôxy tác động vào kim loại gây ra sự han gỉ, sự han gỉ của kim loại phản ánh đặc điểm của nước và ôxy. Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất tương ứng với sự phát triển của các hình thức của vật chất thì thuộc tính của vật chất cũng phát triển, phản ánh có hai loại cơ bản, đó là: + Phản ánh thế giới vô cơ. Phản ánh vật lý được biểu hiện qua nh ững biến đổi cơ lý hoá dưới những hình thức biểu hiện cụ thể như thay đổi vị trí, biến dạng và phá huỷ. + Phản ánh thế giới hữu cơ, phản ánh sinh vật, biểu hiện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ thấp nhất của phản ánh sinh vật đó là tính kích thích thể hiện ở thực vật và các cơ thể động vật bậc thấp. 10
- ở động vật bậc cao phản ánh được phát triển cao hơn, do việc xuất hiện hệ thần kinh xuất hiện tính cảm ứng do những tác động từ bên ngoài cơ thể lên cơ thể động vật và cơ thể phản ứng lại - phản xạ không điều kiện. Phản ánh tâm lý: Là hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền với quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện, đã xuất hiện tri giác và hiện tượng - phản ánh tâm lý ở động vật có hệ thần kinh trung ương. Phản ánh ý thức: Là một hình thức phản ánh mới đặc trưng của… tổ chức cao nhất - bộ não người. Là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động thần kinh của bộ não người, tinh thần, phản ánh thế giới khách quan, nó diễn ra bằng thần kinh của bộ não người - không có bộ não người và sự tác động của thế giới xung quanh vào bộ não người thì không thể có ý thức. b. Nguồn gốc xã hội của ý thức: Lao động và ngôn ngữ. + Lao động: Đưa lại cho người dáng đi thẳng đứng bằng hai chân, giải phóng hai tay có để có thể làm được những tác động khéo léo, tinh xảo khác nhau. COn người đã chế tạo ra những công cụ làm biến đổi thế giới, quyết định những đặc điểm khác nhau của các vật phẩm được làm ra. Trong quá trình lao động c on người tác động vào các đối tượng hiện thực bằng bộc lộ những đặc tính, những kết cấu, quy luật vận động - tác động vào bộ óc người tạo nên cảm giác tri giác - trong quá trình cải tạo thế giới biến đổi thế giới nảy sinh những hiện tượng khác nhau sinh ra ý thức. + Ngôn ngữ: Lao động đã liên kết những con người - thành viên trong xã hội với nhau - nảy sinh nhu cầu trao đổi ngôn ngữ. Là cái vỏ trực tiếp của tư tưởng và chỉ diễn ra bằng phương tiện ngôn ngữ. 2. Bản chất của ý thức: Định nghĩa: ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào bộ não con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan… ý thức là hình ảnh chủ quan - vì nó không có tính vật chất, nó là hình ảnh tinh thần, hình ảnh chủ quan không phải được phản ánh tuỳ tiện, xuyên tạc HTKQ. 11
- Hiện thực khách quan đã được di chuyển vào bộ não người và được cải biến và nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của ý thức trở thành tinh thần, những hình ảnh tinh thần và chủ quan phản ánh đúng đắn quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng. ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm các yếu tố như: tri thức, xúc cảm, tình cảm, ý chí. Trong đó tri thức là quan trọng nhất. Tri thức là quá trình phát triển có tính lịch sử về thế giới hiện thực xung quanh vào bộ não người trên cơ sở thực tiễn - việc nhấn mạnh tri thức là quan trọng nhất, giúp chúng ta tránh được quan điểm giản đơn, coi ý thức chỉ là yếu tố như: tình cảm, niềm tin, trừu tượng trong đó của con người. Tóm lại: ý thức của con người là sản phẩm hoạt động lao động và ngôn ngữ, sự phản ánh ý thức là hình thức phản ánh cao nhất mang tính chất sáng tạo. Câu 5: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Dưới góc độ nhận thức luận và trong hoạt động thực tiễn. I. Định nghĩa: Vật chất của Lênin: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. - Phân tích định nghĩa: Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với tính cáhc là một phạm trù triết học, nó chỉ tất cả những gì tác động vào ý thức của chúng ta, giúp hiểu về sự vật hiện tượng. + Vật chất được thực tại khách quan, tồn tại bên ngoài không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người. + Định nghĩa ý thức: ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào bộ não người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Bản chất của ý thức: ý thức là hình ảnh chủ quan, nó không có tính vật chất. Hình ảnh chủ quan này đã được phản ánh vào bộ não người, được cải biến và nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của ý thức trở thành tinh thần. 12
- ý thức có kết cấu phức tạp gồm các yếu tố: tri thức, xúc cảm, tình cảm, ý chí, trong đó tri thức là quan trọng nhất, nó có quá trình phát triển lịch sử xã hội về thế giới hiện thực khách quan vào bộ não người trên cơ sở thực tiễn. II. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức dưới góc độ nhận thức luận Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng giữa vật chất và ý thức thì vật chất có trước (tính thứ nhất), ý thức có sau (tính thứ hai), vật chất quyết định ý thức khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, thì sự nhận thức thế giới phải xuất phát từ thế giới khách quan. Cùng với sự phát triển của hoạt động biến đổi thế giới, ý thức của con người phát triển song song với quá trình và có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối với vật chất. Có thể thúc đẩy sự kìm hãm sự phát triển của quá trình hiện thực. Chủ nghĩa duy tâm khẳng định rằng trong bất kỳ trường hợp nào ý thức bao giờ cũng là sự phản ánh thế giới vật chất và sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo trong phản ánh và theo khuôn khổ của sự phản ánh, hơn nữa, tự thân nó ý thức không thể gây ra sự biến đổi nào trong đời sống hiện thực. ý thức muốn tác động lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. III. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong hoạt động thực tiễn. Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khi con người xác định đối tượng, mục tiêu, phương hướng hoạt động. ý thức trang bị cho con người những tri thức về bản chất c ủa các quy luật khách quan của đối tượng - giúp con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. + Con người với ý thức của mình xác định đúng dắn mục tiêu và đề ra các biện pháp để tổ chức cách hoạt động thực tiễn. Nói đến tính tích cực của ý thức tức là nói đến con người, đến hoạt động có mục đích của con người bằng tính tích cực có thể thúc đẩy và có thể kìm hãm ở một mức độ nhất định sự phát triển của tồn tại (ý thức) và ngược lại. 13
- Tóm lại: Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật chất bao giờ cũng có vai trò quy định ý thức nhưng ý thức lại có tác động trở lại đối với vật chất, nên quan hệ tác động này diễn ra thông qua hoạt động của con người. Chính vì thế nâng cao năng lực nhận t hức các quy luật và vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn của con người. Câu 6: Phép biện chứng với tính cách là khoa học và mối liên hệ phổ biến và phát triển. I.1. Nội dung mối liên hệ phổ biến. 1. Khái niệm: Các sự vật và hiện tượng muôn hình muôn vẻ trong thế giới không cái nào tồn tại cô lập, biệt lập mà chúng ta là một tổng thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng tồn tại bằng các tác động nhau, ràng buộc nhau quy định và chuyển hoá lẫn nhau. 2. Nội dung: Mối liên hệ không những diễn ra ở trong sự vật hiện tượng trong tự nhiên xã hội, trong tư duy mà còn diễn ra với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật và hiện tượng. Mối liên hệ trên đây là khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, nó bắt nguồn từ tính thống nhất của vật chất, của thế giới biểu hiện trong các quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy. Mối liên hệ của các sự vật - hiện tượng trong thế giới là đa dạng và nhiều vẻ. Khi nghiên cứu hiện thực khách quan chúng ta có thể phân chúng thành nhiều loại khác nhau. Mối liên hệ bên trong - bên ngoài. Mối liên hệ bản chất: quy định bản chất của sự vật, không có nó sự vật, hiện tượng không tồn tại được. Mối liên hệ chủ yếu - thứ yếu: nổi lên trong một giai đoạn nào đó của sự vật hiện tượng. Mối liên hệ trực tiếp - gián tiếp: trực tiếp không cần khâu trung gian, gián tiếp cần khâu trung gian. 14
- Sự phân loại liên hệ này chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì mỗi loại liên hệ chỉ là một hình thức. Một bộ phận, một mắt khâu của mối liên hệ phổ biến nối chung, song sự phân loại là cần thiết, vì rằng vị trí của từng mối liên hệ trong việc quyết định sự vận động của phát triển của sự vật hiện tượng không hoàn toàn như nhau. II. Nội dung nguyên lý phát triển. 1. Khái niệm: + Vận động: Mọi sự vật đều có quá trình hình thành tồn tại và biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự biến đổi chuyển hoá này là vô cùng vô tận với những tính chất và khuynh hướng khác nhau. PT: Khái niệm phát triển không bao giờ khái quát trong sự vận động nói chung. + Nó chỉ khái quát xu hướng chung của vận động, xu hướng vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ. 2. Tính chất của sự phát triển. Sự vận động đi lên có thể diễn ra theo hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện - tuỳ theo các lĩnh vực khác nhau của thế giới vật chất và sự phát triển thể hiện khác nhau. + Trong thế giới vô cơ sự phát triển biểu hiện dưới hình thức biến đổi của các yếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động giữa chúng trong điều kiện nhất định là xuất hiện các hợp chất phức tạp (VD: sự tác động giữa F từ và NT hợp chất hoá học). Trong sinh vật: sự phát triển của chúng thể hiện ở sự thích nghi trước sự biến đổi phức tạp của môi trường, ở sự hoàn thiện không ngừng quá trình trao đổi chất ở sự tái sinh chính mình đã dẫn đến sự xuất hiện ngày càng cao hơn của các phương thức sản xuất. + Trong tư duy: giới hạn nhận thức của thế hệ trước luôn bị các thế hệ sau vượt qua bằng sự phát triển và đổi mới là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên xã hội, tư duy mà nguồn gốc của nó là sự đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật, hiện tượng. III. ý nghĩa phương pháp luận: 15
- NC nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển có ý nghĩa đối với chúng ta trong hoạt động nhận thức và LĐ thực tiễn. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến: Các sự vật hiện tượng thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ iến và nhiều vẻ thì muốn nhận thức và tác động vào chúng, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, khắc phục quan điểm phương diện một chiều. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích sự vật hiện tượng phải đặt nó trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác, xem xét các mặt, các yếu tố kể cả các mắt khâu trung gian. Tuy nhiên quan điểm toàn diện không phải xem xét cân bằng tràn lan, mà phải lấy vị trí của từng mối liên hệ, từng mặt, từn g yếu tố trong tổng thể của chúng. Nguyên lý phát triển: Muốn thực sự nắm được bản chất của sự vật hiện tượng nắm được khuynh hướng vận động của chúng phải có quan điểm QT, khắc phục quan điểm bảo thủ, trí tuệ. Khi phân tích sự vật hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động phải phát hiện được các xu hướng biến đổi, chuyển hoá. Câu 7: Nội dung, ý nghĩa quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: I. Đặt vấn đề: Phép biện chứng duy vật có 3 quy luật (thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, lượng đổi, chất đổi, phủ định của phủ định) 3 hình thức, cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng. Quy luật thống nhất của các mặt đối lập nói lên nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển, là hạt nhâ n của phép biện chứng duy vật và nó có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. II. Nội dung: 1. Khái niệm: Đấu tranh là sự tác động qua lại của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng khách quan. 2. Tính chất của đấu tranh: 16
- * Đấu tranh là hiện tượng khách quan và phổ biến. - Khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại đấu tranh bên trong. Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau nhưng lại ràng buộc nhau và tạo thành đấu tranh. - Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến: Đấu tranh tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người thể hiện: + Đấu tranh tồn tại phổ biến ở mọi sự vật hiện tượng, tồn tại tr ong suốt quá trình phát triển của chúng ta. + Không có sự vật, hiện tượng nào lại không có đấu tranh và không có một giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không có đấu tranh. Đấu tranh này mất đi mâu thuẫn khác lại hình thành. * Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. * Khái niệm mặt đối lập: Là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng… trái ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật và hiện tượng. Đấu tranh là chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập thố ng nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau: Mâu thuẫn phải có 2 mặt đối lập, họ không phải bất kỳ mặt đối lập nào cũng tạo thành đấu tranh, chỉ vì mặt đối lập nào nằm trong một chỉnh thể có liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau mới tạo thành đấu tranh. * Khái niệm thống nhất: Là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Ví dụ: - Trong sự vật: Hai mặt đối lập đồng hoá và dị hoá, nếu chỉ là một quá trình thì sự vật sẽ chết. - Trong xã hội: Giai cấp tư sản và vô sản là hai mặt đối lập thống nhất với nhau, nếu không có giai cấp vô sản tồn tại với tư cách một giai cấp bán sức lao động thì cũng không có giai cấp tư sản, tồn tại với tư cách mua sức lao động, bóc lột sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư. 17
- - Khái niệm "thống nhất" trong quy luật đấu tranh còn gọi là "đồng nhất", hai khái niệm này đồng nghĩa với nhau song khái niệm "đồng nhất" còn có một nghĩa khác đó là sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập. Trong một cuộc đấu tranh sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng, sự thống nhất của hai mặt đối lập hai mặt đối lập không nằm yên bên nhau mà luôn luôn đấu tranh với nhau là một quá trình phức tạp và chia ra làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng khác nhau (ví dụ: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản). Tóm lại: Bất cứ sự thống nhất của các mặt cụ thể nào cũng đều có tính chất tạm thời, tương đối. Còn sự đấu tranh của các mặt đối lập có tính chất tuyệt đối, nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hoá về chất của các sự vật hiện tượng. * Sự chuyển hoá của các mặt đối lập: Sự vật và hiện tượng trong thế giới là muôn hình, muôn vẻ nên sự chuyển hoá và các mặt đối lập cũng rất khác nhau, vì vậy phải căn cứ vào từng sự vật mà phân tích sự chuyển hoá của các mặt đối lập, nghĩa là hai mặt đối lập chuyển hoá với nhau hoặc cả hai chuyển thành chất mới. 3. Các loại đấu tranh: Có 4 loại: a. Đấu trnah bên trong và bên ngoài: Đấu tranh bên trong: Là đấu tranh nằm ngay trong bản thân sự vật và hiện tượng. Đấu tranh bên ngoài: Là đấu tranh giữa các sự vật và hiện tượng với nhau. b. Đấu tranh cơ bản và đấu tranh không cơ bản. + Đấu tranh cơ bản: Là đấu tranh quy định bản chất sự vật, hiện tượng. + Đấu tranh không cơ bản: chịu sự chi phối của đấu tranh cơ bản. c. Đấu tranh chủ yếu và đấu tranh thứ yếu: + Đấu tranh chủ yếu: Là đấu tranh nổi bật lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển của sự vật. + Đấu tranh thứ yếu là đấu tranh không đóng vai trò quyết định. d. Đấu tranh đối kháng và không đối kháng. 18
- Đấu tranh đối kháng: Là đấu tranh giữa những khuynh hướng, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản trái ngược nhau, không thể điều hoà được. Đấu tranh không đối kháng là đấu tranh giữa những khuynh hướng, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản nhất trí với nhau. III. ý nghĩa phương pháp luận. 1. Phải thừa nhận tính khách quan về đấu tranh của các sự vật, hiện tượng, đòi hỏi chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập của đấu tranh, nắm được bản chất của sự vật, khuynh hướng vận động và phát triển của chúng. 2. Phải biết phân tích thật cụ thể một đấu tranh cụ thể và tìm cách giải quyết đấu tranh cụ thể đối với từng đấu tranh - chúng ta phải tuân theo nguyên tắc sự vật, hiện tượng đối lập nhau thì đấu tranh khác nhau, mỗi quy trình đều có đấu tranh, mỗi đấu tranh lại có đặc điểm riêng. 3. Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết đấu tranh vì đó là sự đấu tranh của các mặt đối lập, bất kỳ đấu tranh nào, bất kỳ giai đoạn nà o của đấu tranh, đấu tranh chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu 7 (Phần 2): Nội dung, ý nghĩa quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất lượng và ngược lại. I. Đặt vấn đề: Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng. Quy luật này nói lên cách thức của sự vận động và phát triển. II. Nội dung: 1. Khái niệm: * Chất: Là tính quy định vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, nhưng yếu tố cấu thành sự vật, nói lên sự vật đó là gì, phân biệt với các sự vật, hiện tượng khác. - Trong thế giới có vô vàn các sự vật hiện tượng, mỗi sự vật hiện tượng đều có một chất riêng, là mỗi sự vật hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có nhiều chất tuỳ theo những quan hệ cụ thể. 19
- * Lượng: Là tính chất quy định của sự vật và hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển của nó, trình độ phát triển của nó biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng. - Lượng của sự vật nói lên kích thước dài hay ngắn, quy mô to ha y nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt. Có nhiều tính quy định về lượng khác nhau, sự vật và hiện tượng càng phức tạp thì những thông số về lượng càng phức tạp. Sự phân biệt giữa chất là lượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tuỳ theo từng mối quan hệ mà xác định đâu là chất, đâu là lượng của sự vật. Có cái trong mối quan hệ này là chất, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là lượng và ngược lại. 2. Mối quan hệ tính chất giữa chất và lượng: Mỗi sự vật có một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động đến nhau một cách biện chứng. Trong sự vật tính quy định về chất không tồn tại nếu không có tính quy định về lượng và ngược lại. Khi sự vật đang tồn tại chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định mối liên hệ giữa chất và lượng, là giới hạn mà trong đó sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa biến thành cái khác. Trong phạm vi một độ nhất định, hai mặt chất và lượng tác động lẫn nhau làm cho sự vật và hiện tượng vận động và biến đổi. So với chất lượng thay đổi tuổi quá trình diễn ra từ từ tăng dần hoặc giảm dần. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì dẫn đến sự thay đổi vật chất quá trình thay đổi dần dần của lượng đã tạo điều kiện cho chất đổi. Sự thay đổi về chất được gọi là bước nhảy bước ngoặt căn bản trong sự biến đổi dần dần về lượng, thời điểm sảy ra bước nhảy gọi là điểm nút. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, nó không chấm dứt sự vận động nói chung mà chỉ chấm dứt một dạng tồn tại của sự vật sự vật mới, lượng mới điểm nút xảy ra bước nhảy và cứ như thể làm cho sự vật mới luôn luôn thay thế sự vật cũ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu thi môn Giáo Dục Quốc Phòng ĐH Kinh tế KTCN 2010
14 p | 3206 | 897
-
Đề thi môn tư tưởng Hồ Chí Minh - Đoàn viên thời đại Hồ Chí Minh
18 p | 894 | 307
-
13 câu hỏi ôn thi cao học môn: Triết học
51 p | 627 | 122
-
Tài liệu thi môn Lịch sử Đảng
5 p | 255 | 95
-
Đề cương chuẩn ôn thi cao học Quản lý giáo dục môn Giáo dục học
31 p | 632 | 87
-
Chương trình ôn tập môn: Lý luận văn học
11 p | 472 | 60
-
Đề thi tuyển sinh sau đại học môn Giáo dục học đại cương
3 p | 447 | 55
-
Nội dung ôn thi môn: Triết học (Dùng cho hệ đào tạo cao học thạc sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn)
2 p | 268 | 51
-
Dạy và học Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học
4 p | 340 | 47
-
Tài liệu hướng dẫn: Giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 8, 9
161 p | 437 | 46
-
Câu hỏi kiểm tra Triết học thi đầu vào
18 p | 149 | 36
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
49 p | 264 | 32
-
Đề thi tuyển sinh sau đại học môn Lý luận văn học
3 p | 322 | 30
-
Đề thi tuyển sinh sau đại học môn Logic học
5 p | 209 | 25
-
Đề thi tuyển sinh sau đại học môn Ngôn ngữ học đại cương
3 p | 254 | 17
-
Tài liệu tuyên truyền biển, đảo của Ban Tuyên giáo tỉnh Bình Dương
59 p | 72 | 7
-
Kỷ yếu hội nghị - Chuyên đề “Dạy và học môn giáo dục công dân theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan”
92 p | 96 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn