intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị Trường Độc Quyền

Chia sẻ: Nguyen Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

211
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chương này, chúng ta sẽ xem giá cả và sản lượng được quyết định trong thị trường độc quyền nhóm (oligopoly) và cạnh tranh độc quyền (monopolistically competitive markets). Hãy bắt đầu nói tới cạnh tranh độc quyền. Một thị trường cạnh tranh độc quyền có đặc điểm: · nhiều người bán và người mua

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị Trường Độc Quyền

  1. Thị Trường Độc Quyền Nhóm và Cạnh Tranh Độc Quyền Trong chương này, chúng ta sẽ xem giá cả và sản lượng được quyết định trong thị trường độc quyền nhóm (oligopoly) và cạnh tranh độc quyền (monopolistically competitive markets). Hãy bắt đầu nói tới cạnh tranh độc quyền. Một thị trường cạnh tranh độc quyền có đặc điểm: · nhiều người bán và người mua, · các sản phẩm khác nhau, và · dễ dàng gia nhập và rời bỏ Thị trường cạnh tranh độc quyền tương tự như thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong đó có nhiều người bán và người mua có thể gia nhập hoặc rời bỏ thị trường một cách dễ dàng khi thu được lãi hay chịu lỗ. Mặc dù, một công ty cạnh tranh độc quyền tương tự
  2. một công ty độc quyền trong việc sản xuất ra một sản phẩm khác với sản phẩm do tất cả các công ty khác sản xuất trên thị trường. Thị trường nhà hàng tại thành phố New Yorklà ví dụ hay về một thị trường cạnh tranh độc quyền. Mỗi nhà hàng có thực đơn riêng, kiểu trang trí riêng, địa điểm riêng… nhưng phải cạnh tranh với nhiều nhà hàng tương tự khác. (TQ hiệu đính, tương tự, các quán cà-phê, tiệm matxa, tiệm gội đầu. Tuy ly cà-phê có thể gần giống nhau, nhưng các cô phục vụ viên không có giống nhau).
  3. Do mỗi công ty sản xuất một sản phẩm khác biệt, công ty sẽ không mất hết khách hàng nếu công ty tăng giá. Vì vậy, một công ty cạnh tranh độc quyền có một đường cầu sản phẩm có độ dốc xuống dưới. Như được chỉ ra trong Chương 8 và Chương 10, bất cứ khi nào công ty có một đường cầu có độc dốc xuống dưới, đường danh thu cận biên của công ty nằm dưới đường cầu của nó. Biểu đố dưới đây minh hoạ cho mối quan hệ tồn tại giữa đường cầu và đường doanh thu cận biên của một công ty cạnh tranh độc quyền. Dù biểu đồ trên có vẻ giống như đường cầu và đường doanh thu cận biên của một công ty độc quyền, vẫn có sự khác biệt quan trọng. Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, số lượng công ty thay đổi khi các công ty gia nhập hoặc rời bỏ thị trường. Khi các công ty mới gia nhập thị trường, các khách hàng được dàn trải cho số lượng công ty lớn hơn và cầu về sản phẩm của mỗi công ty giảm. Số lượng công ty tăng cũng có xu hướng dẫn tới tăng độ co giãn của cầu về sản phẩm của mỗi công ty (do cầu co giãn
  4. hơn khi có nhiều hàng hoá thay thế hơn tồn tại). Biểu đồ dưới đây minh hoạ cho sự dịch chuyển trên đường cầu của một công ty điển hình xảy ra khi có thêm các công ty gia nhập một thị trường cạnh tranh độc quyền. Cân bằng về ngắn hạn và dài hạn trên thị trường cạnh tranh độc quyền
  5. Biểu đồ dưới minh hoạ một sự cân bằng có thể về ngắn hạn với một công ty điển hình trên một thị trường cạnh tranh độc quyền. Như với bất kỳ công ty tối đa hoá lợi nhuận nào, một công ty cạnh tranh độc quyền tối đa hoá lợi nhuận của nó bằng cách sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó MR = MC. Trong biểu đồ dưới, điều này xảy ra tại mức sản lượng Q0. Giá được quyết định bởi số lượng người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua Q0đơn vị hàng hoá. Trong ví dụ dưới đây, đường cầu cho thấy một mức giá sẽ là P0 khi Q0 đơn vị hàng hoá được bán.
  6. Trong một ngành độc quyền, lợi nhuận kinh tế có thể được duy trì vô hạn do tồn tại những rào cản của việc gia nhập thị trường. Tuy nhiên, trong một ngành cạnh tranh độc quyền, lợi nhuận kinh tế tồn tại do việc có thêm các công ty gia nhập thị trường. Khi có thêm các công ty gia nhập thị trường, cầu với sản phẩm của mỗi công ty sẽ giảm và trở nên co giãn hơn. Mặc dù, điều này làm giảm cầu, dẫn tới giảm mức lợi nhuận kinh tế của một công ty điển hình. Việc gia nhập thị trường tiếp tục cho tới khi nào một
  7. công ty điển hình nhận được mức lợi nhuận kinh tế bằng 0. Khả năng này được minh hoạ trong biểu đồ dưới đây. Biểu đồ trên mô tả một công ty cạnh tranh độc quyền trong tình trạng cân bằng về dài hạn. Công ty này tối đa hoá lợi nhuận của nó bằng việc sản xuất hàng hoá tại mức Q'. Giá cân bằng là P'. Do giá bằng với tổng chi phí trung bình tại mức sản lượng này, một công ty điển hình nhận được mức lợi nhuận kinh tế bằng 0. Tình trạng cân bằng về dài hạn thường được liên hệ như một "cân bằng tiếp tuyến" do đường cầu tiếp tuyến với đường cong ATC (Average Total Cost) tại mức sản lượng mang lại mức lợi nhuận lớn nhất.
  8. Về ngắn hạn, một công ty cạnh tranh độc quyền có thể chịu lỗ về ngắn hạn. Khả năng này được minh hoạ trong biểu đồ dưới đây. Trong khi mỗi công ty sẽ tiếp tục hoạt động về ngắn hạn, các công ty sẽ rời bỏ thị trường về dài hạn. Khi các công ty rời bỏ, các đường cầu của các công ty còn lại sẽ dịch chuyển sang phải và trở nên ít co giãn hơn. (Để hiểu điều này, hãy lưu ý khi các
  9. công ty rời bỏ thị trường, các công ty còn lại sẽ nhận được số người tiêu dùng thường từng mua hàng hoá của các công ty rời bỏ thị trường). Rời bỏ thị trường sẽ tiếp tục cho tới khi nào lợi nhuận kinh tế lại bằng 0 (như được minh hoạ trong biểu đồ dưới).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2