Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phần 1
lượt xem 18
download
Phần 1 cuốn sách "Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách" trình bày những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường; thực trạng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua 35 năm đổi mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phần 1
- Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. HOÀNG THỊ THU HƯỜNG TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: PHẠM THU HÀ Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT Đọc sách mẫu: HOÀNG THỊ THU HƯỜNG VIỆT HÀ Giấy đăng ký xuất bản số: 1459-2021/CXBIPH/4-12 /CTQG. Quyết định xuất bản số: 300-QĐ/NXBCTQG, ngày 11/5/2021. Mã số ISBN: 978-604-57-6777-1. Nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2021
- 4 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG... CÁC TÁC GIẢ PGS.TS. Vũ Văn Hà Đồng chủ biên PGS.TS. Đoàn Minh Huấn PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình TS. Nguyễn Xuân Cường TS. Phạm Việt Dũng PGS.TS. Nguyễn Vũ Hoàng CÙNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC CỘNG TÁC VIÊN: TS. Phạm Tất Thắng TS. Lê Minh Nghĩa PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng PGS.TS. Tạ Thị Đoàn PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa PGS.TS. Trần Quang Tuyến TS. Nguyễn Chiến Thắng PGS.TS. Phạm Thị Hồng Diệp PGS.TS. Chu Đức Dũng TS. Nguyễn Thúy Anh GS.TS. Đỗ Thế Tùng ThS. Lê Hoàng Anh GS.TS. Chu Văn Cấp ThS. Vũ Thị Phương Dung PGS. TS. Nguyễn Văn Thạo ThS. Nghiêm Thị Thanh Thúy PGS.TSKH. Trần Nguyễn Tuyên ThS. Vũ Nhật Quang PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng CN. Kim Ngọc Đàm PGS.TS. Đinh Công Tuấn CN. Vũ Quỳnh Trang
- 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường gắn liền với sự phát triển của nhà nước và sự ra đời, phát triển của thị trường. Trên một khía cạnh nhất định, lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường là lịch sử của quá trình giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Ở nước ta, 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, tư duy về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng được khẳng định rõ hơn, thể hiện ở một số kết quả đạt được như sau: (1) Đã xác định rõ hơn mô hình tổng quát của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là căn cứ định hướng để xác định và giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. (2) Đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống luật pháp về quản lý nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội; thể chế hóa vai trò, vị trí và quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. (3) Nhà nước đã tác động mạnh mẽ làm chuyển biến về chất đối với nền kinh tế, trong đó các yếu tố thị trường, các loại thị trường ngày càng được hình thành, phát triển và tạo được nhiều nhân tố mới cho nền kinh tế. (4) Quản lý nhà nước về kinh tế của nước ta đang làm hình thành dần một mô hình kinh tế hỗn hợp mới đối với một nước có nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ thấp. (5) Vai trò của Nhà nước đang chuyển dần từ Nhà nước sở hữu và kiểm soát sang Nhà nước kiến tạo, điều tiết và phục vụ; hiệu lực quản lý nhà nước có cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, như: hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường; vai trò của Nhà nước đôi khi lấn át thị trường; thị trường còn manh mún, sơ khai, chậm đồng bộ so với yêu cầu... Nhằm cung cấp tài liệu nghiên cứu về vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: trực trạng, vấn đề và định hướng chính sách của tập thể tác giả do PGS.TS. Vũ Văn Hà
- 6 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG... và PGS.TS. Đoàn Minh Huấn làm đồng chủ biên. Đây là kết quả nghiên cứu của Đề tài thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020”, mã số KX.04/16-20. Cuốn sách gồm 3 chương. Chương I trình bày các khái niệm và lý thuyết kinh tế về quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường trên thế giới; cơ sở của mối quan hệ và nội dung cơ bản của việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường; các nguyên tắc và các yếu tố cơ bản tác động đến giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường; kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường và một số bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam. Chương II trình bày quá trình đổi mới tư duy của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của Nhà nước, của thị trường, về quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; thực trạng vai trò của Nhà nước, của thị trường; về quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; thực trạng vai trò của Nhà nước, của thị trường; đánh giá thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; thành công, hạn chế và nguyên nhân trong giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chương III đề cập đến những xu hướng, quan điểm, giải pháp và định hướng chính sách giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến năm 2030. Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường là mối quan hệ lớn, cơ bản, đòi hỏi phải giải quyết hài hòa trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ này chính là góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chủ đề của cuốn sách hàm chứa nội dung rộng lớn và phức tạp. Mặc dù tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi còn khiếm khuyết. Nhà xuất bản và các tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 10 năm 2020 NHμ XUÊT B¶N CHÝNH TRÞ QUèC GIA Sù THËT
- 7 Lời nói đầu Nhìn lại lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường, có thể thấy, trên một khía cạnh nhất định, đó chính là lịch sử của tranh luận về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Trong cuộc tranh luận này đã hình thành các quan điểm, trường phái khác nhau. Trường phái kinh tế học cổ điển, với đại diện chính là Adam Smith, chủ trương thông qua phương thức cạnh tranh thị trường tự do để phân bổ các nguồn lực, cho rằng, nhà nước chỉ nên đóng vai trò là “người gác đêm”. Nhưng đến những năm 20 của thế kỷ XX, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ nghiêm trọng, những khuyết tật của thị trường bộc lộ rõ rệt, tác động mạnh đến xu thế tăng trưởng. Thực tế này đã đặt ra suy nghĩ lại về vai trò của thị trường tự do, và thấy cần có sự can thiệp của nhà nước. Học thuyết về nền kinh tế có điều tiết, với đại diện chính là J.M. Keynes chủ trương dùng chính sách với trọng tâm là quản lý tổng cầu, để can thiệp vào nền kinh tế. Tuy nhiên, sự can thiệp mạnh vào nền kinh tế đã dẫn đến xuất hiện tình trạng suy thoái và lạm phát vào những năm 70 của thế kỷ XX. Và như vậy thực tế phát triển cho thấy sự cần thiết của cả thị trường và nhà nước. Đây chính là quan điểm của P.A. Samuelson về nền kinh tế thị trường hỗn hợp, cho rằng muốn phát triển kinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” là thị trường và nhà nước.
- 8 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG... Thực tế là, kinh tế thị trường có lịch sử phát triển hàng trăm năm, nhiều nền kinh tế đã thành công trong giải quyết mối quan hệ này và ngược lại cũng không ít nền kinh tế thất bại. Vấn đề là ở chỗ, nhà nước can thiệp đến mức nào và vào lĩnh vực nào, thời điểm nào... không có khuôn mẫu cụ thể chung đối với các nền kinh tế. Sự can thiệp của nhà nước cần phải linh hoạt thay đổi phù hợp với môi trường cụ thể: đó là trình độ phát triển lực lượng sản xuất, năng lực và hiệu quả quản trị của nhà nước, các truyền thống lịch sử - văn hóa cụ thể... Như vậy, đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích cụ thể các cơ sở và yếu tố chi phối, thúc đẩy việc xử lý mối quan hệ này mới có các giải pháp chính sách khả thi. Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ chỗ kỳ thị, không thừa nhận đến thừa nhận vai trò của thị trường. Mô hình nền kinh tế Việt Nam hiện đang vận hành là sự kết hợp cơ chế thị trường và sự can thiệp có mức độ của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân thủ theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Yếu tố khách quan của cơ chế thị trường và yếu tố chủ quan của quản lý nhà nước theo mục tiêu nhất định được phối hợp linh hoạt để bảo đảm thành công của mô hình. Trong 35 năm thực hiện đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt
- LỜI NÓI ĐẦU 9 được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chúng ta đã có những đổi mới trong nhận thức về vai trò của Nhà nước và vai trò của thị trường cũng như đổi mới trong thực tiễn điều hành giải quyết mối quan hệ này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít vấn đề đặt ra xung quanh nhận thức về bản chất, nguyên tắc, cơ chế chính sách giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường... Để góp phần vào giải quyết những vấn đề đặt ra, cuốn sách tập trung làm rõ một số vấn đề chủ yếu sau: - Làm rõ hơn cơ sở khoa học và thực tiễn của mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, bản chất và nguyên tắc giải quyết mối quan hệ này; - Khái quát và làm rõ những biểu hiện mới của các lý thuyết kinh tế về vai trò của nhà nước và thị trường, những dạng thức biểu hiện và các yếu tố tác động đến quan hệ giữa nhà nước và thị trường; - Nêu lên những kinh nghiệm trong giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở một số nền kinh tế trên thế giới và khu vực, rút ra những gợi ý tham khảo đối với Việt Nam; - Làm rõ sự đổi mới tư duy của Đảng ta về vai trò của Nhà nước và vai trò của thị trường, về quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong quá trình 35 năm đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chỉ rõ thành công và hạn chế trong quá trình giải quyết, phân tích làm rõ các nguyên nhân;
- 10 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG... - Phân tích, nhận diện rõ những vấn đề đặt ra trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Xây dựng quan điểm xác định vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường và tạo cơ sở giải quyết hiệu quả, hợp lý quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp và định hướng chính sách để giải quyết tốt quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, hướng đến hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Công trình này là kết quả nghiên cứu của đề tài: “Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách”, Mã số: KX.04.12/16-20, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020”, Mã số: KX.04/16-20, do Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì. Đây là vấn đề rộng lớn và phức tạp, mặc dù các thành viên nghiên cứu đã hết sức cố gắng, song khó tránh khỏi còn khiếm khuyết, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! Thay mặt tập thể tác giả PGS.TS. VŨ VĂN HÀ
- 11 Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I. CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 1. Nhà nước và thị trường, chức năng của nhà nước và của thị trường 1.1. Nhà nước và chức năng của nhà nước 1.1.1. Khái niệm nhà nước Nhà nước nói chung là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị do giai cấp thống trị lập ra, là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ duy trì, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị. Ngoài phục vụ giai cấp thống trị, nhà nước còn giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm trật tự chung, ổn định giá trị chung của xã hội để xã hội tồn tại và phát triển. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và các giai cấp khác khi lợi ích đó không mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể và
- 12 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG... mức độ thực hiện vai trò xã hội là khác nhau ở những kiểu nhà nước khác nhau, và ngay trong một kiểu nhà nước cũng khác nhau ở từng giai đoạn phát triển và tuỳ thuộc điều kiện kinh tế - xã hội. Đến nay, trên thế giới đã xuất hiện bốn kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước vô sản (nhà nước xã hội chủ nghĩa). Bản chất nhà nước có hai thuộc tính (tính xã hội và tính giai cấp) cùng tồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời, có quan hệ biện chứng với nhau; trong đó, tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào; còn tính xã hội thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia - dân tộc và công dân của mình. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản là: (1) Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế, quản lý những công việc chung của xã hội; (2) Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính; (3) Nhà nước có chủ quyền quốc gia; (4) Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật và (5) Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế. Ngay từ năm 1847, Ph. Ăngghen đã nêu 12 nhiệm vụ mà giai cấp công nhân phải thực hiện sau khi giành được chính quyền, tất cả các nhiệm vụ đó đều trực tiếp liên quan tới tổ chức, xây dựng xã hội mới. C. Mác và Ph. Ăngghen cũng xem việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực nhà nước mới chỉ
- Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM... 13 là bước đầu tiên. Sau đó phải sử dụng quyền lực nhà nước để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất. Lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga làm cách mạng, sau khi thiết lập chuyên chính vô sản, V.I. Lênin đã trực tiếp lãnh đạo, xây dựng xã hội mới. Đó là thời kỳ chủ nghĩa cộng sản không còn chỉ là cương lĩnh hay học thuyết, mà đã trở thành công việc xây dựng hằng ngày. Bởi vậy, V.I. Lênin đã có sự phát triển mới về mặt lý luận liên quan tới chức năng tổ chức và xây dựng của chuyên chính vô sản. V.I. Lênin xem việc tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sáng tạo ra những quan hệ kinh tế mới, sáng tạo ra một xã hội mới là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hơn là đập tan sự phản kháng của tư sản. Không dừng lại ở việc khẳng định nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức, xây dựng so với nhiệm vụ trấn áp, V.I. Lênin còn làm rõ nội dung, biện pháp của nhiệm vụ đó trên nhiều bình diện khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, nhà nước vô sản phải hoàn thành việc tước đoạt giai cấp tư sản, phát triển mạnh các lực lượng sản xuất, củng cố kỷ luật lao động mới. Trong lĩnh vực xã hội, phải tạo ra quan hệ xã hội mới, tạo ra những tổ chức lao động mới có khả năng phối hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật với sự tập hợp đông đảo những người lao động, cải tạo dần tầng lớp tiểu sản xuất hàng hoá thông qua một công tác tổ chức lâu dài. Đề cập đến chức năng tổ chức xây dựng của nhà nước chuyên chính vô sản, V.I. Lênin dành sự chú ý đặc biệt cho nhiệm vụ quản lý. Sau khi giành được chính quyền, theo
- 14 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG... V.I. Lênin, vũ khí duy nhất mà nhờ đó giai cấp vô sản có thể chiến thắng giai cấp tư sản là quản lý. Trong nhiệm vụ quản lý toàn diện đời sống xã hội, V.I. Lênin xem quản lý nhà nước trong thời kỳ chuyên chính vô sản thực chất là quản lý kinh tế. Nhìn nhận nhiệm vụ này từ góc độ đấu tranh giai cấp, góc độ chính trị, V.I. Lênin quan niệm: nhiệm vụ căn bản của mọi xã hội quá độ chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa là ở chỗ giai cấp vô sản thống trị... phải chiến thắng giai cấp tư sản... tức là chúng ta phải đạt được chiến thắng đó trong lĩnh vực tổ chức kinh tế quốc dân, tổ chức sản xuất, trong lĩnh vực kiểm kê và kiểm soát có tính chất toàn dân. Như vậy sau khi giành chính quyền, nhà nước vô sản phải tập trung vào nhiệm vụ quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Lúc này nhà nước không chỉ quản lý mà còn là một chủ thể trong nền kinh tế, hoạt động theo quy luật chung. Ngay trong các xã hội tư bản, vai trò của nhà nước trong thúc đẩy kinh tế cũng ngày càng được chú ý. Năm 1982, khi nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, Giáo sư người Mỹ Chalmers Ashby Johnson (1931-2010) đã đưa ra thuật ngữ chính phủ kiến tạo phát triển (developmental government), nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state)1. Sở dĩ có khái niệm mới là do Giáo sư C. Johnson nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của nhà nước đối với sự phát triển nhảy vọt của Nhật Bản trong giai đoạn 1951-1973. C. Johnson cho rằng, Nhà nước Nhật Bản không chỉ tạo ra _________ 1. Johnson C.: MITI and the Japanese miracle: The growth of industrial policy, 1925-1975, Stanford, Stanford University Press, 1982.
- Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM... 15 khuôn khổ cho sự phát triển, mà còn định hướng và thúc đẩy sự phát triển đó. Về sau, một số nước Đông Á và nhiều nước khác cũng đi theo xu hướng của Nhật Bản, đều được coi là nhà nước kiến tạo phát triển. Các nhà nghiên cứu về sau cho rằng, nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình nhà nước nằm ở giữa mô hình nhà nước điều chỉnh (theo chủ thuyết thị trường tự do) và mô hình nhà nước kế hoạch hóa tập trung quan liêu (theo mô hình xã hội chủ nghĩa). Nhà nước kiến tạo phát triển không đứng ngoài thị trường, nhưng cũng không làm thay thị trường. Nhà nước kiến tạo coi trọng vai trò của thị trường nhưng không tuyệt đối hóa nó mà chủ động, tích cực can thiệp vào thị trường để thúc đẩy phát triển và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã được đề ra. Đây là mô hình nhà nước kết hợp được ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cả hai mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước kế hoạch hóa tập trung quan liêu. Như vậy nhà nước là thực thể thuộc về kiến trúc thượng tầng, tuy nhiên trong hoạt động xây dựng xã hội mới, nhà nước không chỉ với vai trò của yếu tố thượng tầng tác động, quản lý sự phát triển của cơ sở hạ tầng mà nhà nước còn hiện thân với tính cách là một chủ thể trên thị trường, hoạt động bình đẳng như các chủ thể khác. 1.1.2. Chức năng của nhà nước Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra. Chức năng của nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất của nhà nước do cơ sở kinh tế và cơ cấu giai cấp trong xã
- 16 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG... hội quyết định. Thông thường, căn cứ vào phạm vi hoạt động thì chức năng của nhà nước chia thành hai nhóm: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại; hoặc phân chia theo lĩnh vực như: chức năng chính trị, chức năng xã hội, chức năng kinh tế. Chức năng đối nội là chức năng được thực hiện trong phạm vi nội bộ đất nước như bảo đảm chế độ kinh tế, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp những phần tử chống chế độ. Còn chức năng đối ngoại là thể hiện vai trò của nhà nước với các nhà nước khác, dân tộc khác trong các nhiệm vụ như: phòng thủ đất nước chống giặc ngoại xâm, thiết lập mối bang giao với các nước khác, dân tộc khác. Chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện chức năng đối ngoại phải căn cứ vào tình hình thực hiện chức năng đối nội. Đồng thời kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ đến chức năng đối nội. Để thực hiện các chức năng của mình nhà nước phải dựa vào pháp luật. Nhà nước phải tổ chức xây dựng pháp luật. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp sẽ là cơ sở cho việc triển khai thực hiện các chức năng của nhà nước. Đồng thời với hoàn thiện hệ thống pháp luật là việc tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Một xã hội có kỷ cương pháp luật, mọi người tôn trọng luật pháp và bảo vệ luật pháp sẽ bảo đảm cho việc huy động các nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ quốc gia đặt ra. Đương nhiên để có được điều đó, xã hội phải thực hiện giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật đi liền với tính bắt buộc trong tuân thủ luật pháp ở mọi quốc gia.
- Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM... 17 Khi thực hiện các chức năng của mình, nhà nước phải cụ thể hóa các nhiệm vụ trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện lịch sử kinh tế - xã hội cũng như nguồn lực quốc gia. Các nhiệm vụ thường gắn liền với các lĩnh vực của đời sống xã hội, như nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng... Là một bộ phận hợp thành của đời sống xã hội có nhà nước, cũng như bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, chức năng của nhà nước không đứng im mà luôn có sự vận động và phát triển. Trong đời sống, căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của nhà nước ở từng giai đoạn cụ thể mà tương ứng với nó, nhà nước có những chức năng khác nhau, ngay cả một chức năng cũng có sự thay đổi về nội dung để phù hợp với đời sống xã hội. Mặc dù chức năng của nhà nước là những hoạt động riêng, nhưng giữa các chức năng có sự tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau cùng hướng tới việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của nhà nước, vì thế chức năng của nhà nước hợp thành một hệ thống thống nhất có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, thể hiện sự nhất quán và đồng bộ. Các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp... Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với
- 18 MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG... phạm vi, quyền hạn được giao. Vì vậy, cần phân biệt chức năng của nhà nước với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cụ thể. Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan khác nhau của nhà nước đều tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau. Chức năng của một cơ quan chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước. Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng nên chức năng của các nhà nước thuộc mỗi kiểu nhà nước cũng khác nhau và việc tổ chức bộ máy để thực hiện các chức năng đó cũng có những đặc điểm riêng. Chẳng hạn, với nhà nước xã hội chủ nghĩa trong hoạt động đối nội của mình đều phải tiến hành những hoạt động nhằm bảo đảm vị trí thống trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là giai cấp đang lãnh đạo xã hội; bảo vệ cơ sở kinh tế nền tảng cho sự tồn tại của nhà nước; bảo vệ vai trò thống trị về tư tưởng của nhân dân lao động trong xã hội. a) Khi xem xét các chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa theo lĩnh vực cụ thể, trong hoạt động đối nội, nhà nước phải thực hiện các chức năng sau: - Chức năng kinh tế Chức năng kinh tế là chức năng cơ bản, đặc thù của nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng này xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ là một bộ máy hành chính - cưỡng chế mà còn là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng tình hình thất nghiệp
11 p | 1009 | 464
-
Các hình thức giáo dục pháp luật và thực trạng giáo dục pháp luật tại Việt Nam hiện nay
10 p | 633 | 111
-
Thực trạng công tác đào tạo nghề và giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
33 p | 241 | 68
-
Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay: Quan điểm và những định hướng chính sách
7 p | 119 | 21
-
Giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
6 p | 222 | 19
-
Kinh tế Việt Nam - Thực trạng nhìn dưới góc độ doanh nghiệp: Phần 2 - Đặng Đức Thành
106 p | 141 | 18
-
Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Thực trạng, vấn đề và giải pháp
11 p | 145 | 17
-
Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phần 2
151 p | 26 | 16
-
Liên kết vùng và định hướng liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam
9 p | 105 | 10
-
Giáo dục văn hóa pháp đình: Phần 2
42 p | 100 | 10
-
Thực trạng và một số định hướng, giải pháp phát triển thị trường tài chính Việt Nam
3 p | 124 | 10
-
Bài giảng Bài 7: Xác định vấn đề chính sách công (2013) - Nguyễn Xuân Thành
6 p | 133 | 8
-
Thực trạng, vấn đề trong triển khai đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thời gian qua
6 p | 81 | 8
-
Kinh tế Việt Nam khi thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015: Thực trạng và vấn đề
9 p | 68 | 6
-
Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về mang thai hộ
5 p | 65 | 6
-
Cải cách thể chế ở Việt Nam: Thực trạng - Những vấn đề đặt ra và xu hướng phát triển
10 p | 97 | 4
-
Giảm nghèo của người Ba-na ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và người Ê-đê ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên - Thực trạng và vấn đề đặt ra
9 p | 69 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn