intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương lượng với trẻ

Chia sẻ: Abcdef_14 Abcdef_14 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy dỗ trẻ em thường gắn với việc thương lượng, dù chúng ta có thích hay không. 1. Không phải là sự tranh cãi. Bạn nói: “Đến giờ đi ngủ rồi!”, “Đến giờ đi tắm rồi!”, “Đến giờ làm bài tập rồi!”…, nhưng con bạn nói: “Cho con thêm 5 phút nữa nhé?”. Bạn thấy mệt mỏi khi cứ phải nói “Không” và tranh cãi với con. Vậy bạn sẽ phải làm gì, nhượng bộ, thương lượng hay mắng mỏ con? Dạy dỗ trẻ em thường gắn với việc thương lượng, dù chúng ta có thích hay không. Tuy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương lượng với trẻ

  1. Thương lượng với trẻ Dạy dỗ trẻ em thường gắn với việc thương lượng, dù chúng ta có thích hay không. 1. Không phải là sự tranh cãi. Bạn nói: “Đến giờ đi ngủ rồi!”, “Đến giờ đi tắm rồi!”, “Đến giờ làm bài tập rồi!”…, nhưng con bạn nói: “Cho con thêm 5 phút nữa nhé?”. Bạn thấy mệt mỏi khi cứ phải nói “Không” và tranh cãi với con. Vậy bạn sẽ phải làm gì, nhượng bộ, thương lượng hay mắng mỏ con? Dạy dỗ trẻ em thường gắn với việc thương lượng, dù chúng ta có thích hay không. Tuy nhiên, thương lượng với trẻ là một quá trình đầy thách thức. Diễn đạt yêu cầu của bạn thế nào để con bạn có thể nói “Vâng” ? Con sẽ nghe lời ngay lập tức nếu bạn yêu cầu dựa trên sự tự trọng và độc
  2. lập của con. Nếu bạn nói: “Con muốn dọn bát hay lấy thìa ra?” thì sẽ nhận được sự hợp tác hơn là khi bạn quát: “Dọn cơm ngay lập tức!”. 2. Để con cùng tham gia quyết định Khi gần đến giờ đi ngủ, bạn nên nói: “Còn bao nhiêu phút nữa con nghĩ rằng nên xong việc để đi ngủ đúng giờ giờ vậy con?”. Nếu bạn và con tranh luận về hình thức phạt, bạn nên hỏi: “Con có nghĩ rằng đó là điều mà con phải chịu khi con không làm việc nhà không?” 3. Giải thích quan điểm của bạn Bạn có thể nói “Chúng ta phải rời sân chơi thôi vì mẹ phải về nấu cơm rồi!”. Bạn hãy luôn chuẩn bị sẵn cách giải thích trong đầu mình cho bất kì phản ứng nào của con. Nếu con nói: “Con không quan tâm, con không đói”, bạn nên nói: “Nhưng mẹ và cha con đều đói rồi!”. 4. Thương lượng không phải nhượng bộ
  3. Khi bạn thương lượng với con về việc mua một chiếc ô tô mới, bạn không nhượng bộ mà đang mặc cả. Vì thế hãy luôn nhớ rằng thương lượng không phải là để thắng hay thua. 5. Thương lượng theo lứa tuổi Khi con bạn đang ở tuổi đi học và không thích ăn món rau cải, bạn nên hỏi: “Vậy con thích ăn món rau nào thay thế món này?”. Nếu con bạn đang học mẫu giáo và cũng lười ăn, bạn hãy trình bày các món ăn theo hình thù ngộ nghĩnh sẽ hấp dẫn trẻ ăn hơn. 6. Đặt một câu hỏi thích hợp Nếu con yêu cầu bạn dừng việc cằn nhằn khi bắt chúng dọn phòng hoặc đi tắm, bạn nên hỏi: “Liệu con có tự giải quyết việc này được không? Khi nào con muốn làm?” 7. Dành thời gian để “hạ hoả” Khi bé khiến bạn tức giận hoặc phát cáu lên, hãy vào phòng riêng và giữ bình tĩnh trước khi tiếp tục nói chuyện với con. Bạn nên nghĩ về việc
  4. phản ứng của bạn sắp tới sẽ khiến giải toả căng thẳng hay đào thêm hố sâu mâu thuẫn và làm cho bé càng bướng bỉnh hơn. 8. Viết ra những giải pháp Bạn nên tập trung mọi người trong gia đình lại và để một người viết ra ý kiến của các thành viên trong gia đình. Thảo luận một cách cởi mở nhưng không cho phép ai chỉ trích ý kiến của ai. Bạn cũng có thể xem xét việc thương lượng bằng văn bản, viết các lưu ý cho những đứa con lớn như: “Dọn phòng vào 5h chiều”, điều này sẽ hiệu quả hơn là bạn mất thời gian quát mắng con. 9. Đôi khi bạn nên để con thắng Hãy hiểu việc tranh luận với con một cách rõ ràng và việc phải thay đổi quan điểm của bạn không có nghĩa là bạn thất bại. Bạn nên nói: “Được rồi, cha/mẹ đồng ý với con. Nhưng chúng ta thoả thuận là lần tới con sẽ lắng nghe ý kiến của cha/mẹ nhé!”. 10. Hãy nhớ là bạn đưa ra quyết định cuối cùng
  5. Trong mỗi lần thương lượng, bạn và con không nhất thiết phải đạt tới một sự nhất trí. Cha mẹ là người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi nghe con thể hiện quan điểm, chính vì thế bạn nên cố gắng tỏ ra công bằng. Con bạn sẽ phải tuân thủ quyết định, dù chúng không thích nhưng chúng cũng sẽ nhận ra rằng bạn đã công bằng. Theo: Bibi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2