intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Trình bày hiểu biết của em về Lipoprotein

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

31
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Trình bày hiểu biết của em về Lipoprotein" nghiên cứu tìm hiểu về cấu tạo và thành phần của lipoprotein, phân loại protein trong cơ thể, cơ chế hoạt động và chuyển hóa các loại lipoprotein và những bệnh lý thường gặp liên quan đến lipoprotein trong cơ thể. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tài liệu tại đây nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Trình bày hiểu biết của em về Lipoprotein

  1. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Kỹ thuật Hóa học *** Tiểu luận hóa sinh đại cương Đề tài: “Trình bày hiểu biết của em về Lipoprotein.” Giảng viên hướng dẫn : Ts. Giang Thị Phương Ly Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Thủy Mã số sinh viên : 20175247 Lớp : HH.01 – K62 Hà Nội, tháng 5 năm 2020
  2. MỤC LỤC
  3.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  I. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Lipidđóng vai trò quan trọng với cơ thể sống, trong đó bao gồm cả  con người:  cung cấp năng lượng, tham gia cấu trúc tế  bào, tham gia các hoạt động chức năng.   Trong cơ thể sống, lipid tồn tại dưới các dạng như cholesterol, triglyceride, acid béo tự  do và phospholipid.Nguồn cung cấp lipid cho cơ thể chúng ta chủ yếu lấy từ thức ăn.   Lipid cung cấp một lượng calories khoảng gấp  đôi glucid và protid với cùng khối  lượng. Tại ruột, chúng được nhũ hóa nhờ acid mật, thủy phân rồi sau đó được hấp thu  và vận chuyển về gan theo đường tĩnh mạch cửa. Tuy nhiên, bản chất của lipid là kị  nước(không tan trong nước) vì vậy chúng   được vận chuyển trong máu nhờ các lipoprotein. Lipoprotein đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển Lipid trong cơ  thể.Lipoprotein được mô tả  vào năm 1929 bởi Machebocuf với dạng hình cầu. Lipid  liên kết với protein bằng liên kết Van der Waals. Đường kinh cảu hình cầu vào khoảng   100­500A.  2. Mục đích của đề tài: Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về cấu tạo và thành phần của lipoprotein, phân loại   protein trong cơ  thể, cơ  chế  hoạt động và chuyển hóa các loại lipoprotein và những  bệnh lý thường gặp liên quan đến lipoprotein trong cơ thể. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiêm cứu đề  tài lipoprotein trong phạm vi những kiến thức hóa sinh đã học   trên lớp và tìm hiểu các tài liệu liên đến lipoprotein trên các bài báo, trang mạng và sách  vở liên quan (sách y sinh, dược, hóa học,…) 4 LIPOPROTEIN                                                                                           Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  4.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  4. Bố cục của đề tài: Bố cục đề tài gồm các phần: ­ Cấu trúc của lipoprotein ­ Phân loại lipoprotein ­ Chuyển hóa lipoprotein trong cơ thể ­ Các bệnh lý liên quan đến lipoprotein II. Nội dung 1. Cấu trúc của lipoprotein Lipoprotein là gì? Lipoprotein là một chất được cấu tạo từ  lipid và protetin. Lipid là phần không   tan trong nước, tuy nhiên khi nó kết hợp với protein, nó có thể được vận chuyển trong   cơ thể, mang cholesterol đến các mô trong cơ thể và ngược lại. Theo   mô   hình   của   Shen   (1977),   phân   tử   lipoprotein   gồm:apoprotein   và  phospholipid chiếm phần vỏ  bên ngoài, phần trung tâm gồm triglycerid và cholesterol  este, giữa 2 phần là cholesterol tự do. Phần vỏ có chiều dày khoảng 1 nm, phân cực và  đảm bảo tính hoà tan của  phân tử lipoprotein trong huyết tương. 5 LIPOPROTEIN                                                                                           Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  5.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  Hình 1: cấu trúc của lipoprotein Phospholipid là một loại lipid và là thành phần chính của tất cả các màng tế bào.   Chúng có thể tạo thành lớp kép lipid vì đặc tính lưỡng phần của chúng. Cấu trúc của   phân tử  phospholipid thường bao gồm hai axit béo, còn gọi là "đuôi kỵ  nước", và một   "đầu ưa nước" cấu tạo từ một nhóm phosphate. Hai thành phần được nối với nhau bởi   một phân tử glycerol. Các nhóm phosphate có thể được sửa đổi với các phân tử hữu cơ  đơn giản như choline, ethanolamin hoặc serine. Hình 2: cấu tạo của phospholipid 6 LIPOPROTEIN                                                                                           Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  6.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo  ở  trong máu. Chúng  thường được gọi là các thành phần mỡ của máu hay chính xác hơn là Lipide máu. Cholesterol  là chất giống như mỡ có ở màng tế bào mọi bộ phận của cơ thể từ  hệ  thần kinh đến gan, tim. Cơ thể sử dụng Cholesterol để  tạo các hocmon, axit  mật,   vitamin D và nhiều chất khác.Khoảng 30% lượng cholesterol của cơ thể là từ  thức ăn   chúng ta ăn vào cung cấp, 70% còn lại là do cơ thể sản xuất ra. Cơ thể sản xuất mọi   loại cholesterol cần thiết cho cơ  thể.Cholesterol tuần hoàn trong máu, nhưng tự  bản  thân không thể di chuyển đựợc trong máu vìCholesterol và máu không thể kết hợp với   nhau được do đó mà chúng phải nhờ đến các lipoprotein vận chuyển trong máu. Hình 2: công thức cấu tạo của cholesterol Triglyceride là dạng khác của mỡ được tìm thấy trong máu và trong thức ăn.Các   yếu tố  làm tăng Triglyceride là thứa cân béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít  hoạt động thể  lực, ăn quá nhiều chất bột (chiếm > 60% năng lượng ăn vào).Tăng   Triglyceride giới hạn (150 ­199 mg/dl) hay ở mức cao (200 ­ 499 mmg/dl) làm tăng nguy  cơ tim mạch, khi Triglyceride tăng rất cao > 500 mg/dl thì có nguy cơ cao bị viêm tụy. Hình 3: công thức của triglycerid Các protein khác nhau do cấu trúc của chuỗi peptid quyết định, ít nhất đã có 9   loại protein khác nhau được tìm thấy trong các lipoprotein huyết tương người. Phần   7 LIPOPROTEIN                                                                                           Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  7.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  protein của lipoprotein giữ  vai trò quyết định chất nhận diện chúng  ở  màng tế  bào  hoặc hoạt hóa các enzym của chúng. Người ta đặt tên cho các thành phần protein trong  lipoprotein là apolipoprotein (ApoLp).  Người   ta   đặt   tên   các   chữ   cái   A,   B,   C   cho   các   ApoLp   chiếm   tỉ   lệ   cao   trên  lipoprotein, D, E cho các ApoLp chiếm tỉ lệ ít hơn. ApoLp A, C lại có các nhóm phụ A­ I, A­II và C­I, C­II, C­III. ApoLp B có 2 dạng phân tử khác nhau B­48, B­100. ApoLp E   cũng có các dạng phân tử là E­2, E­3, E­4. 2. Phân loại các lipoprotein Lipoprotein được phân loại theo một số đặc tính lý hóa: tỷ trọng, phân tách bằng  điện di với các giá khác nhau, hoặc phân loại bằng một số  polyanion (heparin, sulfat   dextran) hoặc theo tính đặc hiệu về miễn dịch. Hình 4: Phân loại lipoprotein theo đường kính và tỷ trọng *Hệ thống phân loại hay được sử dụng nhất là phân loại theo tỷ trọng,  lipoprotein được phân thành 5 loại sau: ­ Chylomiron (CM) 8 LIPOPROTEIN                                                                                           Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  8.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  ­ HDL (high density lipoprotein – lipoprotein tỷ trọng cao) ­ LDL (low density lipoprotein – lipoprotein tỷ trọng thấp) ­ IDL (intermediate density lipoprotein – lipoprotein tỷ trọng trung gian) ­ VLDL (very low density lipoprotein – lipoprotein tỷ trọng rất thấp) Chylomicron (CM): Đây là loại lipoprotein với hàm lượng lipid cao nhất, vì vậy   tỷ trọng của nó là nhỏ  nhất. ApoB­48, apoE và apoC­II là các apoprotein chủ yếu của   loại lipoprotein này. CM chỉ có mặt trong huyết tương một thời gian ngắn (khoảng vài  giờ) sau bữa ăn giàu lipid, nhiệm vụ  vận chuyển triglycerid trong thức ăn từ  ruột tới   gan. Loại này do thời gian tồn tại ít nên không gây nên các rối loạn trong cơ  thể  dù   nhiều hay ít. Lipoprtein tỷ trọng cao (HDL): HDL được tạo thành ở gan và ruột non, nó giàu   protein, hàm lượng lipid thấp. HDL có vai trò vận chuyển cholesterol ở các mô ngoại vi  về gan để thoái hóa thành acid mật. Cholesterol của HDL được xem là cholesterol tốt vì  chúng giúp bảo vệ  thành mạch, giảm nguy cơ  xơ  vữa. Một số nghiên cứu cho rằng,   HDL giúp loại trừ các mảng xơ vữa, hạn chế các mảng xơ vữa này phát triển. HDL ­   (cholesterol có ích), khi nó cao giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, ngược lại,   khi HDL thấp thì khả năng mắc bệnh tăng lên. Lipoprotein tỷ  trọng thấp (LDL): Là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu,  giàu cholesterol và cholesterol ester. Apoprotein của LDL là apoB­100. LDL có vai trò   vận chuyển cholesterol đến các mô. Cholesterol trong LDL được coi là cholesterol xấu   vì nó tham gia vào sự  hình thành và phát triển các mảng xơ  vữa động mạch, gây nên  các bệnh tim mạch nguy hiểm. Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL): IDL chính là dạng chuyển hóa trung gian   giữa LDL và VLDL. VLDL sau khi giải phóng trigycerid, nhận thâm cholesterol ester và   mất đi apoC sẽ chuyển thành IDL.IDL nhanh chóng bị thoái hóa thành LDL. 9 LIPOPROTEIN                                                                                           Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  9.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  Lipoprotein tỷ  trọng thấp (LDL): Là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu,  giàu cholesterol và cholesterol ester. Apoprotein của LDL là apoB­100. LDL có vai trò   vận chuyển cholesterol đến các mô. Cholesterol trong LDL được coi là cholesterol xấu   vì nó tham gia vào sự  hình thành và phát triển các mảng xơ  vữa động mạch, gây nên  các bệnh tim mạch nguy hiểm. Ngoài ra, trong cơ thể còn có một lượng nhỏ lipoprotein (a): là loại LDL có thêm  loại apolipoprotein a được gọi là Apo(a) Hình 5: thành phần cấu trúc của các loại lipoprotein Bảng 1: Đặc điểm về tỷ trọng, kích thước và thành thần từng loại lipoprotein 10 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  10.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  11 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  11.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  Bảng 2: Tỷ lệ các thành phần trong lipoprotein Bảng 3:Nguồn gốc chức năng của từng apolipoprotein chính 12 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  12.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  3. Chuyển hóa của Lipoprotein Quá trình chuyển hóa của lipoprotein trong cơ thể có liên quan chặt chẽ đến quá   trình vận chuyển lipid. Chuyển hóa của lipoprotein bao gồm: con đường nội sinh, con   đường ngoại sinh và chu trình vận chuyển ngược Cholesterol. 3.1.  Con đường ngoại sinh  Bước 1: sự hình thành Chylomicron Con đường ngoại sinh giúp vận chuyển hiệu quả  nguồn lipid có từ  thức ăn.   Triglycerid trong thức ăn bị phân hủy bởi lipase có trong dịch ruột và được nhũ tương   hóa bởi acid mật tạo thành thể micelle. Cholesterol, acid béo, vitamin tan trong dầu được hấp thu  ở phần đầu ruột non.   Cholesterol và retinol được ester hóa ở trong tế bào biểu mô ruột tạo ra cholesteryl ester   13 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  13.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  và retinyl ester. Chỉ các acid béo từ 12C trở lên khi kết hợp với triglycerid và ApoB­48   ở ruột non, cholesterryl ester, retinyl ester, cholesterol mới hình thành chylomicron. Bước 2: Sự hình thành Chylomicron tồn dư. Các chylomicron được bài tiết vào hệ  lympho ruột và được đưa trực tiếp vào  vòng tuần hoàn. Chúng đến mô ngoại vi trước khi đến gan. Khi di chuyển trong mao  mạch, chylomicron tương tác với lipoprotein lipase. Đây là enzym gắn trên proteoglycan   ở  bề  mặt các tế  bào ngoại vi mô mỡ, tim, cơ. Sự  tương tác này là triglycerid của   chylomicron bị phân hủy và giải phóng acid béo tự do. ApoC­II trên chylomicron lấy từ  HDL khi lưu thông trong máu có vai trò hoạt hóa cho lipoprotein lipase thực hiện quá   trình trên. Các acid béo giải phóng ra được hấp thu bởi các tế  bào mỡ  và cơ, sau đó  hoặc được cung cấp năng lượng cho mô đó, hoặc được ester hóa tạo thành triglycerid.   Một số  acid béo tự  do giải phóng ra có thể  kết hợp với albumin trước khi bị hấp thu   vào tế bào và được vận chuyển đến mô khác. Trong quá trình này, chylomicron bị giảm  kích  thước   do  phần   lõi   sơ   nước   bị   thủy   phân,   còn  phần  thân  nước   (phospholipid,  cholesterol)   và   Apolipoprotein   ở   bề   mặt   được   chuyển   tới   HDL.   Người   ta   gọi   chylomicron này là chylomicron tồn dư. Bước 3: Sự thoái hóa của Chylomicron tồn dư. Chylomicron tồn dư nhanh chóng tách khỏi vòng tuần hoàn do bị  giữ  lại  ở  gan  thông   qua   tương   tác   giữa   ApoE   và   receptor   đặc   hiệu.   Do   vậy,   chylomicron   và  chylomicron tồn dư có rất ít trong máu sau 12 giờ, trừ trường hợp bệnh nhân bị rối loại  chuyển hóa chylomicron. 14 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  14.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  Hình 6: quá trình chuyển hóa bằng con đường ngoại sinh 3.2.  Con đường nội sinh  Con đường nội sinh trong chuyển hóa của lipoprotein có liên quan  đến loại   lipoprotein có ApoB được tạo ra từ gan và chuyển hóa của lipoprotein này. Bước 1: Sự hình thành VLDL mới sinh. VLDL cũng tương tự với chylomicron về thành phần protein nhưng chứa ApoB­ 100 nhiều hơn ApoB­48 và có tỷ  lệ  cholesterol/triglycerid cao hơn. Triglycerid của   VLDL được tạo ra từ quá trình ester hóa acid béo chuỗi dài ở gan. Triglycerid này được  gắn với các thành phần khác là ApoB­100, cholesteryl ester, phospholipid, vitamin E  nhờ microsomal triglycerid transfer protein (MTTP)  ở gan và hình thành nên VLDL mới  sinh. MTTP có vai trò rất quan trọng trong quá trình này, đây là một loại protein  ở gan   được mã hóa bởi gen MTTP. Hiện nay, người ta đã xác định được rất nhiều những đột   biến trên gen này là nguyên nhân gây nên các bệnh rối loạn chuyển hóa lipoprotein. 15 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  15.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  Bước 2: Sự hình thành IDL. VLDL  mới sinh được bài tiết vào huyết tương, được nhận thêm ApoE và các  loại   ApoC   từ   HDL   trở   thành   VLDL   trưởng   thành.   Triglycerid   của   VLDL   cũng   bị  lipoprotein lipase  ở  ngoại biên thủy phân giống triglycerid của chylomicron. Do  đó  VLDL trưởng thành trở  thành VLDL tồn dư, hay còn gọi là IDL với kích thước nhỏ  hơn VLDL trưởng thành. Bước 3: Sự thoái hóa của IDL và sự tạo thành LDL. 40­60% IDL được gan thâu tóm nhờ việc gắn ApoE trên IDL với receptor LDL ở  gan. Phần còn lại của IDL biến đổi thành LDL nhờ lipoprotein lipase ở ngoại vi. Trong  quá trình này, triglycerid bị  thủy phân gần hết còn các apolipoprotein trừ  ApoB­100  được vận chuyển đến các lipoprotein khác. Lượng cholesterol trong LDL chiếm hơn   một nửa lượng cholesterol trong huyết tương. Khoảng 70% LDL gắn với receptor LDL   ở gan và được tách khỏi huyết tương. 16 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  16.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  Hình 7: quá trình chuyển hóa băng con đường nội sinh 3.3.  Quá trình vận chuyển ngược Cholesterol  Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có thể tổng hợp cholesterol. Trong đó, chỉ có  tế bào gan và tế bào biểu mô ruột là có khả năng bài tiết cholesterol vào mật hoặc dịch  ruột. Trong gan, cholesterol có thể được bài tiết trực tiếp vào mật, hoặc biến đổi thành  acid mật. Cholesterol  ở các tế  bào ngoại vi được vận chuyển về  gan thông qua chu trình  vận chuyển cholesterol ngược (reverse cholesterol transport) nhờ vai trò của HDL. Quá  trình chuyển hoá này có tên gọi như  vậy là do bản chất của quá trình là vận chuyển  cholesterol từ  ngoại vi về  gan, trong khi con đường chuyển hoá ngoại sinh, nội sinh   đều là quá trình vận chuyển cholesterol ngoại sinh (từ thức ăn) và nội sinh (từ gan) đến   các mô ngoại vi. Bước 1: Sự tạo thành HDL mới sinh ­ hình đĩa. HDL mới sinh được tổng hợp ở gan và ruột. Khởi đầu của quá trình là ApoA­I  được gan và ruột bài tiết dưới dạng phân tử  ApoA­I nghèo lipid. Sau đó phân tử  này  kết hợp với cholesterol và phospholipid lấy từ  các tế  bào ngoại vị  hoặc đại thực bào.   Quá trình lấy cholesterol và phospholipid là nhờ  vai trò của loại protein màng là ATP  binding cassette protein Al(ABCA1). Đây là protein có  ở  thành phần mang các tế  bào  ngoại   vi   và   đại   thực   bảo.   Ngoài   ra,   phân   tử   ApoA­I   nghèo   lipid   trên   có   thể   lấy  cholesterol từ các lipoprotein khác. Quá trình này dẫn đến hình thành loại HDL hình đĩa. Bước 2: Sự hình thành HDL trưởng thành ­ hình cầu. Cholesterol tự  do trên HDL hình đĩa được chuyển thành cholesteryl ester nhờ  LCAT (lecithin cholesterol acyl transferase), một loại enzym trong huy ết t ương được  gắn vào HDL. Cholesteryl ester này di chuyển vào phần lõi của HDL, kết quả là HDL  17 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  17.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  từ hình đĩa chuyển thành hình cầu. Quá trình trên xảy ra rất nhanh vì vậy giải thích tại  sao hầu hết các HDL tìm thấy trong huyết tương có hình cầu nhiều hơn là hình đĩa.   Quá trình tạo ra các HDL có chửa ApoA­I và ApoA­II cũng tương tự với quá trình tạo  ra HDL chỉ có ApoA­I như trên. Bước 3: Quá trình vận chuyển cholesterol từ HDL trưởng thành đến gan. Trong   quá   trình   lưu   thông   trong   huyết   tương,   HDL   có   thể   nhận   thêm   các  apolipoprotein và lipid từ bề mặt của chylomicron và VLDL theo quá trình chuyển hoá   nội sinh và ngoại sinh đã trình bày ở phần trên. Cholesterol trong HDL có thể  được vận chuyển đến gan bằng con đường trực  tiếp hoặc gián tiếp. Gián tiếp thông qua CETP (cholesteryl ester transfer protein), khi đó cholesteryl  ester được chuyển từ  HDL đến các lipoprotein có chứa ApoB và ngược lại triglycerid   được chuyển đến HDL. Sau đó lipoprotein chứa ApoB vận chuyển cholesteryl ester  đển gắn vào receptor LDL ở gan. Con đường trực tiếp là: HDI đến gắn vào receptor SR­BI (Scavenger receptor  class BI) hay còn gọi là receptor HDL. Đây là receptor ở trên bề mặt tế bào gan. Khi đó   cholesterol được hấp thu trực tiếp vào tế bào. 18 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  18.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  Hình 8: quá trình chuyển hóa bằng quá trình vận chuyển ngược cholesterol 4. Những bệnh lý liên quan đến Lipoprotein Hiện nay khi càng ngày xuất hiện càng nhiều thức ăn nhanh chứa đầy dầu mỡ  thì bên cạnh đó tỷ lệ người dân Việt Nam mắc các bệnh liên quan đến tim mạch ngày   càng tăng cao. Một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch đó là rối loạn   Lipoprotein – căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ các hợp chất bản chất là lipid. Các bệnh lý  về lipoprotein hầu như đều liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipoprotein ­ Xơ vữa động mạch, cao huyết áp ­ Bệnh mạch vành ­ Rối loạn lipoprotein máu ­ Gan nhiễm mỡ 4.1. Nguyên nhân gây rối loại lipoprotein 19 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
  19.  HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG                                                                 GVHD: TS.Giang Th   ị Phương Ly  4.1.1. Rối loạn lipoprotein tiên phát Rối   loạn   lipoprotein   tiên   phát   do   đột   biến   gen   làm   tăng   tổng   hợp   quá   mức  cholesterol (TC), triglicerid (TG), LDL­c hoặc giảm thanh thải TC, TG, LDL­c ho ặc   giảm tổng hợp HDL­c hoặc tăng thanh thải HDL­L. Rối loạn lipoprotein tiên phát   thường xảy ra sớm  ở trẻ em và người trẻ  tuổi, ít khi kèm thể  trạng béo phì, gồm các  trường hợp sau: ­ Tăng triglycerid tiên phát: Là bệnh cảnh di truyền theo gen lặn, biểu hiện lâm  sàng thường người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn, cường lách, thiếu máu giảm  tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây đau bụng. ­ Tăng lipoprotein hỗn hợp: Là bệnh cảnh di truyền, trong gia đình có nhiều   người cùng mắc bệnh. Tăng lipoprotein hỗn hợp có thể  do tăng tổng hợp hoặc giảm   thoái biến các lipoprotein. Lâm sàng thường béo phì, ban vàng, kháng insulin, đái đường  típ 2, tăng acid uric máu. 4.1.2. Rối loạn lipoprotein thứ phát Nguyên nhân của rối loạn lipoprotein thứ phát do lối sống tĩnh tại, dùng nhiều  bia­rượu, thức ăn giàu chất béo bão hòa. Các nguyên nhân thứ  phát khác của rối loạn  lipoprotein như  đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ  gan, dùng thuốc  thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm. Tăng triglycerid thứ phát gây: + Đái tháo đường: thường tăng triglycerid máu do hoạt tính enzyme lipoprotein  lipase giảm. Nếu glucose máu được kiểm soát tốt thì triglycerid sẽ  giảm sau vài tuần.  Tăng TG máu là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bệnh đái tháo đường + Cường cortisol (Hội chứng Cushing): có tình trạng giảm dị hóa các lipoprotein  do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase. Tình trạng này càng rõ hơn trong trường   hợp kèm kháng insulin và đái tháo đường. 20 LIPOPROTEIN                                                                                         Vũ Th   ị Thủy 20175247         
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2