intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Thị trường lao động: Sàn giao dịch việc làm với phát triển thị trường lao động TPHCM năm 2010

Chia sẻ: Nguyễn Ngoc Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

140
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sàn giao dịch việc làm nhằm mục đích giúp cho người lao động, học sinh, sinh viên trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm có thể tìm được việc một cách dễ dàng, thuận lợi hơn, phù hợp với yêu cầu chuyên môn kĩ thuật của người lao động cũng như người tuyển dụng lao động. Theo kết quả của sàn giao dịch việc làm TPHCM cho thấy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Thị trường lao động: Sàn giao dịch việc làm với phát triển thị trường lao động TPHCM năm 2010

  1. Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội Trường Đại Học Lao Động Xã Hội  KHOA QUẢN LÝ LAO ĐỘNG = = = == = = = Đề tài môn thị trường lao động: SÀN GIAO DỊCH VIỆC LÀM VỚI  PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO  ĐỘNG TPHCM NĂM 2010 GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn LỚP :  NhÓM SVTH  :                                                                                                      
  2.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn                                                                  TP. Hồ Chí Minh ­ Năm  2010 Lời cảm ơn !  Thời gian 2 năm học tập trường Đại học Lao động­Xã hội là những năm tháng vô  cùng quý báu đối với chúng em. Thầy cô đã tận tâm giảng dạy  trang bị cho chúng em   những hành trang kiến thức để chúng em bước vào đời. Chúng em xin chân thành  cảm ơn tất cả quý thầy cô đã hết lòng truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho  chúng em trong 2 năm vừa qua.                  Trong thời gian học môn thị trường lao động đã giúp chúng em tích lũy thêm  kiến thức và sự hiểu biết về chuyên ngành của mình. Để hoàn thành chuyên đề này,  em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn, đã tạo điều kiện thuận lợi về  thời gian cũng như chỉ dạy tận tâm cho chúng em thông qua đề cương chi tiết.               Sau cùng chúng em xin chúc quý thầy côlời chúc sức khỏe và thành đạt. Chúc  thầy gặp nhiều may mắn thuận lợi và thành công trong công tác giảng dạy cũng như  trong cuộc sống.                                                     ảơ Sinh viên:  Trang 2
  3.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Đề tài: Sàn giao dịch việc làm với phát triển thị   trường lao động TPHCM năm 2010   phần mở đầu :  1.Lý do chọn đề tài  :              Cùng với sự phát triển của các tiêu chuẩn lao động quốc tế nhằm giảm nhẹ tác  động của hiện tượng thất nghiệp đối với kinh tế và xã hội. Sàn giao dịch việc làm  cũng như nhiều dịch vụ việc làm khác đã dần dần trở thành nhu cầu cần thiết cho  người lao động cũng như các nhà đầu tư kinh doanh. Chính vì thế để tạo điều kiện  cho các hoạt động khác như: Chắp nối người tìm việc và chỗ làm việc trống, tạo lập  và cung ứng thông tin thị trường lao động , đào tạo lại để người lao động có trình độ  chuyên môn phù hợp,… được thực hiện một cách dễ dàng chúng tôi đã nghiên cứu  đến sàn giao dịch việc làm với sự phát triển của thị trường lao động TPHCM nhằm  giúp cho người lao động có thể tìm được việc làm nhanh chóng thích hợp, các nhà  đầu tư kinh doanh có thể tuyển dụng nguồn nhân lực cần thiết cho doanh nghiệp  của mình một cách hiệu quả nhất. Sinh viên:  Trang 3
  4.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn 2.Mục đích nghiên cứu:         Sàn giao dịch việc làm nhằm mục đích giúp cho người lao động, học sinh, sinh viên  trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm có thể tìm được việc một cách dễ dàng, thuận  lợi hơn, phù hợp với yêu cầu chuyên môn kĩ thuật của người lao động cũng như  người tuyển dụng lao động. Theo kết quả của sàn giao dịch việc làm TPHCM cho  thấy.  Phần nội dung : Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÀN GIAO DỊCH  VIỆC LÀM I) Bản chất, nội dung, vai trò, chức năng của sàn giao dịch việc làm 1.  Khái niệm và bản chất sàn giao dịch việc làm         Khi nghiên cứu về sàn giao dịch việc làm chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm.   Việc làm: Thực tế không có khái niệm chính xác về việc làm, trong điều 13 luật lao  động qui định một cách tương đối: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,  không vi phạm pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.”  Dịch vụ việc làm là khái niệm xuất hiện từ đầu thế kỉ XX, trước hết ở các nước  công nghiệp như là kết quả của biện pháp làm giảm nhẹ tác động của hiện tượng  thất nghiệp đối với kinh tế và xã hội. Lúc đầu nó chủ yếu là các văn phòng môi giới  việc làm, tức là quá trình thu xếp để những người tìm việc có thể nhận được việc  Sinh viên:  Trang 4
  5.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn làm và những người chủ có thể tìm được người cho chỗ làm việc trống. Cùng với sự  phát triển các tiêu chuẩn lao động quốc tế khái niệm dịch vụ việc làm cũng từng  bước hoàn thiện và phát triển.     Sau khi công ước số 142 ra đời (công ước về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong  việc phát triển nguồn nhân lực) có sự thay đổi nhận thức về dịch vụ việc làm. Theo  đó dịch vụ việc làm ngoài nhiệm vụ môi giới việc làm còn có nhiệm vụ hướng  nghiệp, đào tạo và đào tạo lại nghề. Mặt khác theo tinh thần các công ước của  ILO( công ước số 34, 88, 96, 168,… hoạt động dịch vụ việc làm còn bao gồm nhiều  nhiệm vụ khác như:                          Thông tin thị trường lao động, xúc tiến tự tạo  việc làm, cung cấp dịch vụ đặc biệt cho các đối tượng đặc thù bao gồm sinh viên tốt  nghiệp lao động ngoài nước, người tàn tật,…Sàn giao dịch TP.HCM được khai mạc  lần đầu năm 2010 tại nhà văn hóa Thanh Niên do trung tâm giới thiệu việc làm thanh  niên phối hợp với nhà văn hóa thanh niên tổ chức. Đó là nơi các nhà đầu tư Doanh  Nghiệp có thể tìm được nguồn lao động hiệu quả nhất với chất lượng và số lượng  được đảm bảo. Các Doanh Nghiệp đăng kí sàn giao dịch “lên sàn” đưa ra các chỉ tiêu  và số lượng để người lao động thông qua những thông tin đó có thể tìm được cho  mình nơi làm việc tốt nhất và hiệu quả ứng với trình độ chuyên môn của mình.  Ngoài ra sàn giao dịch việc làm Tp.HCM giúp cho các doanh nghiệp, người lao động  tham gia váo các hoạt động của đoàn TNCS TP.HCM một cách tích cực nhất tiêu  biểu nhất là ngày 20­03­2010 tại KCN Tây Bắc Củ Chi đã diễn ra hoạt động cao  điểm “ Thanh niên công nhân thành phố đồng hành cùng hàng Việt” nhân tháng thanh  niên. Với sự tham gia của các tổ chức đoàn TCT du lịch Sài Gòn, TCT vàng bạc đá  quý Sài Gòn, công ty Kim Đan, công ty Cholimex,… hàng trăm lượt thanh niên công  nhân địa phương đã có điều kiện mua sắm giá rẻ ủng hộ sản xuất trong nước thông  qua sàn giao dịch việc làm. 2.  Chức năng sàn giao dịch việc làm         Để đảm bảo khai thác tối đa nguồn lao động cho hoat động của tổ chức, doanh  nghiệp trong moi thời kì, sàn giao dịch việc làm cần thực hiện 3 chức năng cơ bản:  Thu hút nguồn lao động, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động đang có nhu  cầu gắn với thị trường lao động và quảng bá thương hiệu giới thiệu sản phẩm. Sinh viên:  Trang 5
  6.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn  Thực hiện chức năng thu hút nguồn lao động, sàn giao dịch việc làm cần thực hiện  các hoạt động để đảm bảo có đủ nhân lực để triển khai thực hiện các hoạt động của  mình. Theo đó các tổ chức cần căn cứ vào chiến lược phối hợp với ban tổ chức, các  nhà đầu tư, kế hoạch thu hút người lao động của mình đồng thời quảng bá thương  hiệu hỗ trợ người lao động tìm việc làm, học nghề, và xuất khẩu lao động. Từ đó  thiết kế, phân tích công việc cần thiết tương ứng.  Thực hiện chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đang có nhu  cầu gắn với thị trường lao động, sàn giao dịch việc làm phải đảm bảo yêu cầu chất  lượng đối với mọi điều kiện phát triển khoa học công nghệ, những thử thách phát  sinh của người lao động trong mọi thời điểm. Tổ chức cần chú trọng đến việc khai  thác tiềm năng của người lao đông cũng như trình độ, ước muốn để có thể tư vấn  đúng với điều kiện cần và đủ của người lao động và của doanh nghiệp cần tuyển  người lao động.                      Triển khai kế hoạch này cần quan tâm chú ý đến các  hoạt động như: hợp lý hóa trong công tác tư vấn giới thiệu việc làm, đánh giá khả  năng thực hiện công việc, khả năng thích nghi với môi trường làm việc cho người  lao động, tìm hiểu môi trường người lao động có thể làm việc, yêu cầu tuyển dụng  của doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch, mức lương cũng như mọi khoản trợ cấp  mà người lao động cần biết và tìm hiểu.  Thực hiện chức năng quảng bá thương hiệu giới thiệu sản phẩm, sàn giao dịch việc  làm cho người lao động ngoài vấn đề tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm cho người  lao động, doanh nghiệp còn làm nhiệm vụ đưa hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp  tham gia “lên sàn” đến với người tiêu dùng, thực hiện chức năng này doanh nghiệp  cần quan tâm đến mẫu mã sản phẩm, chất lượng sản phẩm nhằm mục đích giúp  cho người lao động vừa có thể tìm được nơi làm việc đáng tin cậy vừa có thể sử  dụng sản phẩm hiệu quả tốt nhất của doanh nghiệp đó. 3.  Vai trò sàn giao dịch việc làm   Đối với các doanh nghiệp: sàn giao dịch việc làm giúp cho họ thấy rõ tầm quan trọng  của người lao động trong sản xuất. Nó cho thấy nguồn lao động là nguồn vốn lâu  bền và nguồn vốn vô hạn. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể tìm được nguồn lao  động thích hợp, là phương tiện thu hút đầu vào đạt hiệu quả chất lượng cao. Sinh viên:  Trang 6
  7.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn  Đối với người lao động: Cung cấp cho người lao động những thông tin về yêu cầu  người sử dụng lao động, về lĩnh vực cần tuyển dụng người lao động, những đòi hỏi  về chuyên môn kĩ thuật, cũng như mức tiền công có thể nhận được. Với mong muốn  có việc làm thích hợp và có thu nhập cao, nhười lao động sẽ phải cố gắng để đáp  ứng nhu cầu đòi hỏi đó. Như vậy có thể thấy sàn giao dịch việc làm có tác dụng  nâng cao chất lượng “cung về lao động”  Sàn giao dịch việc làm với chức năng trung gian giúp cho người lao động có việc  làm, người sử dụng lao động thuê công nhân theo yêu cầu đặt ra. Điều đó có ý nghĩa  là sàn giao dịch việc làm dẫn dắt, chắp nối thông tin cung­ cầu về lao động nhanh  hơn, dễ dàng hơn góp phần làm cho thị trường lao động vận hành tốt hơn.  Sàn giao dịch việc làm góp phần làm giảm nhu cầu cấp bách của xã hội về việc làm,  làm giảm tỉ lệ thất nghiệp thông qua tác động làm cho xã hội lành mạnh hơn.  Sàn giao dịch việc làm có hiệu quả sẽ góp phần làm cho nền kinh tế thị trường năng  động hơn, làm tăng GDP, GNP thông qua đó làm tăng vị thế của đất nước trong khu  vực và thế giới. II) Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu sàn giao dịch việc làm: 1.  Đối tượng nghiên cứu:  Là một phần của dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm nghiên cứu mối quan hệ tương  tác giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như hình thức và phương  pháp đảm bảo sự phối hợp con người với con người, nguồn lực lao động với doanh  nghiệp và các nguồn lực khác đảm bảo hiệu quả sản xuất và sự phát triển toàn diện  cho người lao động. 2.  Nội dung sàn giao dịch việc làm:  Với các chức năng và hoạt động chức năng đã được đề cập như trên sàn giao dịch việc  làm sẽ nghiên cứu các nội dung cơ bản như:  Khái quát chung về sàn giao dịch việc làm: Những khái niệm liên quan, bản chất của  sàn giao dịch việc làm, vai trò, mục đích của nó, đối tượng, nội dung và phương pháp  nghiên cứu, quá trình hình thành và phát triển sàn giao dịch việc làm trên thế giới  cũng như ở Việt Nam.  Các mô hình sàn giao dịch việc làm: Giới thiệu về các mô hình sàn giao dịch việc làm  đã và đang áp dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đánh giá hiệu quả mỗi mô  Sinh viên:  Trang 7
  8.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn hình phân tích điều kiện, các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sàn giao dịch  việc làm cho tổ chức, doanh nghiệp.  Nội qui sàn giao dịch việc làm: là những qui tắc được đặt ra cho người sử dung lao  động và người lao động nhằm cho người lao động có quyền lợi nhất định của mình,  người lao động có thể nhờ đó mà có điều kiện làm việc tốt thuận lợi hơn.  Hình thức thực hiện: ngoài việc tuyển dụng tư vấn cho người lao động giống như  các dịch vụ việc làm khác sàn giao dịch việc làm còn giúp cho các doanh nghiệp giới  thiệu hoạt động của mình qua màn ảnh lớn và trực tiếp giao dịch việc làm với người  lao động, giao dịch việc làm trực tuyến thông qua các website giới thiệu tuyển dụng  lao động. 3.  Mục đích yêu cầu:  3.1  Sàn giao dịch việc làm TPHCM là cầu nối thông tin trực tiếp giúp người lao động và  các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có cơ hội gặp gỡ. Thông qua đó  tạo mọi điều kiện cho người lao động tham dự phỏng vấn, tuyển chọn từ các doanh  nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, kết hợp các chương trình đào tạo nghề gắn  với việc làm tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. 3.2  Việc tổ chức sàn giao dịch việc làm TPHCM được tổ chức với qui mô nhỏ vừa tiết  kiệm được kinh phí tổ chức vừa mang tính xã hội thiết thực, tạo điều kiện cho  người lao động tại địa phương có nhu cầu tìm việc tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng,  phù hợp trình độ, khả năng lao động của người lao động trên cơ sở nhu cầu tuyển  dụng của doanh nghiệp. Chương 2: MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH  VIỆC LÀM I) Mô hình sàn giao dịch việc làm: 1. Khái niệm:  Mô hình sàn giao dịch việc làm là hình mẫu thực hiện sàn giao dịch việc làm trong  một tổ chức đảm bảo phản ánh quan điểm, phong cách chiến lược của sàn. Sinh viên:  Trang 8
  9.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn  Sàn giao dịch việc làm đang được nhiều địa phương triển khai thay thế cho mô hình  hội trợ việc làm kém hiệu quả trước nay. Tuy nhiên để hoàn thiện sàn, vẫn cần có  sự điều chỉnh thích hợp. 2. Mô hình sàn giao dịch việc làm cần sự điều chỉnh hợp lý:        Qua nhiều đợt tổ chức sàn giao dịch việc làm thu hút được nhiều hơn đơn vị tuyển  dụng và trường nghề cung cấp được nhiều chỉ tiêu. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều vấn  đề được đặt ra cho ban tổ chức, nhà tuyển dụng như: đánh giá tình trạng người lao  động nhận được việc làm từ các phòng giao dịch việc làm trước nay, số lượng nhà  tuyển dụng chưa nhiều vấn đề, quảng bá thông tin còn hạn hẹp. Theo nhiều tổ chức  cho rằng từ 100% lao động được tuyển dụng chỉ 60% ứng viên được tuyển dụng từ  phòng giao dịch việc làm đó làm việc tại dooanh nghiệp sau 3 tháng thử việc. Ban tổ  chức thừa nhận sàn giao dịch việc làm chủ yếu vẫn tập trung vào chất lượng các  cuộc tuyển dụng, việc nâng số lượng doanh nghiệp tham dự sẽ được điều chỉnh  trong thời gian tới. Ngoài ra. Ban tổ chức cũng xem xét lại việc mở rộng diện tích  sàn giao dịch, đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực,… 3.Ví dụ cho thấy một số sàn giao dịch hoạt động trong địa bàn thành phố           Kết quả hoạt động sàn giao dịch việc làm thành phố ­ lần 1 năm 2010       (Tổ chức tại nhà thi đấu thể dụng thể thao Phú Thọ).            Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và nhằm cung cấp nguồn  nhân lực có trình độ Hoa ngữ cho các đơn vị kinh tế có nhu cầu, góp phần khai thác  nguồn nhân lực, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, lập nghiệp cho thanh niên thành phố  nói chung và thanh niên người Hoa nói riêng. Ban công tác người Hoa và Sở Lao  Động Thương Binh Xã Hội thành phố đã chỉ đạo Trung tâm phát triển kinh tế Chợ  Lớn phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố tổ chức sàn giao dịch  việc làm phiên thứ nhất năm 2010, chương trình ngày hội việc làm Hoa ngữ với chủ  đề “ chủ nhật may mắn lần 3” từ 8 giờ ngày 03/01/2010 và kết thúc 16 giờ cùng  ngày tại nhà thi đấu thể duc thể thao Phú Thọ ( số 01 Lữ Gia, phường 15, quận 11).  Kết quả hoạt động được ghi nhận như sau:  Giao dịch việc làm: 1. Nguồn cầu lao động: Sinh viên:  Trang 9
  10.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn            Phiên giao dịch việc làm lần này có sự tham gia tuyển dụng trực tiếp của 23 doanh  nghiệp, đồng thời có 45 doanh nghiệp đăng tuyển lao động trên Website của trung  tâm giới thiệu việc làm Tp Hồ Chí Minh là: www.vieclamhcm.net và cổng thông tin  việc làm www.vieclamvietnam.gov.vn        Tổng cộng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tham gia đăng tuyển trực tiếp  tại sàn giao giao dịch và trên các website là 6000 lao động, tập trung vào các ngành  nghề như: Phiên dịch, trợ lý giám đốc, tài chánh kế hoạch, công nghệ thông tin, văn  thư hành chánh, phòng kinh doanh, tiếp thị… 2. Nguồn cung lao động:       Phiên giao dịch lần 1 thành phố năm 2010 này có 4218 lượt người tham gia tìm việc.  trong đó có 3250 lượt người có nhu cầu đến đăng kí tìm việc làm trực tiếp tại sàn  giao dịch và 968 người tìm việc làm trên website www.vieclamhcm.net và  www.vieclamvietnam.gov.vn 3. Kết quả tại sàn giao dịch việc làm: a. Kết quả giao dịch trực tiếp tại sàn giao dịch việc làm:     Phiên giao dịch lần này có 3250 người có nhu cầu đến đăng kí tìm việc làm trực tiếp  tại sàn giao dịch, số người được dự tuyển phỏng vấn 1850 người, số người được  các doanh nghiệp thông báo đạt yêu cầu nhận việc: 968 người b. Kết quả giao dịch việc làm trực tuyến trên các website của sàn giao dịch việc làm: Kết quả số người lao động tìm được việc làm trên website là 279 người. Các hoạt động hỗ trợ sàn giao dịch việc làm 1. Hoạt động tư vấn kĩ năng nghề nghiệp:        Ông Bùi Văn Huống (MBA) Phó tổng giám đốc công ti cổ phần tập đoàn Thiên Long  giới thiệu những yêu cầu cần thiết của nhà tuyển dụng đối với ứng viên và chia sẻ  kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc.        Ông Nguyễn Phan Xuân Thủy (ACCA, MBA, CPA) Giám đốc điều hành công ti tư  vấn và kiểm toán Gia Cát thuyết trình về cơ hội và thách thức nghề chuyên môn tài  chính. 2. Diễn đàn người tìm viêc – việc tìm người:        Tại sàn giao dịch việc làm nhà tuyển dung phỏng vấn và giao lưu trực tiếp với các  ứng viên tìm việc. Sinh viên:  Trang 10
  11.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn  Nhận xét:             Như vậy kết quả hoạt động của phiên thứ 1 sàn giao dịch việc làm thành phố Hồ  Chí Minh năm 2010 tính chung có 4218 người tham gia tìm việc làm (968 người đăng  kí qua mạng internet và 3250 người tham gia tìm việc làm trực tiếp tại sàn giao dịch).  Số người đạt yêu cầu được các doanh nghiệp thông báo nhận việc là 1247 người.  (Trong đó trên 70% có trình độ chuyên môn và am hiểu Hoa ngữ)              Các ngành nghề như Phiên dịch, trợ lí giám đốc, tài chánh kế hoạch, kĩ thuật  điện, xây dựng, quản lí nhà xưởng, lập trình viên, thiết kế mĩ thuật, kĩ thuật viên tin  học, quản trị kinh doanh – hành chánh văn phòng, nhân viên makerting đạt được hiệu  suất chấp nối việc làm cao trong phiên giao dịch lần này. II) Thực trạng sàn giao dịch việc làm: 1. Thực trạng sàn giao dịch việc làm trong cả nước:       Theo bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, tính đến năm 2010 cả nước đã xây  dựng sàn giao dịch việc làm tại 30 – 40 địa phương, xây dựng trên 50 website việc  làm điện tử kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia, đưa tỉ lệ người  lao động có việc làm thông qua các sàn giao dịch chính thức lên 25 – 30% tổng số  người có việc làm. Thực trạng của sàn giao dịch việc làm Hà Nội phần nào phản ánh  thực tế của nhiều sàn giao dịch việc làm hiện nay. Nhiều chuyên gia cho rằng để  nâng mạnh hoạt động sàn giao dịch việc làm trong cả nước cần có “nhạc công”         Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã cho ra mắt thực trang cần điều chỉnh:  địa điểm sàn giao dịch còn hẹp, trang thiết bị còn ở giai đoạn đầu tư nên chưa hoàn  chỉnh chưa bao quát được thông tin thị trường lao động trên địa bàn, công tác tuyên  truyền quảng bá chưa sâu sát, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách.  Trên cơ sở đó Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã xác định mục tiêu: hoàn  thiện cơ chế, chính sách ở các cấp, tăng cường nội dung hoạt động của sàn giao dịch  việc làm 2. Thực trạng sàn giao dịch việc làm thành phố Hồ Chí Minh 2.1 “ Sàn giao dịch việc làm” thay thế “ngày hội việc làm”  Từ năm 2007 Tp. HCM tổ chức “sàn giao dịch việc làm” thay thế cho “ngày hội việc  làm” trước nay, theo giám đốc trung tâm giới thiệu việc làm Tp.HCM cho biết: “Lâu  nay thành phố Hồ Chí Minh  chỉ tổ chức những chỗ việc làm nhưng ngày hội việc  Sinh viên:  Trang 11
  12.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn làm khoảng 2 – 3 ngày không duy trì thường xuyên. Do vậy không kết nối được  người lao động với doanh nghiệp nhiều trong khi đó người lao động và nhu cầu  tuyển dụng của các doanh nghiệp là rất cao. Từ thực tế đó, bộ Lao Động Thương  Binh và Xã Hội chỉ đạo Tp.HCM và số tỉnh thành thực hiện sàn giao dịch việc làm”   Từ đó sàn giao dịch việc làm đã khai mạc và đi vào hoạt động từ ngày 8/5/5007. lúc  đầu ban tổ chức tiến hành khảo sát nhu cầu tìm việc của của khoảng 50.000 lao  động, đồng thời nắm nhu cầu tuyển dụng của 500 doanh nghiệp trên địa bàn thành  phố.Sau đó, thông qua các trang web đang hoạt động song song để thông tin cho nhà  tuyển dung và cho ứng viên tự giới thiệu và giao lưu với nhau.  Hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lí do như sau: thất nghiệp, thu nhập  không ổn định,…  Đến năm 2010, lao động ngành dệt – may và giày da giảm gần 50%, trong khi các  ngành sản xuất công nghệ cao tăng từ 10 – 30%...  Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội cho biết kế hoạch năm 2007, toàn Tp. HCM  sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 250.000 lao động. Kế hoạch tổng thể phát triển  thị trường lao động đến năm 2010 cũng vừa được sở xây dựng, mục tiêu giải quyết  việc làm hàng năm cho khoảng 240.000 lao động, hạ tỉ lệ thất nghiệp từ 5,4% năm  2006 xuống dưới 5% năm 2010… 2.2 Nguồn lao động tiếp tục biến động: ­ Theo số liệu của sở lao động thương binh xã hội Tp.HCM, lực lượng lao động của  Tp.HCM luôn tăng đều hàng năm từ 3,6 triệu người năm 2001 lên 4,16 triệu người  năm 2005, 4,32 triệu người năm 2006 và dự kiến 5 triệu người năm 2010, chiếm  68% dân số. Trong số này tỉ lệ lao động nhập cư từ các tỉnh chiếm hơn 30% người  trong độ tuổi lao động. ­ Bà Đinh Kim Hoàng, Phó giám đốc sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội TP.HCM cho  rằng việc tăng dân số ­ lao động đang tạo ra rất nhiều áp lực cho công tác giải quyết  việc làm tại TP.HCM. Những khó khăn mà TP.HCM đang đối mặt đó là nguồn lao  động biến động mạnh, không ổn định, tình trạng lao động mất việc làm phải bố trí  việc làm lớn, đi đôi với chất lượng lao động thấp. Ngoài ra khoảng cách giữa đào  tạo – sử dụng lao động còn quá lớn. Đáng chú ý nhất là lộ trình cải cách tiền lương  còn chậm khiến thu nhập giữa các khu vực kinh tế vẫn còn sự chênh lệch lớn, dẫn  Sinh viên:  Trang 12
  13.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn đến lao động tại chỗ không muốn làm việc trong các khu vực công nghiệp có cường  độ lao động cao, thu nhập thấp, đặc biệt là hai nghành dệt may và giày da. ­ Ông Trần Văn Tuấn, Phó giám đốc trung tâm GTVL TP.HCM, phụ trách dự án mạng  việc làm TP.HCM cho biết những khó khăn trên bộc lộ rõ nét từ những năm 2000  đến nay và sẽ tác động trực tiếp đến cung – cầu trên thị trường lao động. Cũng do  biến động mạnh nguồn lao động, hàng năm khoảng 40.000 lao động mất việc, nghỉ  việc chủ yếu là khu vực sản xuất. Sở Lao Động  Thương Binh Xã Hội dự báo,  những năm tới tỉ lệ lao động tái thất nghiệp hàng năm chiếm 20% trong tổng số lao  động được giải quyết việc làm, khoảng hơn 45.000 2.3 Gắn chuyển dịch lao động với phát triển kinh tế ­ Giải pháp trọng tâm cho mục tiêu phát triển thị trường lao động được sở Lao Động  Thương Binh Xã Hội TP.HCM đưa ra là cân đối lại cơ cấu chuyển dịch lao động với  phát triển các nghành nghề kinh tế. Chuyển dịch lao động sẽ diễn ra rõ nét ở các  KCX – KCN. Ông Nguyễn Thanh Tùng giám đốc trung âm GTVL thuộc ban quản lí  các KCX – KCN TP.HCM cho biết việc thu hút đầu tư vào các KCX – KCN đang  từng bước được điều chỉnh theo hướng ưu tiên phát triển các ngành sản xuất công  nghệ cao, giảm dần các ngành gia công, sử dụng công nghệ thấp vốn đang rơi vào  tình trạng thâm dụng lao động trình độ chuyên môn thấp và khó tuyển như dệt may,  giày da… ­ Dựa trên cơ cấu ngành nghề, sở Lao Động Thương Binh Xã Hội TP.HCM đưa ra cơ  cấu phân bổ lao động, theo đó ngành dịch vụ dự báo thu hút lao động nhiều nhất  trong thời điểm 2007 – 2010, chiếm 56% nhu cầu, kế đến công nghiệp 42%, trong  khi lao động ngành nông nghiệp điều chỉnh giảm xuống 2%. ­ Ở ngành dịch vụ nhu cầu lao động được tập trung theo 9 nhóm ngành mũi nhọn đang và  sẽ rất phát triển, gồm tư vấn tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm; thương  mai, vận tải, kinh doanh kho bãi, dịch vụ cảng; dịch vụ bưu chính – viễn thông, kinh  doanh mua bán sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, tài sản – bất động  sản; dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ; du lịch; y tế và tư vấn giáo dục – đào tạo  chất lượng cao. ­ Ở khu vực công nghiệp, 5 nhóm ngành chủ lực gồm cơ khí chế tạo, điện tử ­ viễn  thông, công nghệ thông tin, công nghiệp hóa chất và dược phẩm, chế biến lương  Sinh viên:  Trang 13
  14.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn thực – thực phẩm sẽ thu hút lao động, đặc biệt là lao động có hàm lượng chất xám,  chuyên môn kĩ thuật. ­ Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng  tâm của TP.HCM. Các giải pháp cho phát triển thị trường lao động sẽ tạo ra hướng  hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cao, lao động chất xám có trình độ khoa  học kĩ thuật phục vụ phát triển các nghành công nghiệp và công nghệ mũi nhọn. Một  hướng khác là bồi dưỡng kĩ năng, đào tạo, tái đào tạo tay nghề cho một bộ phận lớn  lao động mất việc, nghỉ việc, sinh viên,học sinh tham gia thị trường lao động… ­ Mặt khác sau khi sàn giao dịch khai mạc, người lao động và doanh nghiệp sẽ đăng kí  tham gia giao dịch trong vòng 3 ngày, sau 3 ngày đó tại trung tâm giới thiệu việc làm  thành phố sẽ tiếp tục diễn ra những phiên giao dịch. Sau đó các doanh nghiệp có nhu  cầu tuyển và người lao động có nhu cầu tìm việc có thể dến trung tâm phỏng vấn  trực tiếp. ­ Ở những phiên giao dịch này sẽ luân phiên về nhu cầu tuyển với sự thay đổi các ngành  nghề, lao động phổ thông làm bán thời gian,…, Đồng thời ban tổ chức cũng tập hợp  thông tin về nhu cầu tuyển và chuyển giao thông tin đó cho các tỉnh lân cận ở vùng  Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ để họ có thể giới thiệu lao động cần việc ở tỉnh họ  cho các doanh nghiệp.              Ngoài ra ở các quận, huyện xa trung tâm thành phố sẽ cho các phiên giao dịch ở  một số địa phương đó như: Q7, Thủ Đức, Tân Phú, Hóc Môn, Củ Chi. Với cách làm  như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động trong việc tìm kiếm  việc làm. ­ Tuy nhiên sau những khó khăn trên còn có những vấn đề nóng trên thị trường việc làm  như sau:  Chỉ trong sáng ngày 23/9, có tới ba chủ doanh nghiệp Nhật Bản đến văn phòng trung  tâm giới thiệu việc làm các Khu công nghiệp – khu chế xuất (KCN – KCX) TP.HCM  (Hepza) để hỏi thăm nguồn lao động mà họ đặt hàng trước đây. Theo nhiều chuyên  gia trong lĩnh vực lao động, những tháng cuối năm là vào đợt cao điểm tuyển dụng.  Nhân sự chạy đi chạy lại giữa các công ti và chủ doanh nghiệp cũng lên các phương  án “rút” lao động từ nơi khác về. Sinh viên:  Trang 14
  15.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn  Theo lời anh Ngọc, một cán bộ của Hepza, nhiều doanh nghiệp cho biết họ đề bảng  rất nhiều ngày nhưng họa hoằn lắm mới có vài lao động đến phỏng vấn. Nhưng  tuyển theo kiểu này, công ti mất nhiều thời gian xem xét hồ sơ và sàng lọc. Tuy  nhiên nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp đưa công tác tuyển dụng cho các  trung tâm giới thiệu việc làm vì họ muốn giữ bí mật kinh doanh.  Thực tế hiện nay nguồn lao động rất khan hiếm, nên theo bà Nguyễn Thị Nhung,  Phó giám đốc trung tâm giới thiệu việc làm thành phố HCM, chắc chắn sẽ có sự  giành giật lao động, nhất là đối tượng có tay nghề. Để thu hút lao động, nhiều doanh  nghiệp nới lỏng hầu bao, tăng lương, thưởng và phụ cấp. Điều này đánh đúng tâm lí  người lao động “nơi nào nhiều tiền thì làm”.  Chỉ trong tháng 9, số lao động cần tuyển từ KCX Tân Thuận và KCX Linh Trung  “dội về” trung tâm giới thiệu việc làm các khu công nghiệp – khu chế xuất TP.HCM  lên đến gần 12.000 người. Nhiều nhất vẫn là lao động thuộc ngành may mặc, giày  da và điện tử. “Có doanh nghiệp nghành may mặc kí cam kết trả lương đúng quảng  cáo” để tạo niềm tin cho người lao động. Còn nhiều đơn vị đưa ra phương án hưởng  lương theo sản phẩm hoặc theo thời gian để người lao động chọn lựa”, anh Ngọc  cho biết        “Doanh nghiệp muốn nhân công giỏi đến với mình thì ngoài vấn đề lương thưởng,  thì phải có những thay đổi nhất định”, ông Lê Thành Tâm, Giám đốc Sở Lao Động  Thương Binh và Xã Hội cho biết. Mặc dù thị trường lao động có nhiều biến động,  tuy nhiên căn bản vẫn chỉ trên chừng đó con người. Do vậy doanh nghiệp muốn bổ  sung lao động chỉ có cách nới rộng độ tuổi lao động, hay trong một số ngành nghề  cần phải ưu tiên lao động… nam hơn nữa.                Hiện lao động ở độ tuổi ngoài 35 tương đối nhiều, họ từng là công nhân lành  nghề nhưng sau thời gian nghỉ việc được coi là “không còn phù hơp nghành nghề”.  “Doanh nghiệp đã sử dụng quá lãng phí thành phần lao động này. Nếu tiếp nhận  nhóm lao động này doanh nghiệp sẽ tận dụng được kinh nghiệm của họ và đỡ tốn  kinh phí và thời gian đào tạo”, bà Nhung cho biết.  III)  K   ế hoạch phát triển sàn giao dịch việc làm, giải pháp đẩy mạnh thị  trường lao động gắn với sự phát triển nguồn nhân lực trong và ngoài  nước Sinh viên:  Trang 15
  16.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn 1. Kế hoạch phát triển sàn giao dịch việc làm TP.HCM năm 2010 1.1 Thành tựu đạt được trong những tháng đầu năm 2010 ­ Năm 2010, TP.HCM đạt mục tiêu giải quyết việc làm cho 270.000 người, trong đó có  100.000 người có việc làm mới. ­ Tính đến ngày 20/03/2010 tại TP.HCM đã khai mạc sàn giao dịch việc làm lần thứ VIII  thu hút hàng trăm người tham dự. Đây là một hoạt động thường niên do thành đoàn  thành phố tổ chức góp phần giải quyết việc làm nâng cao trình độ tay nghề, ý thức  nghề nghiệp cho đoàn viên thanh niên thành phố.              Nhiều năm qua, thành đoàn TP.HCM là đơn vị triển khai hiệu quả các hoạt động  giới thiệu việc làm: người hội thanh niên với nghề nghiệp, diễn đàn lao động trẻ,  người hội việc làm thanh niên, siêu thị việc làm,… Hàng năm giới thiệu khoảng  30.000 lao động với tỉ lệ xin được việc làm khoảng 50% khởi động chương trình  giới thiệu việc làm cho thanh niên thành phố năm nay, sàn giao dịch việc làm đã thu  hút 54 doanh nghiệp tham gia với chỉ tiêu và tuyển dụng tăng gấp 3 lần năm trước.       ­ Tại sàn giao dịch việc làm, các ứng viên trực tiếp phỏng vấn vào 18.300 chỉ tiêu  tuyển dụng, tập trung vào các nghành nghề như: nhân viên kế toán, dịch vụ, các chức  danh quản lí, văn phòng, lao động phổ thông…       ­ Trước đó trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động  TP.HCM dự báo trong tháng 3 thị trường lao động cần khoảng 50.000 người trong đó  20% lao động có CM cao, 30% lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và 50% lao  động có trình độ sơ cấp nghề lao động phổ thông        ­ Năm 2010 đẩy mạnh các “kênh” giới thiệu việc làm. Qua phiên giao dịch việc làm  đầu năm mới vừa qua cho thấy mặc dù có ít doanh nghiệp đăng kí tuyển dụng hơn  những phiên trong tết, nhưng lượng chỉ tiêu tuyển dụng vẫn lớn đặc biệt là lao động  phổ thông và công nhân. Đanh giá của những người làm công tác tuyển dụng, lượng  lao động tìm được việc làm qua các sàn giao dịch việc làm thời gian qua là khá thấp,  chỉ khoảng từ 7 – 10%. Sự phổ biến của các trang web tìm việc làm cùng nhiều hoạt  động hướng nghiệp tìm việc cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng khiến  nhiều sinh viên coi sàn giao dịch việc làm là kênh tìm việc duy nhất như trước nay.  Ngày càng có nhiều kênh tìm việc để sinh viên lựa chọn. Sinh viên:  Trang 16
  17.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Kết quả nhu cầu tuyển dụng của các Doanh Nghiệp quí 4/2009 Nguồn cầu quí  Dự báo nguồn cầu quí 4/2009 3/2009 Số  Tăng giảm  Ngành nghề Tỉ lệ  ng Tỉ lệ  chỉ số  Số người % ư % so với  ời quí 3 Công nghệ thông tin –  1,627 9.95% 1,245 7.25% ­2.70% viễn thông Điện – điện tử ­ điện  công nghiệp – điện  1,285 7.86% 924 5.38% ­2.48% lạnh Hóa – hóa thực phẩm –  744 4.55% 335 1.95% ­2.60% hóa chất – hóa dầu Cơ khí – xây dựng –  giao thông vận tải –  1,117 6.83% 1,907 11.11% 4.28% hàng hải Kiến trúc – thiết kế ­ in  ấn – bao bì – xuất  468 2.86% 592 3.45% 0.59% bản Tài chính – ngân hàng –  2,881 17.62% 2,314 13.48% ­4.14% giáo dục đào tạo Y khoa – y tế ­ mỹ  144 0.88% 191 1.11% 0.23% phẩm Quản lí – quản trị ­  2,005 12.26% 1,622 9.45% ­2.81% hành chánh – vật tư Du lịch – môi trường –  728 4.45% 920 5.36% 0.91% nhà hàng KS Makerting – dịch vụ ­  3,558 21.76% 4,160 24.23% 2.47% pháp lí – phục vụ Nông lâm – ngư nghiệp 95 0.58% 69 0.40% ­0.18% Sinh viên:  Trang 17
  18.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn May dệt – thủ công mĩ  nghệ ­ bảo vệ ­  1,223 7.48% 2,393 13.94% 6.46% LĐPT Các ngành nghề khác 477 2.92% 496 2.89% ­0.03% Tổng cộng 16,350 100% 17,167 100%     ­ Tình hình dự báo nguồn cầu quí 4/2009: Nguồn cầu quí 4 tăng 5% với quí 3/2009. Nhu  cầu tăng trong một số ngành nghề như: Dệt may, bảo vệ, vệ sinh công nghiệp, bán  hàng lưu động… tăng 6.46% so với quí 3/2009, một số ngành nghề khác như: cơ khí,  xây dựng,… tăng 4.28% so với quí 3/2009 ­ So với quí 3 nhu cầu có tăng, một số ngành có nhu cầu như: công nhân ngành dệt –  may, bán hàng, bảo vệ, nhân viên tiếp thị, công nhân cơ khí, công nhân xây dựng,… ­ Trong 6 tháng đầu năm tại TP.HCM, đã có 7630 doanh nghiệp (DN) kinh doanh được  cấp phép thành lập với tổng vốn đăng kí 31.480 tỉ đồng. Trong đó 862 doanh nghiệp  tư nhân,4.775 công ti TNHH, 1.173 công ti cổ phần. So với cùng kì năm 2006, số DN đăng kí mới tăng 19% với số vốn đăng kí cao gấp 2 lần.  Việc gia tăng đầu tư làm tăng khả năng thu hút lao động với 62.500 chỗ làm mới  được tạo ra… ­ Ngành dịch vụ: Biến động lao động 70%             Theo Sở Lao Động Thương Binh va Xã Hội TP.HCM, việc tạo them nhiều chỗ  làm việc mới đã góp phần thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm của thành phố trong  6 tháng đầu năm 2207 đạt 62,5%, tương ứng 134.818 lao động có việc làm.    ­ Nổi bật trên thị trường lao động thời điểm này đó là có 3 sàn giao dịch việc làm (2  của Trung tâm GTVL TP.HCM và 1 của Trung tâm GTVL Thanh niên); 7 ngày hội nghề  nghiệp do các cơ quan, trường đại học tổ chức cùng với hoạt động việc làm trên mạng  hết sức sôi động.    ­ Khảo sát từ 5000 doanh nghiệp tuyển dụng và hơn 50000 lao động tìm việc qua các  hoạt động này, ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm giới thiệu việc làm  TP.HCM đưa ra 3 nhận định. Thứ nhất tình trạng thiếu hụt lao động vẫn tiếp tục diễn ra  Sinh viên:  Trang 18
  19.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn mạnh ở các lĩnh vực gia công, giày da, may mặc, chế biến thực phẩm, trong khi nhu cầu  ngành điện tử tăng đột biến và rơi vào nhóm khó tìm lao động. thứ hai mất cân đối cung  cầu đang diễn ra chủ yếu ở các ngành đang phát triển cần nhiều lao động trình độ  chuyên môn kĩ thuật như: công nghệ thông tin, quản lí chất lượng sản phẩm, kĩ thuật  công nghiêp, du lịch, tài chính, ngân hàng. Thứ 3 các nhóm nghề dịch vụ như bán hàng,  phục vụ, quảng cáo, tiếp thị có nhu cầu tuyển dụng cao, nhưng đây cũng chính là nhóm  cò tỉ lệ biến động lao động lớn nhất, khoảng 60 – 70%, gấp 3 lần so với nhóm ngành  nghề gia công sản xuất. 2 1.2 Dịch chuyển lao động ra ngoài KCX – KCN      ­ Tính đến cuối tháng 6­2007, các KCX – KCN TP có 1.050 dự án đầu tư, trong đó  khoảng 900 DN (400 DN FDI) đã đi vào sản xuất, thu hút hơn 220.000 lao động theo Ban  Quản Lí các KCX – KCN TP.HCM (Hepza), khu vực này cần 40.000 đến 50.000 lao  động/ năm. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm Hepza chỉ cung ứng được 6.050/chỉ tiêu 18.000  lao động (tính đến ngày 10­6). Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc trung tâm GTVL  của Hepza, đến cuối năm thực hiện được 70% chỉ tiêu giải quyết việc làm xem như đã  khá lắm rồi.       ­ Có nhiều nguyên nhân khiến khu vực này thiếu hụt lao động nghiêm trọng, nhưng  theo ông Tùng nguyên nhân mới nhất là việc thay đổi về thi cử của ngành giáo dục – đào  tạo. Mọi năm vào tháng 6, trung tâm luôn có hồ sơ của hàng ngàn học sinh thi trượt  THPT xin vào làm việc; còn năm nay do thời điểm thi lại THPT vào tháng 8 nên số lượng  người đến nộp hồ sơ chỉ đếm trên đầu ngón tay.       ­ Tuy thế, về dài lâu, vấn đề mà Hepza lo ngại nhất là dịch chuyển lao động ở cả ba  nhóm lao động phổ thông, lao động kĩ thuật và quản lí từ các KCX – KCN ra bên ngoài  có chiều hướng gia tăng, bình quân 7%/năm (trước đây chỉ 3%). Chính sách, chế độ  lương thưởng, phúc lợi chậm có sự thay đổi, điều kiện đi lại, sinh hoạt hạn chế… là  những nguyên nhân chính kìm hãm khả năng thu hút lao động vào đây. 1.3 Làm việc bán thời gian sẽ trở nên phổ biến              Theo dự báo của sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội TP.HCM, 6 tháng cuối  năm, các doanh nghiệp cần khoảng 150.000 lao động. Thị trường lao động sẽ sôi động  với nhu cầu làm việc thời vụ, ngắn ngày tăng mạnh, do rơi vào các thời điểm hè và Noel,  Tết Nguyên Đán. Dự kiến sẽ có khoảng 30.000 việc làm thời vụ được cung ứng. Sinh viên:  Trang 19
  20.                                                                                           GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn        ­ Về tổng thể cung – cầu của thị trường lao động , các chuyên gia lao động dự báo  biến động về lao động tiếp tục tăng mạnh ở các nhóm lao động kĩ tuật các ngành công  nghệ và quản lí; lao động ngành dịch vụ, tiếp thị; gia công sản xuất. Đặc biệt ở nhóm  lao động quản lí, trình độ chuyên môn cao, mặc dù cung – cầu không chênh lệch nhiều,  nhưng do đòi hỏi cao từ hai phía (DN cần người, người lao động cần chỗ làm tốt, lương  cao,…) nên tình trạng thừa – thiếu lao động diễn ra rất gay gắt. Điều này sẽ tạo ra sự  cạnh tranh về lương và phúc lợi giữa các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động.        Theo ông Trần Anh Tuấn, loại hình lao động bán thời gian (part­time) sẽ rất phổ  biến trong những năm tới, kích thích thị trường lao động phát triển, đáp ứng yêu cầu phát  triển kinh tế ­ xã hội. Các chính sách vĩ mô của nhà nước về lao động sẽ phải có sự điều  chỉnh, điều tiết phù hợp khi loại hình part­time được coi là loại hình lao động chính thức  của các ngành nghề kinh tế. Cung – cầu thị trường lao động 6 tháng cuối năm 2007  Chú thích :                              1. công nghệ thông tin, viễn thông  2. Công nghệ hóa chất, thực phẩm  3. Cơ khí xây dựng giao thông vận tải  4. Tài chình ngân hàng , giáo dục , y tế Sinh viên:  Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2