intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Hòa Bình – tỉnh Bạc Liêu

Chia sẻ: Nguyễn Ngoc Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

485
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về vấn đề thực trạng việc làm hiện nay tại Huyện và những kết quả đạt được, các cơ hội cũng như thách thức ảnh hưởng đến vấn đề việc làm hiện nay ở huyện Hòa Bình. Đồng thời nêu lên những hạn chế, bất cập trong các chính sách nhằm bảo đảm và giải quyết việc làm cho người lao động của Nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Hòa Bình – tỉnh Bạc Liêu

  1. MỤC LỤC                                                           Trang    PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................2 1.Lý do chọn đề tài................................................................................2 2.Mục tiêu nghiên cứu............................................................................2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................3 4.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................3 5.Nguồn số liệu.....................................................................................3 6.Kết cấu................................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG...............................................................................4 Chương 1:Cơ sở lí luận về vấn đề việc làm...................................4    1.Việc làm...........................................................................................4    2 Quan hệ việc làm.............................................................................5    3 Tạo việc làm....................................................................................6    4.Ý nghĩa việc làm..............................................................................7 Chương 2:Thực trạng về vấn đề việc làm ở huyện Hòa Bình  tỉnh Bạc Liêu hiện nay........................................................................8   1.Khái quát về tình hình kinh tế­ xã hội..............................................8      1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................8      1.2. Đặc điểm kinh tế.......................................................................9    2.Thực trạng vấn đề viêc làm.............................................................9      2.1. Cơ cấu dân số  ...........................................................................9                 2.2. Cơ cấu tuổi lao động................................................................10      2.3. Chất lượng lao động................................................................10      2.4. Chất lượng lao động ...............................................................10      2.5 Hiện trạng đào tạo nghề...........................................................10                 2.6.Thực trạng về việc làm............................................................11      2.7. Những tồn tại và nguyên nhân...............................................13    Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc  làm cho người lao động ở huyện Hoà Bình....................................14                  1. Phương hướng,mục tiêu và giải pháp.......................................14      1.1. Phương hướng, mục tiêu.........................................................14       1.2 Những giải pháp.......................................................................15     2..Nhận xét và một số kiến nghị......................................................21      2.1.Nhận xét....................................................................................21      2.2.Một số kiến nghị.......................................................................22 PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................23 SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 1
  2. PHẦN MỞ ĐẦU        1.Lý do chọn chuyên đề : Vấn  đề   việc   làm  là   một   vấn   đề   hết   sức   quan   trọng   đối   với   mỗi   một   địa   phương, mỗi quốc gia. Vấn đề  này không những mang tính kinh tế  mà còn mang tính  xã hội sâu sắc. Vì vậy trong thời gian qua thì vấn đề tạo việc làm cho người lao động   luôn được sự  quan tâm của Đảng và Nhà nước. Hiện nay thì số  lượng lao động có  việc làm không ngừng tăng, số  người thất nghệp và thiếu việc làm giảm đi; có sự  chuyển biến tích cực trong cơ cấu và chất lượng lao động. Nhưng trong toàn quốc thì  vấn đề  tạo việc làm cho người lao động ở  mỗi địa phương là rất khác nhau bởi còn   phụ  thuộc vào điều kiện kinh tế  xã hội của các địa phương, các vùng. Do đó không  phải địa phương nào cũng có kết quả tạo việc làm cho người lao động đều tốt cả. Tỉnh Bạc Liêu nói chung và huyện Hoà Bình nói riêng mặc dù trong những năm  gần đây tuy có những kết quả  cao trong công tác tạo việc làm cho người lao động  nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tại. Số lao động được giải quyết việc làm ở  huyện Hoà   Bình không ngừng tăng qua các năm nhưng tỷ  lệ  người thất nghiệp và người thiếu  việc làm  ở  nông thôn còn khá cao. Sở  dĩ có kết quả  như  vậy vì huyện Hoà Bình còn   gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Vì vậy trong   thời gian tới Huyện uỷ – UBND huyện đưa vấn đề  tạo việc làm cho người lao động   lên hàng đầu. Nhận thấy được vai trò của việc tạo việc làm cho người lao động, em xin chọn  chuyên đề  : “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động  ở  huyện   Hoà Bình – tỉnh Bạc Liêu” làm đề  tài để  tìm hiểu rõ hơn về  thưc trạng việc làm  nhằm góp  một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào việc giải quyết vấn đề việc làm  cho Huyện nhà. SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 2
  3.       2. Mục tiêu nghiên cứu :            Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về vấn đề thực trạng việc làm hiện nay tại   Huyện và những kết quả  đạt được, các cơ  hội cũng như  thách thức  ảnh hưởng đến  vấn đề việc làm hiện nay ở Huyện Hoà Bình. Đồng thời nêu lên những hạn chế, bất   cập trong các chính sách nhằm bảo đảm và giải quyết việc làm cho người lao động  của Nhà nước.Qua đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao   hiệu quả hoat động giải quyết việc làm cho người lao động. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc  làm ở huyện Hoà Bình trong giai đoạn 2010­2015 Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề việc làm ở huyện Hoà Bình 4. Phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào giáo trình thị trường lao động của PGS.TS.Nguyễn Tiệp Dựa trên phân tích số liệu của các báo cáo thực tiễn từ  các Doanh nghiệp, báo   cáo của Phòng Lao động thương binh – xã hội Huyện , Phòng thống kê của huyện về  việc làm  5. Nguồn số liệu Giáo trình thị trường lao động của PGS.TS.Nguyễn Tiệp Dựa trên các báo tình hình thực hiện phát triển kinh tế ­ xã hội năm 2010 và kế  hoạch phát triển kinh tế­ xã hội năm 2011 của UBND huyện Hoà Bình. Niên giám thống kê năm 2010 của chi cục Thống kê huyện Hoà Bình.  6. Kết cấu ̀ ở đâu  Phân m ̀ ̀ ̣  Phân nôi dung 1. Chương I:Cơ sở lí luận về việc làm 2. Chương II:Thực trạng việc làm ở huyện Hoà Bình hiện nay 3. Chương III:Giải pháp nâng cao hiệu quả  hoạt  động giải quyết  việc làm  Phân kêt ̀ ́ SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 3
  4.          Do kiến thức, tư đuy, thông tin còn hạn hẹp cho nên không tránh khỏi những sai   sót trong quá trình nghiên cứu. Em kính mong được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy và   các độc giả quan tâm để em hoàn thành tốt chuyên đề này. PHẦN NỘI DUNG     Chương 1:Cơ sở lí luận về vấn đề việc làm 1. Việc làm Việc làm là một khái niệm phức tạp, nó gắn với hoạt động thực tiễn của con   người, vì vậy để  hiểu rõ được khái niệm về  việc làm thì chúng ta phải hiểu rõ khái   niệm người có việc làm. Tại Hội nghị lần thứ 13 năm 1983 tổ chức lao động thế giới (ILO) đưa ra quan  niệm : “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả  công, lợi  nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt   động mang tính chất tự  tạo việc làm vị  lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận  được tiền công hay hiện vật”.    Người có việc làm là những người lao động ở  tất cả  các khu vực (công và tư)  có thu nhập đem lại nguồn sống cho bản thân và gia đình, xã hội. Tại nhiều nước trên  thế giới sử dụng khái niệm này. Khi điều tra thống kê về lao động và việc làm, khái niệm trên được cụ thể hoá   bằng các tiêu thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mỗi nước trên thế giới đặt ra. Trong đó có  thể chia ra thành hai nhóm : Nhóm thứ nhất : Là nhóm có việc làm và đang làm việc, đó là những người đang  làm bất cứ  công việc gì được trả  công hoặc làm việc trong các trang trại hay cơ  sở  sản xuất kinh doanh của gia đình. SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 4
  5. Nhóm thứ  hai : Là những người có việc làm nhưng hiện không làm việc, đó là  những người có việc làm nhưng hiện tại đang nghỉ ốm hoặc các lý do cá nhân khác. Những người không thuộc hai nhóm trên được gọi là những người không có   việc làm. Theo điều 13 bộ  luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ  nghĩa Việt Nam:   “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa  nhận là việc làm”. Như vậy một hoạt động được coi là việc làm nếu nó đáp ứng được   hai tiêu chuẩn : Thứ nhất, đó là hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm. Thứ hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động. Việc chuẩn và lượng hoá khái niệm việc làm tạo cơ  sở  thống nhất trong lĩnh   vực điều tra nghiên cứu và hoạch định chính sách về việc làm. Như vậy, việc làm là hoạt động được thể hiện trong ba dạng sau :  Thứ  nhất, hoạt động lao động để  nhận tiền công hoặc tiền lương bằng tiền   mặt hay hiện vật. Thứ hai, hoạt động lao động để thu lợi nhuận cho bản thân. Thứ  ba, làm công việc cho hộ gia đình của mình, không được trả  thù lao dưới   mức tiền công, tiền lương cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nhà nước trên ruộng  đất do chủ  hộ  hoặc một thành viên trong hộ  sở  hữu, quản lý hay có quyền sử  dụng   hoặc hoạt động kinh tế  ngoài nông nghiệp do chủ  hộ  hoặc một thành viên trong hộ  làm chủ hoặc quản lý. Như  vậy khái niệm việc làm được mở  rộng và tạo ra khả  năng to lớn giải  phóng tiềm năng lao động, tạo việc làm cho người lao động. Việc làm còn có thể  hiểu là phạm trù để  chỉ  trạng thái phù hợp giữa sức lao  động và tư liệu sản xuất hoặc phương tiện sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần   cho xã hội. Theo quan niệm này thì việc làm bao gồm : Thứ nhất : Là sự biểu hiện của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất. Thứ hai : Lấy lợi ích vật chất, tinh thần mà các hoạt động đó đem lại, xem xét  hoạt động đó có phải là việc làm hay không. SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 5
  6. Từ  đó ta có việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư  liệu sản   xuất. Sự phù hợp đó thể hiện trên cả mặt số lượng và chất lượng thông qua tỷ lệ giữa   chi phí ban đầu C và chi phí lao động V. Quan hệ tỷ lệ này phù hợp với trình độ công  nghệ của sản xuất. Khi trinh độ kỹ thuật công nghệ thay đổi thì quan hệ này cũng thay   đổi theo. VL          C/V Trong đó : VL : việc làm          C : tư liệu sản xuất         V: lực lượng lao động. 2. Quan hệ việc làm Quan hệ  việc làm là quan hệ  xã hội hình thành trong lĩnh vực giải  quyết việc  làm, bảo đảm việc làm cho người lao động .Quan hệ  việc làm là loại quan hệ  pháp  luật phức tạp, nó bao gồm cả những yếu tố của quan hệ pháp luật hành chính  Quan hệ về việc làm bao gồm 3 loại:  Quan hệ về bảo đảm việc làm giữa Nhà nước với người lao động .  Quan hệ về bảo đảm việc làm giữa người sử dụng lao động với người  lao động.  Quan hệ giữa các tổ chức giới thiệu việc làm với người lao động.  3. Tạo việc làm: Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra   trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư  liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ  theo yêu cầu thị trường. Vấn đề tạo việc làm cho người lao động là một vấn để  rất phức tạp nhưng là  rất cần thiết mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương luôn phải quan tâm. Việc tạo việc làm  cho người lao động chịu  ảnh hưởng của không những là nền kinh tế  xã hội mà còn   chịu  ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác. Vì vậy khi xem xét để  đưa ra chính sách   tạo việc làm cho người lao động cần phải quan tâm đến rất nhiều nhân tố khác. SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 6
  7. Thực chất của tạo việc làm cho người lao động là tạo ra trạng thái phù hợp   giữa sức lao động và tư  liệu sản xuất gồm cả  về chất lượng và cả  số  lượng. Chất   lượng, số lượng của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, những tiến bộ khoa   học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cũng như việc sử dụng và quản lý các tư liệu đó. Số  lượng lao động phụ  thuộc vào quy mô và cơ  cấu dân số. Chất lượng lao   động phụ thuộc vào kết quả đào tạo, phát triển của giáo dục và y tế. Ngoài ra vấn đề  môi trường cho sự kết hợp giữa các yếu tố này là hết sức quan trọng, nó bao gồm các  chính sách, điều kiện khuyến khích người lao động cũng như người sử dụng lao động  trong công việc. Thị  trường lao động chỉ  có thể  được hình thành khi người lao động  với người sử  dụng lao động gặp gỡ  trao đổi đi đến nhất trí vấn đề  sử  dụng sức lao  động, do vậy vấn để tạo việc làm phải được nhìn nhận ở cả người lao động và người  sử dụng lao động đồng thời không thể không thể kể đến vai trò của Nhà nước. Người sử  dụng lao động là người chủ  yếu tạo ra chỗ làm việc cho người lao   động, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư  trong và ngoài nước. Để  có quan hệ  lao động thì giữa người lao động và người sử dụng lao động phải có những điều kiện  nhất định. Đó là người sử dụng lao động cần phải có vốn, công nghệ, kinh nghiệm và  thị  trường tiêu thụ. Còn người lao động cần phải có sức khoẻ, trình độ, chuyên môn,  kinh nghiệm phù hợp với công việc của mình. Để  có được việc làm được trả  công  theo ý muốn của mình thì người lao động luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức cho   mình để theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ngoài ra người lao động phải luôn  tự đi tìm việc làm phù hợp với mình để đem lại thu nhập cho gia đình mình.Tuy nhiên  khi nói đến quan hệ lao động giữa người lao động và người sử  dụng lao động không  thể không kể đến vai trò của Nhà nước. Nhà nước quản lý quan hệ lao động bằng các  chính sách khuyến khích động viên nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên. Nhà nước tạo  điều kiện thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động để họ phát huy  tối đa năng lực của mình. Ngoài ra Nhà nước cũng đưa ra các chiến lược đào tạo, phát  triển nguồn nhân lực, đảm bảo phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý. Vì vậy, khi  nghiên cứu tạo việc làm cần chú ý đến vấn đề đầu tư của Nhà nước cũng như tư nhân  là các khu vực có thể tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động.  SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 7
  8. Hiện nay việc đầu tư của Nhà nước cũng như của các tư nhân đều tập trung ở  thành thị  và các khu công nghiệp vì  ở  những nơi này sẽ  tạo ra được tỷ  lệ  lợi nhuận   cao hơn và có khả năng liên kết với nhau hơn. Chính vì điều này sẽ gây ra hiện tượng   người lao động từ  nông thôn ra thành thị  và cũng làm tăng tỷ  lệ  thất nghiệp  ở  nông  thôn, do đó cần phải có chính sách tạo việc làm phù hợp cho cả  người lao động  ở  thành thị và nông thôn. 4.Ý nghĩa việc làm : Vào bất cứ thời điểm nào và tại bất cứ nơi nào thì việc tạo việc làm cho người  lao động là hết sức cần thiết. Người lao động có việc làm không những có lợi cho   chính bản thân họ  và gia đình đồng thời cũng có lợi cho cả  địa phương và quốc gia.   Khi một quốc gia có tỷ  lệ  người thất nghiệp cũng như  người thiếu việc làm cao thì   chứng tỏ  rằng quốc gia đó chưa khai thác và sử  dụng hết nguồn lực của con người   trong xã hội. Đối với người thất nghiệp thì họ  không có việc làm nên không có thu nhập do   đó khiến họ bắt buộc phải đi làm những công việc để  kiếm thu nhập trang trải cuộc   sống. Đôi khi vì mục đích kiếm tiền mà người lao động đã làm những công việc trái   pháp luật mà bản chất họ không phải là như  vậy. Còn đối với người thiếu việc làm   thì họ luôn bị áp lực về kinh tế bởi có mức tiền công thấp và có khả năng bị mất việc  làm. Hiện nay số người thất nghiệp  ở thành thị  còn tồn tại rất nhiều và đây cũng là   nguyên nhân chủ  yếu gây ra những tệ nạn xã hội như  mại dâm, ma tuý…Đối với xã   hội thì thất nghiệp và thiếu việc làm gây ra sự lãng phí nguồn lực xã hội. Thất nghiệp   không những làm giảm thu nhập của người lao động mà còn làm giảm thu nhập của   toàn xã hội và xã hội phải bỏ chi phí trợ cấp thất nghiệp do đó đời sống xã hội giảm.   Thất nghiệp làm thiệt hại cho nền kinh tế, gây khó khăn cho gia đình và xã hội dẫn  đến tiêu cực trong xã hội. Do đó tạo việc làm là hết sức cần thiết đối với mỗi quốc   gia và là yêu cầu của phát triển kinh tế. Tạo việc làm là một chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết những   vấn đề  xã hội. Mọi người lao động đều có việc sẽ  rút ngắn được khoảng cách giàu   nghèo trong xã hội làm cho xã hội công bằng hơn. Mặt khác khi có việc làm thì người   SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 8
  9. lao động an tâm hơn, phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong công việc. Việc   làm và thu nhập giúp người lao động có điều kiện học hỏi và nâng cao trình độ dân trí,  chăm sóc sức khoẻ  tốt hơn, nâng cao đời sống tinh thần. Như  vậy nếu tạo việc làm  cho người lao động sẽ làm cho xã hội ổn định hơn, văn minh hơn. Tạo việc làm cho người lao động được quan tâm đúng mức sẽ  thúc đẩy nền   kinh tế phát triển, xoá bỏ tình trạng nghèo đói. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi địa phương   cần phải quan tâm đến điều kiện thuận lợi của mình mà có một chính sách tạo việc   làm cho phù hợp. Mọi người lao động đều có việc làm chứng tỏ quốc gia đó khai thác  triệt để nguồn lực con người sẵn có và tạo ra một nền sản xuất phát triển. Tóm lại thì tạo việc làm cho người lao động không những có lợi cho chính bản   thân người lao động mà còn thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Tạo việc làm cho   người lao động góp phần ổn định xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đưa đất nước   đi lên trong xu thế hội nhập. Chương 2 :Thực trạng về  vấn đề  việc làm  ở  huyện Hoà Bình tỉnh  Bạc Liêu hiện nay 1. Khái quát về tình hình kinh tế ­xã hội của huyện Hoà Bình : 1.1.  Đặc điểm tự nhiên Huyện Hoà Bình là một huyện thuần nông của tỉnh Bạc Liêu có diện tích tự  nhiên là 412,19 Km2; là huyện nằm sát Biển đông vùng đất cực Nam của tổ  quốc; là   vùng đất trẻ, bằng phẳng được thiên nhiên ưu đãi, ít bị  thiên tai lũ lục.Với hệ  thống   giao thông thuỷ, bộ được nâng cấp, mỡ rộng nối liền huyện tới tất cả các xã, và các   vùng miền trong cả nước; có quốc lộ  1A chạy qua dài 12 km tạo thành hai vùng sản   xuất rỏ rệt ( phía Bắc quốc lộ 1A­ trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cấm;   Nam quốc lộ 1A­ nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản). Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa   rỏ  rệt mùa  mưa và mùa khô ( mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến 04) 1.2. Đặc điểm kinh tế:   Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội năm 2010  của UBND huyện Hoà Bình tỉnh Bạc Liêu  tại cuộc họp tổng kết cuối năm 2010 ngày  SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 9
  10. 05/01/2011, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức về thời tiết, dịch bệnh gây   hại trên lúa nhưng trong năm 2010 nền kinh tế trong huyện vẫn tiếp tục phát triển với   tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%, gấp gần 1,3 lần tốc độ  tăng trong năm 2009. Thu  nhập bình quân đầu người đạt 18.000.000đ/ năm. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở  hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế  then chốt: Giá trị  sản xuất nông, lâm, ngư  nghiệp và thủy sản đạt 1.432 tỷ  đồng, đạt 102% so với kế  họch , tăng 6,7% so với   cúng kỳ. Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản tiếp tục phát triển khá, các tiến bộ khoa học kỷ  thuật được áp dụng vào sản xuất, tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ  sản là   29.000 tấn, đạt 108,5% so với kế hoạch, tăng 1,85% so với cúng kỳ. Giá trị  sản xuất  công nghiệp tăng 28% so với năm 2009.     Tuy nhiên, tình hình phát triển  kinh tế  của Huyện vẫn còn tồn tại nhiều khó   khăn vừa có tính trước mắt vừa có tính lâu dài. Diễn biến thời tiết, dịch bệnh hết sức   phức tạp, gia cả  hàng hoá tăng cao, sản xuất nông nghiệp còn nhiều rủi ro, có tăng  trưởng nhưng chưa bền vững ; sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp về qui mô,  trang thiết bị, trình độ  kỹ  thuật còn hạn chế  Chất lượng, hiệu quả  tăng trưởng hạn   chế. Những khó khăn, thách thức đó đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống  dân cư. Công tác bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được triển khai tích cực nhằm  ổn   định và nâng cao đời sống nhân dân. Các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất  kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập đã được coi trọng. Các đối tượng cứu trợ  xã  hội được hưởng chính sách trợ giúp thường xuyên như: hỗ  trợ  xây dựng và sửa chữa  nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và những hỗ trợ khác. 2.Thực trạng vấn đề việc làm ở huyện Hoà Bình hiện nay 2.1.Cơ cấu dân số ở huyện Hoà Bình:  Theo số liệu điều tra của Chi cục thống kê huyện hoà Bình cuối năm 2010, dân  số trong toàn huyện là 108.214 người.Trong đó Thành thị là 20.833 người, Nông thôn là  87.381 người. Trong đó gồm có 03 dân tộc chính là Kinh, Khơme, Hoa sống đan xen   nhau   (   trong   đó   Kinh   93.774   người,   chiếm   87,07% ;   Khơme   13.277   người,   chiếm  12,33% ; Hoa 581 người chiếm  0,54%)    SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 10
  11. 2.2.Cơ cấu dân số theo tuổi lao động:  Lao động trong độ tuổi của huyện cuối năm 2010 là 66.293 người chiếm 61.56%   tổng dân số. Trong đó lao động nữ  chiếm 52,13% bằng 34.561 người, nguồn lao động   trẻ  chiếm tỷ  trọng cao trong tổng số người trong độ  tuổi : Nhóm tuổi từ  16­20 chiếm  21,13% ; nhóm tuổi từ  21­35 tuổi chiếm 43,16%. Đây vừa là lợi thế, vừa là thách thức   đối với huyện trong việc sử dụng và đào tạo việc làm cho nông thôn. 2.3.Trình độ học vấn của lao động : Trong những năm gần đây, trình độ  học vấn nguồn lao động của huyện được  nâng cao, tỉ  lệ  lao động trong độ  tuổi lao động  không biết chữ  (mù chữ) và chưa tốt  nghiệp tiểu học gỉam dần; năm 2005 tỉ  lệ  mù chữ  của người lao động trong độ  tuổi là  1,39%, thì đến năm 2010 chỉ  còn 0,88% ; tỷ  lệ  chưa tốt nghiệp tiểu học  năm 2005 là   15,32%, đến năm 2010 giảm còn 9,6%. Tỷ lệ nguồn lao động tốt nghiệp tiểu học , trung   học cơ sở , trung học phổ thông đều có mức tăng cao, tỷ lệ tốt nghiệp các bật học năm   2005 tương ứng với từng cấp là : tiểu học 35,89%, trung học cơ sở 35% và THPT 12,3%  thì đến năm 2010 tiểu học 38,25%, trung học cơ  sở  38% và trung học phổ  thông là  13,27%. 2.4. Chất lượng lao động của Huyện :   Cơ cấu nguồn lao động của huyện đến năm 2010 thì tỷ trọng lao động chưa qua   đào tạo chiếm 67,39%, được đào tạo nghề  chiếm 24,71%. Trong đó trung cấp chuyên  nghiệp 3,9%, cao đẳng 1,31%, đại học chiếm 2,69%. Như vậy tỷ trọng nguồn lao động   chưa qua đào tạo chiếm tỷ  trọng cao, nguồn lao động qua đào tạo chưa đáp  ứng mối  tương quan với nhu cầu sản xuất, dịch vụ của huyện. Số lao động có trình độ  cao tập   trung chủ yếu trong ngành giáo dục, y tế và quản lý nhà nuớc trên 1.900 người. 2.5. Hiện trạng đào tạo nghề của Huyện : Trên địa bàn huyện có một trung tâm dạy nghề, một trung tâm giáo dục thường   xuyên, một chi nhánh trường trung cấp nghề STC và trên 70 cơ sở doanh nghiệp tư nhân   sản xuất cá thể  (dạy nghề theo hình thức kèm cặp). Lao động được đào tạo nghể  trên   địa bàn huyện những năm qua tập trung trong việc thực hiện các chương trình, dự án tập  huấn ngắn ngày trong lĩnh vực cây trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản  ; trung tâm dạy  SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 11
  12. nghề  huyện và một số cơ  sở  sản xuất chỉ  tạo được một số  nghề  như :May dân dụng,  sữa chữa xe máy. Việc đào tạo nghề trong các nhóm nghề trên chỉ tạo việc làm cho một  số  lao động, chưa đáp  ứng được nhu cầu đào tạo theo các nhóm ngành nghề  thực tế  đang cần tại địa phương trong các chương trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp  sạch và một số ngành có trình độ công nghệ cao. Việc đào tạo nghề của các cơ sở nghề  chưa có sự  liên kết chặt chẽ  với các cơ  sở, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh…   dẫn đến việc đào tạo nghề  cho lao động chưa phù hợp nên không tìm được việc làm,   chưa đáp  ứng được nhu cầu lao động theo trình độ    so với yêu cầu về  trình độ  công   nghệ và chưa đáp ứng được yêu cầu Công nghiệp hoá­ hiện đại hoá hiện nay. 2.6.Thực trạng  việc làm ở huyện Hoà Bình : Dân số trong độ tuổi lao động là 66.293 người, trong đó có 65.219 người có khả  năng lao động (chiếm 98,38%) trong đó có việc làm thường xuyên 54.093 người( chiếm  81,59%), có việc làm nhưng không thường xuyên 4.567 người( chiếm7%), không có  việc làm 1.173 người( chiếm1.77%). Số lao động đang làm việc :54.093 người. + Thuỷ sản: 20.042 người, chiếm 37,05%; + Nông – Lâm nghiệp: 16.636 người, chiếm 30,35%; + Công nnghiệp – Xây dựng: 6.401 người, chiếm 11,83%; + Thương mại – Dịch vụ: 7.109 người, chiếm 13,14%; + Lĩnh vực khác: 3.905 người, chiếm 7.21%; Nhìn chung thực trạng việc làm của lao động củ  yếu là Thuỷ  sản, Nông – Lâm  nghiệp, tỷ lệ lao động có việc làm không ổn định và có việc làm theo mùa vụ khá cao. Với sự cố gắng của UBND huyện Hoà Bình, các đơn vị  đoàn thể, toàn thể  nhân   dân, các nhà đầu tư…thì qua các năm qua huyện Hoà Bình đã giải quyết được nhiều  việc làm cho người lao động. Nhưng trong huyện vẫn còn rất nhiều lao động chưa có   việc làm và còn rất nhiều lao động thiếu việc làm.  SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 12
  13. Bảng 1: Số lao động dư thừa ở huyện Hoà Bình qua các năm. (ĐVT : người) Số LĐ có  Số LĐ có  việc làm  Số LĐ có  việc làm  nhưng  Số LĐ có  Năm Dân số khả năng  trong các  không  việc làm LĐ thành phần  thường  kinh tế xuyên 2006 103.14 63.420 53.174 7.890 2.356 0 2007 104.25 64.274 54.275 8.123 1.876 5 2008 105.69 65.074 54.841 8.670 1.563 7 2009 106.83 65.219 54.790 9.324 1.105 5 2010 108.21 66.104 55.721 9.878 505 4 (Báo cáo chương trình việc làm huyện Hoà Bình  giai đoạn 2006­2010) Từ  những số  liệu trên cho thấy mặc dù số  lao động có khả  năng lao động của   huyện Hoà Bình tăng qua tất cả  các năm, nhưng số  luợng người lao động có việc làm  không  ổn định cũng tăng theo và số  lượng người   không có việc làm có giảm nhưng  không đáng kể . Lượng lao động dư thừa này chủ yếu ở khu vực nông thôn, vì điều kiện  tìm chỗ làm việc là khó khăn mà chủ yếu họ tập chung vào việc trồng trọt và chăn nuôi.  Thời gian làm việc của họ mang tính mùa vụ do đó xảy ra tình trạng thiếu việc làm cho  lao động ở nông thôn. Do trong những năm gần đây huyện Hoà Bình đã có nhiều chuyển  đổi trong những ngành kinh tế  mà tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động trong  huyện, giảm số lao động dư thừa. Từ năm 2006 – 2010 thì trên địa bàn huyện Hoà Bình   có nhiều Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh Thuỷ sản  được đầu tư và đi vào hoạt động   vì vậy đã tạo việc làm cho một số lao người lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn,  do đó mà số lao động nhàn rỗi được giảm mạnh hàng năm. Mặt khác thì bản thân ngành   SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 13
  14. nông nghiệp cũng có sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, thị trường hoá   ngành nông nghiệp do đó giảm tỷ lệ thiếu việc làm trong ngành nông nghiệp. Như  vậy thì mặc dù số lao động dư  thừa và số  lao động không có việc làm qua   các năm có giảm nhưng cũng không đáng; Việc này là một tồn tại rất lớn ở huyện Hoà   Bình. Chúng ta cần phải có một chương trình tạo việc làm cho người lao động mà trước  hết là lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn. Qua bảng số liệu trên cho thấy số lao động được giải quyết việc làm mới tăng  dần qua các năm: năm 2007 tạo được việc làm cho 713   người;   năm 2008 tạo được  việc làm cho 860 người ; năm 2009 là 1.112 người; nhưng đến năm 2010 là 1.154 người.   Điều này chứng tỏ công tác tạo việc làm cho người lao động ở huyện Hoà Bình đã ngày   càng đạt được nhiều thành công. Đó là sự cố gắng của toàn thể các ban ngành, đoàn thể  và sự ủng hộ của toàn bộ nhân dân huyện Hoà Bình . 2.7. Những tồn tại và nguyên nhân: Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ­ UBND huyên, bằng những quyết tâm và những  việc làm cụ thể của các cấp, ban ngành đã sắp xếp được số lượng việc làm tương đối  cao. Góp phần giảm áp lực đáng kể  nhu cầu bức xúc của lao động việc làm trong  huyện, tạo lập được việc làm tương đối bình ổn, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân   từng bước được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn gặp những khó khăn, tồn tại như sau :  Do đặc điểm và tính chất của nông nghiệp, cho nên lao động trong khối nông  nghiệp còn có những hạn chế nhất định như  trình độ thấp, tính thời vụ, chủ  yếu là lao   động phổ thông, chưa qua đào tạo và có đào tạo trong thời gian rất ngắn, nên tay nghề  chưa cao, người lao động chưa bắt nhịp được với nhịp sống công nghiệp, sản phẩm làm   ra chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, dẫn đến thu nhập thấp.  Chúng ta chưa có trung tâm đào tạo nghề quy mô tiêu chuẩn nên số lượng lao động đào   tạo chưa nhiều, chất lượng đào tạo còn chưa cao. Số  lao động được đào tạo chưa nhiều, số  lao động có trình độ  chuyên môn còn  rất thấp vì thế gây khó khăn trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Số lao động   được giải quyết việc làm của huyện thấp hơn số lao động có nhu cầu cần được giải   quyết việc làm. Số lao động ở nông thôn còn chiếm tỷ lệ khá cao. SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 14
  15. Các ngành nghề ở địa phương chưa được đầu tư  chiều sâu, quy trình công nghệ  không được đổi mới, sự  áp dụng khoa học kỹ  thuật vào trong sản xuất còn hạn chế,   chưa phục vụ tốt cho người lao động trong công việc. Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, công ty TNHH, công ty cổ phần   còn lỏng lẻo dẫn đến việc đào tạo và tuyển dụng còn bị  động, chưa có kể  hoạch kết  hợp giữa đào tạo và tuyển dụng. Ngoài ra người lao động chưa được đảm bảo quyền  lợi tối đa như việc đảm bảo chế độ  BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, người thất   nghiệp chưa được quan tâm nhiều. Việc dịch chuyển cơ  cấu kinh tế  mặc dù có sự  tiến chuyển mạnh nhưng vẫn  chưa kéo theo được sự  dịch chuyển cơ cấu lao động nhiều. Vấn đề  đào tạo nghề  cho   người lao động mới chỉ là trên phương diện số lượng mà chưa gắn với nhu cầu về lao  động của các ngành nghề, các thành phần kinh tế. Ngân sách cho vấn đề  tạo việc làm cho người lao động mặc dù có tăng trong   thời gian vừa qua nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết được việc làm cho nhiều lao động  trong huyện. Ngoài ra các cán bộ  làm công tác quản lý và tạo việc làm cho người lao   động chưa được coi trọng cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở hạ tầng trong huyện Hoà Bình có chất lượng chưa cao. Việc áp dụng khoa   học kỹ thuật vào trọng đời sống và sản xuất tuy đã được chú trọng nhưng vẫn còn lạc  hậu. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong tiểu thủ công nghiệp vẫn dùng  lao động chân tay là chủ yếu, vì vậy mà người lao động làm việc vất vả mà năng suất  lại không cao. Người lao động trong huyện vẫn còn tự tìm việc làm cho mình là chủ yếu, không   thông qua những trung tâm tư  vấn việc làm, không trông chờ  vào Nhà nước. Phương   hướng hàng năm của các cấp ngành về  vấn đề  giải quyết việc làm chưa được đề  cập   đúng vị trí.  Chính vì thế mà trong thời gian gần đây chúng ta cần phải có phương hướng tạo  việc làm cho người lao động phù hợp hơn, giải quyết việc làm cho người lao động  trong huyện, đặc biệt là lao động nông thôn. SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 15
  16.   Chương  3:   Giải   pháp  nâng  cao  hiệu  quả   giải  quyết  việc  làm   cho  người lao động tại huyện Hoà Bình 1. Phương hướng, mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làm trong giai đoạn  2011­2015: 1.2. Phương hướng, mục tiêu : Năm 2011 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X:  Tập trung xây dựng, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình cụ thể thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ  chỉ tiêu năm 2011 và những năm tiếp theo. Tăng cường các giải pháp chỉ đạo, điều hành,   huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá cao,  hiệu quả, bền vững gắn với việc xây dựng nông thôn theo Quyết định số 491 của Thủ  tướng chính phủ; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo, dạy nghề,  giới thiệc việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.  Đảm bảo các chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng kinh tế 13%; thu nhập bình quân đầu người 23   triệu đồng/ năm; tổng vốn đầu tư  sản xuất 1.444 tỉ đồng; giá trị  sản xuất đạt 2.858 tỷ  đồng, trong đó giá trị  nông nghiệp đạt 1.504 tỷ  đồng tăng 5%; giá trị  công nghiệp, xây   dựng 948 tỷ đồng, tăng 21%; giá trị thương mại, dịch vụ đạt 406 tỷ đồng tăng 18%. Để  đạt được các chỉ  tiêu trên thời gian tới mục tiêu giải quyết việc làm cho  người lao động được  đặt lên hàng đầu. Bằng nhiều hướng khác nhau để  mỡ  rộng quy   mô, tăng nhanh số  lượng được đào tạo nghề; từng bước nâng cao chất lượng và hiệu   quả đào tạo nhằm tạo việc làm, từng bước giảm dần tỷ lệ thất nghiệp, giải quyết việc   làm tại chỗ  cho lao động nông thôn, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần   chuyển dịch cơ cấu  lao động và cơ  cấu kinh tế, phục vụ  sự  nghiệp công nghiệp hoà,   hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở địa phương.  Biểu 2 : Mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Hoà Bình  giai đoạn 2011 ­ 2015 : Do phát triển kinh tế,  Tổng số việc  Do công ty cổ phần,  Năm chuyển đổi cơ cấu (đv :   làm công ty TNHH (đv: người) người) 2011 4.000 3.800         1.200 SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 16
  17. 2012 4.000 2.650 1.350 2013 4.000 2.550 1.450 2014 4.000 3.200 1.800 2015 4.000 2.800 2.200 (Báo cáo chương trình việc làm huyện Hòa Bình giai đoạn 2011 ­ 2015) Để  đạt được mục tiêu trên, giảm bớt được những khó khăn, nguyên nhân gây   cản trở việc tạo việc làm cho người lao động ở  huyện Hoà Bình thì trong thời gian tới   chúng ta có những giải pháp cụ thể. 1.2. Những giải pháp tạo việc làm cho người lao động  ở  huyện Hoà Bình   trong thời gian tới Trong thời gian tới chúng ta có nhiều giải pháp để  tạo điều kiện thuận lợi cho  việc tạo việc làm cho người lao động. Chúng ta cần kết hợp những giải pháp này để  cho người lao động trong huyện Hoà Bình có đủ  việc làm, nâng cao thu nhập, giúp xoá  đói giảm nghèo. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu : 1.2.1. Chính sách của địa phương Trong thời gian tới chính sách của huyện Hoà Bình là phải gắn thực hiện chương  trình phát triển kinh tế  với chương trình việc làm thì việc chuyển dịch cơ  cấu nông  nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp và đầu tư  xây dựng cơ  bản – dịch vụ  thương mại có nghĩa là cơ cấu đầu tư vốn vào lĩnh vực này cũng thay đổi, sẽ tạo dựng   được những bước chuyển biến tích cực trong lĩnh vực việc làm. Chúng ta cần phải có  một chương trình phát triển kinh tế  sao cho cân đối về  lực lượng lao động giữa các   ngành với nhau, không để  tình trạng có ngành thừa lao động nhưng có ngành lại khó  khăn khi tìm lao động. Trong thời gian tới mục tiêu cơ  cấu nông nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ  công   nghiệp – dịch vụ, thương mại đạt tỷ  lệ  18,9% ­ 57,6% ­ 23,5%. Bình quân đầu người  đạt trên 1.000USD/ người/ năm. Như  vậy trong thời gian tới chúng ta tăng tỷ  trọng  ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Đây là cách tốt nhất để  phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động  ở  huyện Hoà Bình vì lực  lượng lao động trong nông nghiệp của huyện hiện nay nhàn dỗi rất nhiều, do đó việc  phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp, thương mại dịch vụ  sẽ góp phần   giải quyết việc làm cho lượng lao động này. Ngoài ra việc tăng tỷ  trọng ngành công   SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 17
  18. nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp, thương mại, dịch vụ  cũng phù hợp với xu hướng phát   triển của đất nước . Mặt khác chính sách của địa phương trong thời gian tới phải quan tâm hơn đối   với người lao động, tạo những cơ  hội cho người lao động có thể  tự  tạo việc làm cho  chính bản thân mình như  cho vay vốn với lãi xuất thấp… và phải quan tâm đến người   lao động thiếu việc làm và thất nghiệp trong huyện hơn như  trợ  cấp, giới thiệu việc   làm. Ngoài ra cần phải chú trọng đến việc kiểm tra giám sát việc đảm bảo quyền lợi   cho người lao động như việc đóng  BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động,   đảm bảo thời gian làm việc theo đúng tiêu chuẩn ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất   là các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện. Để  giải quyết việc làm cho nhiều lao   động thì chúng ta cần phải tập trung đến những chương trình tạo việc làm cho người  lao động hơn cũng như nâng cao chất lượng của các cán bộ chuyên trách về lĩnh vực lao  động việc làm. Có như vậy thì công tác tạo việc làm cho người lao động ở  huyện Hoà   Bình mới thành công hơn, người lao động trong huyện đỡ vất vả hơn. 1.2.2. Biện pháp trong nông nghiệp Trong thời gian tới,  ở  huyện Hoà Bình phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông  nghiệp toàn diện.Vì ngành nông nghiệp của huyện Hoà Bình hiện nay gặp nhiều khó   khăn như  diện tích đất canh tác giảm, nhưng người lao động làm việc trong ngành này  lại nhiều, đây là áp lực rất lớn trong công tác tạo việc làm cho người lao động ở huyện   Hoà Bình nhất là lao động trong nông nghiệp. Do đó trong thời gian tới chúng ta phải có   các biện pháp như: khai thác chiều sâu của đất, thâm canh, tăng vụ, tạo ra nhiều giống  mới…để tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, tạo thu nhập cho người nông   dân. Ngành nông nghiệp huyện Hoà Bình còn lạc hậu nên trong thời gian tới phải đầu  tư  vốn để  phát triển kết cấu hạ  tầng cơ  sở trong nông thôn. Đẩy nhanh tiến bộ  khoa   học kỹ thuật công nghệ trong nông nghiệp, từng bước cơ giới hoá từng khâu sản xuất,   chuyển đổi cơ  cấu vật nuôi theo hướng năng suất cao, tăng vụ, tăng diện tích cây vụ  đông, tăng cường công tác khuyến nông bảo vệ  thực vật. Thực hiện bê tông hoá kênh  mương. Chúng ta cần có kế  hoạch sử  dụng quỹ  đất, mặt nước cho hợp lý, không để  SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 18
  19. người lao động ngồi chơi mà đất đai mặt nước bỏ  không sử  dụng. Ngoài ra cần phải  chú trọng đến việc thị trường hóa nông nghiệp, phải có phương hướng trồng trọt, chăn   nuôi không những đáp  ứng đủ  nhu cầu của người dân trong huyện mà còn có thể  đem   bán ở những địa phương khác. Có thực hiện các biện pháp trên thì người lao động trong  nông nghiệp làm việc nhàn hạ  hơn, có nhiều việc làm hơn, giảm bớt lượng lao động  thiếu việc làm trong nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo trong nông thôn. Huyện Hoà Bình  là huyện làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản là chủ yếu nên chúng ta cần phải khai  thác triệt để thuận lợi trong nông nghiệp để tạo việc làm cho người nông dân. 1.2.3. Biện pháp trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản Hiện nay số lao động làm việc trong ngành công nghiệp,tiểu thủ  công nghiệp ở  huyện Hoà Bình ngày càng tăng, điều này chứng tỏ  việc phát triển ngành này sẽ  hứa  hẹn rất nhiều trong việc tạo việc làm cho người lao động. Nhất là khi ngành nông  nghiệp tuy có phát triển nhưng còn bị hạn chế bởi diện tích canh tác có hạn thì việc phát  triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm tới là mục tiêu hàng đầu trong  việc phát triển kinh tế  huyện Hoà Bình đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người   lao động trong huyện. Trong năm 2011 huyện Hoà Bình đặt ra mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ  công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 28%; giá trị sản xuất đạt 781 tỷ đồng. Để đạt được   mục tiêu trên thì trong những năm tới chúng ta phải ưu tiên phát triển công nghiệp, đầu   tư kết cấu cơ sở hạ tầng; quy hoạch khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị. Phải có  chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế  vào đầu tư  vào phát triển như  việc   giảm thuế... Tạo môi trường đầu tư  thông thoáng như  thủ  tục cấp giấy phép, cấp đất,  công tác đền bù, giải toả, bàn giao đất cần phải làm nhanh, gọn, rút ngắn thời gian chờ  đợi đầu tư của doanh nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để hỗ trợ  ngành nông nghiệp đang rất khó khăn thì trong thời gian tới chúng ta cần phải  ưu tiên   cho những dự án hàng chế biến nông sản thực phẩm. Nhưng việc tiếp nhận dự án đầu   tư  không nên vội vàng mà phải xem xét tới vấn đề  đảm bảo vệ  sinh môi trường để  không ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Hiện nay việc phát triển công nghiệp trên địa   bàn huyện đang là phương hướng hàng đầu trong việc giải quyết việc làm cho hàng  SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 19
  20. nghìn lao động  ở  huyện Hoà Bình , thể  hiện  ở  số  lao động làm việc tại các doanh   nghiệp, các công ty cổ phần và công ty TNHH ngày càng tăng. Nhưng việc giải quyết  việc làm cho những lao động nhàn dỗi trong khu vực nông nghiệp thì không thể  thiếu   đến các cơ sở tiểu thủ công nghiệp ở cơ sở. Vì thế trong thời gian tới chúng ta phải tập  trung đầu tư các chương trình phát triển kinh tế, chú trọng phát triển công nghiệp – tiểu   thủ  công nghiệp  ở  cơ  sở; khôi phục và phát triển các ngành nghề  truyền thống như  :  chạm gỗ, làm thảm chiếu cói, mây tre đan xuất khẩu, đa dạng hoá các sản phẩm, trợ  giúp, tìm đầu ra cho sản phẩm, trợ  giúp vốn, đào tạo nghề  cho người lao động. Việc  khôi phục những làng nghề truyền thống vừa giúp tạo việc làm cho lao động nhàn dỗi ở  nông thôn, tăng thêm thu nhập vừa mang tính bản sắc dân tộc sâu sắc. Do đó dù có phát  triển kinh tế đến mức nào thì chúng ta cũng không thể bỏ qua những nghề truyền thống   của quê hương. Về lĩnh vực xây dựng cơ bản, huyện Hoà Bình trong thời gian tới phải đẩy mạnh  tiến độ  thi công những công trình được giao như  việc xây dựng công trình bệnh viện,  bãi rác của huyện, công trình bờ  kè kinh sáng Bạc Liêu – Cà Mau  đoạn Thị  Trấn Hoà   Bình, công trình phòng học, Chợ  Hoà Bình, Trung tâm thương mại Hoà Bình, và các   công trình Tỉnh, Trung ương làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện …Vấn đề  xây dựng cơ  bản là vấn đề  phải được quan tâm đầu tiên vì nó sẽ  góp phần to lớn trong vấn đề  thu   hút những nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư, do đó sẽ góp phần vào việc phát triển   kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở huyện Hoà Bình. 1.2.4. Giải pháp về dịch vụ, thương mại Vấn đề  dịch vụ  thương mại  ở  huyện Hoà Bình trong thời gian qua chưa được   chú trọng mạnh, vì vậy trong thời gian tới cần phải mở rộng mạng lưới thương mại –   dịch vụ từ thôn đến xã, huyện. Hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá không  thể  không nói đến việc phát triển của dịch vụ  thương mại, ngoài ra lĩnh vực này đang   thu hút rất nhiều lao động vì vậy việc phát triển dịch vụ  thương mại sẽ tạo rất nhiều   việc làm cho người lao động. Vì vậy trong thời gian tới huyện Hoà Bình phải quy hoạch  và xây dựng các chợ cụm dân cư; thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các  hoạt động thương mại dịch vụ. Ngoài ra cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của   SVTH: Lê Thanh Phúc Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2