intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Đề án ngành Quản lý công: Bồi dưỡng công chức đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2024 - 2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án "Bồi dưỡng công chức đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2024 - 2030" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Đề án ngành Quản lý công: Bồi dưỡng công chức đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2024 - 2030

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ NGÂN BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG NHU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2024-2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: Quản lý công Hà Nội, tháng 04 năm 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ NGÂN BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG NHU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2024-2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 83.40.403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Phạm Thị Diễm Hà Nội, tháng 04 năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Đề án “Bồi dưỡng công chức đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2024 - 2030” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Tất cả nội dung có trong Đề án là do tác giả tìm hiểu, thu thập và xử lý trong quá trình thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Diễm. Các số liệu sử dụng trong Đề án khách quan, chính xác và trung thực. Tác giả xin chịu trách nhiệm về nội dung Đề án của mình./. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2024 Học viên Hoàng Thị Ngân
  4. LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô tại Học viện Hành chính Quốc gia đặc biệt là cô TS. Phạm Thị Diễm người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn dành thời gian chỉnh sửa, góp ý cho tác giả hoàn thiện Đề án. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và các công chức Ủy ban nhân dân thị xã Nghi Sơn đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong việc cung cấp thông tin. Quá trình thực hiện Đề án do thời gian nghiên cứu và tài liệu hạn chế, đây cũng là nội dung có tính thời sự nên Đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm và nhận xét Đề án từ phía các chuyên gia, các thầy cô giáo để Đề án của tác giả được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................. 5 1. Lý do xây dựng Đề án ..................................................................... 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................... 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề án ....................................... 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 8 6. Hiệu quả của Đề án ứng dụng trong thực tiễn .............................. 8 7. Kết cấu Đề án .................................................................................. 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ......................................................................................... 9 1.1. Một số khái niệm .......................................................................... 9 1.1.1. Cơ quan chuyên môn cấp huyện ................................................ 9 1.1.2. Công chức và công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện ......... 9 1.1.3. Bồi dưỡng................................................................................... 9 1.1.4. Chuyển đổi số............................................................................. 9 1.1.5. Bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ............. 10 1.2. Đặc điểm bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện ........ 10 1.3. Quy định của pháp luật về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện ......................................................................... 10 1.3.1. Đối tượng bồi dưỡng ................................................................ 11 1.3.2. Nguyên tắc bồi dưỡng .............................................................. 11 1.3.3. Hình thức bồi dưỡng ................................................................ 11 1.3.4. Nội dung bồi dưỡng công chức ................................................ 11 1.3.5. Chương trình bồi dưỡng công chức ......................................... 11
  6. 1.4. Nội dung bồi dưỡng đội ngũ công chức các cơ quan chức chuyên môn cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ....................... 12 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện ......................................................................... 12 1.5.1. Khung năng lực của vị trí việc làm ........................................ 12 1.5.2. Chính sách bồi dưỡng .............................................................. 12 1.5.3. Các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động bồi dưỡng ............................................................................................................... 13 1.5.4. Đội ngũ giảng viên và công chức trong hệ thống quản lý bồi dưỡng.............. 13 1.6. Kinh nghiệm thực tiễn về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện tại một số địa phương ................................... 13 1.6.1. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ........................................................ Error! Bookmark not defined. 1.6.2. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức của huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội ............................................ Error! Bookmark not defined. 1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. .......... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA............................. 13 2.1. Khái quát chung về thị xã Nghi Sơn và đặc điểm đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa ..................................................................................... 13 2.1.1. Khái quát chung về thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa ............. 13
  7. 2.1.2. Đặc điểm đội ngũ công chức thuộc các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa .............................. 14 2.2. Thực trạng bồi dưỡng công chức đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa ........................................................................... 16 2.2.1. Công tác xây dựng và ban hành văn bản về bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.............................................................. 16 2.2.2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng công chức .................................. 17 2.2.3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng công chức sau bồi dưỡng ........ 20 2.2.4. Bố trí và sử dụng công chức sau bồi dưỡng............................. 21 2.3. Nhận xét, đánh giá chung ......................................................... 21 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................... 21 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ....................................................... 21 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................. 21 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN .. 22 3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2024 - 2030 ........................ 22 3.1.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch bồi dưỡng gắn với chủ trương định hướng của Đảng và chính quyền trong thời kì chuyển đổi số ....................... 22 3.1.2. Tập trung bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ công chức ........................................................................... 23 3.1.3. Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức về vai trò và ý nghĩa của bồi dưỡng công chức trong thời kỳ chuyển đổi số .......................... 23 3.1.4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng công chức sau bồi dưỡng ........ 24
  8. 3.1.5. Xây dựng khung chương trình, nội dung bồi dưỡng công chức gắn liền với khung năng lực số .............................................................. 24 3.1.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác bồi dưỡng ................................................................................ 25 3.2. Lộ trình thực hiện Đề án .......................................................... 26 KẾT LUẬN .......................................................................................... 27
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng Đề án Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũ cán bộ cốt cán luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt” [18]. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước đều phụ thuộc vào trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ này, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp chính quyền vì đây là đội ngũ gần dân và trực tiếp giải quyết công việc với dân nhất. Ngày 03 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó, đến năm 2025 mục tiêu quan trọng là: phát triển Chính phủ số, tối ưu hóa hoạt động để đạt hiệu quả, hiệu lực cao. Ngày 22/4/2020 tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14 thành lập thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tĩnh Gia. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/6/2020. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, trong thời gian qua lãnh đạo trung ương và địa phương đã và đang có những kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ công chức đủ năng lực, đủ chuyên môn và kỹ năng thực hiện công việc. Đứng trước yêu cầu về chuyển đổi số, vấn đề về bồi dưỡng đội ngũ công chức cần phải có những bước chuyển biến mới, sáng tạo, linh hoạt hơn từ phương thức đến nội dung để phù hợp tình hình thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu người dân. Nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp góp 5
  10. phần từng bước nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức trong bối cảnh chuyển đổi số, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2024-2030” nghiên cứu làm Đề án tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Lê Thị Thu Huyền (2023), “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khu vực công đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia ở Việt Nam” Tạp chí Đảng Cộng sản. [15] Nguyễn Văn Lành (2023), “Áp dụng mô hình chuyển đối số vào công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam”, Tạp chí tổ chức nhà nước. [16] Phạm Hải Long (2023), “Bồi dưỡng công chức hành chính đáp ứng yêu cầu Chính phủ số ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn”, Hội thảo khoa học, Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội. [17] Trần Nghị (2023), “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu làm việc trong môi trường quốc tế”, Tạp chí tổ chức nhà nước. [19] Hiện nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề án là công tác bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. 6
  11. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: Đề án tập trung nghiên cứu công tác bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, tập trung nghiên cứu những yêu cầu về khung năng lực của đội ngũ công chức chuyên môn trong thời kỳ chuyển đổi số, nội dung bồi dưỡng công chức chuyên môn, đối tượng thực hiện hoạt động bồi dưỡng. + Phạm vi không gian: Đề án được nghiên cứu và thực hiện tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. + Phạm vi thời gian: Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2030. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, Đề án thực hiện một số nhiệm vụ sau: Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn cấp huyện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; Hai là, nghiên cứu khung năng lực số và những yêu cầu trong bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số. Thực hiện nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bốn là, đề xuất một số giải pháp, lộ trình nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2024-2030. 7
  12. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Phương pháp thống kê tổng hợp - Phương pháp phân tích 6. Hiệu quả của Đề án ứng dụng trong thực tiễn Việc xây dựng và triển khai Đề án đóng vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận liên quan đến công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức. Những giải pháp được đề xuất trong Đề án nếu được thực hiện sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức, xây dựng đội ngũ công chức chất lượng, đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ chuyển đổi số giai đoạn 2024 - 2030. 7. Kết cấu Đề án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Đề án gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Giải pháp và lộ trình thực hiện Đề án. 8
  13. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Cơ quan chuyên môn cấp huyện Cơ quan chuyên môn cấp huyện là cơ quan tham mưu, hỗ trợ giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan đến ngành, lĩnh vực ở địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn dưới sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên. 1.1.2. Công chức và công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định như sau: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [23]. 1.1.3. Bồi dưỡng Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (2021)“Bồi dưỡng là thực hiện khóa học ngắn hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ (theo ngạch, theo chức danh, theo vị trí công tác…) và được ghi nhận hoàn thành bằng chứng nhận, chứng chỉ” [22]. 1.1.4. Chuyển đổi số Theo Cẩm nang chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông 9
  14. (2022) “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số” [2]. 1.1.5. Bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số đã và đang là vấn đề nóng được Đảng và nhà nước quan tâm, cũng như là chủ đề nghiên cứu của nhiều tác giả. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một khái niệm hoàn chỉnh nào về bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. 1.2. Đặc điểm bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện Cơ quan chuyên môn cấp huyện là nơi thực hiện quản lý về chuyên môn với nhiều ngành, lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội ở địa phương. Công tác bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp huyện cần phải tuân thủ theo những quy định về nội dung, chương trình bồi dưỡng công chức của nhà nước, tuy nhiên đối với việc bồi dưỡng công chức chuyên môn cần phải xây dựng được nội dung và chương trình cụ thể hơn. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng công chức cần phải tiến hành bồi dưỡng theo quy hoạch, vị trí việc làm của từng cá nhân, dựa trên tiêu chuẩn chức danh công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý. 1.3. Quy định của pháp luật về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện - Luật cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019. - Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2014 sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. - Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ 10
  15. tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025. - Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 Nghị quyết của chính phủ về Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. 1.3.1. Đối tượng bồi dưỡng Đối tượng bồi dưỡng đối với công chức được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP bao gồm: Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) [10]. 1.3.2. Nguyên tắc bồi dưỡng Nguyên tắc bồi dưỡng công chức được quy định tại Điều 3, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. 1.3.3. Hình thức bồi dưỡng Nghị định số 89/2021/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 15 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP với 04 hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. 1.3.4. Nội dung bồi dưỡng công chức Nội dung bồi dưỡng công chức được quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP, nội dung bồi dưỡng công chức bao gồm: “(1) Lý luận chính trị (2) Kiến thức quốc phòng và an ninh (3) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước (4) Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm” [10]. 1.3.5. Chương trình bồi dưỡng công chức 1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị. 11
  16. 2. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. 3. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chứcvới thời gian thực hiện tối đa. 5. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm. 1.4. Nội dung bồi dưỡng đội ngũ công chức các cơ quan chức chuyên môn cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Thứ nhất, công tác xây dựng ban hành văn bản về bồi dưỡng công chức. Thứ hai, tổ chức thực hiện bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Thứ ba, kiểm tra chất lượng công chức sau bồi dưỡng. Thứ tư, bố trí và sử dụng công chức sau bồi dưỡng. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện 1.5.1. Khung năng lực của vị trí việc làm Khung năng lực là một công cụ mô tả trong đó xác định các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, khả năng, thái độ, hành vi và các đặc điểm cá nhân khác để thực hiện các nhiệm vụ trong một vị trí, một công việc hay một ngành nghề. 1.5.2. Chính sách bồi dưỡng Chính sách bồi dưỡng có tác động trực tiếp đến cách thức và biện pháp giải quyết các vấn đề cũng như quá trình tổ chức thực hiện bồi dưỡng công chức. Chính sách bồi dưỡng là một phần quan trọng của chương trình cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn 2021-2030 có tác động trực tiếp đến đội ngũ công chức, đồng thời cũng ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả và hiệu quả của hoạt động hành chính. 12
  17. 1.5.3. Các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động bồi dưỡng Các điều kiện vật chất quyết định đến 30% hiệu quả hoạt động bồi dưỡng có thể kể đến như phòng học riêng, trang thiết bị máy chiếu, bàn ghế, các công cụ bổ trợ,...Việc đầu tư về mặt tài chính cho trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại nhằm hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng là điều cần thiết và tất yếu trong công tác bồi dưỡng 1.5.4. Đội ngũ giảng viên và công chức trong hệ thống quản lý bồi dưỡng Trong những cơ sở bồi dưỡng công chức hiện nay không chỉ có đội ngũ giảng viên là người chuyên đứng lớp bồi dưỡng mà bên cạnh đó cần có những chuyên gia thực tiễn có nhiều trải nghiệm thực tế. 1.6. Kinh nghiệm thực tiễn về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện tại một số địa phương Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA 2.1. Khái quát chung về thị xã Nghi Sơn và đặc điểm đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2.1.1. Khái quát chung về thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa a) Điều kiện tự nhiên Thị xã Nghi Sơn tọa lạc ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa. Thị xã Nghi Sơn có tổng diện tích 455,61 km² và dân số năm 2019 là 307.304 người với mật độ dân số đạt 674 người/km². b) Điều kiện kinh tế - xã hội Là địa phương có đường bờ biển dài 42km cùng nhiều bãi cát mịn, 13
  18. trong những năm gần đây, thị xã Nghi Sơn đã huy động các nguồn lực để phát triển du lịch biển, cơ sở hạ tầng được đầu tư... 2.1.2. Đặc điểm đội ngũ công chức thuộc các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2.1.2.1. Về số lượng Số lượng công chức thuộc các cơ quan chuyên môn tại UBND thị xã Nghi Sơn đến thời điểm hiện tại cụ thể như sau: Bảng 2.1. Thống kê số lượng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2023 STT Cơ quan chuyên môn Số lượng 1 Văn phòng UBND-HĐND 16 2 Phòng Nội vụ 7 3 Phòng Văn hóa – Thông tin 5 4 Phòng Tư pháp 5 5 Phòng Kinh tế - Hạ tầng 9 6 Phòng Tài chính – Kế hoạch 9 7 Phòng Lao động – TBXH 7 8 Phòng Giáo dục – Đào tạo 4 9 Phòng Nông nghiệp và PTNT 7 10 Phòng Tài nguyên và Môi trường 11 11 Phòng Thanh tra 7 12 Phòng Quản lý đô thị 7 Tổng số 94 (Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã Nghi Sơn năm 2023) Tổng số lượng công chức tại các cơ quan chuyên môn của UBND thị xã Nghi Sơn năm 2023 là 94 công chức. 14
  19. 2.1.2.2. Về chất lượng a) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2023 STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thạc sỹ 18 19,1 2 Đại học 75 79,8 3 Cao đẳng 0 0 4 Trung cấp 1 1,1 Tổng số 94 100 (Nguồn: Phòng Nội vụ thị xã Nghi Sơn năm 2023) Xét về tính yêu cầu trong thời kỳ chuyển đổi số, đội ngũ công chức cần được bồi dưỡng thêm về những kiến thức chuyên môn để có thể đổi mới theo kịp sự phát triển của xã hội và yêu cầu cải cách nền hành chính. b) Trình độ quản lý nhà nước Bảng 2.4. Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2023 STT Trình độ quản lý nhà Số lượng Tỷ lệ (%) nước 1 Chuyên viên chính 7 7,4 2 Chuyên viên 81 86,1 3 Còn lại 6 6,4 Tổng số 94 100 (Nguồn: Phòng Nội vụ UBND thị xã Nghi Sơn năm 2023) Qua số liệu trên, UBND thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa cần phải gấp rút bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước cao hơn và số ít công chức chưa qua bồi dưỡng phải được bồi dưỡng để hoàn thành công tác chuyên môn. 15
  20. 2.2. Thực trạng bồi dưỡng công chức đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2.2.1. Công tác xây dựng và ban hành văn bản về bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 1482/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2021 của UBND thị xã Nghi Sơn về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức toàn thị xã; Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 04/3/2022 của Ban Thượng vụ Thị ủy Nghi Sơn về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thương vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2023 của UBND thị xã Nghi Sơn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2023. a) Xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Bảng 2.5. Nhu cầu tham gia các khóa bồi dưỡng của công chức trong thời gian tới (Đơn vị tính: Lượt người) Khóa bồi dưỡng Số lượng Khóa bồi dưỡng lý luận chính trị 32 Khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước 36 Các khóa bồi dưỡng về kỹ năng 75 Khóa bồi dưỡng về Tin học 63 Kiến thức Ngoại ngữ 75 Các khóa bồi dưỡng nâng cao bằng cấp 39 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2023) 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2