intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học" là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chuyển đổi số, quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo, đề xuất các giải pháp quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học theo chu trình PDCA nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ VĂN TẤN QUẢN LÝ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2024
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM MINH HÙNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở tại Trường Đại học Vinh Vào hồi: giờ 00 ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm TT-TV Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh.
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số (Digital transformation) được xem là một xu hướng tất yếu. Chuyển đổi số (CĐS) giữ một vai trò quan trọng trong thay đổi tư duy quản lý, văn hóa tổ chức; cung cấp thông tin, dữ liệu nhanh chóng; giảm chi phí vận hành; nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam, CĐS bắt đầu được nói đến nhiều vào khoảng năm 2018. Trong xu thế chung của thế giới về CĐS, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án 131 tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp đến, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 1282 ngày 10 tháng 5 năm 2022. Đối với các trường đại học Việt Nam và thế giới, CĐS trong giáo dục đại học nói chung, CĐS trong hoạt động đào tạo (HĐĐT) nói riêng hiện là vấn đề vừa mới mẻ, vừa có tính cấp thiết. Do đó, nghiên cứu CĐS trong giáo dục đại học trở thành hướng nghiên cứu quan trọng, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ở trong nước và ngoài nước, hầu như rất ít các công trình trực tiếp nghiên cứu vấn đề quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường đại học (ĐH). Điều rõ ràng là, nếu quá trình CĐS trong trường ĐH nói chung, CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH nói riêng không được tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá (nói cách khác không được quản lý) một cách chặt chẽ thì hiệu quả của quá trình triển khai CĐS sẽ bị hạn chế. Vì thế, nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý triển khai CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, sau khi tìm hiểu các nghiên cứu về quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại trường đại học, chúng tôi nhận thấy chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu liên quan nào ở cấp độ bài báo khoa học hoặc luận án tiến sĩ. Từ những lý do trên, vấn đề “Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học” đã được chọn để làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐĐT ở các trường ĐH. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CĐS, quản lý CĐS trong HĐĐT, đề xuất các giải pháp quản lý CĐS trong HĐĐT ở các trường ĐH theo chu trình PDCA nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐĐT ở trường ĐH. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Chuyển đổi số trong HĐĐT ở trường ĐH. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý chuyển đổi số trong HĐĐT ở trường ĐH theo chu trình PDCA. 4. Giả thuyết khoa học CĐS trong HĐĐT ở các trường ĐH là xu thế tất yếu, một yêu cầu bắt buộc để thực hiện chương trình CĐS quốc gia. Mặc dù trong thời gian qua các trường ĐH nước ta đã quan tâm chỉ đạo triển khai CĐS trong nhà trường nói chung và trong HĐĐT nói riêng nhưng việc làm này còn thiếu tính đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
  4. 4 Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi dựa trên chu trình PDCA; đồng thời đảm bảo các điều kiện cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của từng trường ĐH thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐĐT ở trường ĐH. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường đại học theo chu trình PDCA; - Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý CĐS trong HĐĐT ở các trường đại học; - Đề xuất giải pháp quản lý CĐS trong HĐĐT ở các trường đại học theo chu trình PDCA; khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất và thử nghiệm 01 giải pháp. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi: (1) Chuyển đối số trong hoạt động đào tạo hệ đại học chính quy. (2) Tập trung vào các hoạt động: phát triển chương trình đào tạo; quản lý công tác tuyển sinh và nhập học; phát triển học liệu; tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá; quản lý kết quả học tập và cấp phát văn bằng. Về nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chuyển đổi số trong quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học; đề xuất các giải pháp quản lý CĐS trong hoạt động đào tạo theo chu trình PDCA ở các trường đại học công lập Việt Nam. Về địa bàn khảo sát: Khảo sát thực trạng chuyển đổi số và quản lý chuyển đổi số trong HĐĐT tại 5 trường đại học dựa trên các tiêu chí đã xác định. Về đối tượng khảo sát: CBQL, GV và NV của các trường đại học trên. Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2020 - 2023. 6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm tiếp cận Các quan điểm tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu của luận án: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận chu trình quản lý chất lượng PDCA, tiếp cận thực tiễn. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. 6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thử nghiệm. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 để xử lý dữ liệu khảo sát. 7. Luận điểm cần bảo vệ 7.1. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học nói chung, trong hoạt động đào tạo ở trường đại học nói riêng hiện đang là xu thế tất yếu. Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học có thể theo các cách tiếp cận khác nhau nhưng theo chu trình PDCA là cách tiếp cận có nhiều ưu thế hơn. 7.2. Chuyển đổi số và quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học thời gian qua tuy đạt được những kết quả bước đầu nhưng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong tổ chức thực hiện do thiếu một mô hình quản lý phù
  5. 5 hợp. 7.3. Để nâng cao hiệu quả quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học cần sử dụng đồng bộ các giải pháp dựa trên chu trình PDCA: Xây dựng kế hoạch CĐS trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học; thực hiện kế hoạch CĐS trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học; đánh giá CĐS trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học; điều chỉnh, cải tiến CĐS trong HĐĐT ở các trường đại học. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Luận án xây dựng lý luận về CĐS trong hoạt động đào tạo ở trường đại học và quản lý CĐS trong hoạt động đào tạo ở trường đại học. Dựa trên chu trình PDCA, luận án đã xác định được nội dung quản lý CĐS trong hoạt động đào tạo ở trường đại học. 8.2. Luận án phát hiện các thực trạng CĐS trong hoạt động đào tạo ở trường đại học và quản lý CĐS trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học. Từ đó làm rõ mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp quản lý CĐS trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học. 8.3. Luận án đề xuất được các giải pháp quản lý CĐS trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học dựa trên chu trình PDCA. Các giải pháp này không chỉ vận dụng vào quản lý CĐS trong hoạt động đào tạo mà còn có thể vận dụng vào quản lý CĐS trong các hoạt động khác của trường đại học. 8.4. Luận án đã xây dựng được Bộ tiêu chí đánh giá kết quả chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học và Khung năng lực số của giảng viên trường đại học. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học. Chương 2. Thực trạng quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học. Chương 3. Giải pháp quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học.
  6. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về chuyển đổi số ở trường đại học Ở nước ngoài có các công trình nghiên cứu của M. Hanefi Calp, R. Butuner và A. Uvarov; Voronin; Saienko, O. Vindaca; M. Yavuz và S. Karaman; HolonIQ; V. Kryukov và A. Gorin; Vincenzo Maltese; Cem Cantekin, Ceren Cubukcu Cerasi… Ở trong nước có các nghiên cứu của Vũ Hải Quân, Nguyễn Thị Thu Vân; Nguyễn Vĩnh An; Bùi Thị Huế; Tô Hồng Nam, Nguyễn Hoàng; Phạm Quang Trình … Các nghiên cứu này đã làm rõ sự cần thiết phải CĐS ở trường ĐH và những thách thức trong CĐS ở trường ĐH. 1.1.2. Những nghiên cứu về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Ở nước ngoài có các công trình nghiên cứu của D. M. Voronin, V. G. Saienko, H. V. Tolchieva; I. Petkovics; A. G. Picciano; George Siemens; L. M. Castro Benavides; B. Schenk và M. Dolata; Ö. H. Kuzu, A. Balyer and Ö. Öz; Thambusamy, Parmjit Singh, Mohd Adlan Ramly, Chanin Tungpantong… Ở trong nước có các nghiên cứu của Ngô Thị Lan Anh và Hoàng Minh Đức; Nguyễn Minh; Huỳnh Đệ Thủ; Ngô Thị Thu Dung; Tô Hồng Nam; Nguyễn Hoàng,… Các nghiên cứu này đã làm rõ tầm quan trọng của CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH; mô hình đào tạo trực tuyến ở trường ĐH; CĐS trong hoạt động dạy học ở trường ĐH; CĐS trong hoạt động học tập của sinh viên; cơ sở hạ tầng, công nghệ và giải pháp kỹ thuật triển khai CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH. 1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Ở nước ngoài có các công trình nghiên cứu của Peter Van Gils; Sukanta Sarkar; I. Yakovenko và cộng sự; K. Sandkuhl, H. Lehmann; K.B. Morris, Geoffrey và Wilson Ian; Ö. H. Kuzu ,… Ở trong nước có các nghiên cứu của Phùng Thế Vinh; Ngô Thị Lan Anh và Hoàng Minh Đức; Bùi Thị Nga, Lê Vũ Toàn, Lưu Đức Long… Các nghiên cứu này đã làm rõ CĐS về mô hình, phương thức quản lý HĐĐT; CĐS trong quản lý các nội dung của HĐĐT… 1.2. Lý luận về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học 1.2.1. Chuyển đổi số và chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học 1.2.1.1. Chuyển đổi số CĐS trong một tổ chức là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức để thay đổi cách thức vận hành, mô hình hoạt động, văn hóa tổ chức và phương thức cung cấp các dịch vụ cho khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả các hoạt động của tổ chức. 1.2.1.2. Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Chuyển đổi số trong HĐĐT ở trường đại học là quá trình thay đổi một cách đồng bộ và toàn diện hoạt động đào tạo nhờ ứng dụng công nghệ số để cải thiện và tối ưu hóa hoạt động đào tạo, giúp cho hoạt động đào tạo của trường đại học đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, bắt kịp xu thế phát triển giáo dục đại học trên thế giới. Trong phạm vi luận án, chúng tôi giới hạn CĐS trong hoạt động đào tạo bao gồm: CĐS trong
  7. 7 hoạt động tuyển sinh; CĐS trong phát triển chương trình đào tạo, xây dựng học liệu số; CĐS trong hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá; CĐS trong quản lý kết quả học tập và cấp phát văn bằng. 1.2.2. Ý nghĩa của chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH có các ý nghĩa sau: Tạo môi trường giáo dục linh hoạt; đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học; đa dạng hóa nguồn học liệu số và nâng cao chất lượng học liệu; tăng khả năng tương tác và trải nghiệm trong hoạt động dạy học; tạo cơ hội bình đẳng cho người học; giảm chi phí đào tạo. 1.2.3. Mục đích, yêu cầu chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học 1.2.3.1. Mục đích chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH nhằm các mục đích: Thứ nhất, góp phần thực hiện thành công Chương trình CĐS quốc gia và Đề án 131/QĐ-TTg của Chính phủ; triển khai hoạt động đào tạo của trường đại học trên môi trường số; nâng cao chất lượng đào tạo. 1.3.3.2. Yêu cầu chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học CĐS trong HĐĐT của trường ĐH cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: Triển khai thống nhất, đồng bộ, từ các cơ quan quản lý đến các trường ĐH; giữa ngành giáo dục với các ngành khác; phải có sự tham gia của tất cả mọi cá nhân, đơn vị trong nhà trường và các tổ chức, cá nhân liên quan; có nền tảng công nghệ số đáp ứng yêu cầu của HĐĐT; cần có nguồn nhân lực số và môi trường đào tạo số. 1.2.4. Nội dung chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Nội dung CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH bao gồm: CĐS trong hoạt động phát triển chương trình đào tạo; CĐS trong hoạt động tuyển sinh và nhập học; CĐS trong phát triển học liệu; CĐS trong hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá; CĐS trong quản lý kết quả học tập và cấp phát văn bằng. 1.3. Lý luận về quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học 1.3.1. Quan niệm về quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Từ các khái khái niệm CĐS và quản lý ở trên, có thể hiểu quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường đại học là quá trình chủ thể quản lý xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; đánh giá; điều chỉnh, cải tiến quá trình CĐS trong HĐĐT ở trường đại học. 1.3.2. Sự cần thiết phải quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Cần thiết phải quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH vì những lý do sau: Đảm bảo sự thành công của việc CĐS trong HĐĐT nói riêng và CĐS trong trường ĐH nói chung; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị trường ĐH; nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐH. 1.3.3. Chu trình PDCA và vận dụng chu trình này vào quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học 1.3.3.1. Chu trình PDCA Chu trình PDCA là chu trình quản lý chất lượng, với 4 bước: Lập kế hoạch (P-Plan); Đưa kế hoạch đã lập vào thực hiện (D-Do); dựa theo kế hoạch đã lập để kiểm tra kết quả thực hiện (C-Check); thông qua các kết quả thu được, đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp để bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.
  8. 8 1.3.3.2. Vận dụng chu trình PDCA vào quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Vận dụng chu trình PDCA để quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các bước: 1) Xây dựng kế hoạch CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH; 2) Thực hiện kế hoạch CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH; 3) Đánh giá việc thực hiện kế hoạch CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH; 4) Thực hiện điều chỉnh, cải tiến việc CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH. Các bước này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chu trình khép kín; đảm bảo tối ưu hóa quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH. 1.3.4. Nội dung quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học theo chu trình PDCA Quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH theo chu trình PDCA bao gồm các nội dung: Xây dựng kế hoạch CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH; thực hiện kế hoạch CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH; đánh giá việc thực hiện kế hoạch CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH; điều chỉnh, cải tiến việc CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH. Ngoài ra còn quản lý các điều kiện đảm bảo cho CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH. 1.3.5. Quản lý điều kiện đảm bảo cho chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học theo chu trình PDCA CĐS trong HĐĐT ở trường đại học đạt hiệu quả chỉ khi đảm bảo các điều kiện cần thiết. Các điều kiện này bao gồm: Phát triển năng lực số của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học; xây dựng môi trường số; xây dựng nền tảng công nghệ số; xây dựng, cụ thể hóa các quy định pháp lý về CĐS trong HĐĐT ở trường đại học; huy động nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu CĐS trong HĐĐT ở trường đại học. 1.3.6. Chủ thể quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH cần được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp quản lý liên quan đến HĐĐT, ở tất cả các nội dung của HĐĐT. Vì vậy chủ thể quản lý bao gồm: Hiệu trưởng, Trưởng khoa đào tạo, Trưởng Bộ môn, Trưởng các đơn vị chức năng. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Ảnh hưởng đến quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH có các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Các yếu tố khách quan bao gồm: Nền tảng công nghệ để triển khai hoạt động đào tạo, quản lý HĐĐT trên môi trường số; hệ thống thông tin quản lý giáo dục, cơ sở dữ liệu; nguồn kinh phí để triển khai CĐS; cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động dạy học, công nhận kết quả học tập trên môi trường số. Các yếu tố chủ quan gồm: Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong HĐĐT; thói quen làm việc trên môi trường số của CBQL, GV, NV và NH.
  9. 9 Kết luận chương 1 1. CĐS trong giáo dục và CĐS trong giáo dục ĐH đã trở thành một vấn đề quan tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tổng quan các nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng, mặc dù các vấn đề liên quan đến CĐS đã được nghiên cứu trong giáo dục ĐH nói chung, nhưng ít có nghiên cứu cụ thể về HĐĐT và quản lý HĐĐT tại các trường ĐH. 2. CĐS trong hoạt động của trường ĐH nói chung, trong HĐĐT của trường ĐH nói riêng là xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH. Nghiên cứu CĐS trong HĐĐT của trường ĐH cần phải làm rõ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung của CĐS trong HĐĐT của trường ĐH. 3. Quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH có thể tiếp cận theo các hướng khác nhau; trong đó tiếp cận theo chu trình quản lý chất lượng PDCA là cách tiếp cận phù hợp nhất. 4. Tham gia quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH có nhiều chủ thể. Mỗi chủ thể có vai trò khác nhau đối với quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH. Chủ thể chính quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH là Hiệu trưởng trường ĐH.
  10. 10 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.1.1. Mục tiêu khảo sát Mục tiêu khảo sát là nhằm đánh giá khách quan thực trạng CĐS trong HĐĐT và quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài. 2.1.2. Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát gồm 03 vấn đề chính sau: Thực trạng CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH; thực trạng quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH; thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH. 2.1.3. Đối tượng khảo sát - Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên. - Các trường khảo sát: Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học công nghiệp Hà Nội; Trường Đại học Hồng Đức; Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh; Trường Đại học Vinh. 2.1.4. Phương pháp khảo sát Đề tài sử dụng các phương pháp sau để khảo sát: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề. 2.1.5. Cách thức xử lý số liệu và thang đánh giá Số liệu thu được từ các phiếu điều tra được đánh giá theo 5 mức; được xử lý bằng các công thức thống kê (trung bình cộng, độ lệch chuẩn…) trên phần mềm SPSS 22.0. 2.2. Khái quát về các trường đại học khảo sát Ở nội dung này, luận án trình bày khái quát quá trình xây dựng và phát triển của các trường đại học được khảo sát: Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ chí Minh; Trường Đại học công nghiệp Hà Nội; Trường Đại học Hồng Đức; Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh; Trường Đại học Vinh. Đồng thời, luận án cũng đề cập đến đặc điểm, điều kiện thực tế của các trường liên quan đến CĐS trong HĐĐT. 2.3. Thực trạng chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên về chuyển đổi số và ý nghĩa chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học 2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Bảng 2.5. Kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học CBQL GV NV Tiêu TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc CĐS trong HĐĐT ở trường đại 1 học là xu hướng tất yếu 3,46 0,5 4 3,07 0,52 3 3,34 0,61 3
  11. 11 CBQL GV NV Tiêu TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Chuyển đổi đổi số trong HĐĐT 2 khác với ứng dụng CNTT 3,25 0,44 3 2,94 0,55 3 3 0,7 3 trong HĐĐT CĐS trong HĐĐT là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để 3 3,25 0,43 3 3,05 0,55 3 3,34 0,61 3 triển khai các nội dung đào tạo trên môi trường số CĐS trong quản lý HĐĐT là quá trình áp dụng công nghệ 4 số và các giải pháp kỹ thuật số 3,21 0,52 3 3 0,55 3 3,25 0,58 3 để tối ưu hóa, nâng cao hiệu quả quản lý HĐĐT Bản thân phải có trách nhiệm 5 tham gia vào quá trình CĐS 3,42 0,49 4 3 0,45 3 3,27 0,7 3 của nhà trường Dựa vào giá trị trung bình mức khảo sát, ta có thể thấy rằng nhóm cán bộ quản lý đánh giá mức độ nhận thức cao hơn so với nhóm giảng viên và nhân viên. Cụ thể, nhóm CBQL có 40% (2/5) tiêu chí được đánh giá Khá phù hợp, 60% (3/5) tiêu chí được đánh giá Tương đối phù hợp; trong khi đó nhóm GV và NV tất cả các tiêu chí đều được đánh giá là Tương đối phù hợp. Không có tiêu chí nào được đánh giá ở mức Hoàn toàn phù hợp. 2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên về ý nghĩa chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ về ý nghĩa chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Tạo ra môi trường GD linh 1 3,52 0,68 4 3,33 0,66 3 3,19 0,76 3 hoạt Đa dạng hóa hình thức tổ 2 3,56 0,6 4 3,34 0,66 3 3,16 0,77 3 chức dạy học Đa dạng hóa nguồn học liệu 3 số và nâng cao chất lượng 3,38 0,64 3 3,34 0,6 3 3,17 0,76 3 học liệu Tăng khả năng tương tác và 4 trải nghiệm trong hoạt động 3,54 0,65 4 3,51 0,75 4 2,83 0,76 3 dạy học 5 Tạo cơ hội bình đẳng cho NV 3,68 0,53 4 3,38 0,76 3 3,15 0,8 3 6 Giảm chi phí đào tạo 3,5 0,5 4 2,97 0,48 3 3,13 0,82 3 Kết quả khảo sát cho thấy nhóm CBQL có 83% (5/6) tiêu chí được đánh giá
  12. 12 Khá phù hợp (giá trị TB cao nhất là: 3,68), 17% (1/6) tiêu chí được đánh giá Tương đối phù hợp; trong khi đó nhóm GV và NV tất cả các tiêu chí đều được đánh giá là Tương đối phù hợp (giá trị TB cao nhất là: 3,39). Không có tiêu chí nào được đánh giá ở mức Hoàn toàn phù hợp. 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục đích, yêu cầu chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học 2.3.2.1. Thực trạng thực hiện mục đích chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện mục đích CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH CBQL GV NV Tiêu TT X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậ X̅ ĐLC Bậ chí c c Góp phần thực hiện thành công 1 Chương trình CĐS quốc gia và Đề 3,64 0,48 4 3,8 0,58 4 3,66 0,84 4 án 131/QĐ-TTg của CP Triển khai HĐĐT của trường đại 2 3,67 0,47 4 3,69 0,63 4 3,64 1,09 4 học trên môi trường số 3 Nâng cao chất lượng đào tạo 3,6 0,49 4 3,31 0,63 3 3,36 0,84 3 Nâng cao hiệu quả quản lý HĐĐT 4 3,69 0,46 4 3,32 0,63 3 3,33 0,49 3 của trường đại học Tổng hợp và phân tích kết quả từ giá trị trung bình mức độ thực hiện cho thấy rằng tất cả các tiêu chí liên quan đến mục đích CĐS trong HĐĐT tại trường đại học được cán bộ quản lý đánh giá là thực hiện Khá. Tuy nhiên, giảng viên và nhân viên chỉ đưa ra đánh giá ở mức Khá ở 2/4 (50%) tiêu chí, còn lại 2/4 (50%) tiêu chí được đánh giá ở mức Trung bình. 2.3.2.2. Thực trạng thực hiện yêu cầu chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Bảng 2.8. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện yêu cầu CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH CBQL GV NV Tiêu TT X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậ chí c Cần được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp, từ các cơ quan quản 1 lý đến các trường ĐH và triển khai 3,4 0,49 3 3,35 0,48 3 3,42 0,49 4 đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động Có sự thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý và các trường 2 3,44 0,5 4 3,38 0,49 3 3,38 0,49 3 ĐH; giữa ngành giáo dục với các ngành khác Phải có sự tham gia của tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong ngành 3 3,27 0,44 3 3,39 0,49 3 3,3 0,46 3 giáo dục và các tổ chức, cá nhân liên quan
  13. 13 CBQL GV NV Tiêu TT X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậ chí c Cần có mô hình HĐĐT trên môi trường số của trường ĐH; có thể 4 3,43 0,49 4 3,48 0,5 4 3,42 0,49 4 chế cho hoạt động trên môi trường số Cần có nền tảng công nghệ số 5 3,43 0,49 4 3,48 0,5 4 3,42 0,49 4 đáp ứng yêu cầu Cần có nguồn nhân lực số và môi 6 3,21 0,41 3 3,17 0,38 3 3,14 0,35 3 trường làm việc số Kết quả đánh giá cho thấy cả cán bộ quản lý, giảng viên, và nhân viên đều thống nhất rằng mức độ thực hiện yêu cầu về CĐS trong HĐĐT tại trường đại học chỉ đạt mức Khá trở xuống. Có 3/6 (50%) tiêu chí được CBQL đánh giá mức Trung bình, 50% còn lại được đánh giá mức Khá; trong khi đó nhóm GV và NV có 4/6 (67%) tiêu chí được đánh giá ở mức Trung bình, 33% còn lại được đánh giá mức Khá. Điều này khẳng định rằng thực trạng thực hiện yêu cầu CĐS trong HĐĐT ở trường đại học chỉ đạt ở mức Trung bình. 2.3.3. Thực trạng thực hiện các nội dung chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học 2.3.3.1. Thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong phát triển chương trình đào tạo Bảng 2.9. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện CĐS trong phát triển CT đào tạo Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Khảo sát nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động qua hệ thống 1 4 0,71 4 4,05 0,7 4 3,77 0,65 4 thu thập thông tin của nhà trường Thu thập ý kiến góp ý về chương trình đào tạo của các đơn vị sử 2 dụng lao động qua hệ thống thu 3,75 0,43 4 3,77 0,42 4 3,65 0,49 4 thập, xử lý thông tin của nhà trường Thu thập ý kiến góp ý về chương trình đào tạo của cựu người học 3 4,02 0,72 4 4,05 0,7 4 3,77 0,66 4 qua hệ thống thu thập, xử lý thông tin của nhà trường Xử lý thông tin, phân tích dữ liệu 4 thu thập bằng hệ thống thu thập, 3,77 0,46 4 3,77 0,42 4 3,65 0,49 4 xử lý thông tin của nhà trường Sử dụng kết quả xử lý thông tin 5 thu thập để phát triển, điều chỉnh 3,23 0,47 3 3,21 0,41 3 3,3 0,46 3 chương trình đào tạo Dựa trên giá trị trung bình mức độ thực hiện các nội dung về hoạt động “Phát triển chương trình đào tạo” kết quả khảo sát cho thấy mức độ thực hiện 4/5 tiêu
  14. 14 chí được CBQL, GV và NV đánh giá ở mức Khá, còn “Sử dụng kết quả xử lý thông tin thu thập để phát triển, điều chỉnh chương trình đào tạo” chỉ đạt ở mức Trung bình (giá trị trung bình cao nhất 3,3). Qua giá trị trung bình và độ lệch cũng thấy, có sự đánh giá khá đồng đều trên các tiêu chí đối với các nhóm CBQL, GV và NV. 2.3.3.2. Thực trạng thực hiện chuyển đổi số hoạt động tuyển sinh và nhập học Bảng 2.10. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện chuyển đổi số hoạt động tuyển sinh và nhập học Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Quảng bá tuyển sinh trên hệ 1 4,17 0,9 4 4,19 0,95 4 4 0,84 4 thống tuyển sinh của trường Ứng dụng AI vào quảng bá và tư 2 2,01 1,17 2 2,21 1,2 2 2,07 1,04 2 vấn tuyển sinh 3 Hệ thống xét tuyển tự động 3,96 0,76 4 3,98 0,75 4 3,9 0,59 4 Hệ thống tự động thông báo 4 4,13 0,57 4 4,04 0,71 4 4,13 0,33 4 trúng tuyển 5 Nhập học trực tuyến 4,15 0,73 4 4,13 0,83 4 4,18 0,79 4 Ở nội dung này ta nhận thấy rằng việc đánh giá của CBQL, GV và NV khá tương đồng. Trong đó phần lớn (4/5) tiêu chí của hoạt động này đều đạt ở mức Khá, nhưng tiêu chí “Ứng dụng AI vào quảng bá và tư vấn tuyển sinh” được đánh đạt mức Yếu. 2.3.3.3. Thực trạng thực hiện phát triển học liệu số Bảng 2.11. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện phát triển học liệu số Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc 1 Phát triển giáo trình điện tử 4,2 0,62 4 4,18 0,79 4 4,13 0,91 4 Phát triển tài liệu tham khảo điện 2 4,19 0,62 4 4,16 0,81 4 4,18 0,87 4 tử 3 Số hóa sách, tài liệu dạy học 3,23 0,47 3 3,21 0,41 3 3,3 0,46 3 4 Xây dựng đề kiểm tra, thi điện tử 3,48 0,54 4 3,44 0,5 4 3,65 0,48 4 5 Xây dựng các TN ảo 3,1 0,66 3 3,06 0,69 3 2,83 0,63 3 6 Xây dựng kho học liệu số 3,58 0,49 4 3,56 0,5 4 3,35 0,48 3 7 Xây dựng thư viện số 4,02 0,14 4 4 0 4 3,97 0,17 4 8 Chia sẻ học liệu trên MTS 3,54 0,54 4 3,5 0,5 4 3,48 0,5 4 Ở nội dung này có 2/8 tiêu được đánh giá Tốt; 2/8 tiêu chí đánh giá mức Khá. Còn 02 tiêu chí “Số hóa sách, tài liệu dạy học” và ‘Xây dựng các thí nghiệm ảo” chỉ đạt ở mức Trung bình, đây là 2 nội dung khi triển khai cũng cần nguồn lực lớn để có thể triển khai thực hiện tốt, do đó nó cũng phản ánh đúng thực trạng ở các trường ở thời điểm hiện tại. 2.3.3.4. Thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá Bảng 2.12. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá
  15. 15 Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc 1 Triển khai dạy học trực tuyến 3,61 0,56 4 3,56 0,5 4 3,36 0,49 3 Triển khai dạy học trên hệ thống 2 3,6 0,53 4 3,56 0,5 4 3,36 0,49 3 đào tạo trực tuyến Triển khai kiểm tra, đánh giá trực 3 3,31 0,54 3 3,27 0,45 3 3,13 0,35 3 tuyến Triển khai kiểm tra, đánh giá trên 4 3,61 0,56 4 3,56 0,5 4 3,36 0,49 3 hệ thống đào tạo trực tuyến Ứng dụng công nghệ số để đổi 5 3,61 0,56 4 3,56 0,5 4 3,36 0,49 3 mới phương pháp dạy học Sử dụng nguồn học liệu số trong 6 3,61 0,56 4 3,56 0,5 4 3,36 0,49 3 dạy học Tương tác với người học trên 7 3,85 0,82 4 3,84 0,83 4 3,48 0,71 4 môi trường số Người học sử dụng môi trường 8 3,29 0,49 3 3,27 0,45 3 3,13 0,35 3 số để tự học Từ kết quả khảo sát, có sự tương đồng trong việc đánh giá giữa CBQL và GV về nội dung này. Cụ thể, có 6/8 (75%) tiêu chí được CBQL và GV đánh giá ở mức độ Khá, 2/8 (25%) tiêu chí được đánh giá ở mức Trung bình; trong khi đó, 7/8 (88%) tiêu chí được NV đánh giá mức Trung bình, chỉ có 01 tiêu chí được đánh giá ở mức Khá (Tương tác với người học trên môi trường số). Thực tế này cho thấy việc triển khai kiểm tra và đánh giá trực tuyến cùng việc thúc đẩy học tập tự học trực tuyến vẫn còn gặp những hạn chế. 2.3.3.5. Thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý kết quả học tập và cấp phát văn bằng Bảng 2.13. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý kết quả học tập và cấp phát văn bằng Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Cấp mã định danh cho người 1 4,34 0,85 5 4,59 0,49 5 4,61 0,7 5 học Đánh giá, ghi nhận kết quả học tập học phần trên hệ thống đào 2 4,19 0,68 4 4,05 0,71 4 4,09 0,58 4 tạo trực tuyến của trường theo mã định danh Kết quả học tập học kỳ, năm học, khóa học được hệ thống tự 3 4,17 0,73 4 4,15 0,7 4 4,17 0,47 4 động xử lý và ghi nhận trên hệ thống theo mã định danh 4 Xét kết quả tốt nghiệp tự động 3,39 0,79 3 3,32 1,22 3 3,33 0,86 3 Sử dụng chữ ký số trong công 5 2,03 1,52 2 2,34 1,67 2 1,84 1,27 2 nhận kết quả và cấp bằng Sử dụng Blockchain trong việc 6 quản lý kết quả học tập và dữ liệu 2,03 1,52 2 2,3 1,67 2 1,84 1,27 2 văn bằng 7 Cấp bằng tốt nghiệp số 2,08 1,26 2 2,27 1,32 2 2,05 1,14 2
  16. 16 Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Sử dụng dấu số của cơ sở đào 8 2,03 1,52 2 2,34 1,67 2 1,84 1,27 2 tạo Từ những kết quả khảo sát, chúng tôi đã nhận thấy rằng có sự tương đồng trong đánh giá giữa CBQL, GV và NV. Trong đó, có 1/8 (12,5%) tiêu chí được đánh giá là Tốt bởi CBQL, GV và NV; có 2/8 (37,5%) tiêu chí đã được đánh giá là Khá bởi CBQL, GV và NV; có 1/8 (12,5%) tiêu chí được đánh giá là Trung bình bởi CBQL, GV và NV. Điều đáng chú ý là có 4/8 (50%) tiêu chí, bao gồm: "Sử dụng chữ ký số trong công nhận kết quả và cấp bằng", "Sử dụng Blockchain trong việc quản lý kết quả học tập và dữ liệu văn bằng", "Cấp bằng tốt nghiệp số" và “Sử dụng dấu số của cơ sở đào tạo” được đánh giá ở mức Yếu. Từ kết quả khảo sát, có thể thấy rằng mức độ thực hiện quá trình CĐS ở nội dung này vẫn còn rất hạn chế. 2.4. Thực trạng quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên về sự cần thiết phải quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV và NV về sự cần thiết phải quản lý CĐS trong quản lý HĐĐT ở các trường ĐH Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Đảm bảo sự thành công của việc CĐS trong HĐĐT nói 1 3,41 0,56 4 3,39 0,6 3 3,33 0,57 3 riêng và CĐS trong trường ĐH nói chung Nâng cao hiệu lực, hiệu quả 2 3,39 0,54 3 3,37 0,7 3 3,36 0,67 3 quản trị trường đại học Nâng cao chất lượng đào tạo 3 3,32 0,52 3 3,34 0,56 3 3,36 0,48 3 của trường đại học Dựa vào giá trị trung bình mức độ nhận thức cho ta thấy rằng, đối với CBQL có tiêu chí “Đảm bảo sự thành công của việc CĐS trong HĐĐT nói riêng và CĐS trong trường đại học nói chung” được đánh giá là Cần thiết (chiếm 33%), còn 2/3 (67%) tiêu chí đánh giá Tương đối cần thiết; trong khi đó GV và NV các tiêu chí đều chỉ được đánh giá là Tương đối cần thiết. Qua giá trị độ lệch chuẩn cũng cho thấy rằng mức độ nhận thức của CBQL là đồng đều hơn, cụ thể: đối với CBQL có độ lệch chuẩn cao nhất là 0,56, trong khi GV là 0,7 và NV là 0,67. 2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học 2.4.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
  17. 17 Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Phân tích bối cảnh CĐS của 1 2,54 0,85 2 2,58 0,71 2 2,58 1,06 2 trường đại học Xác định mục tiêu kế hoạch 2 3,39 0,49 3 3,27 0,45 3 3,24 0,43 3 CĐS của trường đại học Xây dựng chương trình hành 3 động để thực hiện mục tiêu kế 3,21 0,41 3 3,21 0,41 3 3,3 0,47 3 hoạch CĐS của trường đại học Dự thảo kế hoạch tổng thể 4 3,23 0,47 3 3,21 0,41 3 3,3 0,47 3 CĐS của nhà trường Lấy ý kiến các bên liên quan về 5 dự thảo của kế hoạch tổng thể 2,58 0,82 2 2,59 0,72 2 2,57 0,97 2 CĐS của nhà trường Ban hành kế hoạch CĐS trong 6 3,25 0,43 3 3,27 0,45 3 3,13 0,33 3 HĐĐTcủa trường ĐH Ở nội dung này có sự tương đồng trong đánh giá giữa CBQL, GV và NV. Cụ thể, có 2/6 (33%) tiêu chí được đánh giá ở mức Yếu; có 4/6 (67%) tiêu chí được đánh giá ở mức Trung bình. Không có tiêu chí nào được đánh ở từ mức Khá trở lên. 2.4.2.2. Thực trạng thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện kế hoạch CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH CBQL GV NV Tiêu TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, 1 3,39 0,58 3 3,36 0,72 3 3,35 0,9 3 sinh viên của nhà trường về kế hoạch CĐS trong HĐĐT Tổ chức bộ máy quản lý CĐS 2 trong HĐĐT của trường đại học 3,06 0,34 3 3,05 0,23 3 3,01 0,13 3 Tổ chức thực hiện CĐS trong 3 HĐĐT của trường đại học theo 2,62 0,57 3 2,64 0,48 3 2,66 0,5 3 đúng kế hoạch đã xây dựng Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các tiêu chí được đánh giá ở mức Trung bình, với tiêu chí “Tổ chức thực hiện CĐS trong HĐĐT của trường đại học theo đúng kế hoạch đã xây dựng” có giá trị trung bình mức đánh giá khá thấp, gần tiệm cận mức Yếu (cụ thể CBQL: 2,62, GV: 2,64 và NV: 2,66). Điều này cũng phản ánh thực trạng khách quan rằng CĐS là một quá trình đầy thách thức, do quá trình triển khai phải dựa trên thực tiễn của mỗi trường.
  18. 18 2.4.2.3. Thực trạng đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá việc thực hiện kế hoạch CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Lập kế hoạch đánh giá việc thực 1 hiện CĐS trong HĐĐT ở trường 3,39 0,51 3 3,32 0,72 3 3,29 0,45 3 đại học Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực 2 hiện CĐS trong HĐĐT ở trường 3,27 0,49 3 3,27 0,45 3 3,12 0,34 3 ĐH Lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá việc thực hiện CĐS 3 3,22 0,45 3 3,15 0,61 3 3,07 0,27 3 trong HĐĐT ở trường đại học phù hợp Tổ chức đánh giá việc thực hiện 4 CĐS trong HĐĐT ở trường đại 2,59 0,49 2 2,59 0,7 2 2,58 0,76 2 học theo một quy trình nhất định Kết quả khảo sát ở nội dung này, có tiêu chí “Tổ chức đánh giá việc thực hiện CĐS trong HĐĐT ở trường đại học theo một quy trình thống nhất” được CBQL, GV và NV đánh giá mức Yếu (chiếm 25%); các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức Trung bình. Điều này, chứng tỏ rằng việc đánh giá thực hiện kế hoạch CĐS trong HĐĐT ở trường đại học còn hạn chế. 2.4.2.4. Thực trạng thực hiện điều chỉnh, cải tiến chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện điều chỉnh, cải tiến chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học CBQL GV NV Tiêu TT chí Bậ X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC X̅ ĐLC Bậc c Quán triệt để cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, sinh viên nhận 1 thức ý nghĩa quan trọng của việc 3,31 0,54 3 3,28 0,86 3 3,25 0,67 3 điều chỉnh, cải tiến CĐS trong HĐĐT Chỉ ra những hạn chế của CĐS 2 2,62 0,49 3 2,79 0,84 3 2,61 0,7 3 trong HĐĐT cần khắc phục Lập kế hoạch điều chỉnh, cải tiến 3 2,58 0,49 2 2,59 0,59 2 2,57 0,59 2 CĐS trong HĐĐT của trường ĐH Tổ chức thực hiện điều chỉnh, cải 4 tiến CĐS trong HĐĐT của trường 2,57 0,49 2 2,55 0,62 2 2,56 0,59 2 ĐH 5 Đánh giá việc thực hiện điều chỉnh, 2,58 0,49 2 2,55 0,62 2 2,57 0,61 2 cải tiến CĐS trong HĐĐT của
  19. 19 CBQL GV NV Tiêu TT chí Bậ X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC X̅ ĐLC Bậc c trường ĐH Kết quả khảo sát có sự tương đồng trong đánh giá của CBQL, GV và NV ở các tiêu chí. Có 2/5 (40%) tiêu chí được đánh giá mức Trung bình, tuy nhiên có 3/5 (60%) tiêu chí được đánh giá ở mức Yếu. Dữ liệu từ kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng việc thực hiện điều chỉnh và cải tiến trong việc CĐS trong HĐĐT ở các trường đại học chưa đạt kết quả tốt. Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp phù hợp là cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình điều chỉnh và cải tiến, đồng thời đóng góp vào sự thành công của mỗi trường đại học trong việc CĐS, đặc biệt là trong HĐĐT. 2.4.3. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học Bảng 2.19. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các điều kiện đảm bảo cho chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học CBQL GV NV Tiêu TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Phát triển năng lực số của 1 3,1 0,43 3 3 0 3 3 0 3 CBQL, GV và NV 2 Phát triển môi trường số 3,19 0,39 3 3,27 0,45 3 3,12 0,33 3 Xây dựng nền tảng công nghệ 3 3,41 0,49 4 3,27 0,45 3 3,43 0,5 4 số phục vụ CĐS trong HĐĐT Ban hành các quy định pháp lý 4 về CĐS trong HĐĐT ở trường 3,31 0,54 3 3,28 0,86 3 3,25 0,67 3 đại học Đảm bảo nguồn lực tài chính 5 đáp ứng yêu cầu CĐS trong 3,1 0,43 3 3 0 3 3 0 3 HĐĐT ở trường đại học Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các tiêu chí đều được CBQL, GV và NV đánh giá mức Trung bình. Riêng đối với tiêu chí “Nền tảng công nghệ số phục vụ CĐS trong HĐĐT” được CBQL và NV đánh giá mức Khá, còn GV đánh giá ở mức Trung bình. Từ kết quả này cho thấy rằng để CĐS trong HĐĐT ở trường đại học đạt được mục tiêu mong muốn các trường đại học cần phải thực hiện tốt hơn các điều kiện đảm bảo cho quản lý CĐS trong HĐĐT. 2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
  20. 20 Tiêu CBQL GV NV TT chí X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc X̅ ĐLC Bậc Nhân thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người 1 4,65 0,48 5 4,52 0,5 5 4,52 0,5 5 học về vai trò, tầm quan trọng của CĐS trong HĐĐT Thói quen làm việc trên môi 2 trường số của cán bộ, GV và 4,71 0,46 5 4,5 0,5 5 4,52 0,5 5 người học Nền tảng công nghệ để triển 3 khai HĐĐT, quản lý HĐĐT trên 4,66 0,47 5 4,56 0,52 5 4,55 0,52 5 MTS Sự thay đổi của các nhà quản lý 4 4,59 0,49 5 4,45 0,5 5 4,6 0,49 5 trường đại học Hệ thống thông tin quản lý giáo 5 4,34 0,48 5 4,29 0,45 5 4,23 0,42 5 dục, cơ sở dữ liệu Nguồn kinh phí để triển khai 6 4,17 0,72 4 4,2 0,82 4 4,09 0,91 4 CĐS Cơ sở pháp lý cho việc triển 7 khai hoạt động dạy học, công 4,67 0,47 5 4,47 0,62 5 4,64 0,48 5 nhận kết quả học tập trên MTS Từ kết quả cho thấy có sự đánh giá đồng đều giữa ba nhóm (CBQL, GV, NV), có 6/7 (86%) tiêu chí được đánh giá là Rất ảnh hưởng; chỉ có 01 tiêu được đánh giá Ảnh hưởng (chiếm 14% số tiêu chí được khảo sát). Như vậy, những tiêu chí được khảo sát là những yếu tố có Ảnh hưởng và Rất ảnh hưởng đến quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường ĐH. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng, luận án đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế, cơ hội và thách thức về CĐS và quản lý CĐS trong HĐĐT ở các trường ĐH khảo sát; từ đó làm rõ nguyên nhân của thực trạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2