intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là xác định cơ sở khoa học cho việc xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học, đồng thời xây dựng được nguồn học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác một số nội dung trong chương trình tiểu học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN DƯƠNG QUỐC HOÀ XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Ở TIỂU HỌC Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9 14 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đào Thái Lai Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 2. PGS.TS. Trần Thị Thái Hà Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 1: ....................................................................................... Phản biện 2: ....................................................................................... Phản biện 3: ....................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm ..... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Việc nghiên cứu ứng dụng DHTT vào QTDH đang được thực hiện một cách có hệ thống và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Có thể kể đến một số nghiên cứu của T.A.Ilina, P.P.Êxipốp, Iu.K.Babanski, Jean Marc Denomme & Madelein Roy, Đặng Thành Hưng, Vũ Lệ Hoa, Tạ Quang Tuấn,…. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này trong dạy học ở bậc tiểu học vẫn còn khá hạn chế và chưa mang lại nhiều kết quả cụ thể. 1.2. Với DHTT, việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông tỏ ra có nhiều ưu thế vượt trội, được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu thực hiện, và đây cũng là một xu thế tất yếu trong dạy học hiện nay. 1.3. Thực tế dạy học ở trường tiểu học hiện nay cho thấy, số lượng và tần suất xuất hiện của các nghiên cứu, các nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học lại không tương đồng với mức độ quan tâm, mức độ ủng hộ cũng như tần suất sử dụng của GVTH, HSTH. 1.4. Học liệu điện tử (HLĐT) mang lại nhiều lợi ích cho cả GV lẫn HS trong QTDH. Việc nghiên cứu xây dựng nguồn HLĐT trong dạy học nói chung và dạy học ở tiểu học nói riêng là thực sự cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho bậc học này. Tuy vậy, hiện nay các nghiên cứu về HLĐT hỗ trợ dạy học các môn học ở tiểu học, đặc biệt là hỗ trợ DHTT, còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm thực hiện. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc học này. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định cơ sở khoa học cho việc xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học, đồng thời xây dựng được nguồn học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác một số nội dung trong chương trình tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu QTDH có sự hỗ trợ của HLĐT ở trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động, quan hệ, tương tác giữa người dạy, người học và môi trường dạy học có sử dụng HLĐT ở tiểu học. Cấu trúc và nội dung của HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học nếu được xây dựng một cách có hệ thống, kết hợp thống nhất giữa các tiêu chí sư phạm và tiêu chí công nghệ, giữa ý tưởng sư phạm và ý tưởng của HLĐT, phù hợp với đặc điểm DHTT ở tiểu học, đồng thời có hình thức sử dụng hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập và phát huy được tính tích cực, chủ động của HSTH trong quá trình DHTT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lí luận, thực tiễn cho việc xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 5.2. Đề xuất cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 5.3. Hình thành và phát triển phương pháp xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 5.4. Xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT một số nội dung của môn Toán, Khoa học và Lịch sử lớp 4, 5. 5.5. Đề xuất các hình thức sử dụng HLĐT trong DHTT ở tiểu học.
  4. 2 5.6. TNSP nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và đánh giá tính thiết thực, khả thi của HLĐT trong việc hỗ trợ DHTT ở tiểu học. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT dùng trong dạy học một số nội dung của môn Toán, Khoa học và Lịch sử lớp 4, 5. 6.2. Địa bàn nghiên cứu Các khảo sát thực trạng được thực hiện tại 2 trường Đại học và 17 trường tiểu học thuộc thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Thanh Hóa. Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại một số trường tiểu học thuộc tỉnh Đồng Nai. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khảo sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7.3. Phương pháp thống kê toán học 8. Những luận điểm đưa ra bảo vệ 8.1. HLĐT là một trong những phương tiện có khả năng giúp tối ưu hóa việc tổ chức các hoạt động tương tác đồng thời nâng cao tính hiệu quả và khả thi cho các biện pháp tổ chức DHTT ở tiểu học. 8.2. Xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học phải đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của GVTH, hướng đến việc tạo được hiệu lực ứng dụng thực tiễn cao và cần được thực hiện theo một quy trình hợp lý, khoa học, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của một HLĐT dùng hỗ trợ giảng dạy cho GV và hỗ trợ học tập cho HS. 8.3. Khai thác sự hỗ trợ của hệ thống HLĐT để DHTT ở tiểu học sẽ tích cực hóa hoạt động của HS đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học. 9. Những đóng góp của luận án - Hệ thống hóa và làm sáng rõ hơn các đặc điểm DHTT ở tiểu học, nguyên tắc DHTT ở tiểu học và các định hướng tổ chức DHTT hiệu quả cho HSTH. Ngoài ra, luận án cũng đã làm sáng tỏ việc tổ chức DHTT ở tiểu học với sự hỗ trợ của HLĐT thông qua việc chỉ ra thành phần cơ bản của HLĐT sử dụng trong DHTT tiểu học, ưu thế và khả năng hỗ trợ của HLĐT trong DHTT ở tiểu học, mức độ hỗ trợ của HLĐT và triển vọng ứng dụng công nghệ 4.0 trong thiết kế HLĐT, các yếu tố tác động đến việc sử dụng HLĐT trong DHTT ở TH. - Làm sáng tỏ thực trạng khai thác và sử dụng HLĐT trong dạy học của GV, đồng thời xác định được các yếu tố và những nội dung mong muốn của GV về HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học làm cơ sở cho việc xây dựng một HLĐT phù hợp và có khả năng ứng dụng cao. - Đề xuất được cấu trúc hệ thống HLĐT, các nguyên tắc và quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học phù hợp với đặc điểm DHTT ở tiểu học, hướng đến việc tạo được hiệu lực ứng dụng thực tiễn cao và đáp ứng được nhu cầu dạy học ở bậc tiểu học. - Xây dựng được hệ thống EcPit (hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT một số nội dung của môn Toán, Khoa học, Lịch sử lớp 4, 5) theo định hướng hỗ trợ hiệu quả các hoạt động DHTT ở tiểu học, đáp ứng được nhu cầu dạy học của GVTH và nhu cầu học tập của HSTH. - Đề xuất được một số hình thức sử dụng có hiệu quả HLĐT trong DHTT ở tiểu học đồng thời đưa ra định hướng phân phối và phát triển dữ liệu phù hợp nhằm đảm bảo tính duy trì và phát triển cho hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học.
  5. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Ở TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về dạy học tương tác và dạy học tương tác ở tiểu học Những nghiên cứu về DHTT chủ yếu được thực hiện theo 2 hướng: (1) Nghiên cứu các vấn đề lí luận của DHTT; (2) Nghiên cứu vận dụng DHTT cho các đối tượng cụ thể. Các vấn đề lí luận cơ bản của DHTT đã được đề cập ít nhiều trong các nghiên cứu của Bruce Joyce & Marsha Weil (1986), Moore M.G (1989), Wagner E.D (1994), Jean Marc Denomme & Madeleine Roy (2000, 2009), Thurmond Veronica & Wambach Karen (2004), Phan Trọng Ngọ (2005), Đặng Thành Hưng (2005), Thái Duy Tuyên (2008), Phó Đức Hòa, (2011), Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Cẩm Thanh (2015), Teddy Mantoro et al. (2015) ...... Các nghiên cứu lí luận về DHTT đã tạo tiền đề cho hàng loạt các nghiên cứu vận dụng trên các đối tượng khác nhau. Tiêu biểu có các tác giả: Smith F. et al. (2004), Nguyễn Thị Bích Hạnh (2006), Vũ Lệ Hoa (2008), Veselinovska S.S. et al. (2010), Tạ Quang Tuấn (2010), Taha Rajab (2013), Đỗ Thị Hồng Minh (2015), Nguyễn Cẩm Thanh (2015).... Xem xét riêng ở bậc tiểu học, các nghiên cứu vận dụng DHTT cho bậc học này cũng đã được một số tác giả quan tâm: Dragos Viorel (2011) với luận án “Interactive teaching and learning in primary school (Applications in the curricular area of Mathematics and Sciences)” hay Janet Moyles et al. (2003) với nghiên cứu “Interactive teaching in the primary school: Digging deeper into meanings”. Nghiên cứu trên đối tượng HSTH ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hằng (2010) với luận án “Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác ở trường tiểu học” đã khẳng định khả năng vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học ở tiểu học, đồng thời đề xuất được 3 nhóm biện pháp với 11 biện pháp cụ thể để tổ chức DHTT cho HSTH. Tuy nhiên: (1) Do tác giả đứng trên quan điểm đề cao nhân tố môi trường nên các biện pháp đề xuất tập trung chủ yếu vào việc cải thiện vai trò của môi trường đối với người học. Các biện pháp tác động vào nhân tố người học, người dạy không được tác giả quan tâm đúng mức; (2) Với 11 biện pháp cụ thể của nghiên cứu, nếu áp dụng các hỗ trợ của CNTT thì sẽ giúp tối ưu quá trình thực hiện đồng thời tạo ra hiệu quả dạy học rõ rệt hơn. Song, vấn đề này hoàn toàn không thấy tác giả đề cập đến; (3) Việc chỉ ra các đặc trưng cũng như các nguyên tắc tổ chức DHTT riêng có là cần thiết khi thực hiện các tác động sư phạm trên đối tượng HSTH. Song, vấn đề này cũng chưa được tác giả làm rõ trong nghiên cứu của mình. 1.1.2. Nghiên cứu xây dựng các loại HLĐT sử dụng trong dạy học ở tiểu học Ở bậc tiểu học, các nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học và đổi mới PPDH được rất nhiều tác giả quan tâm, có thể nhắc đến một số nghiên cứu của Chris Campbell (2006), Đào Thái Lai (2007), Ivan Webb (2007), Lê Thị Hồng Chi (2014), Slameto (2014)... Trong đó, nghiên cứu xây dựng các loại HLĐT ứng dụng trong dạy học các môn học là một trong những hướng nghiên cứu có tần suất tăng dần cùng với sự phát triển của công nghệ. Trên thế giới, có không ít nghiên cứu xây dựng các HLĐT cho bậc tiểu học, có thể kể đến: (1) JumpStart (Knowledge Adventure); (2) MathFacts in a Flash (Wisconsin Rapids); (3) Gcompris (dự án GNU); (4) Science Bug... Các học liệu trên vẫn mang tính đặc thù của quốc gia, việc vận dụng cho đối tượng HSTH của Việt Nam còn nhiều khó khăn và hạn chế. Ở Việt Nam, nghiên cứu thiết kế, xây dựng các HLĐT, phương tiện hỗ trợ dạy học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như: Nguyễn Sỹ Đức (2002), Thái Văn Thành (1999), Nguyễn Hoài Anh (2008), Nguyễn Thị Tường Vi (2011)…
  6. 4 Nhìn chung các nghiên cứu đều đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, sử dụng HLĐT trong dạy học đồng thời tạo ra được nhiều nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học hữu ích. Song, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: - Những vấn đề lí luận về HLĐT và xây dựng HLĐT để hỗ trợ DHTT cho đối tượng HS bậc tiểu học chưa được làm rõ và đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu. - Hiệu lực ứng dụng thực tiễn của các nghiên cứu là chưa cao, bởi: (1) Các nghiên cứu vẫn chưa đánh giá được nhu cầu của GVTH; (2) Phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số chủ đề, nội dung riêng lẻ, việc nghiên cứu xây dựng HLĐT có tính hệ thống, tích hợp nhiều nội dung hỗ trợ GV và HS ít được đề cập đến; (3) Các phương án mở rộng hệ thống tư liệu cho HLĐT của các nghiên cứu vẫn chưa được quan tâm đúng mức; (4) Tính duy trì của các kết quả nghiên cứu (với đối tượng tiếp nhận trực tiếp) vẫn rất hạn chế. - Khả năng hỗ trợ tương tác cho HS trong các hoạt động với GV, với bạn học và với môi trường (đặc biệt là các hoạt động trong một tiết học trên lớp) của các nguồn HLĐT hiện có vẫn còn hạn chế. 1.2. Dạy học tương tác ở tiểu học 1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về dạy học tương tác 1.2.1.1. Tương tác trong dạy học Tương tác trong dạy học là những tác động qua lại có tính chất kích thích, điều khiển, tổ chức để tạo nên sự phản hồi có tính chất điều chỉnh giữa các chủ thể tham gia vào QTDH (người dạy, người học, môi trường) nhằm thực hiện chức năng dạy học. 1.2.1.2. Dạy học tương tác Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả quan niệm: DHTT là dạy học hướng vào người học, trong đó diễn ra các hoạt động tương tác đa dạng trong một môi trường dạy học được tổ chức phù hợp, đòi hỏi tích tích cực và tự lực cao của người học, người dạy đóng vai trò chủ yếu là người tổ chức môi trường học tập và hỗ trợ, tư vấn cho người học. 1.2.1.3. Tương tác người dạy, người học và môi trường trong dạy học tương tác a. Tương tác người dạy - người học Là tương tác thường xuyên và chủ đạo trong dạy học. DHTT hướng tới việc tạo ra sự dịch chuyển tác nhân nắm thế chủ động sang phía người học. b. Tương tác người học - người học Là quá trình giao tiếp nhằm trao đổi lẫn nhau về mặt thông tin, ý tưởng, quan điểm, tình cảm ở bên trong giữa các chủ thể học với nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. c. Tương tác người dạy, người học - môi trường Tương tác giữa người học với môi trường thể hiện nhiều nhất qua tương tác với các tình huống dạy học mà người dạy đưa ra thông qua các điều kiện, phương tiện hỗ trợ tương ứng, phù hợp. Tương tác giữa người dạy với môi trường thể hiện ở việc người dạy thiết kế, tổ chức, điều khiển và điều chỉnh môi trường dạy học. 1.2.2. Đặc điểm của học sinh tiểu học (1) Tri giác: còn chung chung, mang tính chất đại thể; (2) Chú ý: Chú ý có chủ định còn yếu; nếu nội dung bài học không sinh động, hấp dẫn sẽ dễ khiến trẻ tiểu học giảm dần sự chú ý; (3) Trí nhớ: Ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế, trẻ dễ dàng ghi nhớ những điều trẻ thấy lạ, hấp dẫn, thú vị hoặc khi trẻ được tự mình trải nghiệm, khám phá; (4) Tưởng tượng: Còn đơn giản, tản mạn, ít có tổ chức; (5) Tư duy: cụ thể mang tính hình tượng. 1.2.3. Hoạt động học và hoạt động dạy trong dạy học tương tác ở tiểu học 1.2.3.1. Hoạt động học của học sinh tiểu học Logic hoạt động học của HSTH trong DHTT bao gồm: (1) Hình thành động cơ và hứng thú học tập; (2) Tự giác, tích cực thực hiện các hành động học; (3) Chia sẻ và hoàn thiện tri thức; (4) Củng cố và mở rộng tri thức.
  7. 5 1.2.3.2. Hoạt động dạy của giáo viên tiểu học Logic của hoạt động dạy của GVTH trong DHTT bao gồm: (1) Hình thành động cơ, hứng thú học tập và định hướng hoạt động cho HS; (2) Tổ chức các hoạt động học cho HS; giúp HS tích cực, chủ động trong các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra; (3) Hợp tác, giúp đỡ HS hoàn thiện tri thức; (4) Kiểm tra, đánh giá và giúp HS mở rộng tri thức. 1.2.4. Đặc trưng của dạy học tương tác ở tiểu học - Tương tác trong DHTT ở tiểu học vừa là cách thức vừa là mục tiêu dạy học. - Mọi tương tác trong dạy học đều phải xuất phát từ HS và hướng vào HS - Coi trọng vốn kiến thức, kinh nghiệm, nhu cầu nhận thức và hứng thú của HSTH. - DHTT ở tiểu học chú trọng việc xây dựng môi trường dạy học. - PPDH sử dụng phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Hình thức hoạt động chủ yếu của HS là làm việc hợp tác nhóm và làm việc độc lập. - Môi trường DHTT có khả năng hỗ trợ tốt hoạt động dạy và học là môi trường đa phương tiện. 1.2.5. Nguyên tắc tổ chức dạy học tương tác ở tiểu học (1) Đảm bảo tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS; (2) Đảm bảo tính hiệu quả trong tổ chức các hoạt động tương tác; (3) Đảm bảo tính phù hợp trong tổ chức các tác động sư phạm; (4) Đảm bảo phát huy tối đa các điều kiện giúp HS tham gia tương tác tích cực; (5) Đảm bảo tính linh hoạt, năng động, sáng tạo của GV trong tổ chức các hoạt động tương tác; (6) Đảm bảo môi trường dạy học thân thiện, sôi nổi. 1.2.6. Quy trình tổ chức dạy học tương tác ở tiểu học - Bước 1: Chuyển giao vấn đề nhận thức cùng các định hướng, hỗ trợ cần thiết; kích thích nhu cầu nhận thức, gây hứng thú học tập cho HS - Bước 2: Tổ chức các hoạt động giải quyết vấn đề nhận thức - Bước 3: Hợp tác, giúp HS hoàn thiện tri thức - Bước 4: Tổ chức hoạt động củng cố và mở rộng tri thức cho HS - Bước 5: Hướng dẫn HS tự học ngoài lớp 1.2.7. Định hướng tổ chức dạy học tương tác ở tiểu học 1.2.7.1. Tăng tính hấp dẫn, lí thú và thân thiện của môi trường tương tác - Tăng cường tính trực quan trong các nội dung dạy học Ví dụ: Khi dạy bài “Sự sinh sản của ếch” (Khoa học 5), có thể mở rộng kinh nghiệm của HS đồng thời giúp HS hoàn thiện tri thức bằng cách sử dụng 1 đoạn clip ngắn và 1 sơ đồ về chu trình sinh sản của ếch (Có thể tổ chức thực hiện như sau: HS thảo luận theo nhóm để trình bày các hiểu biết của mình về chu trình sinh sản của ếch, sau đó GV sẽ tổ chức kiểm chứng và chính xác hóa kiến thức thông qua đoạn clip và sơ đồ). - Khai thác các tình huống thực tiễn gần gũi với lứa tuổi tiểu học (có chứa nhiệm vụ nhận thức) Ví dụ: Để giúp HSTH vận dụng các kiến thức về phân số (các phép tính với phân số, so sánh phân số), có thể sử dụng tình huống như sau: Từ nhà đến trường, bạn Nam có 3 cách đi như hình bên: 1) Theo em, bạn Nam nên đi như thế nào để tổng quãng đường phải đi là ngắn nhất? A. Đi ngang qua bưu điện B. Đi ngang qua cây đa C. Đi ngang qua hồ nước 2) Quãng đường từ nhà đến tháp truyền hình xa hơn quãng đường từ nhà đến cột đèn giao thông bao nhiêu ki-lô-mét?
  8. 6 - Sử dụng các bài tập tương tác Ví dụ: Khi học về “Bảng đơn vị đo khối lượng” (Toán 4), có thể sử dụng một bài tập lựa chọn các vật có cùng khối lượng (với mỗi lựa chọn, HS sẽ nhận được phản hồi đúng/sai tương ứng cùng hướng dẫn kèm theo). - Sử dụng các trò chơi học tập tương tác Ví dụ: Khi học về Tiền Việt Nam, có thể sử dụng trò chơi tương tác “Mua sắm” với luật chơi như sau: HS lựa chọn 1 vật hoặc đồ vật muốn mua, sau đó lựa chọn các mệnh giá tiền khác nhau để thanh toán đúng với giá tiền của vật/đồ vật đó. Số điểm nhóm giành được bằng số phương án thanh toán nhóm tìm ra (Có thể tổ chức cho HS chơi theo nhóm 2 hoặc nhóm 4). 1.2.7.2. Tăng cơ hội tham gia các hoạt động tương tác một cách chủ động, tích cực, sáng tạo cho HS - Khai thác các nội dung, tình huống thực tiễn gắn với kinh nghiệm của HSTH, giúp các em tìm thấy cơ hội kiến tạo tri thức mới Ví dụ: Khi dạy cho HSTH về “Chu vi hình tròn” (Toán 5), ta có thể khai thác kinh nghiệm của HS để gợi nhu cầu nhận thức bằng một tình huống thực tiễn như: So sánh độ dài của 2 sợi dưới đây? Liệu ta có thể dùng thước thẳng để đo độ dài các vật được uốn thành hình tròn tương tự sợi dây số 1 hay không? - Đa dạng hóa cách trình bày và mô tả nội dung dạy học Ví dụ: Khi dạy học bài “Phân số” (Toán 4), với mục tiêu giúp HS nhận diện được phân số trong các tình huống đơn giản, ngoài việc giúp HS tiếp cận với các tình huống như hình 1, nên giúp HS được tiếp cận với các tình huống tương tự khác như: Tìm phân số chỉ số cọ vẽ có trong 1 cốc đựng bút (hình 2), tìm phân số chỉ số quân cờ trắng có trên bàn cờ vua (hình 3), tìm phân số chỉ tổng số chấm nhìn thấy so với tổng số chấm ở tất cả các mặt của 3 con súc sắc (hình 4),.... - Tăng cường các hoạt động hợp tác nhóm Ví dụ: Khi dạy bài “Cây con mọc lên từ hạt” (Khoa học 5), có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm để sắp xếp các bức tranh và nói về sự phát triển của hạt mướp từ lúc gieo cho đến khi ra hoa, kết quả (trong nhóm và trước lớp). - Sử dụng các bài tập, trò chơi (chứa nhiệm vụ học tập) hỗ trợ học theo khả năng HS Với định hướng này, việc ứng dụng CNTT cũng sẽ giúp nâng cao tính hiệu quả và tính khả thi khi vận dụng các cách thức nêu trên vào DHTT ở tiểu học. 1.2.7.3. Mở rộng khả năng tổ chức môi trường tương tác của GV (1) Lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp; (2) Lựa chọn và sử dụng PTDH phù hợp 1.3. Học liệu điện tử và vấn đề thiết kế học liệu điện tử hỗ trợ DHTT ở tiểu học 1.3.1. Một số vấn đề cơ bản về học liệu điện tử 1.3.1.1. Khái niệm học liệu điện tử
  9. 7 Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, HLĐT được hiểu là một dạng tài liệu dạy học phức hợp được thiết kế, xây dựng và sử dụng với sự hỗ trợ của máy tính hoặc các thiết bị số, được dùng để tạo ra một giá trị sử dụng mới trong hoạt động dạy và học. 1.3.1.2. Các loại học liệu điện tử sử dụng trong dạy học (1) Dưới góc độ nội dung được chứa đựng, gồm: học liệu tĩnh và học liệu đa phương tiện; (2) Dưới góc độ chức năng, gồm: HLĐT hỗ trợ GV, HLĐT hỗ trợ HS, HLĐT hỗ trợ đồng thời cả GV và HS; (3) Ở khả năng can thiệp vào HLĐT: HLĐT đóng, HLĐT mở; (4) Ở khả năng tương tác với HLĐT: HLĐT tĩnh và HLĐT động. 1.3.1.3. Đặc trưng của học liệu điện tử - Hệ thống thông tin của tài liệu đã được multimedia hóa dưới dạng các văn bản siêu liên kết, các hình ảnh (tĩnh hoặc động), video, sơ đồ, biểu đồ ... - Hỗ trợ dạy học tạo ra và duy trì môi trường tương tác, giao tiếp. - Luôn có sự phản hồi và hướng dẫn phù hợp với các hoạt động cụ thể của người dùng. - Luôn chứa đựng hệ thống điều hướng rõ ràng, chính xác. 1.3.1.4. Cấu trúc cơ bản của học liệu điện tử Gồm: (1) Cơ sở dữ liệu (database), (2) Các liên kết (Hyperlink), (3) Môi trường tương tác, giao tiếp (ICT environment) 1.3.2. Những thành phần cơ bản của học liệu điện tử sử dụng trong DHTT tiểu học (1) Nội dung định hướng, (2) Tài nguyên, (3) Hướng dẫn tương tác, (4) Môi trường tương tác, giao tiếp, (5) Câu hỏi tự đánh giá, (6) Bài tập phản hồi trực tiếp, (7) Khu vực thông báo, thảo luận. 1.3.3. Ưu thế và khả năng hỗ trợ của học liệu điện tử trong DHTT ở tiểu học 1.3.3.1. Ưu thế của học liệu điện tử trong dạy học tương tác ở tiểu học Trong DHTT ở tiểu học, HLĐT có những ưu thế sau: (1) Khuyến khích tương tác, trải nghiệm; (2) Phản hồi và điều hướng linh hoạt; (3) Tăng cường sự chú ý; (4) Tăng cường sự lưu giữ tri thức; (5) Thúc đẩy động lực học tập. 1.3.3.2. Khả năng hỗ trợ của học liệu điện tử trong dạy học tương tác ở tiểu học - Hỗ trợ hình thành hành động trí tuệ cho HSTH: HLĐT có thể hỗ trợ hình thành hành động trí tuệ mới với 5 bước theo quan điểm của P.Ia. Galperin (Định hướng - Hành động với đồ vật - Hành động với lời nói to - Hành động với lời nói thầm - Hành động rút gọn với lời nói bên trong): + Với bước 1 và bước 2: HLĐT có khả năng hỗ trợ chuyển giao tình huống cũng như các nội dung định hướng, tài nguyên học tập dưới dạng 2D hoặc 3D (hình ảnh 3D, mô phỏng thực tế ảo, vật/đồ vật in bằng công nghệ 3D…). + Với bước 3 và bước 4: HLĐT kỉ nguyên 4.0 có thể nhận diện được giọng nói (khi HS hành động với lời nói to) hoặc nhận diện cử chỉ, điệu bộ (thậm chí là suy nghĩ) của HS (trong giai đoạn hành động với lời nói thầm). Đây sẽ là hướng phát triển của HLĐT trong tương lai gần. Với điều kiện dạy học hiện tại, HLĐT sẽ cung cấp chức năng hỗ trợ HS tổng hợp – khái quát khái niệm thông qua hệ thống thông tin (phản hồi hoặc hướng dẫn) cùng với sự hướng dẫn – điều khiển của GV. + Với bước 5: Các thông tin, tài nguyên học tập dưới dạng 2D, 3D khác sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển vào trong của khái niệm mới (hành động trí tuệ mới). - Hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HSTH thông qua việc tạo ra và duy trì môi trường tương tác tích cực. - Hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, tự học đồng thời kích thích và duy trì hứng thú học tập cho HSTH.
  10. 8 1.3.4. Mức độ hỗ trợ của học liệu điện tử trong DHTT ở tiểu học (i) Mức 1: Tương tác thụ động (Passive interaction); (ii) Mức 2: Tương tác giới hạn (Limited interaction); (iii) Mức 3: Tương tác phức tạp (Complex interaction); (iv) Mức 4: Tương tác chủ động (Active interaction) 1.3.5. Hạn chế của học liệu điện tử trong DHTT ở tiểu học (1) Không phải tình huống nào HLĐT cũng mang lại hiệu quả hỗ trợ cao; (2) Yếu tố thu hút sự chú ý cũng có thể phân tán sự tập trung của HS; (3) Quá tải về thông tin, thời gian dạy học sẽ dễ xảy ra; (4) Cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ, kỹ năng máy tính cơ bản (của GV, HS) không được đảm bảo thì không thể sử dụng HLĐT để DHTT. 1.3.6. Những định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh khi thiết kế và sử dụng học liệu điện tử hỗ trợ DHTT ở tiểu học (1) Cá nhân hóa việc học tập, (2) Tăng cường trải nghiệm thực tế, (3) Đa dạng hóa sự lựa chọn, (4) Chú trọng hoạt động hợp tác nhóm, (5) Khuyến khích tự học, (6) Đa dạng địa điểm và thời gian học (Học mọi nơi, mọi lúc). 1.3.7. Yêu cầu sư phạm đối với HLĐT hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học (1) Phong phú về nội dung cũng như chức năng hỗ trợ; (2) Có tính phù hợp cao (Phù hợp nội dung, phù hợp đối tượng, phù hợp công nghệ); (3) Tạo ra được không gian tương tác năng động; (4) Cung cấp khả năng tương tác cao; (5) Đảm bảo khả năng đáp ứng mong đợi; (6) Cung cấp khả năng khai thác linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng sử dụng; (7) Cung cấp khả năng kết hợp linh hoạt. 1.3.8. Công nghệ 4.0 và triển vọng ứng dụng trong xây dựng HLĐT hỗ trợ dạy học tương tác ở tiểu học Cốt lõi công nghệ 4.0: Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence), Vạn vật kết nối (IoT - Internet of Things) và Cơ sở dữ liệu lớn (Big Data). HLĐT trong kỉ nguyên 4.0 có thể xây dựng theo hướng: Ảo hóa; Trình diễn theo thời gian thực; Dữ liệu không giới hạn. 1.4. Sử dụng học liệu điện tử trong dạy học tương tác ở tiểu học 1.4.1. Tương tác dạy học trong môi trường lớp học có sự hỗ trợ của HLĐT Ba mô hình tương tác cơ bản trong môi trường dạy học có sự hỗ trợ của HLĐT: Mô hình toàn lớp (whole class), mô hình nhóm (group work), mô hình cá nhân (one - to - one). 1.4.2. Hình thức sử dụng HLĐT trong dạy học tương tác ở tiểu học HLĐT thường được sử dụng dưới 3 hình thức cơ bản sau: (1) GV trình bày bài dạy có sự hỗ trợ của HLĐT; (2) HS hoạt động, tương tác với HLĐT dưới sự hướng dẫn và điều khiển của GV; (3) HS hoạt động độc lập với HLĐT. 1.4.3. Các yếu tố tác động đến việc sử dụng học liệu điện tử trong DHTT ở tiểu học Việc sử dụng HLĐT trong DHTT ở tiểu học chịu tác động của các yếu tố: (1) Hiệu quả mong đợi, (2) Nỗ lực mong đợi; (3) Ảnh hưởng xã hội; (4) Điều kiện thuận lợi; (5) Thói quen; (6) Các yếu tố điều tiết (tuổi, giới tính, kinh nghiệm, học vấn). 1.5. Thực trạng sử dụng HLĐT của giáo viên tiểu học và nhu cầu về học liệu điện tử sử dụng trong dạy học tương tác ở tiểu học Khảo sát thực hiện trên: (1) 460 GV trực tiếp giảng dạy các trường tiểu học ở: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Thanh Hóa; (2) 128 SVTH năm thứ 4 của trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và ĐH Đồng Nai. 1.5.1. Thực trạng khai thác và sử dụng HLĐT của GVTH 1.5.1.1. Thực trạng về nguồn HLĐT
  11. 9 a. Các loại HLĐT được GVTH sử dụng trong dạy học Có nhiều loại HLĐT đang được GVTH sử dụng trong dạy học ở trường tiểu học. Phổ biến nhất là bài giảng điện tử và các file hình ảnh. Tỉ lệ GVTH tiếp cận và sử dụng các PMDH, website dạy học là không nhiều. b. Đánh giá của GVTH đối với những HLĐT hiện có. Số lượng các nguồn HLĐT hiện nay là nhiều, song số lượng các HLĐT thực sự hữu ích đối với công tác giảng dạy là không nhiều. 67.6% GV đánh giá HLĐT hỗ trợ tương tác cao (PMDH, website dạy học hay các kho tài nguyên dạy học...) là hay, nhưng ít sản phẩm có thể áp dụng vào công tác giảng dạy. 1.5.1.2. Thực trạng khai thác và sử dụng HLĐT của GVTH a. Mức độ khai thác và sử dụng HLĐT của GVTH 21.3% GVTH không khai thác và sử dụng các loại HLĐT trong dạy học. Nguyên nhân chủ yếu là từ khả năng đáp ứng nhu cầu giảng dạy của HLĐT và khó khăn trong khai thác. b. Cách thức khai thác và sử dụng HLĐT trong dạy học của GVTH - GVTH hiện sử dụng HLĐT chủ yếu là để minh họa bài học và tạo hứng thú cho HS. - Hình thức thường dùng là trình chiếu nội dung và thao tác cho HS quan sát (48.6%). 27.1% GV sử dụng phòng nghe nhìn để giúp HS hoạt động với HLĐT. c. Mức độ khó khăn của GVTH khi khai thác và sử dụng nguồn HLĐT hiện có 49.2% GVTH thường xuyên gặp khó khăn, 11.6% GVTH rất thường xuyên gặp khó khăn. Những khó khăn này chủ yếu xuất phát từ chất lượng của các HLĐT hiện có. Ngoài ra, độ phức tạp trong thao tác khi khai thác cũng là một trong những cản trở đối với GV. 1.5.1.3. Thực trạng điều kiện sử dụng HLĐT trong dạy học ở tiểu học a. Thái độ của GVTH đối với việc sử dụng HLĐT 99.6% GVTH tin rằng với năng lực bản thân, mình có thể khai thác và sử dụng tốt HLĐT trong dạy học nếu HLĐT đó phù hợp. b. Phương tiện – thiết bị hỗ trợ Hiện các trường tiểu học đã được trang bị nhiều phương tiện thiết bị hiện đại (Internet, máy chiếu,...). Một số thiết bị khác cũng đã được trang bị ở nhiều trường: Hệ thống bảng tương tác (61.5% số trường khảo sát), ti vi cho lớp học (38.5% số trường khảo sát). c. Sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo nhà trường Hình thức khuyến khích phổ biến là “tuyên dương – động viên” (64.8%). 1.5.2. Nhu cầu của GVTH, SVTH về nguồn HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học 1.5.2.1. Nhận thức của GVTH, SVTH về DHTT và vai trò của HLĐT trong DHTT 47.8% nhận thức đúng về DHTT và 38.5% nhận thức đúng bản chất yếu tố môi trường trong DHTT. 71.3% GVTH, SVTH đánh giá rất cao sự cần thiết của HLĐT trong DHTT. 1.5.2.2. Các yếu tố quan tâm của GVTH, SVTH khi lựa chọn HLĐT hỗ trợ DHTT Mức độ ưu tiên (%) Các yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 Dễ thao tác 20.7 38.1 6.5 8.7 18.5 7.5 0 Nội dung phù hợp 52.4 27.7 7.7 9.2 2.4 0.7 0 Các nội dung đảm bảo về chất lượng 9.4 13.8 18.9 31.6 10 16.3 0 Có nhiều thông tin cho cùng một nội dung 10.9 7.5 2.2 13.8 29.3 11.7 24.7 Khả năng chỉnh sửa những nội dung có sẵn 0 3.7 5.8 11.1 14.1 26.5 38.8 Dễ dàng lưu trữ về máy tính cá nhân 0 0 27.7 19.2 13.9 20.1 19 Tính tương tác cao với nội dung 6.6 9.2 31.3 6.5 11.7 17.2 17.5
  12. 10 1.5.2.3. Các nội dung, yếu tố GVTH, SVTH mong muốn có trong một HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học GVTH, SVTH hiện nay rất quan tâm đến việc có được hệ thống dữ liệu dạy học hữu ích, hệ thống bài học - bài tập phù hợp. 100% GVTH, SVTH mong muốn HLĐT có thể hỗ trợ GV tương tác với HS, HS tương tác với HS khác trong lớp. Bên cạnh đó, một số yếu tố về hình thức cũng nhận được rất nhiều quan tâm của GV và SV: Dễ dàng lấy được các dữ liệu; dễ sử dụng, thao tác. 5 yếu tố mong muốn nhất của GVTH, SVTH là các yếu tố 8, 4, 5, 11, 12. Cụ thể: 5 yếu tố có số lượng Tỉ lệ lựa chọn Mức độ mong muốn* (%) lựa chọn cao nhất (%) 1 2 3 4 5 Có thể hỗ trợ GV tương tác với HS, 8 56.8 16.3 25.2 5.4 2.9 7 HS tương tác với HS khác trong lớp 4 Có nhiều loại dữ liệu hữu ích 52.2 17.9 11.4 14.6 7.1 1.2 Được thiết kế tương ứng với các nội 5 49.8 11.9 18.7 13.9 4.6 0.7 dung dạy học trên lớp Vừa có thể giúp hỗ trợ GV giảng 11 44.9 5.4 2 19.9 8.2 9.4 dạy, vừa có thể hỗ trợ HS tự học 12 Dễ dàng lấy được các dữ liệu 44.2 15.8 16 9.5 2 0.9 (*) Mức độ 1 là mức độ cao nhất và giảm dần xuống mức độ 5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 1. Việc vận dụng DHTT vào dạy học ở tiểu học cần dựa trên sự phù hợp với đặc điểm nhận thức của HSTH cũng như các đặc trưng chuyên biệt trong hoạt động dạy – học của bậc học này. Có thể tổ chức DHTT một cách hiệu quả cho HSTH theo các định hướng sau: (1) Tăng tính hấp dẫn, lí thú và thân thiện của môi trường tương tác (Tác động vào nhân tố môi trường), (2) Tăng cơ hội tham gia các hoạt động tương tác một cách chủ động, tích cực, sáng tạo cho HS (Tác động vào nhân tố người học), (3) Mở rộng khả năng tổ chức môi trường tương tác của GV (Tác động vào nhân tố người dạy). 2. HLĐT là một trong những phương tiện có khả năng giúp tối ưu hóa việc tổ chức các hoạt động tương tác đồng thời nâng cao tính hiệu quả và khả thi khi vận dụng DHTT ở tiểu học. HLĐT có khả năng cung cấp hình thức tương tác đa dạng (với 4 mức độ cơ bản) và việc ứng dụng HLĐT trong DHTT ở mức độ tương tác nào phụ thuộc nhiều yếu tố như: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, điều kiện và các phương tiện hỗ trợ, đối tượng HS. 3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng HLĐT trong DHTT ở tiểu học, nhưng yếu tố hiệu quả mong đợi (hay lợi ích khi ứng dụng HLĐT) là yếu tố tác động lớn nhất đến ý định và hành vi sử dụng HLĐT vào DHTT của GVTH hiện nay. 4. Việc sử dụng của GVTH hiện chưa tương xứng với số lượng các HLĐT được nghiên cứu, thiết kế hướng đến tính tương tác cao. GVTH, SVTH thường xuyên gặp khó khăn khi tìm kiếm HLĐT phù hợp phục vụ cho công tác của mình, mà những khó khăn này chủ yếu xuất phát từ chất lượng của các HLĐT hiện có. 5. Các yếu tố quan tâm hàng đầu của GVTH khi tiếp cận một HLĐT là nội dung phù hợp và tính tiện dụng, nhanh chóng của học liệu. Năm yếu tố mong muốn nhất trong một HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học là: (1) Có thể hỗ trợ GV tương tác với HS, HS tương tác với HS khác trong, (2) Có nhiều loại dữ liệu hữu ích, (3) Được thiết kế tương ứng với các nội dung dạy học trên lớp, (4) Vừa có thể giúp hỗ trợ GV giảng dạy, vừa có thể hỗ trợ HS tự học, (5) Có thể dễ dàng lấy được các dữ liệu để sử dụng cho mục đích dạy học khác.
  13. 11 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC Ở TIỂU HỌC 2.1. Nguyên tắc xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học 2.1.1. Đảm bảo tính phù hợp Thể hiện qua sự phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học; với đối tượng dạy học; và với đối tượng sử dụng. 2.1.2. Đảm bảo tính hỗ trợ HLĐT phải cung cấp khả năng hỗ trợ triệt để cho các mục đích hoạt động của GV trên nhiều mặt; đảm bảo khả năng cung cấp hỗ trợ về công cụ hoạt động và các hỗ trợ về kí ức; hướng đến việc duy trì môi trường tương tác tích cực trong suốt quá trình hoạt động của HS. 2.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả Việc lựa chọn, sắp xếp các nội dung trong hệ thống HLĐT phải được thực hiện phù hợp. Các nội dung phải hướng đến việc tạo được hiệu lực ứng dụng thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu tổ chức DHTT của GV cũng như nhu cầu tự tìm tòi, khám phá và tự học của HS. 2.1.4. Đảm bảo khả năng thích ứng HLĐT phải đảm bảo khả năng thích ứng với: (1) Các PPDH ở tiểu học; điều kiện dạy học, phương tiện, thiết bị dạy học ở trường tiểu học; (2) Đặc điểm nhận thức khác nhau của HS trong từng nhóm, từng lớp; (3) Nhu cầu dạy học, PPDH khác nhau của từng GVTH. 2.1.5. Đảm bảo khả năng sử dụng lại - Cấp độ 1: Sử dụng lại đối với các yếu tố đa phương tiện đơn lẻ. - Cấp độ 2: Sử dụng lại đối với các học liệu thành phần. 2.1.6. Đảm bảo tính duy trì và phát triển + Duy trì sự phổ biến bằng việc lựa chọn hình thức phân phối phù hợp. + Duy trì sự quan tâm bằng việc thường xuyên có những cập nhật hữu ích. + Hệ thống HLĐT phải cung cấp khả năng mở rộng và phát triển dữ liệu đơn giản, có thể thực hiện với các phần mềm công cụ thông dụng. 2.2. Đề xuất cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học 2.2.1. Cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học Chúng tôi đề xuất cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học như hình 2.1. 2.2.2. Các tầng thiết kế theo cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học 2.2.2.1. Tầng thiết kế thứ nhất: Thiết kế các HLĐT đơn Có 7 lựa chọn thiết kế: Hỗ trợ hình thành kiến thức; hỗ trợ củng cố/mở rộng kiến thức; hỗ trợ kiểm tra, đánh giá; cho một bài học cụ thể; cho một nội dung cụ thể; hỗ trợ tự học một bài học; hỗ trợ tự học một nội dung. 2.2.2.2. Tầng thiết kế thứ 2: Thiết kế các cụm HLĐT đơn Có 5 lựa chọn thiết kế: Theo tiến trình dạy học; theo bài học hoàn chỉnh; theo nội dung dạy học; hỗ trợ tự học một số bài học; hỗ trợ tự học một số nội dung. 2.2.2.3. Tầng thiết kế thứ 3: Thiết kế hệ thống HLĐT thành phần Có 2 lựa chọn thiết kế: Hỗ trợ dạy học cho GV; hỗ trợ tự học cho HS. 2.2.2.4. Tầng thiết kế thứ 4: Thiết kế hệ thống HLĐT đơn môn Thiết kế tổng hợp 3 hệ thống HLĐT thành phần (HLĐT hỗ trợ dạy học cho GV, HLĐT hỗ trợ tự học cho HS, HLĐT bổ trợ) cho một môn học cụ thể. 2.2.2.5. Tầng thiết kế thứ 5: Thiết kế hệ thống HLĐT đa môn Thiết kế liên kết các hệ thống HLĐT đơn môn của tầng thiết kế thứ 4.
  14. 12 Hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT (Đa môn) Ghi chú: Hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT : Quan hệ hợp thành (Đơn môn) : Quan hệ tương tác dữ liệu HLĐT hỗ trợ dạy học cho GV HLĐT hỗ trợ tự học cho HS Cụm HLĐT đơn 1 Cụm HLĐT đơn 2 HLĐT bổ trợ Cụm HLĐT Cụm HLĐT (theo bài học) (theo nội dung) tương tác động tương tác tĩnh Các loại học liệu hỗ trợ dạy học HLĐT HLĐT HLĐT HLĐT tương Các loại học liệu đơn 1 đơn 2 đơn 3 tác động 1 hỗ trợ học tập (theo tiến (theo bài (theo nội (theo bài học) trình dạy học hoàn dung) Học liệu tĩnh Học liệu động học) chỉnh) HLĐT tương tác động 2 HLĐT đơn 1.a HLĐT đơn 1.b HLĐT đơn 1.c (theo nội dung) (hỗ trợ hình thành (hỗ trợ củng cố/mở (hỗ trợ kiểm tra, kiến thức) rộng kiến thức) đánh giá) Hình 2.1. Cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học
  15. 13 2.3. Quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học 2.3.1. Quy trình xây dựng 1 Phân tích Xác định mục tiêu dạy học Xác định mục đích thiết kế Xác định nội dung trọng tâm 2 Định hướng Hình thành ý tưởng sư phạm Hình thành ý tưởng thiết kế Xác định cấu trúc và phác thảo giao diện 3 Thiết kế Chuẩn bị học liệu Thiết kế HLĐT bằng phần mềm công cụ 4 Hoàn thiện Kiểm tra Chỉnh sửa và hoàn thiện 2.3.2. Một số lưu ý khi vận dụng quy trình Tùy thuộc mục đích thiết kế mà quy trình sẽ có những lưu ý riêng về tính đặc trưng. 2.3.3. Minh họa 2.3.3.1. Minh họa quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ dạy học cho GV Chúng tôi đã xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT cho một bài học cụ thể (lựa chọn thiết kế 1.4). Bài học thực hiện thiết kế là bài “Phân số” (Toán 4). 2.3.3.2. Minh họa quy trình xây dựng HLĐT hỗ trợ tự học cho HS Chúng tôi đã xây dựng HLĐT tương tác động hỗ trợ tự học một nội dung cụ thể (lựa chọn thiết kế 1.7). Nội dung được lựa chọn là mảng kiến thức “Phân số” (Toán 4).
  16. 14 2.4. Xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT các môn học ở tiểu học 2.4.1. Cấu trúc HLĐT hỗ trợ DHTT các môn học ở tiểu học Chúng tôi đã tiến hành xây dựng hệ thống HLĐT đa môn (với 3 môn học có thể tương tác dữ liệu + hệ rỗng các môn học khác). Chúng tôi đặt tên cho hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT đa môn này là HỆ THỐNG EcPit (E-courseware supporting interactive teaching for Primary school). Cấu trúc hệ thống EcPit như hình 2.2. Hệ thống EcPit Toán Khoa học Lịch sử Môn khác HLĐT hỗ trợ HLĐT hỗ trợ HLĐT hỗ trợ dạy học (GV) dạy học (GV) dạy học (GV) Ghi chú: Hệ thống có HLĐT hỗ trợ HLĐT hỗ trợ HLĐT hỗ trợ khả năng tương tự học (HS) tự học (HS) tự học (HS) tác dữ liệu Hệ rỗng HLĐT HLĐT HLĐT bổ trợ bổ trợ bổ trợ Hình 2.2. Cấu trúc hệ thống EcPit Hệ thống có phân quyền truy cập cho các đối tượng sử dụng. Nếu đối tượng truy cập là HS: Không cần đăng nhập. Nếu đối tượng truy cập là GV: Phải thực hiện đăng nhập. Tên đăng nhập: Ecpit_TenMonHoc Mật khẩu đăng nhập: daytrebangtam (TenMonHoc là môn học cần truy cập, viết liền không dấu (ví dụ: toan, khoahoc, lichsu)) 2.4.2. Chức năng hỗ trợ DHTT của hệ thống EcPit 2.4.2.1. Bài giảng (đối tượng truy cập: GV) Cung cấp các thiết kế bài giảng hỗ trợ DHTT, bao gồm các thiết kế theo tiến trình dạy học, theo bài học và theo nội dung. Mỗi bài giảng sẽ có thiết kế đi kèm với một hoặc một số định dạng khác nhau (Lectora, ActivInspire, Prezi, PowerPoint). Các bài giảng đều có chức năng tải về độc lập để sử dụng hoặc tùy biến.
  17. 15 2.4.2.2. Luyện tập (đối tượng truy cập: GV và HS) Cung cấp hệ thống các bài tập theo bài học giúp HS củng cố kiến thức và tập giải quyết các tình huống thực tiễn đơn giản gắn với nội dung bài học thông qua các câu hỏi được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. 2.4.2.3. Kiểm tra (đối tượng truy cập: GV và HS) Cung cấp: (1) Các bài kiểm tra tổng hợp cho một nhóm bài, một nội dung hay một chủ đề kiến thức; (2) Các câu hỏi hoặc tình huống tổng hợp (dạng kiểm tra tổng hợp) cho một nhóm bài, một nội dung hay một chủ đề kiến thức. Chức năng “Kiểm tra” cho phép GV và HS tiếp nhận các thông tin phản hồi tức thời trong quá trình tương tác. 2.4.2.4. Tự học (đối tượng truy cập: GV và HS) Chứa các nội dung hỗ trợ việc tự học của HS, hỗ trợ HS tự mình ôn tập và củng cố các kiến thức đã học với các bài tập và trò chơi học tập hấp dẫn. Các nội dung được thiết kế theo phương pháp chương trình hóa cho phép HS tự học theo khả năng của mình.. 2.4.2.5. Bài học (đối tượng truy cập: GV và HS) Đây là thành phần học liệu bổ trợ, chứa nội dung các bài học theo chương trình hiện hành. Chức năng này cho phép HS xem lại nội dung bài học trước khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đối với GV, chức năng này hỗ trợ soạn giáo án, thiết kế các bài giảng điện tử hoặc trình diễn thông tin khi thực hiện bài dạy trên lớp...
  18. 16 2.4.2.6. Tài nguyên (đối tượng truy cập: GV) Cung cấp các học liệu đơn để thiết kế dạy học. Chức năng này cho phép GV tải về máy tính cá nhân các học liệu được cung cấp để sử dụng cho các mục đích dạy học khác nhau. HS cũng có thể thực hiện truy cập đến một phần dữ liệu của thành phần này, đó là phần “Game giải trí” (bao gồm các trò chơi giáo dục được thiết kế hấp dẫn, hữu ích) 2.4.3. Cách thức phân phối và định hướng phát triển dữ liệu của hệ thống EcPit 2.4.3.1. Cách thức phân phối Hệ thống HLĐT đa môn EcPit, các HLĐT đơn môn và các HLĐT thành phần được cung cấp tại địa chỉ website: https://hoclieudientu.wordpress.com. Tất cả các học liệu bổ trợ (text, hình ảnh, âm thanh, video, mô phỏng/flash, bài giảng,...) được cung cấp tại địa chỉ website: http://violet.vn/hoclieudientu.. 2.4.3.2. Định hướng phát triển dữ liệu của hệ thống EcPit Luận án sử dụng website: http://violet.vn/hoclieudientu để nhận các đóng góp học liệu từ GV và các đối tượng quan tâm khác. Sau khi tiếp nhận các học liệu đóng góp, người quản trị website sẽ xem xét tính phù hợp để tích hợp vào hệ thống EcPit. Sau khi tích hợp, hệ thống EcPit mới sẽ được cập nhật tại website: https://hoclieudientu.wordpress.com 2.5. Sử dụng hệ thống EcPit hỗ trợ DHTT ở tiểu học 2.5.1. Định hướng sử dụng hệ thống EcPit hỗ trợ DHTT ở tiểu học (1) Tạo môi trường tương tác tích cực; (2) Giúp HSTH hoạt động, giao tiếp, thể hiện năng lực của bản thân; (3) Hỗ trợ tự học; (4) Tạo ra môi trường học tập hứng thú, thân thiện và hợp tác; (5) Như là một tài nguyên dạy học. 2.5.2. Các hình thức sử dụng hệ thống EcPit hỗ trợ DHTT ở trường tiểu học 2.5.2.1. Hình thức 1: Sử dụng hệ thống EcPit hỗ trợ dạy học trên lớp a. Phương án 1: GV sử dụng các học liệu từ chức năng “Bài giảng” để hỗ trợ dạy học một nội dung của bài dạy; tổ chức dạy học một hoặc một số bước trong tiến trình dạy học một bài cụ thể; tổ chức dạy học trọn vẹn một bài cụ thể. (1) Hỗ trợ dạy học một nội dung của bài dạy Ví dụ 1: Với bài “Chu vi hình tròn” (Toán 5), GV có thể sử dụng hệ thống để chuyển giao tình huống tương tác và hỗ trợ hoạt động giải quyết tình huống: + GV đưa tình huống so sánh thực tế: so sánh chiều dài một sợi dây được cuộn tròn (1) và một sợi dây thẳng (2); đồng thời tìm cách đo xem sợi dây (1) dài bao nhiêu xăng-ti-mét. + Hỗ trợ HS giải quyết nếu 1 nhóm HS nào đó không tìm được cách để đo độ dài đường tròn bằng thước dây và thước thẳng Ví dụ 2: Bài “Cao su” (Khoa học 5), GV có thể sử dụng hệ thống EcPit để giúp HS kiểm chứng những suy đoán và nhận định của mình trong quá trình hoạt động khám phá nội dung học tập:
  19. 17 (2) Tổ chức dạy học một hoặc một số bước trong tiến trình dạy học một bài cụ thể Ví dụ: Với bài “Phép chia phân số” (Toán 4), GV có thể sử dụng hệ thống EcPit để hỗ trợ hình thành kiến thức như sau: Bước 1: Chuyển giao tình huống tương tác, kích thích hứng thú học tập và khơi gợi tính tò mò khám phá của HS, Bước 2: HS tiến hành giải quyết nhiệm vụ được giao để tìm kiếm tri thức, Bước 3: Hình thành tri thức mới. (3) Tổ chức dạy học trọn vẹn một bài cụ thể Ví dụ 1: Bài “Thể tích hình hộp chữ nhật” (Toán 5) được thiết kế với 5 hoạt động: Giải quyết thế nào?, Khám phá, Chiếm lĩnh, Vận dụng, Sáng tạo. Các hoạt động này được sắp xếp từ trên xuống tại thanh menu hoạt động. Và tại trang “Hỗ trợ” của hoạt động “Khám phá” có 3 biểu tượng tương tác được (biểu tượng là số 1, số 2, số 3) tương ứng với 3 hỗ trợ do hệ thống EcPit cung cấp. Ví dụ 2: Bài giảng “Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt” (Khoa học 4), tại trang “Kiểm chứng” của hoạt động Khám phá (1) có 5 biểu tượng tương tác được (3 biểu tượng hình các chiếc thìa, 1 biểu tượng hình 1 đoạn sắt, 1 biểu tượng hình 1 cây thước nhôm). Khi nhấn vào các biểu tượng này, hệ thống sẽ cho phản hồi về khả năng dẫn nhiệt của vật đó. b. Phương án 2: GV sử dụng các học liệu từ chức năng “Luyện tập” và “Kiểm tra” để giúp củng cố kiến thức cho HS. Ví dụ: Sau khi HS đã được tìm hiểu nội dung bài học “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” (Lịch sử 4) thông qua hoạt động hình thành kiến thức mới, GV có thể tổ chức hoạt động củng cố kiến thức bằng cách sử dụng “Bài tập trắc nghiệm” hoặc “Bài tập ô chữ” (hoặc cả hai). c. Phương án 3: GV sử dụng các học liệu từ chức năng “Tự học” để giúp ôn tập kiến thức cho HS. - Hoạt động của HS: (1) Truy cập vào chức năng “Tự học” với đối tượng đăng nhập là HS; (2) Lựa chọn nội dung cần ôn tập theo hướng dẫn của GV; (3) Tự học với các liều kiến thức được cung cấp trong nội dung cần ôn tập (trong quá trình hoạt động có thể nhờ sự hỗ trợ từ phía GV); (4) Thông báo cho GV khi hoàn thành.
  20. 18 - Hoạt động của GV: (1) Truy cập chức năng “Tự học” với đối tượng đăng nhập là GV hoặc HS; (2) Hướng dẫn HS lựa chọn nội dung cần ôn tập; (3) Quan sát và hỗ trợ HS hoạt động (nếu cần thiết). 2.5.2.2. Hình thức 2: HS sử dụng hệ thống EcPit để tự học a. Phương án 1: HS tự học với hệ thống EcPit (không có hỗ trợ từ GV hoặc phụ huynh). HS thực hiện các bước sau: (1) Truy cập hệ thống EcPit và lựa chọn môn học; (2) Chọn đối tượng truy cập là HS; (3) Lựa chọn nội dung học bằng cách nhấn chọn vào các chức năng tương ứng tại trang quản lí nội dung; (4) Tự học với các nội dung được cung cấp. b. Phương án 2: HS tự học với hệ thống EcPit (có hỗ trợ từ phụ huynh) Với phương án này, HS có thể tự học với hệ thống Ecpit bằng 1 trong 2 cách: (1) HS truy cập vào hệ thống EcPit với đối tượng đăng nhập là HS và tiến hành tự học với các nội dung được cung cấp (giống phương án 1). Phụ huynh có mặt để hỗ trợ (về thông tin và hướng dẫn), giúp cho tiến trình tự học diễn ra nhanh hơn, chắc chắn hơn. (2) Phụ huynh truy cập vào hệ thống EcPit với đối tượng đăng nhập là GV và giao nhiệm vụ tự học cho HS. Lúc này, HS có thể tương tác thêm với một số chức năng của hệ thống EcPit. Với cách này, thông qua sự hướng dẫn của phụ huynh, HS có thể thực hiện lại một số hoạt động đã diễn ra trên lớp học. Ngoài ra, vì một lí do nào đấy mà HS không thể học được bài giảng trên lớp, với hình thức này, phụ huynh có thể giúp con của mình tự hoàn thành kiến thức cần học tại nhà thông qua các thiết kế của hệ thống EcPit. c. Hình thức 3: Sử dụng hệ thống EcPit để khai thác tài nguyên GV có thể sử dụng hệ thống EcPit để khai thác các học liệu được cung cấp sẵn (tải các học liệu sẵn có của hệ thống EcPit để tùy biến và sử dụng cho một mục đích dạy học khác). KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 1. Khi xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học cần tuân thủ 6 nguyên tắc cơ bản: (1) Đảm bảo tính phù hợp (với mục tiêu và nội dung dạy học, với đối tượng dạy học, với đối tượng sử dụng), (2) Đảm bảo tính hỗ trợ, (3) Đảm bảo tính hiệu quả, (4) Đảm bảo khả năng thích ứng, (5) Đảm bảo khả năng sử dụng lại, (6) Đảm bảo tính duy trì và phát triển. 2. HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học có thể được xây dựng thành một hệ thống HLĐT thống nhất hỗ trợ DHTT các môn học ở bậc tiểu học (gọi là hệ thống HLĐT đa môn) với bộ phận hợp thành là hệ thống các HLĐT đơn môn. Mỗi hệ thống HLĐT đơn môn được cấu trúc bởi 3 hệ thống thành phần là: Hệ thống HLĐT hỗ trợ dạy học cho GV, hệ thống HLĐT hỗ trợ tự học cho HS và HLĐT bổ trợ. 3. Việc xây dựng HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học có thể thực hiện theo quy trình với 4 giai đoạn: Phân tích – Định hướng – Thiết kế – Hoàn thiện. Quy trình này có thể áp dụng để xây dựng các thành phần HLĐT trong cấu trúc hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học hoặc xây dựng hệ thống HLĐT đơn/đa môn; tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích thiết kế mà quy trình sẽ có những điểm cần lưu ý về tính đặc trưng. 4. Hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT đa môn, EcPit (E-courseware supporting interactive teaching for Primary school), với 3 môn học có thể tương tác dữ liệu và hệ rỗng các môn học khác được xây dựng trên các nguyên tắc và quy trình đề xuất có thể hỗ trợ tốt quá trình DHTT ở tiểu học. Hệ thống này có 6 thành phần chức năng: Bài giảng, Luyện tập, Kiểm tra, Tự học, Bài học, Tài nguyên. Hệ thống EcPit có thể sử dụng để: (1) Hỗ trợ dạy học trên lớp, (2) Hỗ trợ tự học cho HS (có sự trợ giúp hoặc không có sự trợ giúp từ phía GV hoặc phụ huynh), (3) Khai thác tài nguyên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2