i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại luôn tìm cách để thu<br />
được lợi nhuận cao nhất có thể. Vì thế đôi khi có nhiều rủi ro xảy ra trong hoạt<br />
động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay - một<br />
hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Để hạn chế được rủi ro<br />
đó, trong quá trình thẩm định để đi đến quyết định cho vay, các ngân hàng thường<br />
rất chú trọng đến công tác phân tích tài chính khách hàng. Một khách hàng có khả<br />
năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện<br />
tiên quyết để xem xét có cho vay hay không. Điều kiện này vừa mang lại thuận lợi<br />
cho ngân hàng lẫn khách hàng. Vì vậy, phân tích tài chính khách hàng có một vai<br />
trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại.<br />
Các nội dung phân tích, các phương pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài<br />
chính cũng được nhiều thạc sỹ và tiến sỹ lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu trong<br />
luận văn của mình. Tại trường Đại học Kinh tế quốc dân hiện nay đã có rất nhiều<br />
luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ viết về phân tích tài chính tại các đơn vị kinh tế.<br />
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về đặc thù phân tích tài chính khách hàng<br />
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh<br />
Hải Dương.<br />
Với mong muốn có được sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề<br />
này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: “Hoàn thiện công tác phân<br />
tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại<br />
thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương”. Luận văn tiếp cận vấn đề dưới góc độ<br />
của nhà đầu tư tín dụng là ngân hàng, đánh giá công tác phân tích tài chính khách<br />
hàng trong hoạt động cho vay. Trên cơ sở đánh giá những ưu, nhược điểm công tác<br />
phân tích tài chính khách hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi<br />
nhánh Hải Dương, luận văn đưa ra những giải pháp để hoàn thiện và các kiến nghị<br />
để thực hiện thành công các giải pháp đó.<br />
Luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu là cơ sở lý luận về phân tích tài<br />
chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, trên cơ sở<br />
<br />
ii<br />
<br />
đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động<br />
cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải<br />
Dương, luận văn kiến nghị các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính<br />
khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt<br />
Nam - Chi nhánh Hải Dương.<br />
Phương pháp sử dụng nghiên cứu trong luận văn là thu thập thông tin, phân<br />
tích và phỏng vấn trực tiếp cán bộ khách hàng. Luận văn đã sử dụng phương pháp<br />
điều tra để thống kê các phương pháp phân tích và các chỉ tiêu tài chính, phi tài<br />
chính tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên<br />
cứu cụ thể khác như phương pháp so sánh tổng hợp, phương pháp liên hệ...<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác phân tích tài chính khách<br />
hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Hải Dương. Phạm vi nghiên cứu là lý luận và thực trạng công tác phân<br />
tích tài chính của khách hàng vay vốn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng<br />
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương.<br />
Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng chữ viết<br />
tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương<br />
như sau.<br />
<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH<br />
KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI<br />
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của các NHTM<br />
1.1.1. Đặc điểm hoạt động cho vay<br />
Cho vay là nghiệp vụ phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt<br />
động của ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Tình<br />
trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho<br />
vay. Không một nhà kinh doanh ngân hàng nào có thể đoán chắc được điều gì sẽ<br />
<br />
iii<br />
<br />
xảy ra với khả năng hoàn trả của khách hàng vì khả năng hoàn trả tiền của khách<br />
hàng có thể bị thay đổi bởi nhiều nguyên nhân:<br />
Thứ nhất, là những nguyên nhân bất khả kháng: môi trường kinh tế, cơ chế<br />
chính sách của Nhà nước, môi trường pháp lý…<br />
Thứ hai, là những nguyên nhân từ phía khách hàng.<br />
Thứ ba, là nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng như: chính sách tín dụng, ý<br />
thức tuân thủ chính sách, quy định của cán bộ ngân hàng…<br />
<br />
1.1.2. Phân loại cho vay<br />
Có nhiều cách phân loại hoạt động cho vay như: theo mục đích sử dụng vốn<br />
vay, theo thời hạn, theo mức độ tín nhiệm của khách hàng, theo phương thức cho<br />
vay, theo phương thức hoàn trả nợ vay…<br />
<br />
1.2. Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại NHTM<br />
1.2.1. Ý nghĩa và mục đích phân tích tài chính khách hàng<br />
Mục tiêu phân tích của ngân hàng là đi vào phân tích từng chỉ tiêu riêng<br />
xoay quanh ba loại rủi ro đã đề cập ở trên và phát hiện ra những cái gì đang rình mò<br />
ngân hàng nếu ngân hàng chấp nhận lời đề nghị cấp tín dụng của khách hàng để có<br />
quyết định chấp nhận, rút lui hay dừng lại trong chừng mực có thể được.<br />
<br />
1.2.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính khách hàng<br />
Để có những kết luận phân tích tài chính tốt đòi hỏi người phân tích phải tập<br />
hợp được đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp,<br />
gồm: Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ liệu chính và các thông tin<br />
chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khoá, các thông tin về ngành kinh tế của doanh<br />
nghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với doanh nghiệp.<br />
<br />
1.2.3. Các phương pháp sử dụng để phân tích tài chính khách hàng<br />
Các NHTM thường sử dụng các phương pháp phân tích như sau: phương<br />
pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp liên hệ, phương pháp so sánh, phương pháp chi<br />
tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp loại trừ, phương pháp hồi quy và tương quan,<br />
phương pháp đồ thị, phương pháp Dupont và các phương pháp phân tích khác.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.2.4. Quy trình phân tích tài chính khách hàng<br />
Các NHTM thường đặt ra quy trình phân tích tài chính khách hàng như sau:<br />
-<br />
<br />
Năng lực sử dụng vốn vay<br />
<br />
-<br />
<br />
Khả năng tạo ra lợi nhuận<br />
<br />
-<br />
<br />
Quyền sở hữu tài sản<br />
<br />
-<br />
<br />
Các điều kiện kinh tế khác…<br />
<br />
Phân tích tình hình tài<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân tích trước khi cho vay<br />
<br />
chính khách hàng<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân tích trong khi cho vay<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân tích sau khi cho vay<br />
<br />
Thu thập và xử lý thông<br />
tin về khách hàng<br />
<br />
1.2.5. Nội dung phân tích tài chính khách hàng<br />
Để phân tích tài chính khách hàng cần tập trung vào các nội dung sau: thẩm<br />
định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính, các tỷ số<br />
tài chính, đánh giá chung tình hình tài chính doanh nghiệp.<br />
<br />
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính khách hàng<br />
Công tác phân tích tài chính là một công tác quan trọng trong quy trình thẩm<br />
định tín dụng. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác này, chúng ta xem xét các<br />
yếu tố này dưới các góc độ: nhân tố từ phía ngân hàng, nhân tố từ phía khách hàng<br />
và nhân tố khách quan khác.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH<br />
KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG<br />
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG<br />
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi<br />
nhánh Hải Dương<br />
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Vietcombank Hải Dương<br />
<br />
v<br />
<br />
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương được thành lập<br />
năm 2002. Hiện nay, Chi nhánh gồm 152 người lao động và 18 Phòng (9 Phòng tại<br />
trung tâm và 9 Phòng giao dịch tại khắp các địa bàn huyện, thành phố của tỉnh Hải<br />
Dương). Quá trình hoạt động của Vietcombank Hải Dương đã có bước phát triển<br />
vượt bậc, hai năm liên tục (2005-2006) là đơn vị thi đua xuất sắc do Ủy ban nhân<br />
dân tỉnh Hải Dương trao tặng, năm 2007- 2008 Vietcombank Hải Dương được các<br />
tổ chức tín dụng trên địa bàn suy tôn là 1 trong 3 đơn vị ngân hàng xuất sắc, được<br />
bình chọn là doanh nghiệp tiêu biểu năm 2008, doanh nghiệp xuất sắc nhất trong<br />
lĩnh vực Sở hữu trí tuệ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003-2008, năm 2009 được bình<br />
chọn là 1 trong 5 thương hiệu mạnh của tỉnh Hải Dương. 2 tập thể và 3 cá nhân đã<br />
được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm 2009 đạt giải thưởng Sao Vàng<br />
Đất Việt.<br />
<br />
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Vietcombank Hải Dương<br />
Mạng lưới hoạt động của Vietcombank Hải Dương với 19 đầu mối bao gồm<br />
Ban Giám đốc và các Phòng ban liên quan được trải đều rộng khắp trên địa bàn tỉnh<br />
Hải Dương. Toàn bộ hoạt động của VietcomBank Hải Dương chia thành 2 khối:<br />
khối kinh doanh và khối tổng hợp bao gồm 9 phòng giao dịch và 9 phòng nghiệp<br />
vụ. 9 phòng giao dịch phân bổ tại địa bàn Thành phố và các huyện hoạt động theo<br />
chức năng Ngân hàng bán lẻ cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng<br />
hiện đại tới khách hàng. 9 phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ đặc<br />
trưng theo quy định của Chi nhánh, xử lý các tác nghiệp nội bộ.<br />
<br />
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hải Dương<br />
Năm 2009 là năm nền kinh tế có nhiều biến động tác động lớn đến hoạt động<br />
kinh doanh của Chi nhánh, trong đó các chỉ tiêu kế hoạch TW giao được liên tục<br />
điều chỉnh (chỉ tiêu huy động vốn, dư nợ tín dụng). Tuy nhiên, Chi nhánh đã rất cố<br />
gắng và nỗ lực tìm mọi giải pháp hoàn thành kế hoạch được giao.<br />
<br />