i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Sản phẩm xây dựng có đặc điểm là: Công nghệ xây dựng biến đổi chậm, bí<br />
quyết kỹ thuật khó giữ bí mật, thị trường cạnh tranh tự do nên rất gay gắt. Yếu tố<br />
thắng lợi chủ yếu là giá thành. Giá thành thấp phải do tài tổ chức quản lý điều hành<br />
mà có. Muốn vậy người xây dựng phải đầu tư chất xám và việc quản lý sản xuất,<br />
quản lý tài chính, quản lý việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuy<br />
nhiên xuất phát từ thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh<br />
nghiệp xây lắp nói riêng cho thấy kế toán chi phí và giá thành sản phẩm mới chỉ<br />
quan tâm đến góc độ kế toán tài chính mà dường như chưa có sự quan tâm đầu tư<br />
đúng mức cho kế toán quản trị. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất<br />
lượng thực trạng kế toán và hạn chế đáng kể đến công tác quản trị doanh nghiệp.<br />
Với những lý do đó mà tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị<br />
chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 10”<br />
<br />
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ<br />
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY<br />
LẮP<br />
Trong chương này, luận văn đã phân tích những nội dung chủ yếu của kế<br />
toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm, đó là: phân loại chi phí, lập dự toán chi<br />
phí, phân tích thông tin kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm với việc ra<br />
quyết định… và trong chương này luận văn cũng đã làm rõ vấn đề kế toán quản trị<br />
chi phí và giá thành sản phẩm của một số quốc gia có bề dày phát triển kế toán quản<br />
trị trên thế giới, từ những thành công mà hệ thống kế toán quản trị của các nước này<br />
mang lại là cơ sở để luận văn phân tích, rút ra bài học cũng như kinh nghiệm khi<br />
vận dụng vào điều kiện cụ thể tại Việt Nam.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ<br />
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10<br />
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Sông Đà 10<br />
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà 10<br />
<br />
ii<br />
<br />
Công ty cổ phần Sông Đà 10 được thành lập theo QĐ số 2114/BXD ngày 14<br />
tháng 11 năm 2005 của Bộ Xây dựng. Công ty có 7 xí nghiệp trực thuộc và 01 Công<br />
ty con, là đơn vị có thế mạnh về công trình ngầm, khoan nổ mặt bằng và hố móng<br />
công trình, khoan phun gia cố và xử lý nền móng,...<br />
<br />
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là xây dựng các công trình ngầm,<br />
công trình thủy lợi, giao thông, khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, tư vấn xây<br />
dựng, trang trí nội thất…<br />
<br />
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Sông Đà 10<br />
Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Sông Đà 10 bao gồm:<br />
+ Đại hội đồng Cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội<br />
đồng Cổ đông sẽ bầu ra: Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.<br />
+ Tổng giám đốc công ty: là người nắm quyền hành cao nhất trong Công ty.<br />
Giúp việc cho giám đốc Công ty là 3 phó Tổng Giám đốc Công ty và 1 kế toán<br />
trưởng Công ty:<br />
<br />
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 10<br />
Công ty Cổ phần Sông Đà 10 áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung theo<br />
chế độ kế toán hiện hành và sử dụng phần mềm kế toán SAS do trung tâm<br />
UNESCO xây dựng theo hệ thống thống nhất toàn Tổng Công ty Sông Đà.<br />
Phòng Tài chính - kế toán cơ quan của Công ty gồm có 10 thành viên, mỗi<br />
thành viên có trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể.<br />
<br />
2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công<br />
ty cổ phần Sông Đà 10<br />
2.2.1. Phân loại chi phí<br />
Các đơn vị trực thuộc và đơn vị thành viên thuộc Công ty cổ phần Sông Đà<br />
10 hiện nay đều thực hiện phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế của<br />
<br />
iii<br />
<br />
chi phí. Theo phương pháp này chi phí được chia thành các khoản mục: CPNVLTT,<br />
CPNCTT, CPMTC, CPSXC, CPQLDN.<br />
<br />
2.2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm<br />
Đối tượng tập hợp chi phí đều được các đơn vị trực thuộc trong Công ty xác<br />
định là CT, HMCT, một số trường hợp là đơn vị thi công. Đối tượng tính giá thành<br />
là các CT, HMCT.<br />
Tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình công<br />
ty 3 cấp: Đội công trình là nơi phát sinh chi phí sản xuất trực tiếp có nhiệm vụ theo<br />
dõi chi phí, quản lý chi phí theo từng CT, HMCT để báo cáo đội trưởng. Cuối tháng<br />
gửi chứng từ cùng bảng kê về bộ phận kế toán xí nghiệp hoặc công ty để tổng hợp.<br />
<br />
2.2.3. Công tác lập dự toán chi phí và tính giá thành sản phẩm<br />
Lập dự toán tại các đơn vị thuộc Công ty cổ phần Sông Đà 10 được xem là<br />
quan trọng hàng đầu, việc lập dự toán các CT, HMCT có thể được khái quát qua các<br />
bước sau:<br />
+ Xác định khối lượng CT, HMCT<br />
+ Căn cứ vào định mức do Bộ Xây dựng ban hành và các đơn giá do các Sở<br />
Xây dựng của các tỉnh thành ban hành căn cứ trên định mức do Bộ xây dựng ban<br />
hành, căn cứ vào định mức nội bộ doanh nghiệp được xây dựng, tiến hành xác định<br />
dự toán CPNVLTT, CPNCTT, CPMTC<br />
+ Chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được tính dựa vào thông tư<br />
hướng dẫn số 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng.<br />
+Xác định bảng tổng kinh phí dự toán cho công trình, hạng mục công trình<br />
+ Căn cứ vào dự toán đã xây dựng cho từng CT, HMCT tiến hành lập dự<br />
toán chi phí cho từng khối lượng xây lắp để thực hiện CT, HMCT đó. Cụ thể việc<br />
lập dự toán công trình thủy điện Nậm Chiến được thể hiện ở phụ lục 08.<br />
<br />
2.2.4. Kế toán chi phí và xác định giá thành sản phẩm<br />
2.2.4.1. Kế toán chi phí sản xuất<br />
<br />
iv<br />
<br />
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp<br />
Nhân viên kinh tế của đội có nhiệm vụ thu thập chứng từ, theo dõi các chi<br />
phí sản xuất phát sinh của đội để báo cáo đội trưởng và gửi về xí nghiệp.<br />
Kế toán xí nghiệp căn cứ vào các chứng từ gốc đó là: hóa đơn GTGT của<br />
hàng mua, phiếu xuất kho… kế toán tiến hành ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực<br />
tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình.<br />
* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp<br />
Kế toán xí nghiệp căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền<br />
lương và các khoản trích theo lương sau đó ghi sổ kế toán có liên quan.<br />
* Kế toán chi phí máy thi công<br />
Kế toán căn cứ vào nhật trình theo dõi hoạt động của xe máy, bảng phân bổ<br />
chi phí sử dụng máy thi công để xác định chi phí sử dụng máy cho từng công trình,<br />
hạng mục công trình, hạch toán vào TK 623 trên các bảng biểu, sổ chi tiết, sổ tổng<br />
hợp.<br />
* Kế toán chi phí sản xuất chung<br />
Kế toán xí nghiệp căn cứ vào các hóa đơn thanh toán, bảng phân bổ chi phí<br />
sản xuất chung để ghi nhận các khoản mục chi phí này.<br />
* Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành<br />
Kế toán xí nghiệp tiến hành tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở<br />
dang để tính giá thành sản phẩm cụ thể như sau: Tại các đơn vị thuộc Công ty cổ<br />
phần Sông Đà 10 kỳ tính giá thành là tháng. Cuối kỳ toàn bộ chi phí sản xuất phát<br />
sinh trong kỳ đều được tổng hợp vào TK 154. Các đơn vị này đều mở sổ chi tiết TK<br />
154 theo từng công trình.<br />
<br />
2.2.4.2. Kế toán chi phí ngoài sản xuất<br />
Các đơn vị thuộc Công ty cổ phần Sông Đà 10 đều tiến hành mở sổ chi tiết<br />
theo dõi chi phí quản lý doanh nghiệp (phụ lục 26). Tuy nhiên các đơn vị này lại<br />
không theo dõi tách biệt phần biến phí và định phí quản lý doanh nghiệp.<br />
<br />
v<br />
<br />
2.2.5. Phân tích thông tin kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm<br />
với việc ra quyết định kinh doanh<br />
Tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 hiện nay công tác phân tích kinh tế chưa<br />
được quan tâm, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán<br />
quản trị.<br />
<br />
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm<br />
tại Công ty cổ phần Sông Đà 10<br />
2.3.1. Những kết quả đạt được<br />
* Về phân loại chi phí: đã tiến hành phân loại chi phí theo mục đích, công<br />
dụng của chi phí, có ý nghĩa trong việc lập dự toán, lập báo cáo tổng quát toàn<br />
doanh nghiệp vào cuối kỳ.<br />
* Về đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm: đối<br />
tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng chính là đối tượng tính giá thành nên tạo điều<br />
kiện thuận lợi cho kế toán khi xác định giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, phương<br />
pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trực tiếp vào từng công<br />
trình, hạng mục công trình là phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập hợp chi phí<br />
sản xuất và tính giá thành sản phẩm.<br />
* Về công tác lập dự toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cho từng công<br />
trình, hạng mục công trình là rất tốt theo đúng quy định của Bộ Xây dựng ban hành,<br />
đảm bảo tính chính xác khi cung cấp thông tin kế hoạch cho nhà quản trị.<br />
* Về kế toán chi phí và giá thành sản phẩm: tương đối chặt chẽ và phù hợp<br />
với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.<br />
<br />
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu<br />
* Về phân loại chi phí: chưa thực hiện phân loại chi phí theo cách ứng xử<br />
của chi phí<br />
* Về đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí: việc tập hợp chi phí chưa<br />
nhanh và chưa chính xác. Nguyên nhân là do có những khoản phí hạch toán chưa<br />
đúng nội dung, phân bổ chưa chính xác.<br />
<br />