i<br />
<br />
Mở đầu<br />
Các doanh nghiệp thương mại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống<br />
kinh tế xã hội và còn là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Với vai trò là một<br />
công cụ quản lý, kế toán phải được đổi mới một cách thực sự nhằm phù hợp với<br />
các yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế đang dần hoàn thiện trong lĩnh vực này.<br />
Mặt khác chế độ kế toán Việt nam hiện nay đang có nhiều sự thay đổi<br />
dẫn tới sự lúng túng trong hạch toán ở các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh<br />
nghiệp thương mại, mà thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp<br />
thương mại lại mang tính đa dạng rất cao ví dụ như: tự kinh doanh, nhận đại<br />
lý ký gửi, cho thuê cửa hàng, kinh doanh siêu thị, hàng tự chọn v.v.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, việc chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế<br />
toán trong các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty thương mại Hà Nội “ có<br />
ý nghĩa quan trọng giúp các doanh nghiệp thương mại phát triển bền vững và<br />
hội nhập với nền kinh tế thế giới.<br />
Luận văn khảo sát công tác tổ chức kế toán tại 3 loại hình doanh nghiệp<br />
khác nhau thuộc Tổng công ty thương mại Hà nội là: Công ty TNHH Nhà<br />
nước một thành viên Thực phẩm Hà nội (là loại hình Công ty TNHH Nhà<br />
nước một thành viên chưa chuyển đổi hình thức sở hữu); Công ty thương mại<br />
dịch vụ Tràng Thi (Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước); Công ty cổ phần<br />
Thăng Long (Công ty cổ phần).<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp<br />
thương mại<br />
Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp thuộc<br />
Tổng Công ty thương mại Hà Nội<br />
Chương III: Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh<br />
nghiệp thuộc Tổng Công ty thương mại Hà Nội<br />
<br />
ii<br />
<br />
Chương 1<br />
Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp<br />
thương mại<br />
1.1. Những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp thương mại và ảnh hưởng<br />
của nó tới tổ chức kế toán<br />
1.1.1. Những đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp thương mại<br />
Đặc điểm phương thức mua hàng, đặc điểm phương thức bán hàng,đặc<br />
điểm chu kỳ kinh doanh<br />
1.1.2. ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh thương mại tới công tác tổ<br />
chức kế toán<br />
1.2. vai trò, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức kế toán trong các doanh<br />
nghiệp thương mại<br />
1.2.1. Khái niệm tổ chức kế toán<br />
Tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp là hoạt động chủ quan của<br />
Doanh nghiệp trong việc tổ chức vận dụng các phương pháp, nguyên tắc,<br />
chuẩn mực và chế độ kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin<br />
về tài sản, các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, nhằm kiểm tra, giám sát<br />
toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.<br />
1.2.2. Vai trò của tổ chức kế toán<br />
Vai trò của tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp thương mại được<br />
thể hiện: cung cấp thông tin cho nhà quản lý, phản ánh các chi phí bỏ ra, kết<br />
quả lao động của tập thể, phản ánh toàn bộ sự vận động của tài sản, kết cấu<br />
kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.<br />
1.2.3. Nhiệm vụ của tổ chức kế toán<br />
- Tổ chức kế toán khoa học và hợp lý<br />
- Tổ chức vận dụng các phương tiện tính toán hiện đại vào công tác kế toán<br />
<br />
iii<br />
<br />
- Thu thập, xử lý, phản ánh tổng hợp thông tin về tài sản, nguồn hình<br />
thành tài sản và tình hình sử dụng các tài sản đó.<br />
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, tình hình thực hiện các<br />
chỉ tiêu kinh tế và sử dụng các loại tài sản, vật tư...<br />
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán<br />
- Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ, hướng dẫn<br />
CB CNV thực hiện tốt chế độ chính sách tài chính - kế toán.<br />
- Cung cấp thông tin số liệu kế toán theo đúng quy định của pháp luật.<br />
- Lập và nộp đúng hạn các loại báo cáo tài chính<br />
1.2.4. Nguyên tắc tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp thương mại<br />
Tạo điều kiện hạch toán kế toán thực hiện tốt các yêu cầu cung cấp thông<br />
tin tin cậy, kịp thời cho quản lý với chi phí thấp nhất, tổ chức kế toán phải<br />
được thực hiện theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc<br />
nhất quán, nguyên tắc tự kiểm tra, nguyên tắc đồng bộ, nguyên tắc bất<br />
kiêm nhiệm, nguyên tắc tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, nguyên tắc linh<br />
hoạt.<br />
1.3. Nội dung tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp thương mại<br />
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán<br />
Trong các doanh nghiệp thương mại việc lựa chọn hình thức tổ chức bộ<br />
máy kế toán phù hợp là một nội dung quan trọng của tổ chức kế toán có thể<br />
lựa chọn các hình thức tổ chức bộ máy kế toán cơ bản là: Hình thức tổ chức<br />
bộ máy kế toán tập trung, hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán, hình<br />
thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán.<br />
1.3.2. Tổ chức công tác kế toán<br />
1.3.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và ghi chép hạch toán ban<br />
đầu trong doanh nghiệp thương mại<br />
<br />
iv<br />
<br />
Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin kiểm tra về trạng thái và sự<br />
biến động của đối tượng hạch toán kế toán cụ thể nhằm phục vụ kịp thời cho<br />
lãnh đạo nghiệp vụ và làm căn cứ phân loại tổng hợp kế toán.<br />
Phân loại chứng từ kế toán<br />
Phân loại chứng từ kế toán theo mức độ tài liệu trong chứng từ kế toán<br />
gồm: chứng từ gốc (chứng từ ban đầu) và chứng từ tổng hợp.<br />
Phân loại chứng từ kế toán theo quy định của nhà nước về chứng từ kế toán<br />
gồm chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc và chứng từ kế toán hướng dẫn.<br />
Vai trò của chứng từ kế toán<br />
Được xét trên 3 phương diện: Phương diện quản lý, phương diện kế<br />
toán, phương diện pháp lý.<br />
Các yêu cầu và nguyên tắc vận dụng hệ thống chứng từ kế toán<br />
Xuất phát từ vai trò của chứng từ kế toán trong quản lý và trong công tác<br />
kế toán, việc vận dụng hệ thống chứng từ phải đảm bảo các yêu cầu sau:<br />
- Phải đảm bảo về số lượng, chủng loại chứng từ phù hợp với cơ cấu tài<br />
sản, nguồn vốn, quá trình kinh doanh, quy mô sản xuất, trình độ tổ chức, quản lý.<br />
- Tổ chức và luân chuyển chứng từ phải đáp ứng các yêu cầu về quản lý<br />
tài sản, nguồn vốn, quá trình kinh doanh cũng như các nhu cầu thông tin cho<br />
quản lý.<br />
- Tổ chức vận dụng chứng từ phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định<br />
của Nhà nước về chứng từ.<br />
Để đáp ứng yêu cầu trên, việc tổ chức vận dụng chứng từ cũng cần tuân<br />
thủ theo những nguyên tắc sau:<br />
- Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán phải căn cứ vào chế độ do Nhà<br />
nước ban hành, được thống nhất áp dụng về hệ thống biểu mẫu chứng từ bắt<br />
buộc<br />
<br />
v<br />
<br />
- Tổ chức vận dụng chứng từ phải căn cứ vào cơ cấu tài sản, nguồn vốn,<br />
đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức quản lý<br />
- Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán phải căn cứ vào yêu cầu quản lý tài<br />
sản và tình hình biến động của chúng để tổ chức sử dụng chứng từ thích hợp<br />
và luân chuyển giữa các bộ phận liên quan.<br />
- Tổ chức vận dụng chứng từ phải căn cứ vào nội dung và đặc điểm của<br />
từng loại chứng từ.<br />
Tổ chức luân chuyển chứng từ<br />
Tổ chức luân chuyển chứng từ là thiết lập đường đi cho mỗi loại chứng<br />
từ, từ khâu lập, thu nhận, kiểm tra, hoàn chỉnh, sử dụng và bảo quản lưu giữ<br />
chứng từ nhằm giúp việc ghi sổ kế toán, thông tin kinh tế nội bộ được khoa<br />
học, nhanh chóng, bảo quản chặt chẽ.<br />
Trên cơ sở các biểu mẫu chứng từ đã được xây dựng cho đơn vị mình, từ<br />
đó tổ chức quy trình lập, luân chuyển và sử dụng chứng từ kế toán theo trình<br />
tự sau: lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kế toán vào chứng từ<br />
kế toán; kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán và lưu trữ bảo quản chứng từ.<br />
1.3.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở doanh nghiệp<br />
thương mại.<br />
Hệ thống tài khoản kế toán trong các doanh nghiệp thương mại đã được<br />
xây dựng dựa vào bản chất, nội dung và nguyên tắc phân loại tài khoản, nhằm<br />
phản ánh một cách thường xuyên liên tục có tính hệ thống tình hình vận động<br />
của tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.<br />
Khi tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở các doanh nghiệp<br />
thương mại cần phải tôn trọng các nguyên tắc sau:<br />
- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở doanh nghiệp thương mại phải<br />
đảm bảo bao quát được toàn bộ hoạt động về kinh tế và tài chính của đơn vị,<br />
<br />