CHƢƠNG I<br />
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam<br />
(DNVN) không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công ty trong nƣớc mà gay gắt,<br />
quyết liệt hơn từ các tập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn,<br />
thƣơng hiệu và trình độ quản lý. Do vậy, để cạnh tranh đƣợc, các doanh nghiệp (DN)<br />
trong nƣớc phải tìm cho mình một hƣớng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Một trong<br />
số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản<br />
lý…mà thông tin làm cơ sở cho các giải pháp đó không thể khác hơn ngoài thông tin<br />
kế toán.<br />
Tuy nhiên, để có thể phát huy một cách tốt nhất chức năng thông tin và kiểm tra<br />
của mình thì cần phải xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Đó là hệ thống kế<br />
toán đáp ứng yêu cầu thông tin không chỉ hƣớng vào các quá trình và các sự kiện kinh<br />
tế đã xảy ra mà còn phải hƣớng đến những diễn biến trong tƣơng lai nhằm giúp các<br />
nhà quản lý DN hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm soát và đƣa ra đƣợc những quyết<br />
định đúng đắn, phù hợp với các mục tiêu đã xác lập. Hệ thống kế toán nhƣ thế phải<br />
bao gồm hai phân hệ: kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT).<br />
KTQT đƣợc coi là công cụ quản lý khoa học và có hiệu quả nhằm kịp thời xử lý và<br />
cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản trị. Song tại Việt Nam,<br />
KTQT còn là vấn đề khá mới mẻ, chƣa đƣợc ứng dụng một cách phổ biến.<br />
Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị là một công ty lớn, chuyên sản xuất các<br />
loại bánh kẹo, đồ uống có cồn, thực phẩm chế biến sẵn cho thị trƣờng miền Bắc và<br />
cho cả nƣớc. Bên cạnh các thành công trong quản lý thời gian qua, bối cảnh kinh tế và<br />
sức ép cạnh tranh của thị trƣờng bánh kẹo trong nƣớc đã đòi hỏi các nhà quản trị của<br />
công ty phải quản lý chặc chẽ hơn nữa hoạt động SXKD, đặc biệt là chi phí, giá thành,<br />
định giá bán, nâng cao chất lƣợng sản phẩm suy trì và mở rộng thị phần, tăng lợi<br />
nhuận. Vì vậy, việc xấy dựng, tỏ chức KTQT tại Công ty là vấn đề hết sức cấp thiết.<br />
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Kế toán quản trị chi phí tại<br />
Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị” cho luận văn tốt nghiệp của mình.<br />
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài<br />
Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn:<br />
- Tác giả Nguyễn Quốc Thắng (năm 2010) với luận án Tiến sỹ “Tổ chức KTQT chi phí,<br />
giá thành sản phẩm trong DN thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam”<br />
- Luận án tiến sỹ của tác giả Đỗ Thị Mai Thơm (năm 2012) với đề tài “ Nghiên cứu tổ<br />
<br />
chức KTQT chi phí và giá thành trong các DN vận tải biển Việt Nam”.<br />
- Tác giả Trần Thị Thu Hà (năm 2010) trong luận văn Thạc sỹ “ Tổ chức KTQT chi<br />
phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại các DN thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao<br />
thông 8”<br />
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Đắc Phúc (năm 2011) về đề tài “ Tổ chức KTQT<br />
chi phí tại các DN thuộc trung tâm điện thoại di động CDMA”:<br />
Trong phần này, tác giả rút ra thành công chính của các đề tài, ứng dụng của các đề<br />
tài vào các ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu khác nhau của từng đề tài.<br />
1.3 Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài nhằm mục<br />
đích làm rõ thực trạng KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị; thông qua đó<br />
đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí có tính đến đặc thù hoạt động của đơn vị và các<br />
định hƣớng phát triển trong tƣơng lai của Công ty.<br />
Từ mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể đƣợc xác định nhƣ sau:<br />
- Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về KTQT chi phí trong DN.<br />
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng về KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm<br />
Hữu Nghị.<br />
- Chỉ rõ những yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí của Công ty Cổ<br />
phần Thực phẩm Hữu Nghị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KTQT chi phí tại<br />
Công ty.<br />
1.4 Câu hỏi nghiên cứu<br />
Để định hƣớng cho việc nghiên cứu, giải quyết đƣợc các mục tiêu cơ bản và cụ thể<br />
đã đặt ra, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:<br />
- Lý luận chung về KTQT chi phí trong DN là gì?<br />
- Thực trạng KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị nhƣ thế nào?<br />
Có những ƣu điểm và hạn chế gì?<br />
- Cần có những giải pháp và điều kiện gì để hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty Cổ<br />
phần Thực phẩm Hữu Nghị?<br />
Phần này đặt ra các câu hỏi nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu của luận văn một<br />
cách tốt nhất.<br />
1.5 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
- Đối tƣợng nghiên cứu:Luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và phân tích những<br />
vấn đề lý luận và thực trạng về KTQT chi phí trong Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ<br />
phần thực phẩm Hữu Nghị trong khoảng thời gian 2 năm từ 2014 – 2015.<br />
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
<br />
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận thông tin nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu<br />
định tính và định lƣợng. Trên cơ sở đó thu thập các tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.<br />
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh... để xử lý<br />
và phân tích dữ liệu.<br />
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
- Về lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về KTQT chi phí trong các<br />
DN, khẳng định vai trò quan trọng của KTQT chi phí trong các DN hiện nay.<br />
- Về thực tiễn: Đề tài khảo sát thực trạng KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Thực phẩm<br />
Hữu Nghị; các giải pháp trong đ<br />
- ề tài sẽ đóng góp tích cực cho việc áp dụng KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Thực<br />
phẩm Hữu Nghị; giúp đơn vị nhận diện ƣu điểm cũng nhƣ tồn tại nhằm tăng khả năng vận<br />
dụng KTQT chi phí tại đơn vị, nâng cao năng lực công tác kế toán, năng lực quản lý. Kết quả<br />
nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng cho các đơn vị sản xuất bánh kẹo,thực phẩm khác, là tài<br />
liệu tham khảo cho các DN thuộc các loại hình khác nhau; cho các sinh viên, học viên quan<br />
tâm tới đề tài.<br />
- Qua quá trình nghiên cứu đề tài, học viên đƣợc tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên<br />
cứu, đƣợc học hỏi thêm nhiều về kiến thức chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học<br />
của giáo viên hƣớng dẫn.<br />
1.8 Kết cấu của luận văn<br />
LUẬN VĂN GỒM 4 CHƢƠNG NHƢ SAU:<br />
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.<br />
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ<br />
CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br />
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ<br />
PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ<br />
CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ<br />
XUẤT VÀ KẾT LUẬN.<br />
<br />
CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ<br />
CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br />
2.1Tổng quan về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất<br />
Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán, ra đời trong điều kiện nền kinh tế<br />
thị trƣờng, kế toán quản trị là loại kế toán dành riêng cho những ngƣời làm công tác quản lý<br />
kinh doanh, phục vụ cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định.<br />
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung<br />
cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị yếu tố nguồn lực<br />
tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và<br />
ra các quyết định hợp lý.<br />
Thông tin kế toán quản trị chi phí mang tính linh hoạt, thƣờng xuyên và hữu ích,<br />
không bắt buộc phải tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Thông tin kế toán<br />
quản trị chi phí cung cấp bao gồm cả những thông tin quá khứ và những thông tin dự báo<br />
thông qua việc lập các kế hoạch và dự toán chi phí trên cơ sở các định mức chi phí (bao<br />
gồm cả các định mức về số lƣợng và định mức về đơn giá) nhằm kiểm soát chi phí thực<br />
tế, đồng thời làm căn cứ cho việc lựa chọn các quyết định về giá bán sản phẩm, quyết<br />
định ký kết các hợp đồng, quyết định tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài gia công.<br />
Có thể hiểu bản chất của KTQT chi phí như sau:<br />
- KTQT chi phí không chỉ thu thập và cung cấp thông tin quá khứ mà còn thu thập,<br />
xử lý và cung cấp thông tin hiện tại, hƣớng về tƣơng lai phục vụ cho việc ra quyết định lựa<br />
chọn các phƣơng án kinh doanh hợp lý.<br />
- KTQT chi phí cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp và<br />
ngoài doanh nghiệp có liên quan. Những thông tin có ý nghĩa với bộ phận, điều hành, quản<br />
lý doanh nghiệp.<br />
- KTQT chi phí quan tâm đến các chi phí thực tế phát sinh theo loại chi phí, tổng mức<br />
chi phí và chi tiết theo từng mặt hàng.<br />
- Khi có sự biến động chi phí, trách nhiệm giải thích về những thay đổi bất lợi thuộc<br />
bộ phận nào KTQT chi phí phải theo dõi và báo cáo rõ ràng phục vụ cho quá trình kiểm<br />
soát, điều chỉnh của nhà quản lý.<br />
Vai trò của kế toán quản trị chi phí<br />
Kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc ra<br />
quyết định kinh doanh.<br />
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về chi phí theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị<br />
chi phí của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.<br />
- Kiểm tra, giám sát các định mức tiêu chuẩn, dự toán.<br />
<br />
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán<br />
quản trị chi phí.<br />
- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của<br />
các nhà quản trị doanh nghiệp.<br />
- Tìm ra những giải pháp tác động lên các chi phí để tối ƣu hóa mối quan hệ chi phí khối lƣợng - lợi nhuận.<br />
- Kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong quản trị, điều hành doanh<br />
nghiệp,tƣ vấn cho nhà quản lý trong quá trình xử lý, phân tích thông tin, lựa chọn phƣơng<br />
án, ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất<br />
- Giúp nhà quản lý kiểm soát, giám sát, điều hành các hoạt động kinh tế tài chính, sản xuất<br />
kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá những vấn đề tồn tại cần khắc phục.<br />
2.2 Nội dung kế toán quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất<br />
2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất<br />
Chi phí trong doanh nghiệp sản xuất đƣợc phân loại theo các tiêu thức nhƣ sau:<br />
phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức<br />
độ hoạt động (cách ứng xử của chi phí), phân loại chi phí theo khả năng quy nạp vào đối<br />
tƣợng chịu chi phí, phân loại chi phí theo tính liên quan với việc lựa chọn phƣơng án và<br />
phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định.<br />
2.2.2 Xây dựng hệ thống định mức và lập dự toán chi phí sản xuất<br />
Tại các doanh nghiệp sản xuất, định mức và dự toán chi phí đƣợc xây dựng cho các<br />
chi phí: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuấ t chung, chi phí bán hàng và quản<br />
lý doanh nghiệp.<br />
2.2.3 Đối tượng và phương pháp xác định chi phí sản xuất<br />
Đối tƣợng chịu phí thể hiện phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu<br />
cầu kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.<br />
Đối tƣợng chịu phí có thể là các trung tâm chi phí nhƣ : phân xƣởng, đội sản xuất, từng<br />
phòng ban chức năng…hoặc từng nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng, khách<br />
hàng.<br />
Có hai phƣơng pháp xác định chi phí mà các doanh nghiệp sản xuất thƣờng áp dụng<br />
là: phƣơng pháp tập hợp trực tiếp và phƣơng pháp phân bổ gián tiếp.<br />
- Bên cạnh hai phƣơng pháp truyền thống trên, hiện nay ở các nƣớc tƣ bản phát triển<br />
đã áp dụng phƣơng pháp xác định chi phí theo mức độ hoạt động ( theo thời gian – còn<br />
gọi là phƣơng pháp ABC - Activity Based Cost Estimating ).<br />
<br />