CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ<br />
NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1. Tín dụng, hoạt động tín dụng đối với cá nhân tại các ngân hàng thương<br />
mại<br />
Khái niệm tín dụng cá nhân: Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền<br />
sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản<br />
chi phí nhất định.<br />
Tín dụng ngân hàng bao gồm 3 nội dung:<br />
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và cá nhân<br />
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn nhất định..<br />
- Sự chuyển nhượng kèm theo chi phí và rủi ro.<br />
Hoạt động tín dụng cá nhân: được hiểu là hoạt động mà trong đó ngân hàng đóng<br />
vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của ḿnh cho các cá nhân trong một<br />
thời hạn nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.<br />
Đặc điểm của tín dụng cá nhân: Số lượng món vay nhiều, nhưng quy mô món vay<br />
nhỏ, tín dụng đối với cá nhân thường đi kèm với các rủi ro ( thông tin không cân xứng và<br />
sự lựa chọn đối nghịch, thông tin không cân xứng dẫn đến rủi ro đạo đức, rủi ro tác<br />
nghiệp), tín dụng cá nhân gây ra chi phí lớn<br />
Vai trò của hoạt động tín dụng cá nhân trong nền kinh tế:<br />
Đối với khách hàng cá nhân: là một giải pháp tài chính hiệu quả đáp ứng linh hoạt<br />
nhu cầu vốn phát sinh của cá nhân trong đời sống hàng ngày; giúp cá nhân kinh<br />
doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể nâng cao năng lực sản xuất của mình,<br />
mở rộng quy mô.<br />
<br />
Đối với ngân hàng: Góp phần nâng cao thương hiệu của ngân hàng, tăng cường<br />
công tác bán chéo các sản phẩm ngân hàng; đa dạng hóa hoạt động kinh doanh,<br />
nâng cao lợi nhuận, phân tán rủi ro.<br />
Đối với nền kinh tế xã hội: góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội.<br />
Các loại hình tín dụng cá nhân:<br />
Cho vay cá nhân: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể; cho<br />
vay đối với khách hàng cá nhân ( Cho vay bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay kinh<br />
doanh đầu tư chứng khoán, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, chứng minh tài chính, cho<br />
vay thấu chi, cho vay cầm cố giấy tờ có giá ).<br />
Bảo lãnh cá nhân: là cam kết của ngân hàng ( bên bảo lãnh) với bên nhận bảo lãnh<br />
về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh), khi bên<br />
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên<br />
nhận bảo lãnh.<br />
Cho vay thông qua hình thức thẻ tín dụng: một hình thức tín dụng kết hợp giữa tín<br />
dụng và thanh toán, với thẻ tín dụng khách hàng có thể chi tiêu trước trả tiền sau.<br />
<br />
1.2. Phát triển hoạt động tín dụng đối với cá nhân tại NHTM<br />
Khái niệm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân: là quá trình thay đổi theo hướng<br />
tiến bộ hoàn thiện của hoạt động tín dụng cá nhân bao gồm sự gia tăng tỷ trọng dư nợ cá<br />
nhân xét trong cơ cấu tổng dư nợ tín dụng và quá trình hoàn thiện chính sách, quy trình<br />
đối với tín dụng cá nhân theo hướng nhanh gọn thuận tiện, đa dạng hóa sản phẩm tín<br />
dụng cá nhân trên cơ sở đảm bảo chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được tối đa, mức an toàn<br />
vốn tín dụng chấp nhận được.<br />
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân: Tốc độ tăng dư nợ tín<br />
dụng cá nhân, tỷ trọng tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ của ngân hàng tăng; tốc độ tăng<br />
<br />
trưởng thị phần tín dụng cá nhân tăng; tỷ lệ nợ xấu giảm; thu nhập từ tín dụng cá nhân<br />
tăng.<br />
Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân:<br />
Nâng cao tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng.<br />
Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cá nhân, các gói sản phẩm tiện ích phù hợp<br />
với nhu cầu thị trường.<br />
Mở rộng hệ thống kênh phân phối.<br />
Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát món vay cá nhân tiến đến cải<br />
tiến việc thực hiện quy trình theo hướng thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro.<br />
Tăng cường công tác Marketing, bán chéo sản phẩm.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển hoạt động tín dụng cá nhân:<br />
Nhóm nhân tố khách quan:<br />
-<br />
<br />
Nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng: Môi trường kinh<br />
tế, môi trường pháp luật, môi trường xã hội, môi trường ngành ngân<br />
hàng.<br />
<br />
-<br />
<br />
Nhân tố thuộc về bản thân khách hàng cá nhân: Nhu cầu vay vốn của<br />
khách hàng, khả năng đáp ứng điều kiện khi vay của các cá nhân.<br />
<br />
Nhóm nhân tố chủ quan: Định hướng phát triển của ngân hàng, năng lực tài<br />
chính vàn quản trị ngân hàng, chính sách tín dụng, trình độ chuyên môn của cán bộ tín<br />
dụng, trình độ khoa học công nghệ.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN<br />
DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG<br />
VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGHỆ AN<br />
<br />
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công<br />
Thương Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An<br />
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Nghệ An ( Vietinbank<br />
Nghệ An ) ra đời và phát triển hơn 20 năm, qua nhiều lần chia tách và sáp nhập. Là chi<br />
nhánh cấp 1 của NH TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Nghệ An không ngừng<br />
mở rộng hoạt động của mình và thu được những kết quả đáng được ghi nhận.<br />
Giai đoạn năm 2010-2012 là giai đoạn có nhiều khó khăn thách thức đối với nền<br />
kinh tế và hệ thống ngân hàng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gặp không ít<br />
khó khăn. Tuy nhiên, với chiến lược đúng đắn và những chỉ đạo sát sao, Ban lãnh đạo<br />
cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại Vietinbank Nghệ An đã hoàn thành tốt kế hoach đề ra<br />
và tạo những thành công to lớn trong công tác phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng<br />
hoạt động. Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, hoạt động tín dụng được giữ<br />
vững bất chấp khó khăn của nền kinh tế, hoạt động dịch vụ và thẻ ngày càng đươc mở<br />
rộng và đạt được những kết quả vượt bậc.<br />
<br />
2.2 Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại NH TMCP Công Thương Việt<br />
Nam – Chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2008-2012<br />
2.2.1 Thực trạng các giải pháp pháp triển tín dụng cá nhân đang triển khai tại NH<br />
TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An<br />
Nâng cao tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng. Các mức lãi suất và<br />
phí đang được áp dụng này được công bố và quy định rõ ràng cho từng sản phẩm đặc thù<br />
cũng như từng hợp đồng tín dụng.<br />
Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cá nhân, các gói sản phẩm tiện ích phù hợp<br />
với nhu cầu thị trường: VietinBank Nghệ An triển khai tương đối đầy đủ các sản phẩm<br />
tín dụng cá nhân trong danh mục sản phẩm bán lẻ do ngân hàng Công thương Việt Nam<br />
đưa ra. Cơ cấu sản phẩm tín dụng cá nhân được điều tiết phù hợp với mức nhu cầu của thị<br />
<br />
trường. Các sản phẩm mới ngày càng tăng trưởng mạnh như cho vay du học, vay chứng<br />
minh tài chính, kinh doanh tại chợ.<br />
Mở rộng hệ thống kênh phân phối: nâng cấp các phòng giao dịch, đầu tư thành lập<br />
mới nâng số lượng các phòng giao dịch từ 6 đến 10 phòng trong đó 03 phòng giao dịch<br />
tại địa bàn huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn. Ngoài ra, tiến hành liên kết với<br />
một số siêu thị, công ty tư vấn xúc tiến việc làm, showroom ô tô, triển khai các kênh hiện<br />
đại như SMS banking, Internet bank.<br />
Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát món vay cá nhân tiến đến cải<br />
tiến việc thực hiện quy trình theo hướng thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro.<br />
Công tác thẩm định, xác định giới hạn tín dụng của khách hàng: chủ yếu dựa vào<br />
những nhận định cảm tính và kinh nghiệm, thực tế xem xét thực trạng tại hộ của cán bộ<br />
tín dụng làm cho quá trình thẩm định thiếu chuyên nghiệp.<br />
Công tác kiểm tra, theo dõi khoản vay: công tác còn lơi là, cán bộ không thực tế đi<br />
kiểm tra mà chỉ làm biên bản đối phó mang tính chiếu lệ.<br />
Công tác thu nợ: Chỉ đạo thì mạnh mẽ nhưng khi đến với cán bộ, do tâm lý chán<br />
nản cũng như thái độ thờ ơ với công việc, đã dẫn đến công tác thu hồi nợ xấu không đạt<br />
được những kết quả như mong muốn.<br />
<br />
2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại NH TMCP Công thương Việt<br />
Nam - Chi nhánh Nghệ An.<br />
Dư nợ tín dụng cá nhân: Tỷ trọng tín dụng cá nhân trong 3 năm giữ nguyên ở<br />
mức xấp xỉ 10%, tỷ trọng tín dụng cá nhân chưa tương xứng với tiềm lực của ngân hàng<br />
cũng như tiềm năng của thị trường này tại Nghệ An. Cơ cấu tín dụng cá nhân theo nhu<br />
cầu vốn tập trung lớn vào cho vay bất động sản và cho vay SXKD.<br />
Tốc độ tăng trưởng thị phần: thị phần tín dụng cá nhân của Vietinbank Nghệ An<br />
chỉ bằng một nửa so với ngân hàng nông nghiệp, thấp hơn VIB. Tuy nhiên, thị phần lại<br />
<br />