TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Thương mại là một trong những ngành quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn<br />
trong cơ cấu ngành của nền kinh tế. Ở nước ta cũng vậy, ngành thương mại ngày càng<br />
được mở rộng và có tỷ trọng tăng lên đều qua các năm. Thương mại góp phần làm cho<br />
nền kinh tế hoạt động ngày càng hiệu quả hơn thông qua nâng cao hiệu quả của cả quá<br />
trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế –<br />
xã hội trên địa bàn Thành phố Hưng Yên cần phải chú trọng đến việc phát triển thương<br />
mại.<br />
<br />
Trong thời gian tới, yêu cầu phát triển thương mại của Thành phố Hưng Yên sẽ<br />
ngày càng trở nên cấp thiết hơn, quan trọng hơn trong xu thế toàn cầu hoá và xu thế đẩy<br />
nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việc nghiên cứu các điều kiện<br />
phát triển thương mại là nhằm cụ thể hoá một phần trong các bước quy hoạch tổng thể<br />
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố nói riêng. Trên cơ sở đó, xác<br />
định hướng đầu tư, hoạch định các chính sách và giải pháp nhằm phát huy các tiềm năng<br />
sẵn có thúc đẩy phát triển thương mại phục vụ tốt cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã<br />
hội của tỉnh và thành phố.<br />
Thực tế phát triển thương mại của thành phố cho thấy vẫn còn nhiều bất cập chưa<br />
phát huy được hết tiềm năng thế mạnh của mình như: Kinh tế thành phố có tăng trưởng<br />
nhưng chưa đạt kế hoạch, chưa có ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn; một số chỉ tiêu phát<br />
triển kinh tế - xã hội chưa đạt so với mục tiêu đề ra. Nguyên nhân của những bất cập đó<br />
còn chịu tác động bởi những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, đặc biệt là chịu tác động bởi<br />
các điều kiện là tiền đề cho sự phát triển thương mại. Trên thực tế, điều kiện phát triển<br />
thương mại chưa thực sự được chú trọng nghiên cứu, và chưa có nghiên cứu chính thức<br />
nào về vấn đề này. Do đó, tác giả nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh<br />
thương mại “Nghiên cứu các điều kiện phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố<br />
Hưng Yên”.<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI VÀ CÁC ĐIỀU<br />
KIỆN PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI CỦA ĐỊA PHƢƠNG<br />
1.1. Khái quát chung về phát triển thƣơng mại<br />
Thứ nhất, Thương mại được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp và trên thực tế<br />
thương mại được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau như: Phạm vi hoạt động, đặc<br />
điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, theo các khâu của quá<br />
trình lưu thông, theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, theo kỹ<br />
thuật giao dịch. Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính tương<br />
đối nhưng có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành<br />
các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững của thương<br />
mại.<br />
Thứ hai, Thương mại ở các tỉnh, thành phố thực sự đóng vai trò quan trọng cho sự<br />
phát triển của sản xuất hàng hóa, đầu mối của những quan hệ mua bán, tạo ra động lực<br />
kích thích cả người sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy sự chuyên môn hóa sản xuất.<br />
Vai trò to lớn của thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh, thành phố, sẽ được phát huy nếu<br />
biết tận dụng các điều kiện tiền đề của phát triển thương mại bằng cách nghiên cứu, ứng<br />
dụng phát huy các nguồn lực sẵn có với đầy đủ cơ sở khoa học nhằm phát huy được hết<br />
lợi thế so sánh của mình trong lĩnh vực thương mại.<br />
<br />
1.2. Lý luận chung về điều kiện phát triển thƣơng mại<br />
Lý thuyết trao đổi thuần túy chủ yếu tập trung nghiên cứu thuần túy quá trình trao<br />
đổi mà không đề cập đến vấn đề sản xuất. Giả sử hai chủ thể gặp nhau, chủ thể A mang<br />
theo người 10 quả cam, chủ thể B mang theo người 10 quả táo và họ nảy sinh ý định trao<br />
đổi với nhau. Sự trao đổi này là bao nhiêu hay còn gọi là điều kiện phát triển thương mại.<br />
Hoạt động thương mại của địa phương chỉ thực sự phát huy được hết tiềm năng và thế<br />
mạnh của mình khi các điều kiện là tiền đề cho sự phát triển đó được khai thác và sử<br />
dụng hợp lý. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường môi trường thương mại luôn biến<br />
động luôn biến đổi do tác động của các điền kiện này hay các yếu tố như: điều kiện tự<br />
<br />
nhiên, văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị…Điều này dẫn đến hai xu hướng khác nhau, một<br />
là có thể tạo ra những cơ hội quý báu cho các doanh nghiệp, cho hoạt động thương mại<br />
của địa phương phát triển nhanh chóng và hiệu quả, mặt khác cũng có thể tạo ra nguy cơ<br />
phá sản của các doanh nghiệp hoặc những thiệt hại to lớn cho quá trình phát triển thương<br />
mại của địa phương. Khi nghiên cứu các điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tại địa<br />
phương tận dụng tối đa được tiềm năng và lợi thế đồng thời cũng giảm thiểu những rủi ro<br />
tiềm ẩn của các điều kiện mang lại.<br />
<br />
Nội dung các điều kiện phát triển thương mại của địa phương:<br />
- Điều kiện tự nhiên<br />
+ Vị trí địa lý<br />
+ Khí hâu thời tiết và tính chất thời vụ<br />
+ Các vấn dề về cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường<br />
- Điều kiện về văn hóa – xã hội<br />
+ Dân số và sự biến động về dân số<br />
+ Thu nhập và phân bố của dân cư<br />
+ Nghề nghiệp và tầng lớp xã hội<br />
- Điều kiện về nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại của địa phương<br />
- Điều kiện về tiềm lực tài chính<br />
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của thương mại<br />
- Các điều kiện kinh tế:<br />
+ Các ngành công nghiệp liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ<br />
+ Nông nghiệp<br />
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân và<br />
của tỉnh, thành phố.<br />
<br />
1.3. Bài học kinh nghiệm về nghiên cứu các điều kiện phát triển phát triển<br />
thƣơng mại của một số địa phƣơng<br />
Tỉnh Vĩnh Phúc: Vĩnh Phúc nằm ở vùng cực Bắc châu thổ Sông Hồng, diện tích<br />
tự nhiên hơn 1.231 km2 . Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc tạo lập quan hệ kinh tế với các<br />
trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại và các thành phố lớn… được tác động lôi kéo<br />
của các vùng kinh tế quan trọng, đồng thời cũng tạo điều kiện để Vĩnh Phúc khai thác<br />
các lợi ích thương mại, thúc đẩy phát triển giao thương với các tỉnh trong nước và nước<br />
bạn Trung Quốc. Vùng đồng bằng thích hợp trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả và hình<br />
thành các khu dân cư, khu đô thị. Vùng trung du thích hợp trồng cây ăn quả, cây công<br />
nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển trang trại và khu công nghiệp. Vùng đồi núi<br />
thích hợp với phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, phát triển du lịch<br />
nghỉ dưỡng…<br />
Tỉnh Đồng Tháp: Đồng Tháp là một tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ở<br />
đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc giáp tỉnh PreyVeng - Campuchia, phía Nam giáp tỉnh<br />
Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và<br />
Tiền Giang. Điều kiện vị trí địa lý phát triển thị trường dịch vụ phân phối hàng hóa của<br />
Tỉnh đã được mở rộng hầu hết các tỉnh thành trong khắp cả nước, do tính đặc thù của sản<br />
phẩm nông nghiệp và sự phát triển năng động của ngành Công nghiệp chế biến nên<br />
chủng loại hàng hóa của Tỉnh khá đa dạng và phong phú, hàng hóa đã lưu thông phân<br />
phối đến nhiều tỉnh, nhưng thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thị trường chính.<br />
<br />
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN<br />
THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HƢNG YÊN<br />
2.1. Thực trạng hoạt động thƣơng mại trên địa bàn Thành phố Hƣng Yên<br />
Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2008 đạt 1.965.450 triệu đồng, năm 2010<br />
là 2.962.353 triệu đồng, năm 2012 là 3.277.825 triệu đồng. Các thành phần tham gia chủ<br />
yếu là cá thể và tổ sản xuất, kinh tế tư nhân là chủ yếu.<br />
<br />
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ theo khu vực kinh tế: Trong giai đoạn 20082012, khu vực kinh tế Nhà nước tăng trưởng nhanh nhất về tổng mức bán lẻ hàng hóa<br />
dịch vụ trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế và theo ngành có tốc độ tăng bình quân<br />
14,65 %/năm. Nếu so với tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ<br />
của của toàn tỉnh thì chỉ tiêu này vẫn thấp hơn.<br />
Tốc độ tăng bình quân của thương mại, dịch vụ là 10,42%/năm tốc độ này tăng<br />
trưởng chưa thực sự khả quan so với những tiềm năng vốn có của các điều kiện về phát<br />
triển thương mại. Nhìn chung các dịch vụ thương mại còn khá nghèo nàn về loại hình và<br />
nhỏ bé về quy mô do tính chất của hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn. Những<br />
dịch vụ thương mại gắn liền với các loại hình, phương thức kinh doanh hiện đại chưa<br />
phát triển nên phần giá trị gia tăng trong hoạt động thương mại chưa cao.<br />
<br />
2.2. Thực trạng các điều kiện phát triển thƣơng mại trên địa bàn Thành phố<br />
Hƣng Yên<br />
* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên<br />
Vị trí: Thành phố Hưng Yên nằm ở toạ độ 20031’ – 200 43’ vĩ Bắc 1060 02’ –<br />
1060 06’ kinh Đông. Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc tạo lập quan hệ kinh tế với các trung tâm<br />
kinh tế tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảnh Ninh…được tác động lôi kéo của<br />
các vùng kinh tế quan trọng, đồng thời cũng tạo điều kiện để thành phố Hưng Yên khai thác<br />
được các điều kiện cho phát triển thương mại, thúc đẩy phát triển giao thông, thông thương với<br />
các tỉnh trong cả nước. Điều kiện địa hình bằng phẳng phù hợp cho việc phát triển một hế thống<br />
giao thông đường bộ thuận lợi, phát triển ngành dịch vụ vận tải logistics. Hưng Yên có điều kiện<br />
đất đai khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với sự đa dạng về cơ cấu cây trồng trong đó cây<br />
ăn quả là một trong những thế mạnh của tỉnh. Với lợi thế đất phù sa ven sông Hồng, sông Luộc<br />
thích hợp cho phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây Nhãn Lồng.<br />
<br />
* Thực trạng các điều kiện văn hóa-xã hội trên địa bàn thành phố Hưng Yên<br />
Với các giá trị văn hóa lịch sử và truyền thống, Hưng Yên là điểm du lịch văn hóa<br />
tâm linh đầu tiên phải kể đến đó là khu Phố Hiến cổ. Phố Hiến xưa vẫn còn lưu giữ được<br />
những di tích lịch sử văn hóa hết sức tiêu biểu với Văn Miếu, đền Mẫu, Chùa Chuông…<br />
Có thể thấy rằng mức thu nhập của dân cư trên địa bàn tỉnh những năm qua hoàn<br />
toàn chưa xứng nhịp độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng GDP bình quân hàng năm. Sự<br />
<br />