i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh<br />
đều có mục tiêu làm ra càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Do đó vấn đề sử dụng hiệu quả<br />
các nguồn lực mang tính sống còn với mọi doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh như vậy,<br />
tính hiệu quả trong các quyết định sử dụng vốn càng trở nên cấp thiết và đòi hòi sự<br />
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể và đi sâu nghiên cứu về<br />
hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp Viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp<br />
Viễn thông trên địa bàn Hà Nội<br />
Sau một thời gian thực tập tại các đơn vị của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông<br />
Việt Nam (VNPT), Với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS. TS. Nghiêm Văn Lợi<br />
và Ban Kế toán Thống kê Tài chính VNPT cũng như các phòng kinh doanh, phòng kế<br />
toán – tài chính của các đơn vị tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này với đề tài:<br />
“Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn<br />
tại các doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông trên địa bàn Hà Nội”.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
5. Ý kiến đóng góp của luận văn:<br />
6. Kết cấu luận văn:<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn tốt nghiệp được chia làm ba chương:<br />
Chương I : Các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.<br />
Chương II : Thực trạng trong sử dụng vốn tại Các doanh nghiệp viễn thông<br />
trên địa bàn Hà Nội.<br />
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Các doanh nghiệp<br />
viễn thông trên địa bàn Hà Nội.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN<br />
TRONG DOANH NGHIỆP<br />
1.1.TỔNG QUAN VỀ VỐN DOANH NGHIỆP<br />
1.1.1. Khái niệm vốn<br />
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để được thành lập và tiến hành các hoạt<br />
động sản xuất - kinh doanh thì các điều kiện tiền đề không thể thiếu được gồm 03 yếu<br />
tố:<br />
1- Vốn.<br />
2- Nhân lực.<br />
3- Công nghệ.<br />
Theo Marx, vốn là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của<br />
quá trình sản xuất. Theo P.Samuelson thì vốn là những hàng hoá được sản xuất ra để<br />
phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là một trong ba yếu tố đầu vào của hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh của doanh nghiệp (vốn, lao động, đất đai).<br />
Vậy ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về vốn : “ Vốn là biểu hiện về<br />
mặt giá trị của các yếu tố đầu vào được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
doanh nghiệp và tạo ra giá trị thặng dư đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp”.<br />
1.1.2.1. Theo nguồn hình thành:<br />
Tiêu thức này nhằm định rõ vốn được tạo ra bắt đầu từ đâu. Tiêu thức này có rất<br />
nhiều ý nghĩa với việc xem xét về quyền lợi và nghĩa vụ của các Chủ sở hữu hoặc các<br />
đối tác của doanh nghiệp. Theo tiêu thức này, vốn xuất phát từ các nguồn sau:<br />
* Vốn chủ sở hữu<br />
Vốn chủ sở hữu là số vốn do những người sở hữu Doanh nghiệp, những nhà<br />
đầu tư bỏ ra để thành lập và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.<br />
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể chia ra làm ba loại sau:<br />
- Vốn góp ban đầu.<br />
- Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia.<br />
- Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới.<br />
Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bổ sung từ phần chênh<br />
lệch đánh giá lại tài sản cố định, chênh lệch tỷ giá.<br />
* Vốn huy động của Doanh nghiệp<br />
<br />
iii<br />
<br />
Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh<br />
nghiệp nhưng nguồn vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp<br />
không chỉ có vốn chủ sở hữu mà còn bao gồm nguồn vốn huy động từ các nguồn như:<br />
- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng.<br />
- Vốn liên doanh liên kết.<br />
- Vốn tín dụng thương mại.<br />
- Vốn tín dụng thuê mua.<br />
1.1.2.2. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển<br />
Vốn được chia làm hai loại đó là vốn cố định và vốn lưu động.<br />
* Vốn cố định<br />
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định và dài hạn. Do<br />
vậy, để nghiên cứu vốn cố định, trước tiên ta xem xét tài sản cố định.<br />
Tài sản cố định .<br />
Đầu tư dài hạn.<br />
* Vốn lưu động<br />
Vốn lưu động: là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao<br />
động.<br />
Căn cứ vào công dụng của tài sản lưu động, người ta tiến hành phân chia vốn<br />
lưu động thành ba loại là:<br />
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ: đó là giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu...<br />
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: đó là giá trị sản phẩm dở dang, bán thành<br />
phẩm, các phí tổn được phân bổ…<br />
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là gía trị thành phẩm, hàng hoá mua ngoài…<br />
Theo quan điểm kế toán tài chính thì vốn lưu động chính là phần tài sản lưu<br />
động và đầu tư ngắn hạn thể hiện trên bảng cân đối kế toán.<br />
Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong<br />
quá trình sản xuất kinh doanh.<br />
Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở<br />
các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, các khoản phải thu, và dự trữ<br />
tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất<br />
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng.<br />
1.1.2.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn.<br />
Vốn của doanh nghiệp được chia thành vốn thường xuyên và vốn tạm thời<br />
<br />
iv<br />
<br />
* Vốn thường xuyên: bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn..<br />
* Vốn tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn mà doanh nghiệp sử dụng để<br />
đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, phát sinh trong quá trình sản xuất kinh<br />
doanh của doanh nghiệp.<br />
1.1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp.<br />
Vốn là yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp. Có thể coi vốn chính là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của doanh<br />
nghiệp và là yếu tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường .<br />
<br />
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP<br />
1.2.1. Khái niệm.<br />
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được sử dụng như thước đo để đánh giá trình độ<br />
quản lý cũng như việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Trong quá trình sử dụng vốn, doanh nghiệp cần luôn luôn phân tích đánh giá tình hình<br />
kịp thời, đảm bảo cho quản lý sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.<br />
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng nhiều phương pháp khác nhau, để lượng<br />
hoá hiệu quả sử dụng vốn, người ta sử dụng các hệ thống chỉ tiêu về khả năng thanh<br />
toán hoạt động và khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn. Có hai phương pháp để<br />
phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đó là<br />
phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ.<br />
Phương pháp so sánh.<br />
Phương pháp phân tích tỷ lệ: Là phương pháp dựa trên ý nghĩa các tỷ lệ của đại<br />
lượng của lượng tài chính trong quan hệ tài chính. Việc phân tích hiệu quả sử dụng<br />
vốn trong doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ là chủ yếu.<br />
1.2.2. Các chỉ tiêu xác định.<br />
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì một số chỉ tiêu được sử dụng trong<br />
phương pháp phân tích tỷ lệ đó là các chỉ tiêu sau<br />
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả sử dụng tổng vốn.<br />
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =<br />
<br />
Doanh thu thuÇn<br />
Tæng tµi s¶ n<br />
Lợi nhuận sau thuế<br />
<br />
Tỷ suất doanh lợi của tài sản = ——————————<br />
Tổng tài sản bình quân<br />
<br />
v<br />
<br />
Lợi nhuận sau thuế<br />
Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu = ———————————<br />
Vốn chủ sở hữu bình quân<br />
Ba chỉ tiêu này đánh giá một cách tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn của<br />
doanh nghiệp trên giác độ quan tâm của chủ sở hữu doanh nghiệp.<br />
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng vốn cố định<br />
Một số chỉ tiêu sau được sử dụng để đánh giá trong phương pháp phân tích tỷ lệ<br />
Doanh thu thuần<br />
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =——————————————<br />
Nguyên giá tài sản cố định bình quân<br />
Lợi nhuận sau thuế<br />
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = ——————————————<br />
Nguyên giá tài sản cố định bình quân<br />
Ngoài ra để đánh giá một cách trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định doanh<br />
nghiệp còn sử dụng một số chỉ tiêu khác:<br />
Doanh thu thuần<br />
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = ——————————<br />
Vốn cố định bình quân<br />
Lợi nhuận sau thuế<br />
Hiệu quả sử dụng vốn cố định = ——————————<br />
Vốn cố định bình quân<br />
1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động<br />
Khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường sử dụng<br />
những chỉ tiêu sau:<br />
Vốn lưu động bình quân<br />
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = ———————————<br />
Doanh thu thuần<br />
Hệ số này tính được càng nhỏ thì càng tốt.<br />
Lợi nhuận sau thuế<br />
<br />
Lợi nhuận<br />
<br />