i<br />
<br />
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH<br />
TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động hầu hết vì mục tiêu tối đa hóa<br />
lợi nhuận. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận thì hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
doanh nghiệp phải đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải<br />
đưa ra được các quyết định tối ưu và kịp thờ dựa trên cơ sở các thông tin tài chính<br />
nhận được.<br />
Phân tích tài chính tại doanh nghiệp sẽ đánh giá được hoạt động của doanh<br />
nghiệp, những gì đạt được và những gì còn tồn tại, từ đó có thể đưa ra các giải pháp<br />
phù hợp cho tình hình tài chính của doanh nghiệp.<br />
Từ thực tế tìm hiểu công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây<br />
dựng và phát triển đô thị Lilama, tác giả nhận thấy công tác phân tích tài chính ở<br />
doanh nghiệp này chưa đầy đủ cả về nội dung và phương pháp phân tích, chưa là<br />
công cụ giúp những nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định. Xuất phát từ thực tế<br />
đó, đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và<br />
phát triển đô thị Lilama” được chọn làm đề tài nghiên cứu.<br />
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan<br />
Phân tích tài chính là một vấn đề mà có nhiều các công trình nghiên cứu trước<br />
kia đã đề cập đến. Các đề tài trước kia của nhiều tác giả cũng đã khái quát cơ sở lý<br />
luận về phương pháp và nội dung phân tích tài chính, cùng với đó là áp dụng cơ sở<br />
lý luận vào tình hình của doanh nghiệp cụ thể. Các đề tài trên đều đã hệ thống hóa<br />
được cơ sở lý luận, các phương pháp, chỉ tiêu để phục vụ công tác phân tích tài<br />
chính trong doanh nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu các tác giả cũng nghiên cứu<br />
thực trạng công tác phân tích tài chính, về tổ chức công tác phân tích, các phương<br />
pháp phân tích và nội dung phương pháp và các tác giả cũng đưa ra một số giải<br />
pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp.<br />
Một số đề tài nghiên cứu công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp xây<br />
lắp, hay có đề tài nghiên cứu về công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty lắp<br />
<br />
ii<br />
<br />
máy Việt Nam, tuy nghiên phạm vi nghiên cứu và khía cạnh của các đề tài trước kia<br />
và đề tài tác giả đang nghiên cứu là khác nhau<br />
Tuy nhiên, với mỗi một doanh nghiệp riêng biệt trong nền kinh tế đều có<br />
những đặc thù riêng về ngành nghề kinh doanh, về quy mô sản xuất, về tổ chức<br />
nhân sự…Do đó, đề tài này tập trung nghiên cứu và làm rõ nội dung và đồng thời<br />
đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện thực trạng phân tích tài chính tại công ty Lilama<br />
UDC mà các đề tài trước kia chưa đề cập tới.<br />
1.3 Mục tiêu nghiên cứu<br />
Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung công tác phân tích tài chính<br />
doanh nghiệp<br />
Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại công Lilama UDC và<br />
phân tích nguyên nhân gây nên hạn chế<br />
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài<br />
chính tại công ty Lilama UDC<br />
1.4 Câu hỏi nghiên cứu<br />
Đề tài được nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi được đặt ra sau đây: khi<br />
nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính thì những chỉ tiêu nào được sử<br />
dụng; ý nghĩa của công tác phân tích tình hình tài chính với các nhà quản trị doanh<br />
nghiệp như thế nào; công tác phân tích tài chính đang diễn ra tại công ty Lilama<br />
UDC như thế nào và có những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân; các phương<br />
pháp nào có thể hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Lilama UDC<br />
1.5 Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu tình hình phân tích tài chính tại công ty Cổ phần đầu tư xây<br />
dựng và phát triển đô thị Lilama trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010. Các đối<br />
tượng được tập trung nghiên cứu trong luận văn là cơ sở lý luận, thực trạng phương<br />
pháp và nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty Lilama UDC<br />
1.6 Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để nghiên cứu như phương pháp<br />
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, , phương pháp thống kê tổng hợp …và đặc biệt<br />
<br />
iii<br />
<br />
là phương pháp điều tra khảo sát thực tế.<br />
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và<br />
phát triển đô thị Lilama có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn<br />
Đề tài đã làm rõ hơn, hệ thống hóa, khái quát hóa một số nội dung về phân<br />
tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp xây dựng<br />
Đánh giá được thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần đầu<br />
tư xây dựng và phát triển đô thị Lilama, và thấy được ưu nhược điểm của công tác<br />
phân tích tài chính tại đây. Từ đó, một số giải pháp được đặt ra nhằm hoàn thiện<br />
công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.<br />
1.8 Kết cấu của đề tài<br />
Ngoài phần kết luận, đề tài gồm 4 chương:<br />
Chương 1. Giới thiệu đề tài phân tích tài chính tại doanh nghiệp<br />
Chương 2. Cơ sở lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính tại doanh<br />
nghiệp<br />
Chương3. Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư<br />
xây dựng và phát triển đô thị Lilama<br />
Chương 4. Các kết luận, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính<br />
tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Lilama<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH<br />
TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP<br />
2.1 Hoạt động tài chính và sự cần thiết của phân tích tài chính trong doanh<br />
nghiệp<br />
Hoạt động tài chính là một nội dung cơ bản thuộc hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh của doanh nghiệp, nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong<br />
quá trình kinh doanh, được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục<br />
tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Hoạt<br />
động tài chính giữ vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp.<br />
Do đó, việc tổng kết, phân tích và đánh giá tình hình tài chính là nhiệm vụ cần<br />
thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.<br />
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài<br />
chính doanh nghiệp, nó giúp các đối tượng quan tâm nắm bắt được tình hình tài<br />
chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời và đúng đắn. Trong hoạt<br />
động kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình<br />
đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy<br />
sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp như: Chủ<br />
doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng,…kể cả các cơ quan quản lý<br />
Nhà Nước và người lao động trong công ty. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình<br />
tài chính của doanh nghiệp trên các giác độ khác nhau.<br />
2.2 Cơ sở dữ liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp<br />
Trong quá trình phân tích hình hình tài chính doanh nghiệp, để có một kết quả<br />
chính xác, đưa ra các đánh giá, dự báo đúng và trọn vẹn thì yêu cầu phải có cơ sở<br />
dữ liệu chuẩn xác và đầy đủ. Do đó có rất nhiều các tài liệu được sử dụng trong quá<br />
trình phân tích tài chính. Ngoài các thông tin chung của nền kinh tế, thông tin của<br />
ngành thì cơ sở dữ liệu được sử dụng nhiều trong phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
là thông tin nội tại doanh nghiệp và được sử dụng nhiều nhất là hệ thống báo cáo tài<br />
chính (bảng cân đối kết toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu<br />
chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính)…<br />
<br />
v<br />
<br />
2.3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp<br />
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện<br />
pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong<br />
và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng<br />
hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.<br />
Về mặt lý thuyết có rất nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính của<br />
doanh nghiệp, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chọn một số phương<br />
pháp cơ bản sau: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, phương pháp phân tích<br />
tài chính Dupont<br />
2.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.<br />
2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.<br />
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là việc xem xét sơ bộ về<br />
tình hình tài chính doanh nghiệp<br />
Ngoài việc đánh giá sự biến động về vốn của doanh nghiệp thì các chỉ tiêu<br />
thường được sử dụng: hệ số tài trợ, hệ số tự tài trợ dài hạn, hệ số tự tài trợ tài sản cố<br />
định, hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nhanh, ROI, ROE…<br />
2.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh<br />
doanh<br />
Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và mối<br />
quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Khi xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn<br />
vốn, các chỉ tiêu được sử dụng là: hệ số nợ so với tài sản, hệ số tài sản so với vốn<br />
chủ sở hữu…<br />
phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính là<br />
việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản của<br />
doanh nghiệp. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Vì<br />
vậy, khi phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, các nhà phân<br />
tích thường xem xét tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm luân chuyển vốn và tình<br />
hình bảo đảm vốn theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ cùng với cân bằng tài chính<br />
của doanh nghiệp. Ngoài các nội dung phân tích trên, khi phân tích tình hình bảo<br />
<br />