i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong bối cảnh Việt Nam những năm gần đây, kinh tế khủng hoảng, doanh<br />
nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình tồn tại và phát triển bền vững, quá trình<br />
sàng lọc và cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là tất yếu xảy ra. Để thắng<br />
trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Muốn<br />
vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đưa ra được các quyết định tối ưu trên cơ<br />
sở các thông tin tài chính được phân tích đầy đủ và kịp thời.<br />
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3<br />
luôn quan tâm tới công tác phân tích tài chính. Tuy nhiên, những vướng mắc về nội<br />
dung công tác phân tích đang làm hạn chế hiệu quả phân tích tài chính, dẫn đến<br />
những đánh giá thiếu chuẩn xác và kịp thời về tình hình tài chính của công ty.<br />
Trong bối cảnh đó, hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ<br />
phần Đầu tư và xây dựng HUD3 là một yêu cầu bức thiết. Đề tài “Hoàn thiện công<br />
tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3” được<br />
tác giả lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi trên của thực tiễn.<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung công tác phân tích tài<br />
chính doanh nghiệp.<br />
- Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư<br />
và xây dựng HUD3 và phân tích nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác phân<br />
tích tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3<br />
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích<br />
tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung cơ bản về công tác phân tích tài<br />
chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Công tác phân tích tài chính trên giác độ của nhà quản<br />
lý và các chủ sở hữu tại Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD3 trong 3 năm<br />
2010, 2011, 2012.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Kết cấu luận văn<br />
Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục<br />
chữ viết tắt, phụ lục, luận văn có bố cục như sau:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính<br />
doanh nghiệp<br />
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần Đầu<br />
tư và xây dựng HUD3<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ<br />
phần Đầu tư và xây dựng HUD3<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC<br />
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br />
1.1. Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp và hoạt động tài chính doanh nghiệp<br />
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt<br />
động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.<br />
Quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và<br />
sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các quyết định<br />
tài chính trong doanh nghiệp bao gồm: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn,<br />
quyết định về phân phối, ngân quỹ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mục tiêu của<br />
nhà quản lý khi xem xét các hoạt động tài chính doanh nghiệp là phải cân nhắc các<br />
yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài để đưa ra các quyết định làm tăng giá trị<br />
tài sản của chủ sở hữu, phù hợp với lợi ích của chủ sở hữu.<br />
1.1.2. Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
Phân tích tài chính doanh nghiệp là sử dụng một tập hợp các khái niệm,<br />
phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin<br />
khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá<br />
rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định<br />
với mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích hoạt động tài chính đối với mỗi đối<br />
tượng sẽ đáp ứng các mục tiêu khác nhau và có vai trò khác nhau. Cụ thể:<br />
Đối với nhà quản lý<br />
Đối với các nhà đầu tư<br />
Đối với các nhà đầu tư tín dụng<br />
Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp<br />
1.1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
Để tiến hành phân tích tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích<br />
thường kết hợp sử dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật khác nhau.<br />
Mỗi một phương pháp có những tác dụng khác nhau và được sử dụng trong từng<br />
nội dung phân tích khác nhau.<br />
Phương pháp so sánh<br />
Phương pháp phân chia (chi tiết)<br />
Phương pháp liên hệ, đối chiếu<br />
Phương pháp phân tích nhân tố<br />
Phương pháp dự đoán<br />
1.1.4. Cơ sở dữ liệu và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
1.1.4.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính<br />
Hệ thống báo cáo tài chính<br />
Các nguồn dữ liệu khác: Các thông tin chung, Các thông tin theo ngành kinh<br />
tế, Các thông tin của bản thân doanh nghiệp.<br />
1.1.4.2. Quy trình phân tích tài chính<br />
Nói chung, tổ chức phân tích tài chính thường được tiến hành qua các giai<br />
đoạn sau:<br />
Giai đoạn chuẩn bị phân tích<br />
Giai đoạn thực hiện phân tích<br />
Giai đoạn kết thúc phân tích<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.1.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
1.1.5.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn, tình hình doanh<br />
thu – chi phí trong doanh nghiệp<br />
a) Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp<br />
b) Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh<br />
c) Phân tích kết cấu tài sản và nguốn vốn trong Bảng cân đối kết toán<br />
d) Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh<br />
1.1.5.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng<br />
a) Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán<br />
b) Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính<br />
c) Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động<br />
d) Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận<br />
1.2. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
1.2.1. Quan niệm về hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp là một khái niệm dùng<br />
để chỉ công tác phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện theo một quy trình<br />
hoàn chỉnh với phương pháp phân tích phù hợp trong 1 khoảng thời gian và chi phí<br />
ít nhất đồng thời kết quả phân tích hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định của lãnh<br />
đạo.<br />
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện công tác phân tích tài chính<br />
doanh nghiệp<br />
1.2.2.1. Thời gian phân tích<br />
Thời gian phân tích là một yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thiện<br />
phân tích tài chính. Về mặt lý thuyết không có một tiêu chuẩn chung quy định về<br />
thời gian phân tích tuy nhiên trong thực tế thời gian phân tích càng ngắn càng giúp<br />
doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định tài chính kịp thời và hiệu<br />
quả đồng thời nó cũng chứng tỏ năng lực của bộ phân phân tích tài chính trong<br />
doanh nghiệp, chất lượng của việc thu thập thông tin và xử lý thông tin cao. Tuy<br />
nhiên, nếu thời gian phân tích quá ngắn lại sẽ không đảm bảo được tính chính xác<br />
của kết quả phân tích đưa ra. Do đó, thời gian phân tích tùy thuộc vào từng điều<br />
kiện và hoàn cảnh cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể đặt ra một chuẩn mực riêng cho<br />
việc phân tích của mình nó tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh<br />
doanh, mức độ đầu tư của lãnh đạo doanh nghiệp cho công tác phân tích tài chính.<br />
<br />
v<br />
<br />
1.2.2.2. Chi phí phân tích<br />
Chi phí phân tích cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ hoàn<br />
thiện của công tác phân tích tài chính. Phân tích tài chính là một hoạt động tương<br />
đối tốn kém, chi phí phân tích được tính vào chi phí của doanh nghiệp nếu chi phí<br />
phân tích quá cao sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp, làm tăng giá thành và giảm lợi<br />
nhuận của doanh nghiệp.<br />
Chi phí phân tích tài chính bao gồm chi phí thu thập thông tin, chi phí lương<br />
cho cán bộ phân tích và các chi phí khác phục vụ cho việc phân tích.<br />
Việc lựa chọn ai phân tích, đầu tư công nghệ cho phân tích ở mức độ nào, chi<br />
phí thu thập thông tin phục vụ phân tích ở giới hạn nào cũng đều phải tính toán trên<br />
cơ sở tiết kiệm chi phí và tùy thuộc vào từng công ty, nếu quá cao sẽ là gánh nặng<br />
cho công ty ngược lại nếu thấp quá sẽ không đảm bảo chất lượng phân tích.<br />
1.2.2.3. Đạt hiệu quả trong việc đưa ra các quyết định của doanh nghiệp<br />
Tiêu chí để đánh giá công tác phân tích tài chính doanh nghiệp là việc sử<br />
dụng các kết quả phân tích để đưa ra các quyết định tài chính kịp thời, chính xác,<br />
mang lại hiệu quả cao. Tiêu chí này được thể hiện gián tiếp qua kết quả kinh doanh<br />
của doanh nghiệp vì dựa trên các quyết định tài chính của lãnh đạo, nếu kết quả<br />
phân tích tốt, quyết định đưa ra là đúng đắn thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh<br />
doanh của doanh nghiệp.<br />
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
1.3.1. Nhân tố chủ quan<br />
1.3.1.1. Quan điểm và nhận thức của ban lãnh đạo về công tác phân tích tài<br />
chính doanh nghiệp<br />
1.3.1.2. Nguồn nhân lực thực hiện phân tích<br />
1.3.1.3. Công tác tổ chức phân tích<br />
1.3.1.4. Chất lượng thông tin phục vụ phân tích<br />
1.3.1.5. Lựa chọn phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
1.3.2. Nhân tố khách quan<br />
1.3.2.1. Chế độ kế toán<br />
1.3.2.2. Môi trường pháp luật<br />
1.3.2.3. Can thiệp của cơ quan quản lý<br />
1.3.2.4. Yêu cầu của nhà đầu tư<br />
<br />