intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại, chương 2 - Thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội và chương 3 - Giải pháp hoàn thiện thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

NỘI DUNG LUẬN VĂN<br /> CHƯƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH<br /> DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI<br /> NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1. Hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại<br /> Khái niệm: Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho<br /> vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, cho vay được hiểu là một hình thức cấp tín<br /> dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền vào mục<br /> đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.<br /> Quy trình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại gồm 6 bước: Lập hồ sơ<br /> vay vốn; Phân tích tín dụng; Ra quyết định cho vay; Giải ngân; Giám sát cho vay; Thanh<br /> lý hợp đồng tín dụng<br /> Nguyên tắc cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Doanh nghiệp phải<br /> sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn; Hoàn trả nợ gốc<br /> và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay; Ngân hàng cho vay dựa<br /> trên những phương án có hiệu quả.<br /> Rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp: Rủi ro trong hoạt động cho vay là<br /> rủi ro về sự tổn thất tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ người đi vay không thực<br /> hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán, hoặc do những<br /> biến động khách quan của nền kinh tế thị trường gây ra. Các loại rủi ro thường gặp trong<br /> hoạt động cho vay: Rủi ro về mặt tài chính; Rủi ro do sự biến động của tỷ giá, Rủi ro do sự<br /> biến động của lãi suất bình quân trên thị trường…<br /> 1.2. Thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại ngân hàng<br /> thương mại<br /> Khái niệm thẩm định tài chính doanh nghiệp: Thẩm định tài chính doanh nghiệp<br /> trong hoạt động cho vay của ngân hàng là việc xem xét, rà soát đánh giá một cách khách<br /> quan, khoa học, hệ thống và toàn diện mọi khía cạnh liên quan đến tình hình tài chính của<br /> doanh nghiệp trên giác độ ngân hàng nhằm đưa ra quyết định cho vay đối với doanh<br /> nghiệp, đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.<br /> <br /> Sự khác biệt giữa thẩm định tài chính doanh nghiệp với phân tích tài chính<br /> doanh nghiệp: Phân tích tài chính đơn giản là việc việc sử dụng một tập hợp các khái<br /> niệm, phương pháp, các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin<br /> khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp.<br /> Thẩm định tài chính doanh nghiệp không chỉ là việc cán bộ ngân hàng tính toán,<br /> phân tích các chỉ tiêu tài chính thông qua các số liệu kế toán doanh nghiệp cung cấp, mà<br /> còn thực hiện xác minh lại độ chính xác của nguồn tin doanh nghiệp cung cấp, đánh giá<br /> lại các tỷ số tài chính được tính toán từ số liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp.<br /> Như vậy, phân tích tài chính là một nội dung trong thẩm định tài chính doanh nghiệp.<br /> Các phương pháp thẩm định tài chính doanh nghiệp: Phương pháp thẩm định<br /> theo trình tự; Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; Xây dựng các mô hình đánh<br /> giá; Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp; Phương pháp phân tích độ nhạy…<br /> Nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp:<br /> -Thẩm định tính chính xác của nguồn thông tin doanh nghiệp cung cấp: Đây<br /> là nội dung thẩm định quan trọng nhất bởi khi có được nguồn thông tin chuẩn xác, các<br /> báo cáo tài chính có độ tin cậy cao, việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trở lên<br /> dễ dàng hơn.<br /> -Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp: Trên cơ sở hồ sơ tín dụng do<br /> khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng thực hiện đánh giá tư cách và năng lực pháp lý,<br /> năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc đánh giá này là<br /> nền tảng để đánh giá được năng lực tài chính của doanh nghiệp.<br /> Thông qua các chỉ tiêu tài chính được tính toán từ báo cáo tài chính đã được thẩm<br /> định, các cán bộ thẩm định có thể đánh giá được khả năng hoạt động, khả năng cân đối<br /> vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp vay vốn.<br /> -Thẩm định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp: Một<br /> doanh nghiệp tồn tại và hoạt động trong mối quan hệ qua lại với rất nhiều đối tượng khác<br /> nhau trên thị trường và cũng chịu tác động bởi vô số những nhân tố ảnh hưởng đến tình<br /> hình tài chính doanh nghiệp, có thể chia ra các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài và các yếu tố<br /> ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp.<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH<br /> DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY<br /> DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ<br /> PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI<br /> 2.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp xây lắp ảnh hưởng đến công tác<br /> thẩm định tài chính doanh nghiệp<br /> Các doanh nghiệp xây lắp xin vay vốn tại BIDV Hà Nội có đặc điểm chung của<br /> một doanh nghiệp xây dựng, việc thẩm định tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối<br /> với các khách hàng này thường phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với các doanh<br /> nghiệp thuộc ngành nghề khác, cụ thể là: Địa điểm sản xuất không cố định vì mỗi<br /> công trình được đặt ở một địa điểm riêng biệt; Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng<br /> công trình) thường kéo dài trong nhiều năm tháng; Hoạt động xây dựng chủ yếu ngoài<br /> trời chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên, điều kiện làm việc nặng nhọc;<br /> Công tác tổ chức quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp. Lực lượng thi công thường<br /> xuyên phải di chuyển theo nơi phát sinh đầu tư xây dựng công trình, đòi hỏi phải có tổ<br /> chức hợp lý các yếu tố về nhân lực, máy móc thi công nhằm giảm bớt lãng phí về thời<br /> gian và tiền vốn trong quá trình thi công.<br /> 2.2. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển<br /> Việt Nam – chi nhánh Hà Nội<br /> Những hoạt động cơ bản của ngân hàng:<br /> Thứ nhất, hoạt động huy động vốn: Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh<br /> không những tăng trưởng về quy mô vốn, chất lượng vốn huy động cũng liên tục được<br /> cải thiện, điều này thể hiện qua cơ cấu vốn huy động theo các tiêu chí khác nhau luôn<br /> biến đổi theo chiều hướng có lợi cho ngân hàng, số dư huy động vốn bán lẻ ngày một gia<br /> tăng, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng vốn huy động của ngân hàng giúp cho ngân<br /> hàng đa dạng hóa các khách hàng tiền gửi, giảm thiểu rủi ro rút vốn của khách hàng.<br /> Thứ hai, hoạt động tín dụng: Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của<br /> Tổng giám đốc về công tác tín dụng năm 2010, BIDV Hà Nôi đã thực hiện triệt để, đồng<br /> bộ các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, lĩnh vực<br /> kinh doanh cần mở rộng tín dụng và tiếp tục thực hiện cơ cấu lại dư nợ, cơ cấu lại khách<br /> <br /> hàng. Tiếp tục định hướng xây dựng danh mục tín dụng và thường xuyên theo dõi, điều<br /> chỉnh đảm bảo cả qui mô và cơ cấu phù hợp với định hướng của hệ thống và Chi nhánh.<br /> Thứ ba, các hoạt động dịch vụ khác: các hoạt động dịch vụ khác của BIDV Hà<br /> Nội khá đa dạng và đóng góp lớn vào nguồn thu của chi nhánh như: Dịch vụ bảo lãnh,<br /> dịch vụ thanh toán, dịch vụ tài trợ thương mại, dịch vụ BSMS...<br /> Thứ tư, kết quả hoạt động kinh doanh: Với việc thực hiện sáng tạo, nhanh nhạy,<br /> linh hoạt trong quản trị điều hành kinh doanh, BIDV Hà Nội liên tục hoàn thành và vượt<br /> mức kế hoạch hoạch lợi nhuận.<br /> Có thể thấy giai đoạn 2008 – 2010 đánh dấu bước phát triển toàn diện của BIDV<br /> Hà Nội về mọi mặt. Đặc biệt năm 2010, khi mà hoạt động của hệ thống NHTM gặp nhiều<br /> khó khăn, mức độ cạnh tranh của ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, BIDV Hà Nội<br /> vẫn hoàn thành toàn diện, vượt trội tất cả các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đặc biệt ấn<br /> tượng các chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng và hiệu quả kinh doanh.<br /> 2.3. Thực trạng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay doanh<br /> nghiệp xây lắp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nội<br /> Quy trình thực hiện cho vay xây lắp tại ngân hàng thông qua các bước sau:<br /> Tiếp thị và nhận hồ sơ; Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng; Thẩm định rủi ro;<br /> Giải ngân.<br /> Thực trạng cho vay doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng:<br /> Trong tổng dư nợ vay tại BIDV Hà Nội, dư nợ cho vay đối với các DNXL chiếm<br /> tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ (trung bình khoảng 27% trong 3 năm 20082010). Dư nợ cho vay đối với các DNXL tại BIDV Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực:<br /> Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ<br /> lợi và các công trình khác.<br /> Hoạt động cho vay đối với các DNXL tại BIDV Hà Nội luôn được đánh giá là khá<br /> hiệu quả. Ngân hàng kiểm soát tốt hoạt động cấp tín dụng và nguồn thu từ nhóm khách<br /> hàng này là nguồn thu chủ yếu cho BIDV Hà Nội. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNXL luôn ở<br /> mức rất thấp và nằm trong giới hạn an toàn của một NHTM.<br /> Thu nhập từ hoạt động cho vay hiện nay là thu nhập chính của ngân hàng và là một<br /> chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả cho vay.<br /> Nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp gồm có:<br /> <br /> Thẩm định tính chính xác của nguồn thông tin: Trước khi thẩm định tình<br /> hình tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định mức độ tin cậy của<br /> các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp. Thông tin được cán bộ tín dụng thu thập<br /> từ hai nguồn chính: từ doanh nghiệp vay vốn và từ nguồn bên ngoài doanh nghiệp.<br /> Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp:<br /> Thẩm định năng lực pháp lý, lịch sử hoạt động, triển vọng phát triển của doanh<br /> nghiệp xây lắp, đánh giá tình hình quan hệ của doanh nghiệp xây lắp với ngân hàng.<br /> Từ nguồn thông tin doanh nghiệp xây lắp cung cấp đã được thẩm định, cán bộ tín<br /> dụng BIDV Hà Nội tiến hành tính toán các tỷ số tài chính và xác định mối liên hệ giữa<br /> các tỷ số để đưa ra những kết luận chính xác về khách hàng.<br /> Đối với các chỉ tiêu được tính toán từ số liệu mang tính thời điểm (thường là cuối<br /> mỗi năm) cán bộ tín dụng BIDV Hà Nội tiến hành kiểm tra các số liệu này qua từng<br /> tháng hoặc từng quý để thấy được sự biến động của các con số so với thời điểm tính toán,<br /> đồng thời, các chỉ số tài chính này được cán bộ tín dụng so sánh với các kỳ trong quá<br /> khứ, với trung bình ngành, với số kế hoạch, từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn về<br /> chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp.<br /> Thẩm định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp: Các<br /> nhân tố được thẩm định bao gồm các nhân tố bên ngoài gồm: Thể chế - luật pháp, kinh tế<br /> (giá cả, lạm phát…), môi trường văn hóa – xã hội và các nhân tố bên trong doanh nghiệp<br /> gồm: vốn, nguồn nhân lực, khả năng điều hành, cơ sở vật chất kỹ thuật… đây là những<br /> nhân tố tác động trực tiếp tới tình hình tài chính doanh nghiệp.<br /> Các chỉ tiêu đánh giá công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp gồm có: các<br /> chỉ tiêu định tính và định lượng. Các chỉ tiêu định tính được thực hiện thông qua các chỉ<br /> tiêu ISO do BIDV xây dựng gồm có: Mức độ chính xác của kết quả thẩm định việc thẩm<br /> định có diễn ra theo đúng quy tình tín dụng của BIDV hay không?...Chỉ tiêu định lượng<br /> đánh giá kết quả thẩm định tài chính doanh ngiệp chủ yếu dựa vào thời gian và chi phí<br /> thẩm định, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ…<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2