intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

69
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận văn là nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề QLNN về PBGDPL, trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tìm ra những giải pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả QLNN về PBGDPL cho DTTS dựa trên tình hình thực tế của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> <br /> --------/--------<br /> <br /> -----/-----<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> BÙI THANH HÙNG<br /> <br /> QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC<br /> PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC<br /> THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý công<br /> Mã số: Mã số: 60 34 04 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI – 2017<br /> <br /> Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Người hướng dẫn:<br /> TS. TRẦN THỊ DIỆU OANH<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Hương<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến<br /> Đại học Luật Hà Nội<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng 204 .nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br /> Thời gian: vào hồi 9h 00phút ngày 20 tháng 1 năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br /> hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài của luận văn<br /> Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài<br /> đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Trong<br /> những năm qua, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.<br /> Tuy nhiên, vào những năm gần đây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và<br /> đang xuất hiện một số vấn đề như: tình trạng lao động người dân tộc thiểu số<br /> qua biên giới làm thuê theo mùa vụ; nạn lừa gạt, mua bán phụ nữ qua biên<br /> giới; tình trạng mua bán các chất ma tuý và dụ dỗ đồng bào dân tộc thiểu số<br /> tham gia vận chuyển, sử dụng các chất ma tuý; đạo lạ, tà đạo xuất hiện, cùng<br /> với hoạt động truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo, tranh giành tín đồ đang làm<br /> mất ổn định về an ninh trật tự ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số [23].<br /> Mặt khác, Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD-ĐT thì từ năm 2009 đến<br /> tháng 8/2014, tổng số HSSV liên quan đến pháp luật hình sự trên 8000 vụ<br /> việc.<br /> Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vấn đề trên là do sự<br /> nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế.<br /> Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh miền núi với 34 dân tộc anh em cùng chung<br /> sống, 16% dân số là người dân tộc thiếu số, sống chủ yếu dựa vào nông<br /> nghiệp, trình độ dân trí thấp, họ chỉ cần tới pháp luật khi nảy sinh những vụ<br /> việc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích cá nhân mà không hình thành<br /> được ý thức pháp luật không có thói quen tìm hiểu pháp luật.<br /> Trước tình hình đó, tôi lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về phổ biến,<br /> giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh<br /> Phú Thọ" làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sỹ. Việc nghiên cứu này vừa<br /> có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn trong việc góp phần cung cấp nội dung<br /> khoa học cho quá trình chủ động, tích cực tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm<br /> nâng cao chất lượng công tác QLNN về PBGDPL cho đối tượng sinh viên<br /> người DTTS.<br /> 1<br /> <br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn<br /> Công tác QLNN về PBGDPL là một vấn đề mang tính cấp thiết của nhà<br /> nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề có rất nhiều nhà khoa học<br /> quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố.<br /> Những công trình khoa học trên đã cung cấp nhiều tư liệu quý báu về cơ sở<br /> lý luận, kiến thức, kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhà nước trên nhiều<br /> góc độ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu<br /> một cách đầy đủ và có hệ thống về công tác quản lý nhà nước về phổ biến,<br /> giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú<br /> Thọ.<br /> Vì vậy, đây là đề tài không trùng lắp với các công trình có liên quan đã<br /> được công bố trong thời gian gần đây.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn<br /> 3.1. Mục đích<br /> Mục đích của Luận văn là nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề<br /> QLNN về PBGDPL, trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng của QLNN về<br /> PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tìm ra những<br /> giải pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả QLNN về PBGDPL cho DTTS<br /> dựa trên tình hình thực tế của địa phương.<br /> 3.2. Nhiệm vụ<br /> Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau<br /> đây:<br /> - Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của PBGDPL và QLNN về<br /> PBGDPL cho sinh viên người DTTS.<br /> - Nghiên cứu thực trạng QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS<br /> trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br /> - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về PBGDPL, nâng<br /> cao ý thức pháp luật của sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br /> 2<br /> <br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Các vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN về PBGDPL cho sinh viên<br /> người DTTS.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Về nội dung: Công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS<br /> trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br /> - Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác QLNN về PBGDPL cho sinh<br /> viên người DTTS đang học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br /> - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác QLNN về PBGDPL cho sinh<br /> viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2010 đến nay.<br /> 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br /> 5.1. Phương pháp luận<br /> Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để<br /> tìm ra mối liên hệ nhằm đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học;<br /> dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; bám sát đường lối,<br /> chủ trương của Đảng về quản lý xã hội bằng pháp luật; các quan điểm của<br /> Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác dân tộc; những quy định<br /> pháp luật về quản lý nhà nước.<br /> 5.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm rõ vấn<br /> đề, trong đó tập trung một số phương pháp sau:<br /> + Phương pháp khảo cứu tài liệu.<br /> + Phương pháp chuyên gia.<br /> + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.<br /> Ngoài ra Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khác như : phân<br /> tích, tổng hợp, so sánh, thống kê...<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2