intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

50
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn trình bày yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn từ KHCN của NHTM, phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn từ KHCN của VCB Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> <br /> <br /> Đoàn Vũ Hải Đăng<br /> <br /> NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Từ<br /> KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG<br /> THƯƠNG MẠI Cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG<br /> VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI<br /> Chuyên ngành: Quản Trị Doanh Nghiệp<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> GS.TS NGUYỄN KẾ TUẤN<br /> <br /> Hà nội - 2012<br /> <br /> I. Phần mở đầu<br /> Vốn là một điều kiện tiên quyết của quá trình hoạt động kinh doanh của<br /> mỗi doanh nghiệp nhất là đối với Ngân hàng thương mại (NHTM) - doanh nghiệp<br /> đặc biệt, vốn vừa là phương tiện kinh doanh vừa là đối tượng kinh doanh chủ yếu.<br /> Một NHTM muốn hoạt động kinh doanh của mình phát triển ổn định, bền vững,<br /> hiệu quả trước hết phải coi trọng công tác huy động vốn. Có rất nhiều hình thức<br /> huy động vốn khác nhau nhưng trong những năm gần đây và sắp tới, với xu thế<br /> phát triển của ngân hàng bán lẻ thì đặc biệt hoạt động huy động vốn từ khách hàng<br /> cá nhân (KHCN) đóng vai trò rất quan trọng.<br /> Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), vốn là<br /> NHTM Quốc doanh, được cổ phần hoá từ tháng 6 năm 2008, đã có một lịch sử<br /> phát triển lâu dài. Là một trong bốn ngân hàng trụ cột của Việt Nam, sứ mệnh của<br /> VCB không chỉ là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước mà phải đi đầu trong mọi<br /> lĩnh vực, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh. Muốn đạt được điều đó thì vấn đề hiệu<br /> quả huy động vốn luôn được quan tâm. Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết<br /> góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, và để<br /> đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng. Từ đó đòi hỏi<br /> Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng TMCP<br /> ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà nội (VCB Hà nội) nói riêng cần phải<br /> không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, đặc biệt là trong hoạt<br /> động huy động vốn từ KHCN.<br /> Hoạt động huy động vốn từ KHCN của VCB Hà nội trong những năm qua<br /> đã đạt được một số yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả huy động vốn từ<br /> KHCN vẫn chưa cao, sở dĩ như vậy là bởi: Các hình thức huy động vốn chưa<br /> phong phú, chính sách lãi suất của Ngân hàng chưa linh hoạt, chưa đưa ra được<br /> chiến lược có hiệu qủa nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng, chưa có đối sách<br /> cụ thể đối với từng khách hàng, từng nhóm KHCN; tổ chức nhân sự còn chưa<br /> chuyên nghiệp …<br /> <br /> Hiệu quả hoạt động huy động vốn từ KHCN có một vai trò vô cùng quan<br /> trọng tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả<br /> huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần<br /> Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà nội” được chọn làm đề tài nghiên cứu<br /> cho bản luận văn này.<br /> II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn từ KHCN của NHTM<br /> * Khái niệm hiệu quả huy động vốn<br /> Hiệu quả huy động vốn của NHTM là phạm trù phản ánh trình độ khả năng<br /> đảm bảo thực hiện công tác huy động vốn có kết quả cao với chi phí nhỏ nhất, rủi<br /> ro thấp nhất và đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư, cho vay của<br /> ngân hàng một cách có hiệu quả nhất.<br /> Như vậy, hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất<br /> nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu<br /> cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý.<br /> * Các tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn từ KHCN của NHTM<br /> 1. Khối lượng vốn, mức tăng trưởng và tính bền vững<br /> Một hình thức huy động vốn được đánh giá là tốt ngoài những yếu tố như đáp<br /> ứng yêu cầu với chi phí thấp cần phải có sự ổn định, tức là không có sự thay<br /> đổi đột ngột trong thời gian sử dụng nguồn vốn đó của ngân hàng.<br /> Chỉ tiêu này được đánh giá qua: mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số<br /> lượng vốn huy động có kỳ hạn. Nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm, có<br /> tốc độ gia tăng ổn định, đều đặn, đạt mục tiêu nguồn vốn đặt ra thì vốn đó được<br /> coi là có hiệu quả trong việc huy động<br /> 2. Tỷ lệ Chi phí huy động vốn / Tổng vốn huy động từ KHCN<br /> Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi trả lãi.<br /> Trong tổng số chi phí huy động vốn thì chi phí trả lãi là chủ yếu.<br /> Chỉ tiêu Chi phí huy động vốn / Tổng vốn huy động được dùng để đánh giá xem<br /> <br /> một đồng vốn huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Và được chia nhỏ<br /> làm hai chỉ tiêu:<br /> - Chi phí trả lãi / Tổng vốn huy động: một đồng vốn huy động được thì ngân<br /> hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng.<br /> - Chi phí phi trả lãi / Tổng vốn huy động: một đồng vốn huy động được ngân<br /> hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản, bảo hiểm ...<br /> Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả. Khi xem xét hiệu<br /> quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốn huy động phải hợp lý, tuy nhiên cũng<br /> phải thấy rằng để giảm chi phí huy động vốn thì cần phải giảm lãi suất huy động<br /> và có các chi phí phi trả lãi một cách tối ưu nhất. Việc đưa ra một lãi suất huy<br /> động hợp lý là rất quan trọng, lãi suất không quá cao – đảm bảo lợi ích ngân hàng,<br /> cũng không quá thấp – thu hút được khách hàng gửi tiền. Đồng thời giảm các chi<br /> phí phi trả lãi cũng sẽ làm cho hiệu quả của hoạt động huy động vốn của ngân<br /> hàng hiệu quả hơn.<br /> 3. Tỷ lệ Chênh lệch thu, chi lãi / Chi phí trả lãi của ngân hàng<br /> Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thì các ngân hàng thường<br /> sử dụng chỉ tiêu Chênh lệch thu, chi lãi / Chi phí trả lãi của ngân hàng, chỉ tiêu<br /> được tính như sau:<br /> Chênh lệch thu, chi lãi<br /> <br /> Thu lãi – Chi lãi<br /> =<br /> <br /> Chi phí trả lãi<br /> <br /> Chi phí trả lãi<br /> <br /> Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn sẽ<br /> thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng vốn đó.<br /> Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng<br /> vốn huy động của mình trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động vốn cho đồng<br /> vốn đó.<br /> 4. Tỷ lệ Vốn huy động / Chi phí tiền lương cán bộ huy động vốn từ KHCN<br /> <br /> Trước tiên, để đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM thông qua chỉ tiêu<br /> này, cần phải đánh giá chỉ tiêu Quy mô vốn huy động / 1 cán bộ huy động vốn.<br /> Chỉ tiêu này được xác định như sau:<br /> Quy mô vốn huy động từ KHCN<br /> <br /> Tổng số vốn huy động từ KHCN<br /> =<br /> <br /> 01 cán bộ huy động vốn<br /> <br /> Tổng số lao động huy động vốn KHCN<br /> <br /> Chỉ tiêu này được tính bằng tổng số vốn mà NHTM huy động được trong<br /> một thời kỳ từ KHCN chia cho tổng số lao động trong hoạt động huy động vốn<br /> của ngân hàng trong thời kỳ đó. Chỉ tiêu này cho biết năng suất huy động vốn của<br /> lao động hoạt động huy động vốn trong ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng<br /> chỉ cho thấy một cách định lượng về khả năng huy động vốn của lao động hoạt<br /> động huy động vốn của ngân hàng. Nó không phản ánh được cơ cấu nguồn vốn<br /> huy động cũng như các chi phí phải bỏ ra để huy động vốn, sự phù hợp của nguồn<br /> vốn huy động với mục tiêu sử dụng vốn.<br /> Đối với chỉ tiêu Vốn huy động / Chi phí tiền lương phải trả cho cán bộ huy<br /> động vốn xác định như sau:<br /> Quy mô vốn huy động từ KHCN<br /> <br /> Tổng số vốn huy động từ KHCN<br /> =<br /> <br /> Chi phí tiền lương phải trả<br /> <br /> Tổng tiền lương trả cho cán bộ huy động vốn<br /> <br /> Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí phải trả cho một lao động hoạt động<br /> huy động vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này càng cao thì<br /> càng thể hiện rõ hiệu quả trong huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho<br /> thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng về mặt lượng một cách cụ thể.<br /> 5. Một số chỉ tiêu khác<br /> - Mức độ thuận tiện của khách hàng:<br /> - Thời gian để huy động một lượng vốn nhất định.<br /> - Một số chỉ tiêu khác như số lượng vốn bị rút ra trước hạn, kỳ hạn thực tế<br /> của nguồn vốn.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0