intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum" nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện; thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum; giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN ĐỨC HIỂN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: PGS. TS. Lê Quốc Hội Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 02 tháng 3 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống tài chính, công tác quản lý và phân cấp ngân sách đã có những đổi mới cơ bản, nâng cao quyền chủ động và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý, kiểm soát chi NSNN đã được sửa đổi bổ sung theo hướng đơn giản, thuận lợi... Đăk Tô là một huyện miền núi thuộc tỉnh Kon Tum, điều kiện kinh tế xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, hệ thống đường giao thông, các công trình hạ tầng trên địa bàn huyện được tăng cường đầu tư nâng cấp, song công tác quản lý chi thường xuyên của huyện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: dự toán chi thường xuyên NSNN chưa sát với yêu cầu dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chặc chẽ, còn xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí,... Tình hình này đặt ra yêu cầu phải tăng cường hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên hơn nữa, có như vậy nguồn ngân sách nhà nước mới được sử dụng hợp lý, hiệu quả cao nhất. Được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn tôi đã chọn đề tài: "Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum" làm đề tài luận văn cao học ngành QLNN của mình. Việc nghiên cứu đề tài này giúp làm rõ được thực trạng về công tác QLNN đối với lĩnh vực chi thường xuyên từ nguồn NSNN tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Đồng thời giúp cho địa phương có cơ sở để xây dựng các giải pháp, chính sách để tăng cường Quản lý chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian đến.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát 2.2. Mục tiêu cụ thể 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nội hàm công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cấp huyện gồm những vấn đề gì? - Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đang diễn ra như thế nào? Có những thành công, hạn chế gì? - Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum trong thời gian đến. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. - Về không gian: Các nội dung liên quan đến chi thường xuyên NSNN trong phạm vi huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. - Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 2015-2018; các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong thời gian đến 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp - Số liệu sơ cấp
  5. 3 5.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận về Quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. - Giúp cho học viên có được kỹ năng phân tích, tổng hợp, đề xuất được các chính sách trong Quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. - Giúp cho địa phương xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum trong thời gian đến. 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu 8. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu nghiên cứu 9. Bố cục của luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện Chương 2. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm Ngân sách nhà nước (ngôn ngữ kinh tế học gọi là chính sách tài khoá) là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. b. Đặc điểm - Luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước và chứa đựng những lợi ích chung và công. - Là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định. - Luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. - Là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính thông qua thu và chi NSNN. Việc phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài chính để hình thành nguồn thu của Nhà nước, dù thực hiện dưới hình thức nào, thực chất cũng là quá trình giải quyết lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và xã hội. c. Vai trò - Huy động nguồn tài chính đế đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đồng thời NSNN thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của Nhà nước. - Điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội.
  7. 5 - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế thông qua các hoạt động thu, chi. 1.1.2. Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN a. Khái niệm Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. b. Đặc điểm của chi thường xuyên NSNN - Nội dung của chi thường xuyên NSNN được xét theo lĩnh vực chi và xét theo nội dung kinh tế của các khoản chi thường xuyên. - Luôn gắn với quyền lực nhà nước, có tính pháp lý cao. - Các khoản chi thường xuyên NSNN có tính ổn định và không hoàn trả trực tiếp. - Phạm vi, mức độ chi thường xuyên gắn với cơ cấu, tổ chức và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công. - Xét theo cơ cấu chi ở từng niên độ và mục đích cuối cùng của vốn cấp phát thì chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp có hiệu lực tác động trong thời gian ngắn và mang tính tiêu dùng xã hội. - Các chính sách, chế độ về chi thường xuyên cho cơ quan nhà nước chậm thay đổi và có nguy cơ tụt hậu so với nhu cầu thực tiễn. Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. c. Nguyên tắc của quản lý chi thường xuyên NSNN - Nguyên tắc quản lý theo dự toán - Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả - Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước 1.1.3. Vai trò của quản lý chi thƣờng xuyên NSNN
  8. 6 - Thứ nhất, quản lý chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. - Thứ hai, quản lý và sử dụng các khoản chi thường xuyên nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn NSNN, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, đúng mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. - Thứ ba, quản lý chi thường xuyên giúp điều tiết thu nhập dân cư thực hiện công bằng xã hội. - Thứ tư, quản lý chi thường xuyên có vai trò điều tiết giá cả, chống suy thoái và chống lạm phát, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế. - Thứ năm, quản lý chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.2.1. Lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN cấp huyện a. Mục tiêu của lập dự toán chi thường xuyên Đảm bảo lập dự toán chi thường xuyên thực hiện: Đúng quy định hiện hành; được căn cứ trên điều kiện và nguồn kinh phí thực tế; tiết kiệm, tránh chồng chéo, lãng phí; đúng thời gian quy định; có thể thuyết minh, giải trình được về cơ sở pháp lý, chi tiết tính toán. b. Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên NSNN - Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng an – ninh.
  9. 7 - Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳ kế hoạch. - Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch. - Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. - Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên kỳ báo cáo. c. Yêu cầu của việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN - Lập theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành, trong đó chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết để chủ động điều hành, cắt giảm trong trường hợp cần thiết. - Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt động/dự án cần ưu tiên bố trí vốn; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ khâu bố trí dự toán gắn với cơ chế quản lý, cân đối theo kế hoạch trung hạn. Rà soát, lồng ghép các chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi thường xuyên tránh chồng chéo, lãng phí. - Lập dự toán đảm bảo thời gian quy định của Luật NSNN; thuyết minh về cơ sở pháp lý, chi tiết tính toán và giải trình cụ thể. d. Trình tự lập dự toán chi thường xuyên NSNN 1.2.2. Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN cấp huyện a. Khái niệm Chấp hành dự toán chi thường xuyên là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp về kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các
  10. 8 chỉ tiêu chi thường xuyên đã được ghi trong kế hoạch (dự toán NSNN) trở thành hiện thực. Qua đó, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Như vậy, có thể nói chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến một chu trình chi thường xuyên NSNN cấp huyện”. b. Mục tiêu chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN Mục tiêu cơ bản của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên của NSNN là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. c. Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN - Trên cơ sở dự toán đã được duyệt và các chính sách chế độ chi NSNN hiện hành, các cơ quan chức năng về quản lý NSNN phải hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng cho các ngành, các cấp, các đơn vị thi hành. - Tổ chức cấp phát thông qua Kho bạc nhà nước đảm bảo điều kiện: Đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. - Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như mua sắm và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao cùng với giao dự toán năm. - Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí cho nhu cầu chi thường xuyên từ nguồn NSNN.
  11. 9 - Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại đơn vị được cấp. Sao cho các khoản chi tiêu đảm bảo đúng quy định hiện hành. 1.2.3. Kiểm soát và quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN cấp huyện a. Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp huyện b. Quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về chi thƣờng xuyên NSNN cấp huyện 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế 1.3.3. Điều kiện xã hội 1.3.4. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách cấp huyện 1.4. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định 1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đăk Tô
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN ĐĂK TÔ, TỈNH KON TUM 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN ĐĂK TÔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Đăk Tô nằm trên độ cao trung bình từ 600 mét đến 800 mét. Khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa cao nguyên, hàng năm có hai mùa rõ rệt (mùa mưa, mùa khô). Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đăk Tô năm 2017 là 50.924 ha, trong đó đất nông nghiệp khá lớn, đất sản xuất nông nghiệp 29.039,ha, chiếm 57,09% tổng diện tích tự nhiên, Hướng khai thác tiềm năng đất đai trong giai đoạn quy hoạch là phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng nhanh giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích. 2.1.2. Điều kiện kinh tế a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế b. Cơ sở hạ tầng c. Tình hình thu-chi ngân sách huyện 2.1.3. Điều kiện xã hội Địa bàn Đăk Tô chủ yếu là dân tộc kinh và dân tộc bản địa Xê Đăng sinh sống cùng một số ít dân tộc thiểu số ít người khác. Mỗi dân tộc của huyện có những nét đẹp văn hoá riêng, với những lễ hội cồng chiêng, ăn trâu; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của huyện.
  13. 11 2.1.4. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách cấp huyện Bộ máy tổ chức thực hiện chi thường xuyên NSNN huyện gồm cơ cấu tổ chức và cán bộ quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN huyện gồm: HĐND, UBND cấp huyện, xã, thị trấn; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Kho bạc nhà nước huyện và các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện. Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý chi thường xuyên NSNN không đồng đều. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HUYỆN ĐĂK TÔ GIAI ĐOẠN 2015 – 2018 2.2.1. Thực trạng lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN Công tác quản lý lập dự toán chi thường xuyên NSNN huyện Đăk Tô được triển khai thực hiện theo đúng các quy định của Luật Ngân sách 2015, Thông tư, Nghị định hiện hành của nhà nước, Nghị quyết HĐND và các văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính tỉnh Kon Tum về quản lý, điều hành ngân sách trong từng thời kỳ. Bảng 2.3. Dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh giao cho huyện Đăk Tô, giai đoạn 2015-2018 Năm Năm Năm Năm STT Nội dung chi 2015 2016 2017 2018 I Chi thƣờng xuyên 200.981 193.602 218.787 236.252 1 Chi quốc phòng 3.527 4.473 4.421 6.242 2 Chi an ninh 930 955 1.005 982 Chi sự nghiệp giáo dục, 3 121.656 118.773 136.071 142.733 đào tạo và dạy nghề Chi sự nghiệp khoa 4 120 120 0 135 học, công nghệ
  14. 12 Năm Năm Năm Năm STT Nội dung chi 2015 2016 2017 2018 5 Chi sự nghiệp y tế 0 0 293 210 Chi sự nghiệp văn hóa 6 1.358 924 1.035 973 thông tin Chi sự nghiệp phát 7 thanh, truyền hình, 958 1.039 1.170 1.165 thông tấn Chi sự nghiệp thể dục 8 231 219 672 274 thể thao Chi sự nghiệp môi 9 1.910 1.827 1.906 2.213 trường 10 Chi sự nghiệp kinh tế 14.819 9.881 9.084 12.625 Chi quản lý hành chính, 11 47.842 46.534 50.220 52.963 Đảng, Đoàn thể 12 Chi bảo đảm xã hội 4.397 5.436 6.179 8.649 13 Chi khác ngân sách 2.609 2.771 2.262 2.437 14 Chi trợ giá, trợ cước 625 650 0 0 15 Dự phòng 0 0 4.470 4.650 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện) Nhìn chung quy trình và các bước tiến hành của việc lập dự toán chi thường xuyên NS được các đơn vị của huyện thực hiện nghiêm túc; về cơ bản, dự toán chi đã được lập chi tiết, đầy đủ nội dung và các khoản chi được chi tiết đến từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Tuy nhiên, thực tế số kiểm tra của một số lĩnh vực chi thường xuyên nhỏ hơn so với nhu cầu thực tế nên dự toán được xây dựng chưa sát với thực tế của năm kế hoạch. Chất lượng lập dự toán chi ngân sách còn nhiều hạn chế, một số đơn vị còn chập nộp dư toán nhất là các lĩnh vực lớn như giáo dục cần nhiều thời gian nghiên cứu xây dựng và tổng hợp từ các trường trực thuộc của hệ thống.
  15. 13 2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN a. Cơ cấu chi và chấp hành dự toán chi thường xuyên Trong những năm gần đây việc chấp hành dự toán chi thường xuyên dần đảm bảo theo dự toán được giao, năm 2018 là 104,5% dự toán. Tuy nhiên số chấp hành dự toán năm nào cũng cao hơn so với số dự toán. Lĩnh vực về an ninh, sự nghiệp kinh tế, chi đảm bảo xã hội luôn cao hơn dự toán, cho thấy các lĩnh vực này được bổ sung dự toán trong năm và đòi hỏi phải nâng cao hiểu quả quản lý trong các lĩnh vực trên để đảm bảo chấp hành nghiêm, đúng dự toán đã giao. Bảng 2.6. Tỷ lệ thực hiện chi thường xuyên huyện so với dự toán (%) Năm Năm Năm Năm TT Nội dung chi 2015 2016 2017 2018 I Chi thƣờng xuyên 106,4 111,6 106,3 104,5 1 Chi quốc phòng 139,3 109,8 118,8 104,5 2 Chi an ninh 254,7 249,8 229,5 116,1 Chi sự nghiệp giáo dục, 3 101,1 105,8 104,6 238,2 đào tạo và dạy nghề Chi sự nghiệp khoa học, 4 90,0 108,9 0,0 105,1 công nghệ 5 Chi sự nghiệp y tế 0,0 0,0 31,3 0,0 Chi sự nghiệp văn hóa 6 80,5 113,6 316,5 319,7 thông tin Chi sự nghiệp phát thanh, 7 113,0 113,6 97,5 135,4 truyền hình, thông tấn Chi sự nghiệp thể dục thể 8 103,6 110,7 102,8 178,8 thao 9 Chi sự nghiệp môi trường 110,2 110,2 278,4 87,2 10 Chi sự nghiệp kinh tế 138,6 185,0 124,8 102,9 11 Chi quản lý hành chính, 106,6 109,9 102,3 113,5
  16. 14 Năm Năm Năm Năm TT Nội dung chi 2015 2016 2017 2018 Đảng, Đoàn thể 12 Chi bảo đảm xã hội 136,8 132,5 140,6 104,3 13 Chi khác ngân sách 27,5 36,5 31,3 115,9 14 Chi trợ giá, trợ cước 89,0 116,3 - 44,4 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện) b. Kết quả chấp hành dự toán chi thường xuyên NS Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên cũng ngày càng được thực hiện tốt. Chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi thường xuyên NS huyện. Chi sự nghiệp xã hội ngày càng được quan tâm, chú ý. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN: Công tác quản lý chấp hành dự toán đôi lúc còn bị động, gây ra sự chậm trễ, chưa kịp thời. Việc chấp hành dự toán chi thường xuyên hàng năm đều cao hơn dự toán đầu năm lập ra. Trong quá trình chấp hành dự toán vẫn còn tình trạng mục thừa, mục thiếu, phải điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần trong năm. Vẫn còn để ra việc chi sai chế độ, định mức theo quy định, lãng phí. 2.2.3. Thực trạng kiểm soát và quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN - Công tác kiểm soát chi thường xuyên: Khâu kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện đều tuân thủ nguyên tắc; các khoản chi thường xuyên ngân sách phải có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn định mức và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chuẩn chi thì mới được
  17. 15 tiến hành cấp phát, thanh toán. Trong thời gian qua, Phòng TCKH và KBNN huyện Đăk Tô đã chấp hành tốt các quy định về quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên. Chấp hành đúng quy trình thanh toán, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, chứng từ chi của các đơn vị. - Công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện: Việc chấp hành công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện được thực hiện theo quy trình Luật định, trong đó công tác điều hành ngân sách bám sát dự toán giao và việc tập trung xử lý ngân sách cuối năm có vai trò quyết định đến chất lượng quyết toán ngân sách hàng năm. Bảng 2.9. Dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN tại huyện Đăk Tô giai đoạn 2015-2018 Năm Năm Năm Năm TT Nội dung Đơn vị 2015 2016 2017 2018 1 Dự toán Trđồng 200.981 193.602 218.787 236.251 2 Quyết toán Trđồng 213.762 216.010 232.548 246.967 3 QT/DT % 106,4 111,6 106,3 104,5 (Nguồn: Phòng TC-KH huyện) Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán, quyết các khoản chi thường xuyên của ngân sách huyện vẫn còn một số hạn chế, tồn tại nhất định như: Nguồn kinh phí thường xuyên không thực hiện tự chủ về hoạt động sự nghiệp không được UBND huyện giao hết cho các đơn vị dự toán ngay từ đầu năm. Mặt khác, số dư nguồn kinh phí này cuối năm không chi hết muốn chuyển sang năm sau, đơn vị phải rà soát có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét chuyển nguồn theo quy định, dẫn tới tình trạng
  18. 16 đơn vị dự toán tổ chức mua sắm, sửa chữa tài sản bị dồn nhiều vào cuối năm. 2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về chi thƣờng xuyên NSNN Trong nhiều năm qua UBND huyện đã chỉ đạo tốt công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ngân sách, trong đó đề cao công tác tự kiểm tra của các đơn vị dự toán có sự chứng kiến, hướng dẫn của phòng Tài chính - Kế hoạch. Bảng 2.11. Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thu hồi giai đoạn năm 2015-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số cuộc thanh tra, 43 38 48 52 kiểm tra Số vụ sai phạm bị xử 09 07 08 06 lý Số tiền sai phạm 253 327 482 245 Số tiền đã thu hồi 253 287 366 95 (Nguồn: Phòng Thanh tra huyện) Bên cạnh đó, các cuộc kiểm tra, thanh tra chưa bao quát đầy đủ các lĩnh vực, nội dung cần kiểm tra, chủ yếu là chọn mẫu, mang tính hình thức. Việc kết luận, xử lý sai phạm còn chưa thực sự nghiêm minh, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử ký kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm để làm gương cho đơn vị khác. Xử lý sai phạm chưa kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm, nhiều trường hợp ngại va chạm. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN TẠI HUYỆN ĐĂK TÔ
  19. 17 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Công tác lập dự toán chi NSNN của huyện Đăk Tô cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát các chỉ thị, chủ trương chỉ đạo của các cấp, Nghị quyết của HĐND tỉnh, huyện và phù hợp tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. - Công tác chấp hành dự toán: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện ngày càng được minh bạch, công khai, được thể hiện cao trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách. - Công tác kiểm soát chi thường xuyên: Việc thanh toán, quyết toán các khoản chi thường xuyên NS huyện qua KBNN đã được quan tâm, chú trọng, ngày càng đi vào nề nếp. - Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: Công tác này cũng được huyện quan tâm kịp thời và đúng mức. 2.3.2. Những hạn chế Thứ nhất, Chất lượng dự toán do các đơn vị được lập chưa cao, chưa sát với thực tế. Thứ hai, Đối với chi quản lý hành chính việc phân bổ dự toán của huyện Đăk Tô thời gian qua còn mang tính bình quân. Thứ ba, Việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán. Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán của cơ quan quản lý cấp trên còn mang nặng tính hình thức, chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao. Thứ năm, Công tác thanh tra và xử lý vi phạm chưa được thực hiện triệt để, hiệu quả còn kiên nể, ngại va chạm trong việc đưa ra kết luận thanh tra. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
  20. 18 a. Nhân tố về chế độ, chính sách quản lý chi thường xuyên NSNN - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách, trong thời gian qua, liên tục được bổ sung, sửa đổi. - Xây dựng Kế hoạch tài chính NSNN trung và dài hạn rất khó thực hiện tại huyện. Hệ thống tiêu chuẩn, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên chưa đồng bộ; một số định mức chưa phù hợp với thực tế. Chưa có chế tài xử lý phù hợp, đúng mức đối với một số vi phạm. b. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện - Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhất là mưa lũ, hạn hán diễn ra thất thường, khắc phục hậu quả thiên tai, gây ra biến động, khó khăn trong công tác quản lý chi thường xuyên của huyện. - Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện trong những năm qua phát triển còn chậm, hiệu quả thu hút đầu tư và đầu tư trên địa bàn chưa cao. Dân số của huyện chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo chiếm đa số, đòi hỏi phải cân đối, tăng cường chi thường xuyên cho công tác đảm bảo an sinh xã hội. c. Nhân tố về tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý - Công tác lập và thảo luận dự toán còn nặng tính hình thức, áp đặt một chiều từ trên xuống. - Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan còn thiếu đồng bộ trong các khâu của chu trình chi thường xuyên NSNN. - Trình độ của các cán bộ quản lý, cán bộ kế toán tại các đơn vị còn chưa cao, không đồng đều. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ còn chưa được quan tâm đúng mức, thường xuyên và kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2