intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 2

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

41
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng hợp bài giảng các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công của lớp 3 tuần học thứ 2 với một số nội dung: ai có lỗi, trừ các số có ba chữ số, cô giáo tí hon, ôn tập các bảng nhân, vệ sinh hô hấp, ôn chữ hoa Ă và Â, ôn tập các bảng chia, phòng bệnh đường hô hấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 2

  1. ĐẠO ĐỨC                          KÍNH YÊU BÁC HỒ ( Tiết2) I/ MỤC TIÊU: HS ­ Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất, dân tộc. ­ Biết được tình cảm của Bác Hồ  đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối  với Bác Hồ. ­ Thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. ­ GD hs học tập theo tấm gương đạo đức HCM. ­ HS khá giỏi:  Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. II/ ĐỒ DÙNG:  ­Một số bài hát , bài thơ, tranh ảnh nói về BH. III/ CÁC HĐ DẠY HỌC:  HĐ1: Củng cố  kiến thức   ­Thiêú nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? ­HS trả lời. HS, GV nhận xét ghi điểm. HĐ2. Hình thành kiến thức 1. HS tự liên hệ. Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên,  nhi đồng của bản thân và có phương hướng phấn đấu, rèn luyện theo Năm điều  Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.    ­Y/c HS thảo luận nhóm đôi. Em đã thực hiện được những điều nào trong Năm  điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Thực hiện như thế nào? ­GV mời một vài HS tự liên hệ trước lớp. ­GV nhận xét.    2. HS trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ. Mục tiêu: Giúp HS biết thêm những thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ  với thiếu nhi và thêm kính yêu Bác Hồ. ­Các nhóm trình bày kết qủa sưu tầm được. ­HS nhận xét về kết quả sưu tầm của các nhóm. ­GV nhận xét và giới thiệu thêm một số tư liệu khác về Bác Hồ với thiếu nhi. 3. Trò chơi Phóng viên. Mục tiêu: Củng cố lại bài học. Cách tiến hành: ­Một số HS trong lớp lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các  bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi. * GV kết luận chung:  Hoạt động nối tiếp :  ­Nhận xét tiết học – giao bài về nhà­ chuẩn bị bài: Gĩư lời hứa
  2.                                                           TUẦN 2                                                                      Thứ hai, ngày 17  tháng 9 năm 2018  TẬP ĐỌC ­ KỂ CHUYỆN AI CÓ LỖI ? ( 2 tiết) I/ MỤC TIÊU: HS A­ Tập đọc  ­Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ .  ­ Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.  ­Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi  khi trót cư xử không tốt với bạn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)  B­ Kể chuyện      ­Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.  *Giáo dục kĩ năng sống: ­ GD học sinh giao tiếp: ứng xử văn hoá.                                         ­ Thể hiện sự cảm thông.  Kiểm soát cảm xúc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:    Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện  đọc.  III/  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TẬP ĐỌC HĐ1: Củng cố kiến thức:  ­ 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Hai bàn tay em và trả lời câu hỏi 4. ­ HS nhận xét, GV n.xét.  HĐ2. Hình thành kiến thức  * Giới thiệu bài:  1.  Luyện đọc:     * B1: GV đọc mẫu­ HD luyện đọc     * B2: HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ         ­ Luyện đọc từng câu:+HS tiếp nối nhau đọc từng câu         ­ HS luyện đọc một số từ HS đọc sai.         ­ Luyện đọc đoạn +HS tiếp nối nhau đọc đọc từng đoạn.         ­ GV giúp các em hiểu các từ được chú giải trong bài – 2 HS đọc chú giải          + GV treo bảng phụ HD HS đọc câu khó.           ­ Luyện đọc đoạn trong nhóm.         + HS thi luyện đọc theo cặp. GV theo dõi, HD các nhóm đọc đúng.         ­1HS  đọc cả bài. 2. HD tìm hiểu bài:
  3. ­GV yêu cầu HS đọc thầm  từng đoạn và trả lời các câu hỏi trong SGK ­ Mỗi câu trả lời HS, HS khác theo dõi nhận xét bổ sung. GV nhận xét. ­HS rút ra nội dung bài: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm  nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn ­ 1 HS nhắc lại nội dung .            3.  Luyện đọc lại:  ­GV­HS nêu cách đọc đoạn 1.­HS giỏi đọc đoạn 1. ­HS phân vai để đóng vai nhân vật và luyện đọc theo nhóm 3 . ­Gọi một số nhóm HS (3,4 nhóm) thi đọc trước lớp. ­ GV nhận xét bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt. KỂ CHUYỆN AI CÓ LỖI ? HĐ1: GV nêu nhiệm vụ  ­HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. (2­3 HS) HĐ2: ( Kể chuyện theo tranh:  ­ HS đọc thầm mẫu trong SGK và quan sát  5 tranh minh hoạ (phân biệt từng nhân  vật trong tranh) ­ Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe (GV quan tâm giúp đỡ HS Y) ­GV mời lần lượt 5 HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn dựa theo 5 tranh minh hoạ. ­HS, GV bình chọn HS kể tốt nhất. ­1HS G kể lại toàn bộ câu chuyện. Hoạt động nối tiếp :  ­HS nêu lại nội dung chuyện. ­Em học được điều gì qua câu chuyện này? ­Nhận xét tiết học –giao bài về nhà: Chuẩn bị bài sau : Cô giáo tí hon.  
  4. TOÁN TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN) I/ MỤC TIÊU:  HS :    ­ Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục  hoặc hàng trăm)    ­ Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ). II/  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức  ­ 2 HS lên bảng làm bài                367 + 125                   487 + 130 ­ 2 HS nêu cách làm. Lớp, GV nhận xét. HĐ2. Hình thành kiến thức *   Giới thiệu bài:   1. HD HS cách trừ các số có ba chữ số. ­ Giới thiệu phép trừ 432­215 + GV nêu phép tính 432­215 = ? , y/c HS đặt tính dọc rồi  HD HS thực hiện. + HS nêu lại cách đặt tính và cách tính phép trừ trên­ HS nhắc lại. ­ Giới thiệu phép trừ 627 ­ 143( thực hiện tương tự như trên) 2.  HD HS làm bài tập. Bài 1(cột 1,2,3): Rèn kĩ năng tính trừ số có ba chữ số (có nhớ một lần)  ­HS đọc y/c của bài(Tính). ­HS làm vào vở (GV quan tâm giúp đỡ HS Y) ­ GV gọi 3 HS lên bảng làm. HS nêu cách làm. HS, GV nhận xét chữa bài. Bài 2(cột 1,2,3): Rèn kĩ năng tính  ­HS đọc y/c của bài(Tính). ­HS làm vào vở (GV quan tâm giúp đỡ HS Y) ­ GV theo dõi, chấm một số bài, nhận xét. ­ GV gọi 3 HS lên bảng làm. HS, GV nhận xét chữa bài.  Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
  5. ­1HS đọc đề của bài toán. ­ GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài toán. ­ HS làm vào vở (GV quan tâm giúp đỡ HS Y)  ­1HS lên bảng làm bài giải  ­HS, GV nhận xét, chữa bài. Bài 4:Hướng dẫn cho HS khá giỏi. Hoạt động nối tiếp :  ­ HS nêu  lại kiến thức của bài. ­ Nhận xét tiết học – giao bài về nhà ­ chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.                                                                                                                                                                TẬP ĐỌC CÔ GIÁO TÍ HON                                           I/ MỤC TIÊU: HS ­ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.  ­Hiểu nội dung bài:Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy bạn nhỏ, bộc lộ  tình cảm yêu quý cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo (Trả lời được các câu hỏi trong  SGK)  II/ ĐỒ DÙNG: ­Bảng phụ viết đoạn văn: "Bé kẹp lại tóc...khúc khích cười chào cô" để HD HS  luyện đọc  III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức  (5’) ­ 2 HS lần lượt kể lại một đoạn của câu chuyện Ai có lỗi? bằng lời của mình.  ­ HS, GVnhận xét, đánh giá HĐ2. Hỡnh thành kiến thức * Giới thiệu bài:            1. Luyện đọc: *  B 1: ­GV đọc bài.GV HD cách  đọc * B 2: HS luyện đọc kết hợp giải ngh ĩa từ ­Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp nhau đọc câu.GV ghi bảng các từ HS đọc sai ­ HS luyện đọc lại từ HS đọc sai  ­Luyện đọc đoạn: HS  nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.  ­GV kết hợp giải nghĩa từ ngữ­ HS đọc chú giải. ­ GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn: "Bé kẹp lại tóc...khúc khích cười chào cô"  để HD HS luyện đọc 
  6. ­Luyện đọc nhóm: HS  đọc trong nhóm đôi ­sửa lỗi cho bạn.GV giúp đỡ các nhóm. 2. HD tìm hiểu bài:  ­ Mỗi câu trả lời HS, HS khác theo dõi nhận xét bổ sung . GV nhận xét. ­ HS rút ra nội dung:  Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy bạn nhỏ, bộc lộ   tình cảm yêu quý cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo  ­ HS nhắc lại nội dung. 3.  Luyện đọc lại ­1 HS tiếp đọc lại toàn bài. ­4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên bảng phụ GV,HS nhận xét bình chọn người  đọc hay nhất. ­2 HS đọc cả bài.  Hoạt động nối tiếp :  ­HS nêu lại nội dung bài. ­Nhận xét tiết học­yêu cầu những HS luyện đọc chưa tốt về nhà luyện đọc thêm.                                                   CHÍNH TẢ AI CÓ LỖI ? I/MỤC TIÊU: HS ­Nghe­viết  đúng bài chính tả. ­Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.. ­Tìm và viết được các từ chứa tiéng có vần uếch và vần uyu (BT2).  ­ Làm đúng bài tập 3a   II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức   ­2HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp các từ ngữ  sau:                   ngọt ngào, ngao ngán, chìm nổi. ­ HS, GV nhận xét ghi điểm. HĐ2. Hỡnh thành kiến thức *   Giới thiệu bài 1. HD nghe­viết.        *B1: HD HS chuẩn bị: ­ GV đọc đoạn 3 ­  2HS đọc lại. ­ GV HD HS nhận xét:? Đoạn văn nói điều gì ? ­HS tìm tên riêng trong đoạn chính tả ? ­ Nhận xét về cách viết tên riêng? ­ HS tập viết vào vở nháp những tiếng dễ viết sai: Cô­rét­ti, khuỷu tay, sứt  chỉ,...       * B2: GV đọc cho HS viết bài:  ­ GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
  7. ­ GV đọc lại đoạn viết để HS soát lỗi. ­ HS đổi bài cho nhau để soát lỗi.       * B3: Chấm chữa bài   ­ GV Chấm chữa 5­7 bài và nhận xét. 2. HD làm BT chính tả. Bài 2: Tìm các từ ngữ chứa tiếng: có vần uêch uyu ­HS nêu y/c của BT ­GV chia bảng thành 2 cột cho HS chơi trò tiếp sức . GV chia lớp thành 2 nhóm.  ­ GV nêu cách chơi, thời gian chơi, luật chơi. ­HS viết cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả. ­HS, GV nhận xét chữa bài, kết luận nhóm thắng cuộc.  Bài 3a:­HS đọc y/c bài(chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống). Cả lớp làm vào vở. ­HS làm bài xong đọc kết quả. ­HS, GV nhận xét  Hoạt động nối tiếp : ­Nhận xét tiết học. ­Y/c những HS viết bài hoặc làm BT chính tả chưa tốt về nhà  viết lại                                                                                                                                                               Thứ ba, ngày 18 tháng 9 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP  I/  MỤC TIÊU: HS: ­ Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số(không nhớ hoặc có nhớ  một lần).  ­ Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ). II/  ĐỒ DÙNG:  ­ GV:Bảng phụ kẻ sẵn BT3 III/  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức   ­ HS chữa BT 2 SGK – GV kiểm tra bài làm của HS trong vở. HĐ2. Hỡnh thành kiến thức * Giới thiệu bài:    * HD HS làm luyện tập.  Bài 1: Củng cố  tính trừ các số có ba chữ số. ­ HS đọc y/c của bài ­ HS làm bài vào vở (GV quan tâm giúp đỡ HS Y). ­ GV gọi HS lần lượt lên bảng làm. 
  8. ­ HS nêu cách làm nhận xét, chữa bài. Bài 2 (a): Củng cố  đặt tính, tính trừ các số có ba chữ số. ­HS đọc y/c của bài(đặt tính rồi tính).. ­HS làm vào vở – GV quan sát giúp đỡ HS yếu. ­ GV gọi 2 HS lên bảng làm. HS khác nêu cách làm,nhậãmét. ­ GV nhận xét Bài 3 (cột 1,2,3): Củng cố về cộng, trừ các số có ba chữ số. ­GV nêu y/c của bài và treo bảng phụ. HS nêu cách tìm hiệu, số trừ và số bị trừ. ­HS làm vào vở. ­ 4 HS lần lượt lên bảng điền kết quả vào bảng phụ. ­HS, GV nhận xét,chữa bài. Bài 4: Củng cố  giải toán cố lời văn về phép cộng. ­ 2 HS đọc đề bài ­ Y/C HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán . HS phân tích đề . ­ HS làm bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu, chấm một số bài. ­ GV gọi 1 HS lên chữa bài. GV hướng dẫn HS nhận xét. GV chốt.  Bài 5: GV hướng dẫn cho HS khá, giỏi làm thêm. Hoạt động nối tiếp :  ­Nhận xét tiết học­Giao bài về nhà­chuẩn bị tiết: Ôn tập các bảng nhân. ­ Về nhà làm BT 2(b), BT 5.                                           Thứ tư, ngày 19 tháng 9 năm 2018 TOÁN ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN I/ MỤC TIÊU: HS ­ Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5. ­ Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức.. ­ Vận dụng được vào việc tính chu vihình tam giác và giải toán có lời văn (có một  phép nhân) II/ ĐỒ DÙNG:          ­Bảng phụ ghi BT4 trong SGK. III/ CÁC HĐ DẠY HỌC : HĐ1: Củng cố kiến thức   ­ Gọi HS lên làm BT 2b (trang8) SGK ­ HS, GV nhận xét. HĐ2. Hình thành kiến thức                * Giới thiệu bài:  *  HD HS luyện tập
  9. Bài 1:Củng cố các bảng nhân đã học, nhân nhẩm với số tròn trăm.  ­1HS đọc y/c của bài.HS làm bài vào vở.  ­ HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả (tính nhẩm) của BT1a.  ­ GV HD HS cách nhân nhẩm với số tròn trăm BT 1b.  ­ HS tự tính nhẩm các phép tính còn lại và nêu miệng cách tính và kết quả.   ­ HS,GV nhận xét. Bài 2 (a,c): : Củng cố về tính giá trị của biểu thức ­HS nêu yêu cầu của BT ­GV hướng dẫn bài mẫu.HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức ­ 2 HS lên bảng làm bài dưới lớp làm vào vở. ­ HS, GV nhận xét chữa bài.  Bài 3: Củng cố về giải toán có lời văn. ­1HS đọc đề bài. ­HD HS tìm hiểu đề bài. HS phân tích đề bài . ­ HS làm bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu, chấm một số bài. ­ GV gọi 1 HS lên chữa bài. GV hướng dẫn HS nhận xét. GV chốt.  Bài 4: Củng cố về tính chu vi hình vuông. ­HS đọc y/c của bài. GV treo bảng phụ để HS quan sát. ­HS nhắc lại cách tính chu vi của hình tam giác.HS nhắc lại. ­1HS lên bảng làm bài giải, HS ở dưới làm vào vở. ­HS, GV nhận xét chữa bài.  Hoạt động nối tiếp ­HS nêu lại kiến thức toàn bài. ­Nhận xét tiết học­ giao bài về nhà: chuẩn bị tiết sau:Ôn tập các bảng chia.    TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI VỆ SINH HÔ HẤP I/  MỤC TIÊU: HS ­Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp . * HS khá, G:  Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng. *Giáo dục kĩ năng sống:  ­ GD HS KN tư duy phê phán:Phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô  hấp.     ­ Kĩ năng làm chủ bản thân: Sự tự tin, lòng tự trọng của bản thânthực hiện việc  làm có lợi cho sức khoẻ. ­ Kĩ năng giao tiếp:Tự tin, thuyết phục người thân không hút thuốc lá ở nơi công  cộng. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
  10. HĐ1: Củng cố kiến thức  ­  Y/c HS nói ích lợi của việc hít thở không khí trong lành  ­ 1 HS nêu tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụ ­  HS, GV nhận xét.  HĐ2. Hình thành kiến thức * Giới thiệu bài: . 1. Thảo luận nhóm Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng.  + HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 8 SGK; TLN đôi và trả lời các câu hỏi:  ­Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?  Hằng ngày nên làm gì, để giữ sạch mũi,  họng?    + Đại diện mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi. HS các nhóm khác bổ sung.  2.Thảo luận theo cặp  Mục tiêu: Kể ra được những việc nên ,không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô  hấp.   + HS thảo luận nhóm đôi quan sát các hình ở trang 9 SGKvà trả lời câu hỏi. ­ Chỉ và nói tên các việc nên, không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô  hấp?   + GV theo dõi và giúp đỡ các cặp.   + Mời một số HS lên trình bày. Mỗi HS chỉ phân tích một bức tranh.   + GV bổ sung, sửa chữa những ý kiến chưa đúng của HS.   ­ GV y/c HS liên hệ thực tế. Hoạt động nối tiếp :  ­  Điều gì sẽ sảy ra nếu không vệ sinh hô hấp?   ­ Nhận xét tiết học ­ giao bài về nhà ­ chuẩn bị tiết sau: Phòng bệnh đường hô  hấp. TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA: Ă, Â I. MỤC TIÊU: HS ­ Viết đúng chữ viết hoa Ă,(1 dòng), Â , ( 1 dòng)  ­ Viết đúng tên riêng (Âu Lạc) ( 1 dòng) ­ Viết câu ứng dụng: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà  trồng”
  11. ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ­GV: Mẫu chữ viết hoa Ă, Â, ; Tên riêng và câu tục ngữ viết sẵn trên dòng kẻ ô li. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức   ­ GV kiểm tra HS viết bài ở nhà trong Vở tập viết ­1HS nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước. HĐ2. Hình thành kiến thức * Giới thiệu bài. 1.  HD luyện viết bảng con. * B1:. Luyện viết chữ hoa  ­ HS tìm các chữ hoa có trong bài:Ă, Â,   ­ GV gắn chữ mẫu và viết mẫu,kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ ­ HS nhắc lại. ­ HS tập viết từng chữ trên bảng con. HS, GV nhận xét. * B2:. Luyện viết từ ứng dụng  ­ HS đọc từ ứng dụng: Âu Lạc ­ GV giới thiệu: Âu Lạc  ­ HS tập viết từ ứng dụng trên bảng con .  * B3:. Luyện viết câu ứng dụng ­ HS đọc câu ứng dụng ­ GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ. ­ HS viết bảng con : Ăn khoai, Ăn quả 2. HD HS viết vào vở Tập viết. ­GV hướng dẫn HS viết phần bài học ở lớp. ­ GV uốn nắn HS viết. Giúp đỡ HS yếu. 3. Chấm chữa bài. ­GV chấm chữa một số bài và nhận xét cả lớp rút kinh nghiệm. Hoạt động nối tiếp :  ­Nhận xét tiết học­  giao bài về nhà: Luyện viết phần bài ở nhà. CHÍNH TẢ
  12.                                                        CÔ GIÁO TÍ HON I. MỤC TIÊU: HS +Nghe­viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. +Làm đúng bài tập 2a  II. CÁC HĐ DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức (5’)  ­ Đọc cho 2HS viết bảng lớp cả lớp viết vào vở nháp các từ : nguệch ngoạc,  khuỷu tay, xấu hổ, cá sấu.  ­ HS, GV nhận xét, tuyên dương. HĐ2. Hình thành kiến thức * Giới thiệu bài:            1. HD HS nghe­viết:  * B1: HD HS chuẩn bị :  ­ GV đọc đoạn văn. 2HS đọc lại. ­ Giúp HS nắm hình thức đoạn văn: ­ GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết. ­ HD HS nhận xét chính tả ­ cách trình bày bài. ­GV đọc cho 2HS viết bảng, cả lớp viết vào nháp các từ :              treo nón, tỉnh khô, trâm bầu, ríu rít...   * B2: GV đọc cho HS viết bài vào vở. ­ GV theo dõi uốn nắn HS. ­ GV giúp đỡ HS yếu­ khuyết tật.  ­ GV đọc lại đoạn viết để HS soát lỗi. ­ HS đổi vở soát lỗi cho bạn.  * B3: Chấm chữa bài: ­ GV chấm 5 đến 7 bài,nhận xét lỗi sai chung.   2. HD HS làm bài tập chính tả.  Bài tập 2a: ­1HS đọc y/c của bài(Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng...). ­ GVgiúp HS hiểu y/c của bài. ­HS trao đổi theo nhóm đôi và làm vào vở. ­ 1HS chữa bài trên bảng lớp. ­HS,GV nhận xét, chữa bài. ­3HS nhìn bảng đọc lại kết quả. ­ GV sữa lỗi phát âm cho HS. Hoạt động nối tiếp ­Nhận xét tiết học – giao bài về nhà.
  13.                                                                                                                                                            LUYỆN  TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI ­ ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ ? I. MỤC TIÊU: HS     ­ Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1.    ­ Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì ? (BT2).    ­ Đặt được câu hỏi cho bộ phận in đậm (BT3). II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ­ Bảng phụ viết 3 câu văn ở BT2. III/ CÁC HĐ DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức  ­ HS làm lại BT1 miệng,  ­ 1HS làm lại BT2 a,b tiết LTVC tuần trước. ­ HS, GV nhận xét. HĐ2. Hỡnh thành kiến thức *  Giới thiệu bài     1. Mở rộng vốn từ về trẻ em Bài tập 1: ­ 1HS đọc y/c của bài (Tìm các từ chỉ trẻ em, chỉ tính nết của trẻ em, chỉ tình  cảm...). ­ GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi để ghi kết quả ra vở nháp. ­ Đại diện mỗi nhóm đọc bài của nhóm mình – GV ghi lên bảng. ­ GV nhận xét bài của từng nhóm và chữa bài. ­ Vài HS đọc lại kết quả.  ­ HS ghi bài vào vở. 2. Ôn kiểu câu Ai ­ là gì? Bài tập 2: ­1HS đọc y/c của bài(Tìm các bộ phận của câu...) ­GV mời 1 HS giỏi làm mẫu câu a. ­GV treo bảng phụ mời 2HS lên bảng làm bài(gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời  câu hỏi "Ai(cái gì, con gì)?";gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi"Là gì?") .HS ở dưới làm vào vở. ­HS, GV nhận xét, chữa bài.   Bài tập 3: ­1HS đọc y/c của bài(Đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu in đậm). ­HS làm bài ra giấy nháp. ­HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. ­ HS, GVnhận xét, chốt lời giải đúng. ­HS làm vào vở theo lời giải đúng. Hoạt động nối tiếp :
  14. ­Nhận xét tiết học.   Thứ 5, ngày 20 tháng 9 năm 2018 TOÁN ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA I/ MỤC TIÊU:  HS: ­ Thuộc các bảng chia (chia cho 2, 3, 4, 5). ­ Biết tính nhẩm thương của số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết). II/ CÁC HĐ DẠY HỌC : HĐ1: Củng cố kiến thức  ­ Kiểm tra HS  bảng nhân 2, 3, 4, 5. ­ HS, GV nhận xét. HĐ2. Hình thành kiến thức * Giới thiệu bài:  *  HD HS làm bài tập Bài 1: Củng cố về các bảng chia đã học ­ HS đọc y/c của bài. ­ GV gợi ý – HS nêu cách làm. ­ HS làm bài vào vở. GV quan sát giúp HS yếu. ­ GV gọi HS lần lượt nêu kết quả. Lớp nhận xét, GV chốt. Bài 2: Củng cố về các bảng chia, tính nhẩm thương của các số tròn trăm ­ HS đọc y/c của bài. ­ GV hướng dẫn HS bài mẫu. HS nêu cách làm. ­ HS làm bài vào vở. GV quan sát giúp HS yếu. ­ GV gọi HS lần lượt nêu kết quả. Lớp nhận xét, GV chốt. Bài 3: Củng cố về giải toán có lời văn ­1HS đọc đề bài. ­ GV HD HS tìm hiểu đề.1 HS lên bảng tóm tắt bài giải ­ HS làm bài vào vở. GV quan sát giúp HS yếu. GV chấm một số bài. ­ Y/c 1HS lên bảng làm bài giải.
  15. ­ HS,GV nhận xét, chữa bài. Bài 4: GV hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm. Hoạt động nối tiếp ­ HS­GV chốt lại kiến thức toàn bài. ­ Nhận xét tiết học­ giao bài về nhà ­ chuẩn bị tiết sau:Luyện tập  THỦ CÔNG GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (TIẾT 2) I/MỤC TIÊU : Giúp HS ­ Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói. ­Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình. Các nếp gấp tương đối thẳng  ,phẳng . Tàu thuỷ tương đối cân đối . II/:ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­GV: Mẫu tàu thuỷ hai ống khói; Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói. ­HS: Giấy thủ công; bút màu,kéo thủ công.    III/ CÁC HĐ DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức  ­ Y/C HS  nhắc lại các bước tiến hành gấp tàu thuỷ hai ống khói . HĐ2. Hình thành kiến thức * Giới thiệu bài:       *  HS  thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói ­GV treo tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói,y/c HS nhắc lại quy trình gấp: ­Bước 1:Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. ­Bước 2:Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. ­Bước 3:Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói. ­HS thực hành gấp tàu tuỷ hai ống khói, GV qs uốn nắn cho những em gấp chưa  đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm ­Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
  16. ­GVvà HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. ­GV đánh giá kết quả thực hành của HS.  Hoạt động nối tiếp ­Nhận xét tiết học­ giao bài về nhà: Chuẩn bị bài sau: Gấp con ếch .                                                                      TẬP LÀM VĂN VIẾT ĐƠN I. MỤC TIÊU:  HS   Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của  bài Đơn xin vào Đội ( SGK tr. 9). II/ ĐỒ DÙNG: ­HS: Mẫu đơn trong SGK tr.9  III/ CÁC HĐ DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức  ­Kiểm tra 2HS làm lại BT1 tuần trước.      HĐ2. Hình thành kiến thức  *   Giới thiệu bài *  HD HS làm BT.  ­ 1HS đọc y/c của bài. ­ GV giúp HS nắm vững y/c của bài. ­Vài HS đọc bài tập đọc Đơn xin vào Đội. ?Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải hoần  toàn như mẫu? Vì sao? ­ HS phát biểu.GV chốt lại: Lá đơn phải trình bày theo mẫu: Mở đầu đơn phải  viết tên Đội; Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn; ...
  17. ­ HS viết đơn vào vở . ­ 1số HS đọc đơn. ­ HS, GV nhận xét.  Hoạt động nối tiếp ­HS nhắc lại cách viết một lá đơn.  ­Nhận xét tiết học ­giao bài về nhà: Chuẩn bị bài tuần sau.                                                                            Thứ sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: HS  ­ Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia. ­ Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).  II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức   ­ Gọi 3HS nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2,3,4. ­ HS, GV nhận xét. HĐ2. Hình thành kiến thức *Giới thiệu bài:          * HD HS làm bài tập  Bài 1: Củng cố về tính giá trị của biểu thức. ­1HS đọc y/c của bài. ­Cả lớp làm vào vở,3HS lên bảng chữa bài. ­HS nêu cách tính giá trị của biểu thức.  ­HS, GV nhận xét, chữa bài. Bài 2:  Củng cố về số phần bằng nhau của đơn vị . ­1HS nêu y/c của bài. GV HD nhận biết 4 phần bằng nhau của đơn vị. ­HS khoanh vào hình a.  ­HS,GV nhận xét chữa bài.
  18. Bài 3: Củng cố về giải bài toán có lời văn. ­1HS đọc đề bài. HS lên bảng tóm tắt bài giải  ­ HS làm bài vào vở. GV quan sát giúp HS yếu. ­ GV chấm một số bài. ­ Y/c 1HS lên bảng làm bài giải. ­ HS,GV nhận xét, chữa bài. Hoạt động nối tiếp ­HS nêu lại kiến thức toàn bài. ­Nhận xét tiết học và giao bài về nhà: Chuẩn bị bài: Ôn tập về hình học TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP I/ MỤC TIÊU :  Giúp HS ­ Kể được tên 1 số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng,  viêm phế quản, viêm phổi.. ­ Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng. *Giáo dục kĩ năng sống: ­ GD học sinh kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin ­ Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận với bản thân trong việc phòng bệnh hô  hấp. ­ Kĩ năng giao tiếp: ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân. II/ CÁC HĐ DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức   ­  yêu cầu HS nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp  . ­ HS, GV nhận xét. HĐ2. Hỡnh thành kiến thức  * Giới thiệu bài:        1 . Động não. Mục tiêu: Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp. ­HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. ­Mỗi HS kể tên 1bệnh đường hô hấp mà các em biết. Kết luận:  
  19. 2.  Làm việc với SGK  Mục tiêu:Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp; có ý thức  phòng bệnh đường hô hấp. ­ HS qs và trao đổi với nhau theo cặp đôi về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 ở  trang 10 và 11 SGK theo HD của GV. ­ Đại diện 6 cặp trình bày những gì các em đã thảo luận khi quan sát các hình(mỗi   nhóm nói về 1 hình), các nhóm khác nhận xét bổ xung. ­ HSthảo luận câu hỏi trang 11 trong SGK. ­ HS liên hệ xem các em đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa.   Kết luận: Như phần Bạn cần biết trang 11 SGK. 3. Chơi trò chơi Bác sĩ. Mục tiêu:  giúp HS củng cố  những kiến thức đã học được về  phòmg bệnh viêm  đường  ­ GV HD HS cách chơi:1HS đóng vai bệnh nhân và 1HS đóng vai bác sĩ. HS đóng  vai bệnh nhân kể được 1 số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp; HS đóng vai   bác sĩ nêu được tên bệnh. ­ GV cho HS chơi thử trong nhóm. ­ GV mời 1 cặp (K, G) lên đóng vai bệnh nhân và bác sĩ. ­ HS, GV xem và góp ý bổ xung.       Hoạt động nối tiếp ­ HS  giỏi, GV  chốt lại kiến thức toàn bài. ­ Nhận xét tiết học và giao bài về nhà: Chuẩn bị bài:bệnh lao phổi. THỰC HÀNH TOÁN: Tuần 2 ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: HS rèn luyện về  ­ Trừ  các số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần). ­ Giải bài toán có lời văn liên quan . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Vở LT toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Củng cố kiến thức:  ­ Gọi 2 em  lên bảng sửa bài tập về nhà . ­ Chấm một số bài . Nhận xét đánh giá. Hoạt động 2: Thực hành ­ HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài và làm từng bài dưới sự hướng dẫn của GV. ­Bài 1: ­ Yêu cầu HS làm vào vở và đọc kết quả. Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa  bài 
  20. ­ Giáo viên nhận xét đánh giá  Bài 2  : ­ HS tự làm vào vở, đổi chéo kiểm tra bài bạn. Bài 3, 4 : HS làm bài trên bảng, HS khác nhận xét. GV nhận xét chung về bài làm  của học sinh  Bài 5: Nêu lại cách tìm số hạng chưa biết? Bài 6,7 :  ­Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện . ­ Gọi học sinh lên bảng sửa bài, HS khác nhận xét + Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh Bài 8 ­ Yêu cầu HS làm vào vở và đọc kết quả. Lớp theo dõi và tự chữa bài  ­ Giáo viên nhận xét đánh giá ­ Thu bài và chấm điểm.  Hoạt động nối tiếp: ­ Nhận xét đánh giá tiết học  ­ Dặn  về nhà học và làm bài tập . THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Tuần 2  ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU  HS rèn luyện về  ­ Đọc rành mạch, trôi chảy, lưu loát toàn bài và trả lời câu hỏi bài  ­ Làm đúng các bài tập chính tả. ­ Nói được những hiểu biết của mình về đội. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ VBT Tiếng việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ 1: Củng cố kiến thức ­ Gọi 2 em  lên bảng sửa bài tập về nhà . ­ Chấm một số bài . Nhận xét đánh giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2