intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 22

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng hợp bài giảng các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công của lớp 3 tuần học thứ 22 với một số nội dung: nhà bác học và bà cụ; tôn trọng khách đến trường; rễ cây; hình tròn, tâm, đường kính, bán kính; tìm hiểu đường phố; bài toán giải bằng 2 phép tính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 22

  1. TUẦN 22 Thứ hai ngày 29 tháng 01 năm 2018 TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. MỤC TIÊU A. Tập đọc ­ Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa   các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các   nhân vật. ­ Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê­đi­xơn rất giàu sáng kiến, luôn  mong muốn đem khoa học phục vụ con người. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK. B. Kể Chuyện ­ Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối  phân vai. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: tranh, ảnh  ­ Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc thuộc lòng và đọc hiểu bài: Bàn tay  cô giáo(5’) ­ 2 HS đọc thuộc lòng và trả  lời câu hỏi : Bài Bàn tay cô giáo muốn nói lên  điều gì? ­ GV nhận xét ­ GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Nhà bác học và bà cụ:(25’) a. GV đọc diễn cảm toàn bài: Hướng dẫn cách đọc  Đoạn 1: Giọng chậm rãi khoan thai, nhấn giọng cụm từ: ùn ùn kéo đến thể  hiện sự ngưỡng mộ của người dân với phát minh Ê­đi­xơn.  Đoạn 2: Giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi. Ê­ đi­ xơn giọng ngạc nhiên  Đoạn 3: Ê­ đi­xơn reo vui khi sáng kiến chợt loé lên ­ Giọng bà cụ phấn chấn  Đoạn 4: Giọng người dẫn chuyện thán phục, nhấn giọng từ:  miệt mài,xếp   hàng dài…giọng Ê­đi­xơn vui, hóm hỉnh. Giọng cụ già phấn khởi. b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc câu:  HS đọc nối tiếp câu  ­ GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ: loé lên, đấm lưng thùm thụp, móm  mém... ­ (HS đọc các nhân, đồng thanh). ­ HS đọc nối tiếp lần 2. ­ GV nhận xét.  1
  2. + Đọc từng đoạn trước lớp. ­ HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu sau:  “Nghe bà cụ  nói vậy, bỗng một ý nghĩ  loé lên  trong đầu Ê­đi­xơn. Ông reo  lên:   ­ Cụ   ơi!/ Tôi là Ê­đi­xơn đây. //Nhờ  cụ  mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe   chạy bằng dòng điện đấy.// Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi  người khác. Lúc chia tay, Ê­đi­xơn bảo: ­ Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. ­ Thế  nào già cũng đến ... Nhưng ông phải  làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già  chẳng còn được bao lâu đâu. ­ Hết lượt 1: Hướng dẫn cách đọc câu, đoạn và cách nhấn giọng các từ  ngữ  nói lên sự sáng tạo. Lòng nhiệt tình của Ê­đi­xơn ­ HS  nêu cách đọc . GV gọi một số HS đọc. GV nhận xét.   ­ GV kết hợp giải nghĩa từ: Nhà bác học, cười móm mém HS  đọc chú giải sau bài + Đọc  nhóm: Đọc theo nhóm đôi. ­ GV gọi các nhóm thi đọc trước lớp ( 3 nhóm) + HS đọc đồng thanh. ­ 1 HS đọc cả bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:(12’) HS đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi SGK nêu được: Câu 1: HS đọc đoạn 1  Nói những điều em biết về  Ê­ đi­xơn (Ê­ đi­ xơn là nhà bác học người Mĩ  sinh năm 1847 mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn 1000 sáng   chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày  mò học tập. Nhờ  tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở  thành một  nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.)  Câu 2: Ê­đi­xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ  khắp nơi ùn ùn kéo đến,  bà cụ cũng đi xem.  Câu 3: HS đọc đoạn 2, 3. +  Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy bà sẽ bị ốm mất ) + Mong muốn của bà cụ tạo cho Ê­đi­xơn ý nghĩ: chế tao một chiếc xe chạy   bằng dòng điện.  Câu  4: HS đọc đoạn 4 (Nhờ  óc sáng tạo kì diệu, sự  quan tâm đến con người và lao động miệt mài   ông đã thực hiện bằng được )  + Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? (Khoa học cải tao  thế giới, cải thiện cuộc sống của con người làm cho con người sống tốt hơn,   sung sướng hơn.) 2
  3. ­ GV chốt: Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm  cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn. ­ HS đọc toàn bài. GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài:  ­ Qua bài học em thấy Ê­ đi­ xơn là người thế nào? ­ HS rút ra nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê­đi­xơn rất giàu sáng kiến,   luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (nhiều HS nhắc lại) GV hỏi: Em cần học tập điều gì ở nhà bác học Ê­đi­xơn (phải chăm chỉ, ham  học hỏi, sáng tạo trong công việc.) Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại: (10’) ­ GV đọc đoạn 3 – gợi ý cách đọc đoạn 3 ­ HS  đọc và  nêu lại cách đọc đoạn 3 ­ Một số HS đọc thi đoạn 3 ­ Mời 3  HS đọc toàn câu chuyện theo phân vai Hoạt động 5: Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai.(20’) ­ Dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.  GV giải thích thêm cho HS rõ: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ.  Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ điệu bộ. ­ GV chia lớp hành từng nhóm 3 em và hướng dẫn cho các em tập kể và dựng  lại từng đoạn câu chuyện  ­ Từng tốp 3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai. ­ Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm thực hiện tốt nhất. ­ HS nêu ý nghĩa câu chuyện, nhiều HS nhắc lại. Hoạt động nối tiếp(3’) ­ HS nêu lại nội dung câu chuyện. ­ Hỏi: Qua câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì ?Chuẩn bị bài sau ================================= TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU ­ Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng  ­ Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm).   II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV chuẩn bị các tờ lịch năm 2011 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về các tháng trong năm, ngày trong một tháng (5’) ­ Một HS nêu tên các tháng trong một năm. ­ Gọi 1 HS nêu tháng nào có 31 ngày, tháng nào có 30 ngày ­ Lớp và GV nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành xem lịch , củng cố năm thường,   năm nhuận(15’) Bài 1: Xem tờ lịch năm 2012 rồi trả lời câu hỏi SGK 3
  4. ­ Cho HS quan sát tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2012 trả lời các câu hỏi   trong SGK. ­ HS tự quan sát, thực hiện theo nhóm đôi (Một HS hỏi một HS trả lời) ­ Một số nhóm nêu kết quả thảo luận . Lớp nhận xét, GV chốt lại ý đúng a) + Ngày 3 tháng 2 là thứ sáu. * GV nêu cho học sinh biết ngày 3 tháng 2 là ngày thành lập Đảng + Ngày 8 tháng 3 là thứ năm. + Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ là thứ tư. + Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ ba. b) Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào? ( 2) + Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào? (25) + Tháng 2 có mấy  ngày thứ bảy? (4 ngày đó là các ngày: 4, 11, 18, 25.) c)+ Tháng 2 năm 2012 có 29 ngày   GV hỏi thêm năm 2012 là năm thường hay năm nhuận? Năm nhuận thì  tháng  2 có bao nhiêu ngày? (29 ngày) Bài 2: Xem tờ lịch năm 2012 rồi trả lời câu hỏi SGK Hoạt động 3: Củng cố tên gọi các tháng trong năm(17’) Bài 3: Nêu tên các tháng có 30 ngày, các tháng có 31 ngày trong một năm ­ HS thảo luận nhóm đôi..  ­ HS nêu tên các tháng có 30 ngày (4, 6. 9, 11). ­ HS nêu tên các tháng có 31 ngày trong một năm (1, 3, 5, 7, 8, 10, 12) ­ Lớp và GV nhận xét. HS trung bình nhắc lại.GV hướng dẫn HS cách tính  các tháng có 30 ngày, các tháng có 31 ngày bằng nắm tay. Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng ­ HS đọc các câu trả lời ở trong bài tập  ­ HS suy nghĩ, nêu kết quả miệng và  giải thích cách làm ­ Lớp nhận xét chữa bài (Khoanh vào câu C : Thứ  tư  vì tháng 8 có 31 ngày,  ngày 31 tháng 8 là thứ hai, ngày 1 tháng 9 là thứ ba, ngày 2 tháng 9 là thứ tư) Hoạt động nối tiếp(3’)Về thực hành xem lịch Chuẩn bị bài sau  ============================= ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG KHÁCH ĐẾN TRƯỜNG I. MỤC TIÊU ­ Nêu được  một số việc làm cụ thể tôn trọng khách đến trường. ­ Tôn trọng người lớn tuổi trong cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ GV: Tranh, các câu hỏi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 4
  5. Hoạt động 1: Củng cố những việc làm thể hiện tôn trọng khách đến  trường(5’) ­ Em đã làm những gì để thể hiện tôn trọng khách đến trường? ­ HS nêu các việc làm. GV và các em khác nhận xét. Họat động 2: Kể những việc làm thể hiện tôn trọng khách đến trường. (15’) ­ Mục tiêu: HS   kể    những việc cần làm để  thể  hiện tôn trọng khách đến   trường. ­ Cách tiến hành: + GV  chia HS   thành các nhóm, yêu cầu học sinh   kể  cho nhau nghe những   việc làm thể hiện tôn trọng khách đến trường? + Các nhóm thảo luận. GV giúp đỡ các nhóm. + Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. + GV kết luận:  Chào hỏi; Quan tâm; Giúp đỡ; Chia sẻ; Cảm thông; Vâng lời;   Tặng quà, Họat động 3: Hướng dẫn HS có thói quen tôn trọng hàng ngày.(15’) ­ Mục tiêu: HS biết các hành vi thể  hiện sự  tôn trọng người lớn tuổi trong   cuộc sống hàng ngày. ­ Cách tiến hành:  + GV cho HS đóng vai một số tình huống.  + Hỏi nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao? 1. Trên đường đi học về, Huy thấy một bà cụ khoảng 80 tuổi đang chống gậy  đi qua đường, tay mang một chiếc túi du lịch.  2. GV đưa ra một số tình huống cho HS thảo luận  + Bà ốm , bố mẹ Hải đi vắng chỉ có Hải  ở nhà.  + Đi học về  thấy bà để  quả  xoài trên bàn, Hải  rất thích ăn nên  không cần   hỏi ý kiến bà đã ăn hết. + Ông Hải là một người đã cao tuổi, không may ông bị   ốm nặng nằm liệt   giường chiếu. Hằng ngày đi học về là Hải lại vào chào ông và hỏi thăm ông  rồi kể cho ông nghe chuyện ở lớp Hải. + Bản thân em có vui và tự hào khi giúp được người lớn tuổi một việc gì đó  dù là nhỏ không? Vì sao? ­ HS đưa ra các ý kiến thảo luận, GV chốt lại : Hằng ngày các con nên tỏ thái   độ tôn trọng người lớn tuổi.  Hoạt động nối tiếp(3’)Nhận xét tiết học. Dặn hs chuẩn bị bài sau ============================ TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI RỄ CÂY I. MỤC TIÊU ­ Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 5
  6. ­ GV và HS: Hình trang 82, 83 SGK. ­ GVvà HS: sưu tầm các loại rễ đem đến lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố chức năng và ích lợi của thân cây(5’) ­  GV yêu cầu 2 HS nêu chức năng của thân cây và ích lợi của chúng? ­ HS trả lời , GV nhận xét và củng cố. Hoạt động 2: Tìm hiểu và kể tên 1 số  cây có  rễ cọc, rễ  chùm, rễ  phụ,   rễ(15’) * Mục tiêu: Kể tên 1 số cây có  rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. * Cách tiến hành: ­ Bước 1: Làm việc theo cặp ­ HS quan sát các hình trang 1, 2, 3 ,4 trang 82 trong SGK và kể được các cây   có rễ cọc và rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. . ­ HS quan sát các hình  5, 6, 7  mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ.      ­ Bước 2: làm việc cả lớp  ­ Đại diện một số nhóm nêu kết quả. GV kết luận : Một số cây có  rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS  phân loại các rễ cây sưu tầm được(15’) + Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây sưu tầm được + Cách tiến hành: ­ GVcho HS nêu tên các cây nhóm mình sưu tầm dược. ­ Cho HS xếp các rễ cây theo từng loại trong nhóm của mình. ­ Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập của mình. ­ GV yêu cầu HS xếp các loại cây đó theo các loại rễ cây đã học. + Rễ chùm: Cây hành, cây ngô,  + Rễ cọc: cây đậu, cây bưởi + Rễ phụ: Cây trầu không, cây si + Rễ củ: cây cà rốt,  cây củ cải, cây sắn +Lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm sưu tầm được nhiều loại rễ cây và  có bài giới thiệu hay. ­ GV củng cố  và mở  rộng rễ  cây có rất nhiều ích lợi: Có loại dùng để  làm  thức ăn, để trang trí, làm thuốc,… Hoạt động nối tiếp(3’) ­ Cây có mấy loại rễ  chính? ( 2 loại: rễ  cọc, rễ  chùm. Cây rễ  chùm thường   không bám được sâu vào lòng đất nên rất dễ  đổ. Cây có rễ  cọc bám sâu vào   đất nên đứng vững hơn. ­ GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau: Rễ cây (tiếp). ============================ Thứ ba ngày 23 tháng 01 năm 2018 TOÁN HÌNH TRÒN,  TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH I. MỤC TIÊU  6
  7. ­ Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình   tròn. ­ Bước đầu biết dùng com pa để  vẽ  được hình tròn có tâm và bán kính cho  trước. ( HS làm được bài tập 1,2,3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Một số mô hình hình tròn, mặt đồng hồ,. ­ Com pa của GV và HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về các ngày trong tháng và các thứ trong tuần(5’) ­ GV hỏi: Ngày10 tháng 2 là ngày thứ 6  thì ngày 19 tháng 2 là thứ mấy?  ­ Những tháng nào có 31 ngày? Hoạt động 2: GV giới thiệu hình tròn, tâm, bán kính, đường kính của  hình tròn a. Giới thiệu hình tròn(5’) ­ GV đưa ra một số mô hình đã học và một mô hình tròn, yêu cầu HS gọi tên   các hình ­ GV giới thiệu hình tròn và đưa ra các vật thật có mặt là hình tròn. ­ GV yêu cầu HS tìm thêm các hình tròn có trong cuộc sống. b. Giới thiệu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.(5’) ­ GV vẽ hình tròn như SGK cho HS gọi tên hình. ­ GV chỉ  vào tâm, đường kính, bán kính và giới thiệu lần lượt. HS nêu lại :   Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB ­ GV yêu cầu 1 số  HS   lên bảng chỉ  vào hình vẽ  và nêu tên tâm, bán kính,   đường kính của hình tròn Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách vẽ hình tròn bằng com pa: (10’) ­ GV giới thiệu và nêu công dụng chiếc com pa. ­ GV yêu cầu HS: Vẽ hình tròn tâm 0 bán kính 2cm ­ GV thao tác qua 2 bước : ­ Bước 1: Xác định độ dài bán kính trên com pa ­ Bước 2: Vẽ hình tròn ­ GV gọi 1 HS thực hiện lại trên bảng. Lớp thực hiện vào vở  nháp: Đặt đầu   có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay 1 vòng vẽ thành hình  tròn. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập(12’)   Bài 1:  Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn. ­ HS nêu yêu cầu bài tập:  ­ HS quan sát hình tròn sau đó nối tiếp nhau trình bày kết quả  mình quan sát  được. Lớp và GV nhận xét.       a­ OM, ON, OP, OQ là bán kính.           MN, PQ là đường kính.       b­ OA, OB là bán kính. 7
  8.           AB là đường kính.(CD không qua O nên CD không phải là đường kính) ­ GV củng cố cho HS về bán kính và đường kính.) Bài 2: Vẽ hình tròn ­ HS nêu yêu cầu bài tập:  a. Tâm O, bán kính 2 cm ­ HS nêu các bước vẽ. ­ HS tự vẽ vào vở, 1 em lên bảng thực hiện. Lớp và GV nhận xét. b. Vẽ hình tròn tâm I, bán kính 3 cm ­ HS tự vẽ  và nêu miệng tâm đường tròn của mình ­ Lớp đổi chéo vở kiểm tra – nhận xét bài của bạn. Bài 3:  a­ Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn sau... ­ HS nêu yêu cầu bài tập:  ­ HS tự vẽ vào vở.GV theo dõi và giúp đỡ HS vẽ. b­ Câu nào đúng, câu nào sai... ­ HS suy nghĩ và nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.  ­ Lớp và GV nhận xét.  (Câu thứ 3 đúng) *Học sinh làm xong các bài tập thì làm thêm bài giảm tải. Hoạt động nối tiếp(3’) ­ GV yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. Chuẩn bị bài sau ============================ CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: Ê ­ ĐI ­ XƠN I. MỤC TIÊU ­  Nghe­viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.HS không  mắc quá 5 lỗi trong bài. ­  Làm đúng bài tập 2a/b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC ­ Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố phân biệt ch/ tr(5’) ­ GV yêu cầu 2 HS nêu 1 số từ bắt đầu bằng tr/ch. ­ GV nhận xét  ­ Gv củng cố và chốt lại. ­ GV giới thiệu bài trực tiếp.  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS  nghe viết bài Ê ­ đi ­ xơn(20’) a. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung ­ GV đọc đoạn viết, HS đọc lại. ­ Những phát minh, sáng chế của Ê ­ đi – Xơn có ý nghĩa như thế nào? (Góp  phần làm thay đổi cuộc sống trên trái đất) b. Hướng dẫn HS cách trình bày bài viết ­ Tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó. 8
  9. ­ Tên riêng Ê­ đi ­ xơn viết thế nào? (Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê­đi­xơn)  c. Hướng dẫn HS viết chữ khó viết ­ GV hướng dẫn HS viết các từ khó: kì diệu, giàu sáng kiến. d. GV đọc cho HS viết bài:  ­ GV đọc thong thả từng câu cho HS viết bài vào vở. ­ GV lưu ý HS còn viết chậm và hay sai lỗi. đ. GV chấm chữa bài: ­ GV đọc cho học sinh soát bài ghi số lỗi ra lề. ­ GV chấm 16  ­ 18 bài – nhận xét từng bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập:(10’) Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập:  a­ Chọn tr hay ch điền vào chỗ trống? Giải câu đố. ­ HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS làm bài. ­ GV củng cố và chốt lại cách điền ch hay tr ­ (Tròn, trên, chui) ­ Gọi một số HS  đọc lại câu đố hoàn chỉnh và giải câu đố: Mặt trời. b­ Chọn dấu hỏi hay dấu ngã. ­ HS tự làm bài vào vở, 1 số em trình bày bài làm. ­ Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.          ­ Đáp án là: chẳng, đổi, dẻo, đĩa.  ­ Là cánh đồng. động Hoạt nối tiếp(2’) GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn ============================ HĐGDNGLL ATGT: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ I. MỤC TIÊU :  ­ HS kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc dường phố mà các  em biết (rộng  ,hẹp , biển báo , vỉa hè , ....)  ­ HS biết được sự khác nhau của đương phố ,ngõ ( hẻm ),ngã ba , ngã tư , ...   ­ Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố (hoặc nơi HS sinh sống )   ­ Hs nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an  toàn  của đường phố    ­  HS thực hiện đùng qui định đi trên đường phố  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ 1:  Một số đặc điểm của đường phố là:      ­ Đường phố có tên gọi.      ­ Mặt đường trải nhựa hoặc bê tông.      ­ Có lòng đường (dành cho các loại xe) vỉa hè (dành cho người đi bộ).      ­ Có đường các loại xe đi theo một chiều và đường các loại xe đi hai  chiều. 9
  10.      ­ Đường phố có (hoặc chưa có) đèn tín hiệu giao thông ở ngã ba, ngã tư.      ­ Đường phố có đèn chiếu sáng về ban đêm. Khái niệm: Bên trái­Bên phải Các điều luật có liên quan :Điều 30 khoản 1,2,3,4,5 (Luật GTĐB). HĐ2:  Giới thiệu đường phố ­ GV phát phiếu bài tập: + HS nhớ lại tên và một số đặc điểm của đường phố mà các em đã quan sát. ­ GV gọi một số HS lên kể cho lớp nghe về đường phố ở gần nhà (hoặc gần  trường) mà các em đã quan sát.GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi:  1.Tên đường phố đó là ?  2.Đường phố đó rộng hay hẹp?  3.Con đường đó có nhiều hay ít xe đi lại?  4.Có những loại xe nào đi lại trên đường?  5.Con đường đó có vỉa hè hay không? ­ GV có thể kết hợp thêm một số câu hỏi: + Xe nào đi nhanh hơn?(Ô tô xe máy đi nhanh hơn xe đạp). + Khi ô tô hay xe máy bấm còi người lái ô tô hay xe máy có ý định gì? + Em hãy bắt chước tiếng còi xe (chuông xe đạp, tiếng ô tô, xe máy…). ­ Chơi đùa trên đường phố có được không?Vì sao? HĐ 3:  Quan sát tranh Cách tiến hành: GV treo ảnh đường phố lên bảng để học sinh quan sát ­ GV đặt các câu hỏi sau và gọi một số em HS trả lời: + Đường trong ảnh là loại đường gì?(trải nhựa; Bê tông; Đá; Đất). + Hai bên đường em thấy những gì?(Vỉa hè, nhà cửa, đèn chiếu sáng, có hoặc  không có đèn tín hiệu). + Lòng đường rộng hay hẹp? + Xe cộ đi từ phía bên nào tới?(Nhìn hình vẽ nói xe nào từ phía bên phải tới  xe nào từ phía bên trái tới). HĐ 4:  : Vẽ tranh Cách tiến hành :GV đặt các câu hỏi sau để HS trả lời: + Em thấy người đi bộ ở đâu? + Các loại xe đi ở đâu? + Vì sao các loại xe không đi trên vỉa hè? HĐ 5:  : Trò chơi “Hỏi đường” Cách tiến hành : ­ GV đưa ảnh đường phố, nhà có số cho HS quan sát. ­ Hỏi HS biển đề tên phố để làm gì? ­ Số nhà để làm gì? Kết luận:Các em cần nhớ tên đường phố và số nhà nơi em ở để biết đường  về nhà hoặc có thể hỏi thăm đường về nhà khi em không nhớ đường đi. HĐ nối tiếp : Củng cố­ dặn dò +Đường phố thường có vỉa hè cho người đi bộ và lòng đường cho các loại xe. 10
  11. +Có đường một chiều và hai chiều. +Những con đường đông và không có vỉa hè là những con đường không an  toàn cho người đi bộ. +Em cần nhớ tên đường phố nơi em ở để biết đường về nhà. ============================= THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TUẦN 22 ­ TIẾT 1 I. MỤC TIÊU: Giúp HS  ­ Ôn tập đọc: Nhà bác học và bà cụ ­ Chính tả: Phân biệt r/d/gi, ươt/ươc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở luyện tập Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1. Bài cũ ­ Kiểm tra bài làm về nhà của HS. GV nhận xét. * Giới thiệu bài  ­ GV nêu mục tiêu giờ học ­ Ghi bảng. HĐ2: Hướng dẫn HS ôn tập:30’  a. Ôn tập đọc ­ HS khá đọc mẫu ­ HS luyện đọc  ­ HS đọc theo nhóm  . ­ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi trong vở luyện tập Tiếng Việt. b. Ôn chính tả  GV yêu cầu HS làm bài  3, 4 vở Luyện tập Tiếng Việt. Bài 3: ­ HS đọc yêu cầu đề bài ­ Thảo luận nhóm 4 ­ 1 HS trả lời. Gv ghi bảng. ­ GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: ­ HS đọc yêu cầu đề bài ­ 2 HS lên bảng chữa. ­ GV nhận xét, tuyên dương. HĐ nối tiếp:  Củng cố ­ Dặn dò: ­ Nhận xét đánh giá tiết học ­ Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. ============================== Thứ tư ngày 31 tháng 01 năm 2018 TOÁN BÀI TOÁN GIẢI BẰNG 2 PHÉP TÍNH 11
  12. I. MỤC TIÊU ­ Củng cố về giải toán bằng 2 phép tính có liên quan đến tìm một phần mấy  của một số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV:  bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoat động 1: Củng cố dạng toán giải bằng 2 phép tính(5’) Hoat động 2 : Thực hành   (30’) + Bài toán 1: Một cửa hàng ngày thứ nhất nhập về 5553 chiếc xe đạp. Ngày  thứ hai nhập về số xe băng 1/3 số xe ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày cửa hang  nhập về bao nhiêu chiếc xe đạp? ­ GV HD vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng và phân tích: + Ngày thứ nhất nhập được bao nhiêu chiếc xe đạp?  + Số xe đạp nhập  của ngày thứ hai ntn so với ngày thứ nhất?    + Bài toán y/c chúng ta tìm gì? (tìm số xe đạp nhập trong hai ngày) + Muốn tìm số xe đạp nhập được trong hai ngày ta phải biết những gì? + Đã biết số xe của ngày nào? chưa biết số xe của ngày nào? ­ 1HS  lên bảng làm bài; cả lớp làm vào nháp. ­ GV y/c HS giải và trình bày bài giải  . ­ GV: Đây là bài toán giải bằng hai phép tính khi giải vẫn tiến hành theo hai b­ ước. + Bài 2: ­ 1HS đọc đề bài. ­ GV HD HS phân tích đề và tóm tắt theo sơ đồ đoạn thẳng. ­ HS  nêu cách làm (tìm số đường bán trong buổi chiều rồi tìm số đường bán  cả hai buổi...). ­ 1HS  lên bảng làm bài giải; cả lớp làm vào vở.  ­ HS, GV nhận xét, chữa bài. + Bài 2: (Thực hiện các bước tương tự BT1). + Bài 3: :Đợt 1 trường tiểu học Kim Liên quyên góp được 968 quyển vở .Đợt  2 quyên góp được ½ số vở đợt 1 .Hỏi cả 2 đợt trường đó quyên góp được bao  nhiêu quyển vở?  GV yêu cầu HS đọc đề bài. ­ HS tóm tắt đề bài ra giấy nháp. ­ HS nêu các bước giải. ­ HS tự làm bài. GV gọi 1 HS lên chữa bài. ­ GV củng cố và chốt lại các bước giải bài toán có lời văn. Hoạt động nối tiếp:(3’)  GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau =============================== TẬP ĐỌC CÁI CẦU 12
  13. I. MỤC TIÊU ­ Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ  hơi hợp lí khi đọc các khổ  thơ, dòng   thơ. ­ Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự  hào về  cha nên thấy chiếc cầu do   cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. ­ Thuộc được khổ thơ em thích. ( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) II. ĐỒ DÙNGDẠY HỌC GV: tranh, ảnh  Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu bài Nhà bác  học và bà cụ(5’) ­ 2 HS đọc bài : Nhà bác học và bà cụ (mỗi em đọc 2 đoạn) . ­ Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? ­ GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Hướngdẫn HS luyện đọc bài Cáicầu(15’) a­ GV đọc mẫu : Đọc diễn cảm bài thơ: giọng tình cảm, nhẹ nhàng, thiết tha.  Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu của   cha: Vừa bắc xong, yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, cái cầu của cha.  b­ Hướng dẫn HS luyện đọc:  + Đọc  2 dòng thơ: ­ HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ. GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó:   sông sâu, cầu lá tre, ru, đãi đỗ. (HS đọc cá nhân, đồng thanh) ­ HS đọc nối tiếp lần 2, GV nhận xét. + Đọc từng khổ thơ trước lớp: ­ HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ:  + Lượt 1: GV nhắc các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các dòng, các   khổ  thơ; nhấn giọng những từ  ngữ  thể  hiện tình cảm yêu quý của bạn nhỏ  với chiếc cầu của cha: vừa bắc xong, yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, cái cầu   của cha...   + Lượt 2: HS tìm hiểu từ  mới: Chum, ngòi, sông Mã (HS đọc trong chú giải  cuối bài.) ­ Đọc từng khổ thơ trong nhóm: HS đọc theo nhóm 4. ­ GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. ­  Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:(10’) ­ 1HS đọc cả bài, lớp đọc thầm trả lời câu hỏi SGK. Câu1: Cha bạn nhỏ  làm nghề  gì?( Cha bạn nhỏ  làm nghề  xây dựng cầu : có   thể là kĩ sư hoặc là một công nhân) GV hỏi: Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc  ảnh về cái cầu nào, được bắc qua dòng  sông nào? (Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã). 13
  14. ­ GV cho HS hiểu  thêm về cầu Hàm Rồng. Câu2: (HS đọc khổ thơ 2, 3, 4) Từ chiếc cầu cha làm bạn nhỏ nghĩ đến những  gì?  (Bạn nghĩ đến sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn  nghĩ đến ngọn gió như chiếc cầu giúp sáo sang sông. Bạn nghĩ đến lá tre như  chiếc cầu giúp kiến qua ngòi. Bạn nghĩ đến chiếc cầu tre sang nhà bà ngoại  êm như  võng trên sông ru người qua lại. Bạn nghĩ đến chiếc cầu tre mẹ  thường đãi đỗ.). Câu3: Bạn nhỏ  yêu nhất chiếc cầu nào? vì sao? (Chiếc cầu trong tấm  ảnh ­  cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên). Câu4:  Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? HS phát biểu và giải thích. Ví dụ: + Em thích hình  ảnh chiếc cầu làm bằng sợi tơ  nhện bắc qua chum   nước vì đó là hình  ảnh rất đẹp, rất kì lạ. Tác giả  quan sát và liên tưởng rất   tinh tế mới thấy sợi tơ nhỏ là chiếc cầu của nhện... ­ HS rút ra nội dung bài học: Hỏi: Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào ?  ­ Bạn nhỏ rất yêu cha tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp  nhất, đáng yêu nhất. ­ GV gọi nhiều HS  nhắc lại nội dung bài. GV hỏi và liên hệ : Em có suy nghĩ gì về cha của mình? (Kính trọng cha và tự  hào về cha) Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng:(7’) ­ GV hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ, hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ  bằng hình thức xoá dần. ­ Một số HS thi đọc lại cả bài thơ. ­ Lớp và GV nhận xét, tuyên dương bạn đọc đúng và hay. Hoạt động nối tiếp(3’) ­ GV dặn HS  đọc thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài sau ============================ LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI I. MỤC TIÊU ­ Nêu được một số  từ  ngữ  về  chủ  điểm “Sáng tạo” trong các bài tập đọc,   chính tả đã học (Bài tập 1) ­ Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (Bài tập 2a/b/c) ­ Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (Bài tập 3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố  cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?(5’) ­ GV gọi 2 HS đọc và gạch chân từ ngữ trả lời câu hỏi ở đâu? 14
  15. ­ Mẹ em đang làm việc trong nhà máy. ­ Những chú chim hót véo von trên bầu trời. ­ GV nhận xét và củng cố. ­ GV giới thiệu bài  Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết các từ ngữ về sáng tạo:(15’) Bài tập 1: Tìm từ ngữ chỉ               a. Trí thức                           b. Chỉ hoạt động của trí thức ­ GV yêu cầu  HS đọc lại bài tập đọc và chính tả đã học T21, T22 tìm những  từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.  ­ HS thảo luận nhóm để  làm bài. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả  thảo   luận. Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng. ­ GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách đặt dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi : (15’) Bài tập 2:  Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu  ­ HS nêu yêu cầu của bài và 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy, GV cho cả lớp đọc  thầm và làm bài cá nhân. ­ HS nối tiếp nhau nêu ý kiến. Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng. ­ GV kết luận: Qua BT2 các em ôn lại các dấu phẩy để  ngăn cách bộ  phận  trả lời cho câu hỏi: “ở đâu?” trong mỗi câu * HS làm  bài. Bài tập 3: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đúng chỗ trong truyện vui Điện ­ HS đọc yêu cầu và truyện vui Điện.­ GV giải nghĩa từ” phát minh”. ­ 1 HS  giải thích lại yêu cầu của bài…Giúp bạn sửa lại những chỗ sai.  ­ GV yêu cầu HS làm bài theo cặp.Cả lớp và GV nhận xét phân tích chốt lời   giải đúng.                ­ HS đọc lại truyện vui đã sửa. ­ GVhỏi: Truyện này gây cười ở chỗ nào. ­ Tính hài hước của truyện là ở câu trả lời của người anh. Loài người làm ra   điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện thì vô tuyến mới  hoạt động. Nhưng anh lại nói nhầm “không có điện, anh em mình phải thắp  đèn dầu để xem vô tuyến”. Không có điện thì làm gì có vô tuyến. GV kết luận:  Hoạt động nối tiếp(3’) GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau =========================== TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI RỄ CÂY (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU      ­ Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vât và ích lợi của rễ  đối với đời sống con người II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT 15
  16. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1:  Củng cố đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.  (5’) - GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Hãy cho biết có mấy loại rễ cây? Đó là  loại rễ nào? - Nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm? Giới thiệu bài:     GV giới thiệu bài trực tiếp Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của rễ cây đối với đời sống(15’)  ­ MT: Nêu chức năng của rễ cây đối với đời sống của thực vật  ­ Bước 1: Làm việc theo nhóm. ­ Nhóm trưởng điều khiễn các bạn thảo luận theo gợi ý: + Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trâng 82. + Giải thích tại sao nếu không có rễ cây không sống được? + Theo bạn rễ có chức năng gì? ­ Bước 2: Làm việc cả lớp. ­ GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. ­ Cả lớp nhận xét bổ sung. ­ Gv kết luận: Rêc cây có chức năng hút nước và muối khoáng  hoà tan có  trong đất để nuôi cây.  Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của một số rễ cây (15’) ­ Mục tiêu:  Kể ra những ích lợi của một số rễ cây và ích lợi của rễ đối với  đời sống con người. Bước 1: Làm việc theo cặp. ­ GV cho 2 HS  thảo luận chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2,3,  4,5 trang 85/ SGK. Những rễ đó được sử dụng để làm gì?. ­ Nêu ích lợi của rễ đối với đời sông con người? Bước2: Hoạt động cả lớp. ­ HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một  số rễ cây để làm gì? + Rễ cây sắn dùng để làm gì? (làm thức ăn cho người và gia súc) ­ GVkết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường… ­ Rễ của một số cây có thể dùng để làm gì? Hoạt động nối tiếp(2’) GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau =========================== THỦ CÔNG  ĐAN NONG MỐT (Tiết 2)   I, MỤC TIÊU ­ Biết cách đan nong mốt. ­ Kẻ, cắt, dán  được các nan tương đối đều nhau. ­ Đan được nong mốt.Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp  xung quanh tấm đan. 16
  17. II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Giáo viên: mẫu tấm đan nong mốt bầng bìa  ­ Tranh qui trình đan bằng nong mốt  ­ Các nan màu vàng ,màu xanh ,màu đỏ  ­ Bìa màu  hoặc giấy thủ công,  bút chì ; thước kẻ  kéo hồ dán  III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC  CHỦ YẾU          Hoạt động 1:  Học sinh  thực hành đan nong mốt(25’) ­ GV  giới thiệu lại cắch đan nong mốt  và hướng dẫn HS  còn lúng túng. Bước 1 ­ Kẻ cắt các nan đan ­ GV sử dụng tấm bìa cứng 3 mầu ­ Cắt các nan dọc như hình vẽ 1. ­ Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để làm nẹp   Bước 2 ­ Đan nan một bằng giấy bìa ­ GV vừa hướng dẫn vừa thực hành cho HS quan sát: + Đan nan ngang thứ nhất.  + Đan nan ngang thứ 2. + Đan nan ngang thứ 3. + Đan nan ngang thứ 4. Bước 3 ­ Dán nẹp xung quanh tấm đan ­ Hướng dẫn HS bôi hồ dán rồi dán vào, miết cho phẳng ­ GV yêu cầu HS  nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét ­ Tổ chức cho HS kẻ, cắt các nan bằng giấy bìa cứng và tập đan nong mốt  Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm(8’) ­ GV yêu cầu các HS đã làm bài xong lên bảng trưng bày sản phẩm. ­ GV gắn các bài đã làm xong lên bảng lớp. ­ GV yêu cầu hS cả lớp đánh giá nhận xét bài đạt và chưa đạt.  + Lưu yư nhận xét về nan đã đều chưa. + Tấm đan đã khít chưa. + Dán đã phẳng chưa. ­ GV tuyên dương những HS làm bài tốt. Hoạt động nối tiếp:  (3’) ­ GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau  THỰC HÀNH TOÁN TUẦN 22 ­ TIÊT 1 I. MỤC TIÊU: Giúp HS: ­ Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  Vở luyện tập Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1. Bài cũ 17
  18. ­ Kiểm tra bài làm về nhà của HS ­ GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài:  GV nêu mục tiêu giờ học ­ Ghi bảng. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập  ­ GV yêu cầu học sinh làm BT 1,3,4,5, 6 (Luyện tập Toán). Bài 1, 2, 3:  ­ Lớp làm vào vở ­ HS trả lời miệng. ­ Nhận xét, thống nhất kết quả. Bài 4:  :  1HS đọc yêu cầu bài. ­ Lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm. ­ Nhận xét, thống nhất kết quả.  Bài 5 :  HS đọc yêu cầu bài và nối với đáp án thích hợp. ­ Y/c 2 hs nêu miệng kết quả. ­ Lớp nhận xét. Bài 6:   ­ HS tự làm bài. ­ Yêu cầu HS nêu miệng kết quả. ­ GV nhận xét, thống nhất kết quả. HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò (2'). ­ Nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 01 tháng 02 năm 2018 TOÁN NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊUHS  Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (Có nhớ  một lần).­ Giải được bài toán gắn với phép nhân. ­ HS làm được  các bài tập 1, 2 (cột 1, 2, 3), bà 3, bài 4 cột 1, 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng thực hiện nhân số có 3 chữ số với số có  một chữ số(5’) ­ GV yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính sau. Lớp làm vào vở  nháp.    217   x 4   ;                  346  x  2;               304   x   5 ­ GV nhận xét, GV giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dân HS cách  nhân  số có bốn chữ số với số có một  chữ số (không nhớ, có nhớ):(15’) 18
  19. a) GV hướng dẫn  phép nhân 1034 x 2 = ? ­ GV yêu cầu 1 HS nêu cách thực hiện phép nhân và viết trên bảng lớp ­ Cả lớp làm vào vở nháp                                                ­ Một số HS nhắc lại cách thực hiện  b) GV hướng dẫn HS cách thực hiện  phép nhân: 2125 x 3 =? ­ GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như phép nhân trên. ­ HS so sánh hai phép nhân và nêu được phép nhân không nhớ và phép nhân có  nhớ GV Lưu ý HS : Phép nhân 2125 x3 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang  hàng chục. Hoạt động 3:  Hướng dẫn HS luyện tập .(15’) Bài 1:  Tính HS nêu yêu cầu bài tập sau đó làm bài vào vở. ­ 4 HS lên bảng  chữa bài và nêu  cách thực hiện. Lớp, GV nhận xét chốt kết  quả đúng. ­ HS làm bài, GV củng cố và chốt lại cách nhân số có 4 chữ số với số có một  chữ số không nhớ và có nhớ. Bài 2a: Đặt tính rồi tính ­ HS nêu yêu cầu bài tập, tự làm bài vào vở câu a, 2 em lên bảng chữa bài. ­ GV yêu cầu 1 số em nêu lại cách thực hiện. Lớp nhận xét. ­ GV lưu ý cách đặt tính. GV củng cố cách thực hiện. Bài 3: Bài toán. ­  HS đọc đề bài toán, tự tóm tắt đề toán và làm bài vào vở. ­ GV yêu cầu 1 số em trình bày cách làm. Một em chữa bài trên bảng lớp. Lớp  và GV nhận xét. Bài 4:Tính nhẩm a­  GVyêu cầu  HS phân tích mẫu nêu cách làm. Gv đưa bảng phụ lên bảng. ­ Cả lớp làm bài theo mẫu vào vở.­ GV lưu ý HS khi viết các phép tính nhẩm  thì chỉ viết như sau: *Học sinh làm xong các bài tập thì làm thêm bài giảm tải. Hoạt động nối tiếp(2’) Nhận xét tiết học. Dặn hs chuẩn bị bài sau  ============================ CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: MỘT NHÀ THÔNG THÁI I. MỤC TIÊU ­ Nghe­ viết đúng trình bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài  viết không mắc quá 5 lỗi. ­ Làm đúng các bài tập 2 a/b  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng phân biệt ch với tr(5’) 19
  20. ­  GV đọc cho HS  cả lớp viết vào bảng con: cha truyền, trẻ trung. ­ GV nhận xét . GV giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn  HS nghe viết:(20’) a. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung ­ GV  đọc đoạn viết – một HS đọc chú giải trong bài. ­ GV gọi một HS đọc lại đoạn văn. ­ GV hỏi: Em biết gì về Trương Vĩnh Ký?( ông là người hiểu bết rất rộng.  Ông thành thạo 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu. Ông để lại cho  chúng ta 100 bộ sách). b. Hướng dẫn HS cách trình bày bài viết ­ HS  nhận xét đoạn viết: Số câu, những chữ cần viết hoa, cách trình bày. ­ GV hướng dẫn HS viết các từ khó: rộng, sử dụng, giá trị. c. GV đọc cho HS viết. ­ GV đọc thong thả từng câu cho HS chép bài. ­ GV lưu ý những HS viết chưa đẹp. d. Chấm, chữa bài. ­ GV thu, chấm 15 ­ 20 bài, nhận xét, sửa lỗi cho HS. Hoạt động 3: Hướng dẫn  HS làm bài tập.(10’) Bài tập 2 a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu r/ d hoặc gi                b ­ ươt hoặc ươc ­ HS đọc yêu cầu và làm việc theo nhóm đôi, 1 HS đọc câu hỏi,1 HS trả lời. ­ GV mời một số nhóm trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung, phân tích  chính tả. ­ a) GV chốt lại lời giải đúng: Ra ­ đi ­ ô,  dược sĩ, giây Câu b: Hướng dẫn tương tự. + HS đọc yêu cầu và làm bài. + GVgọi HS chữa bài: Gọi một số em nêu các phương án. + GV chốt lại phương án đúng.  (thước kẻ, thi trượt, dược sĩ) Hoạt động nối tiếp(2’) Về hoàn thành bài tập nếu chưa xong. Chuẩn bị bài  sau THỰC HÀNH TOÁN NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU ­ Củng cố nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. ­ Củng cố tính giá trị biểu thức và tìm số bị chia. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV – HS: Vở BT trắc nghiệm và tự luận trang 13 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Củng cố nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. ­ GV yêu cầu HS làm bài tập 15,16 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2