intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 25

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

79
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng hợp bài giảng các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công của lớp 3 tuần học thứ 25 với một số nội dung: hội vật; thực hành xem đồng hồ; thực hành kĩ năng giữa học kì II; bài toán liên quan đến rút về đơn vị; nghe viết hội vật; tấm lòng của Bác; hội đua voi ở Tây Nguyên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 25

  1. TUẦN 25 Thứ hai ngày 04 tháng 3 năm 2019 TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN HỘI VẬT I. MỤC TIÊU A. Tập đọc ­ Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ  hơi đúng sau các dấu câu và giữa các  cụm từ ­ Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến  thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn  xốc nổi. ­ Trả  lời  được các câu hỏi trong SGK. B. Kể chuyện ­ Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ­ Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1:  Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng  và đọc thầm(5’) ­ GV gọi 1­ 2 HS đọc bài “Tiếng đàn” và nêu nội dung bài Tiếng đàn. Nhận  xét. ­ Giới thiệu bài bằng lời kết hợp với tranh minh hoạ trong SGK Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Hội Vật: (25’) a, GV đọc diễn cảm toàn bài. + Giáo viên hướng dẫn cách  đọc : Đoạn 1: Giọng kể, nhấn giọng: dồn dập,   tứ  sứ, náo nức, chen lấn nhau, quây kín, Đoạn 2: Giọng hơi nhanh, dồn dập,  nhấn giọng các từ chỉ hoạt động, Đoạn 3, 4: Giọng sôi nổi, hồi hộp, Đoạn 5:  Giọng nhẹ nhàng, thoải mái. b­ Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc câu : HS đọc nối tiếp câu  ­ GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ  : Quắm Đen, Cản Ngũ, sới vật, loay   hoay, giục giã... (HS đọc cá nhân, đồng thanh) HS đọc nối tiếp lần 2, GV nhận xét. + Đọc đoạn :  ­ Lượt 1: 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn. GV hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn sau:  Ngay nhịp trống đầu,/ Quắm Đen đã lăn xả  vào ông Cản Ngũ.// Anh vờn bên  trái, đánh bên phải,/ dứ trên, /đánh dưới,/ thoắt biến,/ thoắt hoá khôn lường.//  Trái lại,  ông Cản Ngũ có vẻ  lớ  ngớ,/ chậm chạp.// hai tay ông lúc nào cũng  dang rộng, để  sát xuống mặt  đất ,/ xoay xoay chống  đỡ... //Keo vật xem   chừng chán ngắt.// + HS nêu cách đọc ­ Lớp đọc đồng thanh. ­ Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ : Tứ xứ, sới vật,khôn lường, keo vật, khố. HS  đọc chú giải sau bài.
  2. + Đọc  nhóm: HS đọc nhóm đôi. + Thi đọc trước lớp: Đại diện 2 nhóm thi đọc. ­ HS đọc cả bài. Hoạt động 3:  Hướng dẫn tìm hiểu bài: (12’) HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK + Đoạn 1: Trả lời câu hỏi 1SGK (Tiếng trống dồn dập; người xem đông như  nước chảy; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ; chen lấn  nhau; quây kín quanh sới vật, trèo lên cây cao để xem.)  + Đoạn 2:  Câu hỏi 2 SGK: (Quắm Đen: lăn xả  vào, đánh dồn dập, ráo riết;  Ông Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.) + Đoạn 3: Câu hỏi 3 SGK: (Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như  cắt, luồn qua 2 cánh tay ông, ôm một bên chân ông bốc lên. Tình huống keo  vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo  ồ lên, tin  chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc.) + Đoạn 4, 5: Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? (Quắm đen  gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn   Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta , nhâc bổng lên, nhẹ như  giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng) Câu hỏi 4: (Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm,  ông Cản Ngũ rất điềm đạm và già dặn kinh nghiệm. ­ Bài học  muốn nói với chúng ta điều gì? ­ GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã   kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước  chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. ­ Nhiều HS  nhắc lại nội dung bài. GV hỏi: Em thường được xem những hội thi nào? (Đánh bóng chuyền, cầu   lông, đua xe đạp...) ­ Em yêu thích môn thể  thao nào? Em cần học tập điều gì  ở  ông Cản Ngũ?  (Tính bình tĩnh, điềm đạm) Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại: (10’) ­ GV gọi 1 HS  đọc đoạn 2. ­ 3 HS  thi đọc bài trước lớp. ­  Gv nhận xét.  Hoạt động 5: Hướng dẫn  HS kể chuyện: (20’) ­ GV gọi một HS nêu yêu cầu. ­ Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. ­ Cả lớp đọc thầm gợi ý. ­ GV: Đây là một ngày hội vui, cần chú ý kể  với giọng sôi nổi, hào hứng và   thể hiện nội dung cụ thể của từng đoạn. ­ GV lưu ý HS : Để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc  thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như   đang thấy trước mắt quang   cảnh hội vật 
  3. ­ Gọi 5 HS  kể mẫu 5 đoạn. ­ Cả lớp, GV nhận xét. ­  HS tập kể theo nhóm 5 . GVgiúp đỡ các nhóm. ­ GV yêu cầu từng nhóm lên thể hiện. Lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm  kể hay nhất. Hoạt động nối tiếp (3’)  ­ HS nêu lại nội dung câu chuyện. Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về Hội vật? TOÁN          THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ   (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU ­ Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian). ­ Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có  ghi số La Mã) ­ Biết thời điểm làm công việc hằng ngày của HS. ­ HS làm được các bài tập 1,2,3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV ­ HS:  Đồng hồ điện tử (đồng hồ thật). Mặt đồng hồ bằng nhựa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng  xem giờ(5’) ­ GV yêu cầu 2 HS lên bảng xoay kim đồng hồ  chỉ  10 giờ  8 phút, 8 giờ  50   phút... ­ GV nhận xét  Hoạt động 2: Giới thiệu cho HS nhận biết về thời điểm (18’) Bài1: Rèn kĩ  năng nhận biết về thời điểm. ­ Cho HS quan sát lần lượt từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn  ra hoạt động rồi trả lời câu hỏi. ­ HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. Lớp và GV nhận xét. ­ GV gọi 2 HS nêu  lại. Hoạt động 3: Củng cố  cho HS cách xem đồng hồ  chính xác đến phút   (15’) Bài 2:  Vào buổi chiều hoặc buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?  HS  quan sát các đồng hồ để tìm các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian. ­ HS  làm mẫu: Ví dụ: 19 giờ 3 tương ứng với 7 giờ 3 phút tối ­ 2 đồng hồ H,  B chỉ cùng thời gian. HS tự thực hiện phần còn lại. ­ Kết quả đúng là: H ­ B; I ­ K; K ­ C: L ­ G; M ­ D; N ­ E. Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau:  HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi. Câu a: ­ GV hướng dẫn HS quan sát đồng hồ  trong tranh thứ  nhất và trong  tranh thứ 2 sau đó xác định khoảng thời gian diễn ra công việc ấy. Câu b­ c:  HS tự thực hiện. ­ Đại diện các nhóm nêu kết quả. Lớp và GV nhận xét. ­ GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại.
  4. Hoạt động nối tiếp (2’) ­ GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau.  ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU ­ Rèn luyện các kĩ năng ứng xử và phân biệt các hành vi đúng, sai qua các bài   từ bài 19 đến bài 24. ­ HS tự liên hệ bản thân về những việc làm của mình thông qua các bài học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Phiếu ghi các câu hỏi để HS chơi trò chơi hái hoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC  Hoạt động 1: Củng cố những việc làm khi gặp đám tang(5’) ­ GV hỏi: Em cần phải làm gì khi gặp đám tang? ( Cần phải im lặng và có thái độ nghiêm túc khi gặp đám tang). ­ Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2:  Hướng dẫn HS ôn tập: (20’) ­ GV yêu cầu HS nhắc lại các bài đạo đức đã học từ tuần 19 đến tuần 24.  ­ GV treo các bông hoa ghi một số câu hỏi đã chuẩn bị vào một cây hoa và tổ  chức cho HS xung phong lên hái hoa.  ­ Em nào trả lời đúng sẽ được thưởng một tràng vỗ tay. + Câu hỏi 1: Em có suy nghĩ gì về tình cảm giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu  nhi quốc tế? + Câu hỏi 2: Em hãy nêu những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu   nghi với thiếu nhi quốc tế? + Câu hỏi 3: Em hãy hát một bài hát thể hiện tình đoàn kết của thiếu nhi các  nước. + Câu hỏi 4: Em cần làm gì khi bên nhà hàng xóm có tang? + Câu hỏi 5: Cần phải có thái độ như  thế nào khi gia đình của bạn học cùng   lớp có tang? (Phải thông cảm, chia sẻ) + Câu hỏi 6: Em cần làm gì khi thấy mấy bạn nhỏ đang cười nói, chỉ trỏ trong   đám tang?  + Câu hỏi 7: Vì sao phải tôn trọng đám tang?
  5. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thực hành các kĩ năng(10’) ­ GV yêu cầu HS liên hệ thực tế bản thân. ­ GV nêu một số tình huống và  yêu cầu mỗi HS nêu cách giải quyết. ­ GV nhận xét. GV giáo dục HS kĩ năng sống trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động nối tiếp (3’) ­ GV nhận xét tiết học  ­ GV dặn HS chuẩn bị bài: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.  TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU ­ Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. ­ Nhận ra sự đa dạng, phong phú của động vật về hình dạng, kích thước,cấu  tạo ngoài. Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số  động vật đối với con   người. Quan sát hình vẽ  hoặc vật thật chỉ  được các bộ  phận bên ngoài của một số  động vật. II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV, hs:  sưu tầm các ảnh động vật đem đến lớp. ­ Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về ích lợi của thực vật(5’) ­ GV yêu cầu 2 HS nêu ích lợi của thực vật? ­ GV nhận xét . Hoạt động 2:Tìm hiểu về cơ thể động vật và sự đa dạng phong phú của  động vật(15’) Mục tiêu: Biết được cơ  thể  động vật gồm 3 phân: đầu, mình và cơ  quan di   chuyển. ­ Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật trong tự nhiên về hình dạng,   kích thước, cấu tạo ngoài.  ­ GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận  Bước 1: Làm việc theo nhóm ­ GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 và tranh  ảnh các   con vật sưu tầm được, thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi sau: + Hãy nêu tên các con vật mà em biết?
  6. + Cơ  thể   động vật  gồm mấy phần? Hãy chỉ  các bộ  phận bên ngoài của   chúng. + Em có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật?  + Chọn 1 số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau   của chúng. Bước2: Làm việc cả lớp  ­ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận (mỗi nhóm trình bày một câu   hỏi). Các nhóm khác bổ sung. + Cơ thể các con vật đều gồm có 3 phần: Đầu, mình và cơ quan di chuyển. + Các loại động vật đều có hình dạng, độ lớn khác nhau + (HS nêu Điểm giống nhau của bò và sóc: Có 3 phần: đầu, mình và cơ quan  di chuyển.      Điểm khác nhau: con bò to hơn con sóc, chân bò dài, chân sóc ngắn, đuôi  sóc dài có nhiều lông, sóc biết leo trèo ... Hoạt động 3:  Tìm hiểu ích lợi hoặc tác hại của 1 số  động vật đối với  con người.(15’) HS làm việc cá nhân ­ HS suy nghĩ và trình bày ý kiến. Lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng. + Động vật có ích đối với con ngươi: trâu, bò, ong, hươu, nai... + Động vật có hại đối với con người: ruồi, muỗi, chuột, gián... Hoạt động nối tiếp (3’)  ­ GV yêu cầu HS về nhà học thuộc những câu thơ trong BT 2
  7. Thứ ba ngày 05 tháng 3 năm 2019 TOÁN BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ  I.  MỤC TIÊU  ­ Biết cách giải bài toán liên quan đến rút vế đơn vị. ­ HS làm được các bài tập 1,2. II.  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  Bảng phụ III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc giờ(5’) ­ GV quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ 50 phút . HS đọc giờ và cho biết thời điểm  đó em đang làm gì? ­ Giới thiệu bài:  GV giới thiệu bài  Hoạt động 2:  Hướng dẫn HS cách giải bài toán rút về đơn vị(15’) a) Bài toán 1: Rèn kĩ năng giải bài toán rút về đơn vị. ­ GV đọc 1 lần bài toán sau đó gọi 2 HS đọc lại. ­ HS suy nghĩ, tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài, 1 số em khác nêu cách làm   bài ­ Lớp và GV nhận xét.
  8. GV: Để tìm số lít mật ong trong một can ta phải làm phép tính chia. Bước này  gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị một phần trong các phần bằng nhau. b) Bài toán 2:HS đọc đề bài. ­ HS nêu cách tóm tắt bài toán ­ HS thảo luận nhóm để  làm bài, 1 em lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận   xét. ­ GV yêu cầu 1 số HS nêu lại cách làm bài. * GV nêu Bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước: + Bước 1: Tìm giá trị  của 1 phần trong các phần bằng nhau (thực hiện phép  chia) + Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau. ­ GV yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách giải bài toán rút về đơn vị. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập: (15’) Bài 1:­ HS đọc đề bài toán và yêu cầu HS  nêu tóm tắt. ­ HS tự làm bài, GV theo dõi và giúp HS làm bài. ­ GV gọi một số HS  nêu cách giải và chữa bài trên bảng lớp. ­ GV củng cố và gọi 1 số HS nêu cách làm bài.  ­ Lớp và GV nhận xét. Bài 2: ­ HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán.  HS cả lớp làm bài vào vở. ­ GV gọi 1 HS chữa trên  bảng lớp. ­ Một HS nêu lại bài giải ­ Gv củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị. *Học sinh làm xong các bài tập thì làm thêm bài giảm tải. Hoạt động nối tiếp (3’) ­ GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau.  CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: HỘI VẬT I. MỤC TIÊU ­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. ­ Làm đúng bài tập 2a/b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố phân biệt chính tả s/x (5’) ­ GV đọc cho HS viết các từ sau: sẵn sàng, xôn xao.  ­ 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp. ­ GV nhận xét  ­ Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài . Hoạt động 2:  Hướng dẫn HS nghe viế bài Hội vật: (25’)
  9. a)Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết ­ GV đọc đoạn viết. GV gọi 2 HS đọc lại ­ Hãy thuật lại cảnh thi vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen? b) Hướng dẫn cách trình bày bài viết và cách viết các chữ khó viết ­ Tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó.        Cản Ngũ, Quắm Đen ­ Lớp nhận xét ­ GV hướng dẫn HS viết từ khó: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã. ­ HS viết vào bảng con. GV nhận xét . c) GV đọc cho HS viết bài.  ­ GV đọc cho HS viết bài vào vở. GV lưu ý HS  viết chưa đúng  chính tả. d) Chấm chữa bài. ­ GV đọc cho HS soát bài.  ­ GV thu chấm 1 số bài, nhận xét từng bài để HS rút kinh nghiệm. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập: (7’) Bài 2:  a­ Tìm các từ gồm 2 tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch có  nghĩa như sau... ­ HS đọc yêu cầu. GV cho HS thảo luận và làm bài. ­ HS tìm và trả lời: ­ Màu hơi trắng: Trăng trắng + Cùng nghĩa với siêng năng:Chăm chỉ + Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió: chong chóng b­ Chứa các tiếng có vần ut hoặc ưc. ­ HS suy nghĩ làm bài và nối tiếp nhau nêu ý kiến. ­ Trực nhật, trực ban, lực sĩ, vứt,… ­ GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại. Hoạt động nối tiếp (3’) ­ GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau.  HĐNGLL TRÒ CHƠI” DU LỊCH VÒNG QUANH ĐẤT NƯỚC” BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG                                        BÀI 7: Tấm lòng của Bác (t1) I. MỤC TIÊU ­ Thông qua trò chơi, giúp   HS có thêm hiểu biết về quê hương,Tổ quốc Việt  Nam ­ Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó nhanh nhạy,chính xác ­ Cảm nhận được tấm lòng  đôn hậu, yêu thương đồng bào của Bác Hồ ­ Hiểu được sự quan tâm chu đáo đến từng người xung quanh mình của Bác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Bản đồ Việt Nam
  10. ­ Các thăm trên mỗi thăm có ghi tên 1 địa phương ở Việt Nam ­ Các tranh ảnh,tư liệu về các di sản thế giới,các danh lam thắng cảnh,các di  tích lịch sử,di tích văn hóa,các nét văn hóa truyền thống của các địa phương  trên cả nước. ­ Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống  lớp 3  ­ Bảng phụ  III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ 1: TRÒ CHƠI” DU LỊCH VÒNG QUANH ĐẤT NƯỚC” Bước 1: Chuẩn bị ­ Trước 1 tuần GV phổ biến kế hoạch hoạt động và thể lệ cuộc chơi tới HS  ­ Mỗi tổ/lớp cử ra 1 đội chơi gồm 3 HS .Mỗi lượt chơi chỉ gồm từ 3­4 đội  chơi ­ Những HS tham gia trò chơi chuẩn bị nghiên cứu trước các tài liệu tham  khảo về thiên nhiên,con người và văn hóa của 1 số địa phương trên đất nước  Việt Nam Bước 2: Tiến hành chơi ­ Mở đầu cả lớp hát bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam  ­ Trưởng ban tổ chức lên công bố nội dung và thể lệ cuộc thi ­ Các đội về vị trí quy định của mình ­ Người dẫn chương trình mời đại diện các đội lên rút thăm.Trên mỗi thăm có  ghi tên 1 địa phương ở Việt Nam. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là sau 5 phút  chuẩn bị phải xác định được: + Vị trí của địa phương đó trên bản đồ Việt Nam? (10 điểm) + Một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích văn hóa hoặc công trình  kiến trúc nổi tiếng của địa phương đó? (10 điểm) + Một món ăn truyền thống của địa phương? (10 điểm) +Hãy hát 1 làn điệu dân ca của địa phương hoặc trình bày 1 bài hát ,bài thơ mà  em biết về địa phương đó ? (10 điểm) ­ Đại diện các đội lên rút thăm và chuẩn bị trình bày các nội dung theo yêu  cầu ­ Từng đội trình bày ­ Ban giám khảo hội ý cho điểm các đội chơi Bước 3:Tổng  kết và trao thưởng ­ Công bố kết quả cuộc chơi ­ Tặng phần thưởng cho đội chơi có số điểm cao nhất ­ Kết thúc cả lớp vừa nghe băng vừa hát bài Việt Nam­ Tổ quốc tôi HĐ 2: Tấm lòng của Bác  1: Đọc hiểu ­ GV kể  lại câu chuyện “Tấm lòng của Bác ”(Tài liệu Bác Hồ và những bài  học về đạo đức, lối sống  lớp 3– Trang 25)  + Bác đã dặn dò anh hùng quân đội Hồ  Thị Bi như thế nào trong những ngày  các anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc? Câu nói đó thể  hiện tình  cảm của bác như thế nào với các anh hùng chiến sĩ?
  11. GV cho HS làm trên bảng phụ: +Nối thông tin cột A với cột B cho phù hợp Cột A Cột B Bác   hỏi   thăm   chú  Bác   sẽ   vào   thăm   quê   hương  Đỉnh của chú Bác   nói   với   chú  Về việc chú bị sốt ra sao Vai + Cảm xúc của các chiến sĩ miền Nam như thế nào khi nhận được tình cảm  yêu thương của Bác? 2: Hoạt động nhóm  + TC: Ai nhanh nhất?  GV hướng dẫn học sinh thực hiện chơi - GV nêu cách chơi. - HS tham gia chơi. - GV tuyên bố đội thắng cuộc Hoạt động nối tiếp: ­ GV nhận xét tiết học. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TUẦN 25 ­ TIẾT 1 I. MỤC TIÊU: HS  ­ Ôn tập đọc: Hội vật ­ Chính tả: Phân biệt tr/ch, ưt/ưc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở luyện tập Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và hiểu nội dung bài Hội vật ( 22’ ) ­ HS khá đọc mẫu ­ HS luyện đọc  ­ HS đọc theo nhóm  . ­ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi trong vở luyện tập Tiếng Việt. HĐ2: Kĩ năng phân biệt tr/ch, ưt/ưc 10’) Bài 3: Phân biệt tr/ch, ưt/ưc ­ HS đọc yêu cầu đề bài. HS làm bài ­ 1 HS trả lời.  ­ GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Phân biệt tr/ch, ưt/ưc  ­ HS đọc yêu cầu đề bài ­ Thảo luận nhóm 4
  12. ­ Đại diện nhóm HS trả lời.  ­ GV nhận xét, tuyên dương. HĐ nối tiếp:  Củng cố ­ Dặn dò: 3’ ­ Nhận xét đánh giá tiết học ­ Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. Thứ tư ngày 06 tháng 3 năm 2019 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: HS : ­ Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật. ­ Ham thích, say mê học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kến thức 5’  Củng cố giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. ­ HS lên bảng làm BT 1, 2 trong VBT. ­ GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. * GTB(1'): GV nêu mục tiêu bài học. HĐ2: (28'): Thực hành: ­ HS làm bài 2,3,4 ­ SGK Tr 129. ­ Giúp HS yếu làm bài.
  13. Bài 2 : Củng cố kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ­ HS đọc đề bài. ­ 1HS lên làm. ­ GV cùng HS nhận xét. Bài 3: Củng cố kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ­ HS đọc đề bài. ­ 1HS viết tóm tắt, 1HS làm bài giải.  ­ GV nhận xét, củng cố các bước giải bài toán. Bài 4: Củng cố cách tính chu vi HCN. ­ HS đọc đề bài. ­ 1HS lên làm, lớp nhận xét. ­ GV nhận xét, tuyên dương Bài 1: (dành cho HS khá, giỏi). HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò:2’ ­ Nhận xét tiết học. ­ Dặn HS về xem lại BT để nhớ kiến thức bài học. TẬP ĐỌC HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU : Giúp hs : ­ Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. ­ Hiểu nội dung bài: Bài văn tả  và kể  lại hội đua voi  ở  Tây Nguyên, qua đó   cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự  thú vị  và  bổ ích của hội đua voi.(trả lời được các CH trong SGK). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ­ Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HĐ 1: Kiểm tra bài cũ 5’ ­ 2HS nối tiếp nhau đọc truyện: Hội vật và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn  đọc. ­ GV nhận xét, tuyên dương.
  14. * GTB (1'): GV nêu mục tiêu bài học. HĐ 2: (13'): Luyện đọc. ­ GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập hơn  ở  đoạn 2. ­ GV hướng dẫn cách đọc. ­ 1HS khá, giỏi đọc bài.     + Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp từng câu. ­ GV sửa lỗi phát âm cho HS. + Đọc từng đoạn trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn. ­ GV giúp HS hiểu từ: trường đua, chiêng, man­gát, cổ vũ. + Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc bài theo nhóm đôi, góp ý cho nhau cách  đọc. ­ 1HS đọc cả bài. HĐ 3: (7'): Tìm hiểu bài:  + HS đọc thầm đoạn 1. ? Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? + 1HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm. ? Cuộc đua diễn ra như thế nào?  ? Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? ­ HS nêu nội dung bài. HĐ 4: (8'): Luyện đọc lại: ­ GV đọc diễn cảm đoạn 2. Hướng dẫn học sinh đọc: Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà,/ huơ  vòi /chào những  khán giả/đã nhiệt liệt cổ vũ, //khen ngợi chúng.// HĐ nối tiếp: Củng cố­ dặn dò: ­ HS nhắc lại nội dung bài. ­ Nhận xét tiết học. ­ Chuẩn bị bài: Ngày hội rừng xanh. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO? I. MỤC TIÊU:  ­ Nhận ra hiện tượng nhân hoá, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của  những hình ảnh nhân hoá (BT1). ­ Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? (BT2). ­ Trả lời đúng 2 ­ 3 câu hỏi Vì sao? (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Bốn tờ phiếu kẻ bảng giải BT1. ­ Bảng lớp viết sẵn BT2,3.
  15.  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kiến thức   5’ ­ 2 HS làm miệng BT1 tuần 24. ­ GV nhận xét, tuyên dương. * GTB (1') :  GV nêu mục tiêu bài học. HĐ2: (14'): Ôn về phép nhân hoá: Bài 1: ­ 1HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.  ­ Chia lớp thành 4 nhóm, HS thảo luận rồi trả lời câu hỏi vào phiếu.   + Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ? +  Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào? +  Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay ? ­ Dán phiếu lên bảng, đại diện nhóm đọc kết quả. ­ GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. HĐ3:  (14'): Ôn đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời  cho câu hỏi "Vì sao"? ­ HS đọc yêu cầu BT. HS làm vào vở nháp. ­ 3HS lên làm. ­ GV cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. ­ HS làm vào VBT. Bài 3: 1HS đọc yêu cầu BT. ­ 1HS đọc bài tập đọc: Hội vật. ­ HS làm bài cá nhân. ­ HS nêu miệng kết quả. * Chấm bài, nhận xét. HĐ nối tiếp: Củng cố­ dặn dò: 2’ ­ Nhận xét tiết học. ­ Tập đặt câu hỏi Vì sao đối với các hiện tượng xung quanh. TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI CÔN TRÙNG I. MỤC TIÊU ­ Nêu được ích lợi hoặc tác hại của 1 số côn trùng đối với con người.
  16. ­ Nêu tên và chỉ  được các bộ  phận bên ngoài của một số  côn trùng trên hình   vẽ hoặc vật thật. Các KNS cần GD: Kỹ  năng làm chủ  bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực  hiện các hoạt động (thực hành) giữ  vệ  sinh môi trường, vệ  sinh nơi  ở; tiêu  diệt các loại côn trùng gây hại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Sưu tầm các tranh  ảnh về  côn trùng, một số  vật nuôi một số  côn trùng có  ích, diệt trừ côn trùng có hại. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố các bộ phận của cơ thể động vật(5’) ­ GV yêu cầu HS nêu  cơ thẻ động vật gồm mấy phần? Là những phần nào? ­ Nêu ích lợi  của một số động vật. ­ GV giới thiệu bài thông qua một số hình ảnh côn trùng Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài  của một số côn trùng (15’) * Mục tiêu: Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng  trên hình vẽ  * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn ­ GV gắn tranh lên bảng ­ GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh và chỉ các bộ phận của côn trùng  Bước 2: Làm việc cả lớp ­ Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về  một con. Các  nhóm khác nhận xét, bổ sung. ­ GV hỏi + Côn trùng có bao nhiêu chân? (có 6 chân) +Trên đầu côn trùng thường có gì? (mắt, râu, mồm) ­ GV nêu: trên đầu côn trùng thường có râu để  côn trùng xác định phương  hướng, đánh hơi mồi ăn. + Cơ thể côn trùng có xương sống không? (không) + Chân côn trùng có gì đặc biệt ? (chân có đốt), phần lớn côn trùng đều có  cánh.  + GV hướng dẫn HS rút ra đặc điểm chung của côn trùng: Kết luận: Côn trùng thường có các bộ  phận: đầu, ngực, bụng, chân, cánh  (nếu có) . Côn trùng là những động vật không xương sống, chúng có 6 chân và  chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh. ­ GV gọi nhiều HS nhắc lại. Hoạt động 3:  Tìm hiểu ích lợi hoặc tác hại của một  số côn trùng(18’) * Mục tiêu : Nêu được ích lợi hoặc tác hại của 1 số  côn trùng đối với con  người. * Cách tiến hành:  ­ GV cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:  ­ GV cho HS quan sát tranh các côn trùng trong SGK và cho biết: 
  17. +Trong tranh có những loại côn trùng nào?  + HS thảo luận nhóm đôi sau đó yêu cầu các nhóm trả lời trước lớp. + GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung: (ruồi, muỗi, cà cuống, gián, bướm, châu   chấu, ong mật, tằm) ­ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm những loại côn trùng có lợi và  có  hại đối với con người. + Các loại côn trùng có lợi: ong, tằm. + Các loại bướm, châu chấu, muỗi là những loại côn trùng có hại: Bướm đẻ  trứng sâu, châu chấu ăn hại lá cây, muỗi đốt, hút máu và truyền bệnh cho con   người và động vật) ­ GV hỏi: Đối với các loại côn trùng có hại ta phải làm gì? (phải diệt bằng  cách phun thuốc, quét dọn vệ sinh nhà ở để chúng không phát triển được. + Đối với các loại côn trùng có lợi ta phải làm gì? (phải nuôi) + Câu hỏi mở  rộng thêm:  Ngoài các loại côn trùng có trong tranh thì còn có  những loại côn trùng nào?  HS  nêu lên (kiến, dế mèn, ve sầu) ­ GV kết luận: Đối với các loại côn trùng có lợi chúng ta tìm cách phát triển  chúng như nuôi ong, nuôi tằm. Còn đối với các loại côn trùng có hại chúng ta  phải tìm cách tiêu diệt chúng. Câu hỏi GDKNS: Em phải làm gì  để  giữ  vệ  sinh môi trường, vệ  sinh nơi ở  khi có nhiều côn trùng gây hại?  Hoạt động nối tiếp (3’) ­ GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
  18. THỦ CÔNG LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU:  Học sinh biết : ­  Biết cách gấp, cắt dán, để làm lọ hoa gắn tường. ­ Ham thích, say mê làm đồ chơi.  II. ĐỒ DÙNG DAY ­ HỌC:    ­ Mẫu lọ hoa gắn tường bằng giấy thủ công.    ­ Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh, nhưng chưa dán vào bìa.    ­ Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY  HĐ1:  Kiểm tra bài cũ  ­ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. ­ GV nhận xét. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2:  HS quan sát, nhận xét. ­ GV giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy để HS quan sát để rút  ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu. HĐ3: GV hướng dẫn mẫu: B1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều. ­ Đặt phần tờ giấy thủ công HCN, chiều dài 24 ô, rộng 16 ô. Gấp 1 cạnh  chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa H1. ­ Xoay dọc tờ giấy, gấp các nét cách đều như gấp cánh quạt cho đến hết tờ  giấy. B2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi nếp gấp làm thân lọ hoa. B3: Làm thành lọ hoa gắn tường. ­ Dùng bút màu kẻ đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa. ­ Bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng của thân và đế. ­ Dán tờ giấy hoặc bìa thành lọ hoa. + 2HS nêu lại các bước gấp. + HS tập gấp thử bằng giấy trắng. HĐ nối tiếp: Củng cố ­ dặn dò: ­ Nhận xét tiết học. ­ Về chuẩn bị hồ dán, bút màu, mang đầy đủ giấy thủ công để thực hành.
  19. Thứ năm ngày 07 tháng 3 năm 2019 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU ­ Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. ­ Viết và tính được giá trị của biểu thức. II. ĐỒ DÙNH DẠY – HỌC ­  Kẻ sẵn nội dung BT3 trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kiến thức (5’)  Củng cố giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. ­ 2 HS lên bảng làm BT3,4 (VBT). ­ GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1'):  GV nêu MT giờ học. HĐ2: (28'): Luyện tập. ­ HS làm BT: 2,3,4(a,b) ­ SGK Tr 129. ­ Giúp HS yếu làm bài. Bài 2: Củng cố kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ­ 1HS đọc đề toán. ­ 1HS lên làm, HS khác nhận xét ­ GV nhận xét, củng cố cách làm. Bài 3: Củng cố kĩ năng điền số. ­ 2HS lên chữa bài, lớp nhận xét. + Vì sao lại điền được kết quả như vậy? Bài 4: Củng cố kĩ năng tính giá trị của biểu thức  ­ 4HS lên làm. ­ GV cùng HS nhận xét. ­ 1 số HS nêu thứ tự thực hiện trong biểu thức. + Chấm bài, nhận xét. HĐ nối tiếp: Củng cố ­ dặn dò: ­ Nhận xét tiết học.
  20. CHÍNH TẢ NGHE­ VIẾT: HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU ­ Nghe ­ viết đúng 1 đoạn trong bài: Hội đua voi  ở  Tây Nguyên, đoạn từ:   “Đến giờ xuất phát… về trúng đích”. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. ­ Làm đúng BT(2) a/b. II. ĐỒ DÙNH DẠY – HỌC ­ Bảng lớp ghi nội dung bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HĐ1: Củng cố kĩ năng phân biệt ch/tr ­ HS viết: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ. ­ GV nhận xét, tuyên dương. * Giới thiệu bài (1'): GV nêu mục tiêu bài học. HĐ2: (17'): Hướng dẫn học sinh nghe ­ viết. ­ GV đọc 1 lần bài chính tả. ­ 2HS đọc lại, lớp đọc thầm SGK. + Cuộc đua diễn ra như thế nào? + Những chữ nào trong bài ta cần viết hoa? ­ Đọc thầm đoạn viết, viết ra giấy nháp những từ dễ sai. ­ GV đọc lần 2 ­ HS viết bài vào vở. ­ HS cùng bàn đổi vở, soát bài, chữa lỗi sai ra lề vở. + Chấm 8 ­ 10 bài, nhận xét. HĐ3: (11'): Hướng dẫn học sinh làm BT:  Điền vào chỗ trống ch hoặc tr + 2HS đọc bài tập, àm bài cá nhân vào VBT. ­ 2HS lên làm bài. ­ GV và HS nhận xét chốt lại lời giải đúng. + Chấm bài, nhận xét. HĐ nối tiếp(1­2'): Củng cố­ dặn dò: ­ Nhận xét tiết học. ­ Dặn HS về xem lại bài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2