Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 68 – 71<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
TRUYỆN KIỀU - TÊN TÁC PHẨM VÀ NỘI DUNG XÃ HỘI<br />
Võ Văn Thắng1, Lê Huy Thực2<br />
1<br />
2<br />
<br />
PGS. TS. Trường Đại học An Giang<br />
Câu lạc bộ Văn hóa nghệ thuật Đất Việt, Hà Nội<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 25/12/15<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
09/02/16<br />
Ngày chấp nhận đăng: 03/16<br />
Title:<br />
The tale of Kieu – the title and<br />
social content<br />
Từ khóa:<br />
Truyện Kiều, Nguyễn Du, Đoạn<br />
trường tân thanh, Từ Hải<br />
Keywords:<br />
Kieu’s Story, Nguyen Du, Doan<br />
Trương Tan Thanh, Tu Hai<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The article focuses on: 1) Speaking of the novel expressed in the 3254 six-eight<br />
meters of Nguyen Du titling his novel as “Doan truong tan thanh”, which<br />
generalizes precisely the work’s content and significance; 2) It is argued that<br />
Nguyen Du was on the side of the lower classes of the society to denounce the<br />
downside and the harmful effects of money; Kieu is a daughter of a middle-class<br />
family, filial, multitalented, but she had no revolutionary qualities like some<br />
people mistook; Tu Hai was not the hero of the people, but a swaggering man,<br />
strong in the arm but weak in the head, ignorant of the people and the<br />
fatherland; the people’s struggle was not mentioned in the Tale of Kieu as some<br />
have asserted.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết tập trung: 1) Nói về tiểu thuyết thể hiện bằng 3254 câu thơ lục bát của<br />
Nguyễn Du được tác giả đặt tên là Đoạn tường tân thanh, khái quát chính xác<br />
nội dung, ý nghĩa của tác phẩm ; 2) Luận chứng rằng, Nguyễn Du đứng về phía<br />
tầng lớp hạ lưu trong xã hội để tố cáo mặt trái, tác hại của đồng tiền; Kiều là<br />
con một gia đình bậc trung, hiếu thảo, đa tài, nhưng không có phẩm chất cách<br />
mạng như ai đó lầm tưởng; Từ Hải không phải là người anh hùng, mà y là kẻ<br />
ngang tàng, vũ dũng, thiếu mưu, không biết đến nhân dân và Tổ quốc; cuộc đấu<br />
tranh của quần chúng nhân dân không được đề cập trong Truyện Kiều như có<br />
người đã quả quyết.<br />
<br />
1. Tác phẩm không chỉ nổi tiếng trong nước, mà<br />
còn vang vọng trên toàn thế giới của đại thi hào<br />
dân tộc Việt Nam mang tên Nguyễn Du, thể hiện<br />
bằng 3254 câu thơ lục bát và được chính soạn giả<br />
đặt tên là Đoạn trường tân thanh (nghĩa là Tiếng<br />
kêu mới về nỗi đau đến đứt ruột). Tên gọi này, thiết<br />
tưởng, không phải là dài dòng, vì chỉ gồm có 4 chữ<br />
và phản ánh một cách khái quát chính xác nội<br />
dung, ý nghĩa của tác phẩm. Nhưng, trong giới<br />
nghiên cứu đã có không ít người tùy tiện sửa, đặt<br />
lại tên gọi nói trên (?).<br />
<br />
Lịch sử văn học Việt Nam và Trung Quốc đã cho<br />
giới nghiên cứu và độc giả biết, Nguyễn Du dựa<br />
vào đề tài, cốt truyện và một số nhân vật trong tiểu<br />
thuyết Kim Vân Kiều truyện có nội dung, ý nghĩa,<br />
giá trị nghệ thuật đạt mức trung bình của Thanh<br />
Tâm tài nhân, người Trung Quốc, sống vào khoảng<br />
cuối đời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh để làm nên<br />
Đoạn trường tân thanh, một kiệt tác văn học có sức<br />
hấp dẫn, cảm hóa không chỉ giới nghiên cứu cùng<br />
đông đảo độc giả trong nước, hơn nữa còn khiến<br />
cho cả thế giới ca ngợi, khẳng định chân giá trị của<br />
nó. Từ mọi vùng, miền, tất cả các giới Việt Nam<br />
đều đọc say mê tác phẩm bất hủ nói trên của<br />
68<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 68 – 71<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
Nguyễn Du. Giới nghiên cứu và giảng dạy trong<br />
nước không ngớt lời ghi nhận nội dung, ý nghĩa<br />
hàm chứa trong Đoạn trường tân thanh. Chẳng<br />
hạn, An Thạch Sơ ca ngợi đó là “Đại Việt thiên thu<br />
tuyệt diệu từ” (Tạp chí Kiến thức ngày nay, số<br />
837, 10/11/2013, tr.3). Năm 1965, Hội đồng Hòa<br />
bình Thế giới đã quyết định làm lễ kỷ niệm 200<br />
năm sinh Nguyễn Du (1765-1965) để tôn vinh đại<br />
thi hào của dân tộc Việt Nam. Cùng thời điểm lịch<br />
sử ấy, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng<br />
hòa đã quyết định làm lễ kỷ niệm Nguyễn Du được<br />
tổ chức long trọng vào tháng 11/1965 trên toàn<br />
quốc. Lăng mộ và tượng đài Nguyễn Du đã được<br />
xây dựng và trùng tu tại Tiên Điền, huyện Nghi<br />
Xuân, Hà Tĩnh - nơi ông tổ 7 đời trước của Nguyễn<br />
Du từ quê gốc (thôn Tảo Dương, thuộc huyện<br />
Thanh Oai, Hà Đông xưa, nay là Hà Nội) chạy vào<br />
ẩn náu, lánh nạn, mai danh ẩn tích tránh truy sát,<br />
rồi sinh cơ lập nghiệp tại đấy. Ban Chấp hành Tổ<br />
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp<br />
quốc (viết tắt là UNESCO) trong buổi họp tại Pari,<br />
Pháp, ngày 12/4/2013 đã nhất trí thông qua Nghị<br />
quyết số 192EX/32 vinh danh Nguyễn Du là Danh<br />
nhân văn hóa thế giới".<br />
<br />
Vân Kiều tân truyện làm cho tên tác phẩm của<br />
Nguyễn Du thêm dài dòng và có chi tiết phi lý.<br />
Bởi vì chữ “tân” (nghĩa là “mới”) không có gì<br />
mới cả. Nội dung tác phẩm gọi là mới ấy, về cơ<br />
bản, vẫn là nội dung trước tác của Nguyễn Du.<br />
<br />
Đoạn trường tân thanh với sự hư cấu, sáng tạo<br />
của Nguyễn Du đã trở thành một tác phẩm mới<br />
thật sự, chứ không dừng lại là một dịch phẩm Kim<br />
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân. Nhưng<br />
vì, như đã nói trên đây, Nguyễn Du có dựa vào<br />
cốt truyện và mấy nhân vật trong tiểu thuyết của<br />
Thanh Tâm tài nhân, nên có nhà nghiên cứu đã<br />
biên tập và tùy tiện sửa tên Đoạn trường tân<br />
thanh thành Kim Vân Kiều. Đó là bản Kim Vân<br />
Kiều xuất bản năm 1912 của Nguyễn Văn Vĩnh.<br />
Nhà nho, nhà ái quốc, hoạt động chính trị, thực<br />
tiễn và văn hóa Ngô Đức Kế đã tỏ ra rất bất bình<br />
và phản đối lối tự ý sửa tên sách. Ông nói đại ý,<br />
câu chuyện về nhân vật chính diện trung tâm<br />
Vương Thúy Kiều mà lại lấy tên ba người, một<br />
người có họ mất tên (Kim Trọng), hai người có<br />
tên mất họ (Vương Thúy Kiều và Vương Thúy<br />
Vân), như vậy thật là dốt vô cùng, giống như một<br />
anh Tàu dốt mà thôi.<br />
<br />
Khi bàn về nội dung xã hội của Truyện Kiều, Trần<br />
Đức Thảo viết: “mâu thuẫn giữa tiểu phong kiến<br />
và phong kiến thống trị là mâu thuẫn nội bộ trong<br />
giai cấp phong kiến, đồng thời cũng là nơi phản<br />
ánh toàn bộ mâu thuẫn của xã hội phong kiến”.<br />
Câu trên gồm hai mệnh đề. Mệnh đề đầu đúng!<br />
Mệnh đề cuối sai! Vì mâu thuẫn trong nội bộ giai<br />
cấp phong kiến chỉ sinh ra chủ yếu từ nội bộ giai<br />
cấp phong kiến, ít hoặc không do các nhân tố<br />
ngoài giai cấp phong kiến quyết định. Chính vì<br />
vậy, mâu thuẫn nội bộ của giai cấp phong kiến<br />
không thể phản ánh toàn bộ mâu thuẫn của xã hội<br />
phong kiến. Ngoài mâu thuẫn nội bộ trong giai<br />
cấp phong kiến, xã hội phong kiến còn bao gồm<br />
nhiều mâu thuẫn khác. Hệ thống mâu thuẫn của xã<br />
hội phong kiến, ngoài mâu thuẫn giữa tiểu phong<br />
kiến và phong kiến thống trị, còn có mâu thuẫn<br />
giữa nông dân và phong kiến, mâu thuẫn giữa trí<br />
thức và phong kiến, v.v… Chỉ một mâu thuẫn giữa<br />
tiểu phong kiến và phong kiến thống trị rõ ràng là<br />
không thể phản ánh hết, không phản ánh được toàn<br />
bộ mâu thuẫn trong xã hội phong kiến. Các mâu<br />
<br />
Trương Vĩnh Ký biên soạn và sửa tên Đoạn<br />
trường tân thanh thành Thơ Kim Vân Kiều truyện<br />
rõ ràng là làm cho tên sách dài dòng, hai chữ<br />
"Thơ" và "truyện" ở đây có thể bỏ đi cho gọn<br />
gàng hơn, còn ba chữ "Kim Vân Kiều" hiển nhiên<br />
là mắc cái lỗi như cụ Ngô Đức Kế đã phê phán<br />
nặng lời và rất đúng như trích dẫn trên đây.<br />
Đoạn trường tân thanh còn được giới nghiên cứu<br />
và đông đảo công chúng bạn đọc gọi tên bằng hai<br />
chữ Truyện Kiều. Tên gọi này ngắn gọn mang tính<br />
khái quát chính xác và không hàm chứa yếu tố,<br />
chi tiết phi lý, vì thế nó đương nhiên được tất cả<br />
các học giả, người đọc ở trong cũng như ngoài<br />
nước thừa nhận.<br />
2. Nhân đọc bài Nội dung xã hội "Truyện Kiều"<br />
của giáo sư Trần Đức Thảo, in trong tập san Đại<br />
học Sư phạm, số 5/1956, chúng tôi có mấy ý kiến<br />
về vấn đề này như sau:<br />
<br />
Chí ít cũng có bốn nhà nghiên cứu tự ý biên tập,<br />
cho in và sửa Đoạn trường tân thanh thành Kim<br />
69<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 68 – 71<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
thuẫn trong xã hội phong kiến mới phản ánh hết<br />
các mâu thuẫn và thực trạng đời sống của xã hội<br />
phong kiến.<br />
<br />
bóc lột như nàng". Viết như thế về Kiều, nhà<br />
nghiên cứu đã bộc lộ cho đồng nghiệp và bạn đọc<br />
nói chung biết rằng, ông không chú ý bám sát cốt<br />
truyện và các chi tiết trong tác phẩm của đại thi<br />
hào dân tộc Nguyễn Du. Kiều từng nghĩ, đau buồn<br />
về mình phận mỏng như cánh bèo không biết<br />
phong ba, sông nước đưa đẩy về đâu. Cô làm gì<br />
có chủ định đặt tương lai của mình trong tương lai<br />
của xã hội. Cô cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc<br />
phải đánh đổ triều đình để đưa lên một triều đại<br />
phong kiến khác tốt đẹp hơn. Ngược lại, cô muốn<br />
triều đình, chế độ phong kiến hiện tại ban phúc<br />
lộc cho chồng cô. Vì thế, cô khuyên Từ Hải quy<br />
hàng, trở về phụng sự triều đình để được triều<br />
đình thưởng "lộc trọng quyền cao/ Công danh ai<br />
dứt lối nào cho qua". Tệ hơn nữa, Kiều còn phê<br />
phán Hoàng Sào, lãnh tụ nông dân khởi nghĩa<br />
chống triều đình phong kiến thối nát áp bức, bóc<br />
lột quần chúng nhân dân lao động, coi nhân vật<br />
lịch sử này như một tấm gương phản diện khi cô<br />
"bàn ra nói vào": "Làm chi để tiếng về sau/ Nghìn<br />
năm ai có khen đâu Hoàng Sào!".<br />
<br />
Lập trường của Nguyễn Du - tác giả Truyện Kiều<br />
- căn bản là lập trường phong kiến. Trần Đức<br />
Thảo khẳng định một cách dứt khoát như thế là<br />
đúng. Nhưng theo chúng tôi, Trần Đức Thảo lại<br />
không đúng khi cho rằng, Nguyễn Du tố cáo tác<br />
hại của đồng tiền là thực hiện trên lập trường<br />
phong kiến. Khi tố cáo tác hại của đồng tiền,<br />
Nguyễn Du đã đứng về phía tầng lớp hạ lưu trong<br />
xã hội phong kiến, tức là ông đã đứng về phía<br />
nhân dân lao động, những người vì đồng tiền mà<br />
phải điêu đứng, khốn khổ. Giai cấp phong kiến<br />
cũng như các giai cấp thống trị khác áp bức, bóc<br />
lột nhân dân lao động, luôn coi trọng, tôn thờ<br />
đồng tiền, đồng tiền là mục đích, lý tưởng của họ.<br />
Vì thế, không thể đứng trên lập trường của phong<br />
kiến hoặc của một giai cấp thống trị nào đó để tố<br />
cáo tác hại của đồng tiền.<br />
Thúy Kiều, nhân vật chính diện trung tâm trong<br />
tiểu thuyết bất hủ của Nguyễn Du đã được Trần<br />
Đức Thảo cách mạng hóa, lý tưởng hóa. Nhà<br />
nghiên cứu Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông<br />
Trần Đức Thảo, viết: "Kiều tìm đường giải phóng<br />
trong phong trào nông dân khởi nghĩa". Kiều một<br />
điển hình hóa nghệ thuật của Nguyễn Du thời<br />
phong kiến không có được phẩm chất cách mạng<br />
như trong thời cận hiện đại vừa qua. Cô Kiều nào<br />
đó biết tìm đường giải phóng trong phong trào<br />
nông dân khởi nghĩa chỉ có thể là cô Kiều của nhà<br />
nghiên cứu Trần Đức Thảo hoặc của ai đó có cách<br />
tiếp cận và cảm thụ tác phẩm văn học giống như<br />
Trần Đức Thảo.<br />
<br />
Trần Đức Thảo viết về toàn bộ nội dung Truyện<br />
Kiều như sau: "là áng văn kiệt tác diễn tả sâu sắc<br />
nhất, trong truyền thống văn học dân tộc, hiện<br />
thực xã hội dưới chế độ phong kiến suy đồi, từ<br />
những mâu thuẫn nội bộ trong giai cấp thống trị<br />
đến cuộc đấu tranh anh dũng của quần chúng nhân<br />
dân". Nhận xét khái quát trên, ngoài cụm từ khẳng<br />
định đây "là áng văn kiệt tác" là hoàn toàn đúng,<br />
chính xác, còn lại, các ý khác đều chưa có cơ sở<br />
để đứng vững. Bởi vì, Truyện Kiều chỉ chủ yếu<br />
diễn tả cuộc đời của nhân vật chính diện, trung<br />
tâm Thúy Kiều, con một gia đình bậc trung trong<br />
xã hội phong kiến ("Có nhà viên ngoại họ Vương/<br />
Gia tư nghỉ ("nghỉ": ông ấy, có nhà nghiên cứu<br />
cho đây không phải là chữ "nghỉ", mà là chữ<br />
"nghĩ" với nghĩa: ước chừng - người trích) cũng<br />
thường thường bậc trung"), lúc thiếu niên ở nhà<br />
với cha mẹ cùng em gái song sinh là Thúy Vân<br />
("Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị em là<br />
Thúy Vân"), em trai út Vương Quan ("Một trai<br />
con thứ rốt lòng/ Vương Quan là chữ nối dòng<br />
nho gia"). Rồi bỗng gia đình Kiều gặp nạn, nàng<br />
phải bán mình chuộc tội cho cha ("Quyết tình<br />
nàng (Thúy Kiều - người trích) mới hạ tình:/Dẽ<br />
<br />
Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du là con một<br />
gia đình thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội<br />
phong kiến. Nguyễn Du đã viết rất rõ về Vương<br />
ông, cha đẻ của Thúy Kiều như vậy. Kiều tài sắc<br />
tuyệt vời, coi trọng chữ hiếu, đặt chữ hiếu lên trên<br />
hết, trước hết. Kiều trong tác phẩm đang được bàn<br />
luận ở đây không có các phẩm chất lý tưởng như<br />
Trần Đức Thảo đã nhận xét khái quát rằng: "Kiều<br />
đặt rõ ràng tương lai của mình trong tương lai của<br />
xã hội: phải đánh đổ triều đình, đưa lên một triều<br />
đại mới, mở hy vọng cho những người bị áp bức<br />
70<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 68 – 71<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
cho để thiếp bán mình chuộc cha"). Từ đấy, Kiều<br />
phải "lưu lạc quê người/ Bèo trôi sóng vỗ chốc<br />
mười lăm năm", như "Chút phận hoa rơi/ Nửa đời<br />
nếm trải mọi mùi đắng cay", giống "Chiếc bách<br />
sóng đào/ Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may",<br />
trở thành một món hàng bị người ta "Thoắt buôn<br />
về thoắt bán đi/ Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi",<br />
phải chịu "Hết nạn này đến nạn kia/ Thanh lâu hai<br />
lượt thanh y hai lần", tức là phải làm gái giải<br />
khuây hoặc thỏa mãn nhu cầu thú vui thân xác<br />
cho bao khách làng chơi ham mê sắc dục, rồi hai<br />
lần làm kẻ hầu hạ cho Hoạn bà và Hoạn Thư,v.v.,<br />
v.v.. Kiều phải gặp, tiếp xúc với nhiều hạng người<br />
thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội. Suốt 15 năm<br />
lưu lạc, nhìn chung, Kiều phải sống cơ cực, tủi<br />
nhục, đau buồn, chỉ được thời gian ngắn cảm thấy<br />
hạnh phúc khi làm hiền thê của Từ Hải - nhân vật<br />
võ thuật cao siêu, “Đường đường một đấng anh<br />
hào/ Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài”, sống<br />
kiểu “Giang hồ quen thú vẫy vùng” nay đây mai<br />
đó, qua một cuộc tìm gái nơi lầu xanh để thỏa<br />
mãn nhu cầu ham thích dục tình với người khác<br />
giới đã gặp Kiều, rồi “Ngỏ lời nói với băng nhân/<br />
Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn” lấy Kiều<br />
làm vợ lúc chưa có gia cư theo chính lời gã tự<br />
thanh minh thành thật với Kiều (“Bằng nay bốn<br />
bể không nhà”), có khí chất rất ngang tàng, phóng<br />
túng, “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?” không<br />
hề sợ cường quyền, cũng chẳng cần biết phải<br />
phụng sự Tổ quốc, yêu thương, bênh vực, bảo vệ<br />
quần chúng lao động và kẻ hữu dũng thiếu mưu<br />
này nghe Kiều một lần mắc lỗi tày trời mang<br />
“lộc trọng quyền cao” ra hấp dẫn, khuyên nhủ,<br />
nên chịu “Bó thân về với triều đình…/ Thế công<br />
Từ mới trở ra thế hàng”, tức là y quy phục kẻ thù<br />
của nhân dân, đồng nghĩa với đóng vai kẻ thù<br />
đích thực của nhân dân, chứ không phải là<br />
“người anh hùng”, “hình tượng lý tưởng” như<br />
không ít nhà nghiên cứu, giảng dạy ở bậc đại học<br />
tại Việt Nam lầm tưởng và ca ngợi trong suốt<br />
thời gian dài khoảng từ những năm 40 của thế kỷ<br />
trước cho đến thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI này!<br />
<br />
Nhưng rồi, Kiều lại bị Hồ Tôn Hiến, ông quan<br />
mặt sắt khốn nạn lừa gạt làm cho Từ Hải chết<br />
đầy bất ngờ, uất hận, Kiều đau khổ đến cực độ.<br />
Cuối cùng, cuộc đời Kiều có biến cố đến không<br />
ngờ, được đoàn viên sống với người tình cũ là<br />
Kim Trọng, sau khi không thể thoái thác, tức là<br />
chấp nhận lời phán xử đầy tính nhân văn của<br />
Kim Trọng: "Xưa nay trong đạo đàn bà/ Chữ<br />
trinh kia cũng có ba bảy đường/... Như nàng<br />
(Thúy Kiều - người trích) lấy hiếu làm trinh/...<br />
Hoa tàn mà lại thêm tươi/ Trăng tàn mà lại hơn<br />
mười rằm xưa".<br />
Bởi thế, nhận xét khái quát trên của Trần Đức<br />
Thảo tỏ ra là xa lạ với nội dung đích thực của<br />
Truyện Kiều. Ở kiệt tác này, chỉ phản ánh đến một<br />
chừng mức nhất định về xã hội phong kiến suy<br />
đồi và những mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp<br />
thống trị. Còn cuộc đấu tranh anh dũng của quần<br />
chúng nhân dân thì rõ ràng là không được phản<br />
ánh, mô tả trong Truyện Kiều.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Hoài Phương. (2005). Truyện Kiều - những lời<br />
bình. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông<br />
tin.<br />
Nguyễn Du. (2011). Truyền Kiều. Hà Nội: Nhà<br />
xuất bản Văn hóa - Thông tin.<br />
Nguyễn Lộc. (2012). Văn học Việt Nam (nửa cuối<br />
thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX). Hà Nội: Nhà<br />
xuất bản Giáo dục.<br />
Phan Huy Đông. (2013). Giai thoại tổ nội - tổ<br />
ngoại của đại thi hào Nguyễn Du. Hà Nội:<br />
Nhà xuất bản Văn học.<br />
Trần Đức Thảo. (2013). Tuyển tập Trần Đức<br />
Thảo. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.<br />
Vũ Ngọc Khánh. (2013). Truyền Kiều trong văn<br />
hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh<br />
Niên.<br />
<br />
71<br />
<br />