Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Linh<br />
Nghề nghiệp:Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Khương Mai<br />
Quận Thanh Xuân – Hà Nội<br />
Email: nguyenthimylinh.hanoi@gmail.com.<br />
Điện thoại: 0916076188<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU:<br />
“LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO VIỆT NAM”<br />
<br />
<br />
Chủ đề 9:<br />
NHỮNG CẢM NGHĨ VỀ NỀN VĂN HOÁ, VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI LÀO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nếu bạn muốn tìm đến có một xứ sở để tìm thấy sự tĩnh lặng, bình yên trong tâm <br />
hồn và có thể làm vơi đi bao tất bật, lo toan trong cuộc sống hiện đại thì hãy đến với <br />
nước Lào thân yêu. Nước Lào được phủ bởi màu xanh của các cao nguyên và những <br />
cánh đồng bao la, không hấp dẫn bởi vẻ đẹp náo nhiệt, hiện đại, hào nhoáng, tráng lệ <br />
nhưng vẫn đầy quyến rũ bởi một vẻ đẹp huyền bí, cổ kính, thanh bình và thơ mộng.<br />
Nước Lào, trước đây gọi là Vương quốc Lạn Xạng, hay còn gọi là đất nước Triệu <br />
Voi, có tổng diện tích 236.800 km2, có đường biên giới giáp 5 nước. Phía Bắc giáp <br />
Trung Quốc, phía Tây bắc giáp Myanma, phía Tây giáp Thái Lan, phía Nam giáp <br />
Campuchia và phía Đông giáp Việt Nam.<br />
<br />
Lịch sử nước Lào trước thế kỷ XIV gắn liền với sự thống trị của Vương quốc Nam <br />
Chiếu. Vào thế kỷ thứ XIV, Vua Phà Ngừm lên ngôi đổi tên nước thành Lạn Xạng <br />
(Triệu Voi). Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm <br />
lược của Miến Điện và Xiêm. Đến thế kỷ XVIII, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên <br />
một số tiểu vương quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của <br />
Pháp trong thế kỷ XIX và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương năm 1893. Trong thế <br />
chiến thứ 2, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng <br />
minh ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở <br />
lại xâm lược Lào. Năm 1949, quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của Vua <br />
SisavangVong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký hiệp định <br />
Giơnevơ công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.<br />
<br />
Người dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh Ấn <br />
Độ và Trung Hoa để hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình hết sức <br />
độc đáo. Văn hoá Lào như một dòng chảy ngọt ngào đời này qua đời khác, hun đúc nên <br />
tâm hồn, cốt cách của con người Lào.<br />
Nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo. Hiện nay, Lào có tới 1.400 ngôi chùa lớn <br />
nhỏ. Vì vậy, xứ sở Triệu Voi sẽ là một điểm đến đầy hấp dẫn, lí thú đối với những ai <br />
muốn tìm hiểu kiến trúc chùa chiền và Phật giáo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chùa Phakeo ngôi chùa cổ nhất Vientiane Lào<br />
Ở đây, du khách còn được dịp đến thăm ngôi chùa cổ Wat Sisaket được xây dựng từ <br />
năm 1818 theo kiến thúc Phật giáo Xiêm. Wat Sisaket gây ấn tượng bởi những hành lang <br />
với các bức tường được trang trí bằng hơn 2.000 hình ảnh đức Phật bằng đồng, gỗ quý, <br />
gốm sứ, mạ vàng và bạc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tượng Phật ở Wat Sisaket<br />
Đất nước Lào là đất nước của bốn mùa lễ hội. Lào có tết cổ truyền Bunpimay (có <br />
nghĩa là mừng năm mới), hay còn gọi là Tết té nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 <br />
tháng 4 hàng năm. Vì các nhà chiêm tinh học tính ngày tháng theo lịch Phật, nên năm mới <br />
hàng năm bắt đầu vào tháng tư dương lịch. Tết BunPiMay là ngày hội của dân tộc với <br />
niềm mong ước hạnh phúc tốt đẹp của con người về cả đời sống vật chất lẫn tinh <br />
thần, về tình cảm gắn bó, keo sơn giữa các bộ tộc Lào.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tết <br />
BunPiMay – lễ hội té nước, cầu may.<br />
Đến với đất nước Lào là đến với xứ sở của hoa Chămpa xinh đẹp. Nếu “hoa <br />
sen” được xem là quốc hoa của đất nước Việt Nam thì “hoa Chămpa” được xem là <br />
biểu tượng của đất nước và con người Lào. Hoa Chămpa (hoa đại) là một loài hoa biểu <br />
tượng của đất nước và con người Lào. Mang đậm một bản sắc riêng biệt, hoa mang <br />
một vẻ đẹp giản dị, trắng trong, tinh khiết, thanh cao và ngạt ngào hương sắc, phản <br />
ảnh rõ tính cách, tâm hồn của dân tộc Lào với những con người có một vẻ đẹp giản dị, <br />
chan hoà, gìn giữ và chất phác, thật thà. Ngoài cái đẹp bản sắc riêng của dân tộc Lào, <br />
hoa Chămpa có 5 cánh hoa xoè ra thể hiện sự đoàn kết muốn hợp tác vươn tới 5 nước <br />
láng giềng với thể ứng xử cởi mở, cân bằng, mềm mại, hoà đồng bên ngoài, thống nhất <br />
ở bên trong. Ở Lào hoa Chăm pa có nhiều loại và mọc khắp nơi. Người dân Lào thường <br />
trồng hoa Chăm pa để tô điểm cho vẻ đẹp thanh bình êm ả của đất nước và sống động <br />
hơn trong không khí hội hè. Đến với đất nước Lào (Triệu Voi) là đến thăm đất nước <br />
hoa Chăm pa xinh đẹp. Hạnh phúc biết bao khi được các cô gái choàng lên cổ vòng hoa <br />
Chăm pa, buộc vào cổ tay vòng chỉ cầu mong phúc lành, đam mê không muốn dứt trong <br />
những điệu múa Lăm vông dưới bóng cây Chămpa. Vẻ đẹp của sắc màu hoa Chămpa <br />
còn được người dân Lào ví như mối tình sáng trong của những đôi trái gái, đằm thắm <br />
như tình anh em Việt – Lào.<br />
<br />
Có cuộc sống yên ả, thanh bình và thơ mộng, người Lào thật thà, chất phác, hiền <br />
hoà, dễ mến, trọng danh dự. Tính cách ấy biểu hiện rõ trên ánh mắt, nụ cười, cử chỉ và <br />
dáng điệu của mỗi con người. Trong gia đình họ chung sống hoà thuận, và đặc biệt họ <br />
rất quý trọng tình bạn, quý trọng chữ tín. Chuyện vợ chồng ly hôn cũng rất ít khi xảy ra, <br />
vì nó bắt nguồn từ những phong tục thuần hậu truyền đời. Nếu như với người phụ nữ <br />
Việt Nam là “ Tam tòng tứ đức”, thì người phụ nữ Lào là “Hươn xảm nậm xi” (ba <br />
nhà bốn nước) được giáo dục từ hồi còn tấm bé. Đây cũng là nét văn hoá, phong tục đặc <br />
sắc của người Lào.<br />
Người Lào rất gần gũi và hầu như không gặp trở ngại gì lớn trong văn hóa và giao tiếp. <br />
Sự hài hòa giữa lòng nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc trong triết lý <br />
nhân sinh người Lào. Ngạn ngữ Lào có câu: “Nói hợp lòng thì xin ăn cho cũng chả tiếc, <br />
nói trái ý thì dẫu xin mua cũng chẳng bán” (Vầu thực khọ, khỏ kin cò bò thi (bò khỉ <br />
thi), vầu bò thực khọ khỏ xừ cò bò khải). Người Việt còn lưu lại trong thư tịch <br />
cổ: “người Lào thuần hậu chất phác”, trong giao dịch buôn bán thì “họ vui lòng đổi <br />
chác”. Đó cũng là tình cảm bình dị, chân thành mà người dân nước Việt giành cho người <br />
người dân láng giềng của mình.<br />
Phong tục ăn mặc ở Lào, phụ nữ phải mặc “Phaasin”, một kiểu váy dài có các mảng <br />
hoa văn đặc trưng, mặc dù nhóm các bộ tộc thường có trang phục riêng của họ. Đàn ông <br />
thì mặc “phaa biang sash” vào những dịp lễ hội. Ngày nay phụ nữ thường mặc trang <br />
phục kiểu phương Tây, nhưng “phaa sin” vẫn là trang phục bắt buộc. Những ngày lễ hội <br />
quan trọng, họ mặc y phục dân tộc là chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay <br />
trái, quấn chiếc phạnhạonếptiêu màu sắc sặc sỡ và quàng chiếc phạ biềng (khăn) <br />
chéo qua ngực. Trong cuộc sống hàng ngày, người Lào thường dùng loại khăn gọi là <br />
phạphe. Đây là chiếc khăn vải kẻ ô màu trang nhã, thường dùng làm khăn tắm hay <br />
dùng che đầu, quàng cổ, gói quần áo buộc vào thắt lưng...<br />
Với phụ nữ Lào, lúc còn nhỏ, họ có thể để tóc hoặc hớt tóc nhưng trên 10 tuổi thì <br />
phải bới tóc (chưa có chồng thì búi lệch, có chồng rồi thì búi thẳng), ngoài 50 tuổi, họ <br />
thường cắt tóc ngắn. Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ Lào thường mặc váy có cạp, có <br />
gấu, không quá ngắn hoặc quá dài.<br />
<br />
Các bản mường ở Lào thường có một số dòng họ. Mỗi họ có nhiều gia đình. Các gia <br />
đình này gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt truyền thống, tình cảm và kinh tế. Về họ <br />
hàng, người Lào có họ cha, họ mẹ và họ nhà chồng, nhà vợ. Gửi rể là tập quán phổ <br />
biến ở nông thôn Lào. Một số địa phương có tục gửi rể một thời gian nhất định, khi vợ <br />
chồng ra ở riêng sẽ được hưởng một phần tài sản do cha mẹ vợ chia cho. Tùy mỗi <br />
nhóm dân tộc, mỗi địa phương, quyền lực trong gia đình thuộc người chồng hay người <br />
vợ. Đương nhiên, với chế độ tiểu gia đình phụ quyền thì quyền lực sẽ thuộc về người <br />
chồng. Song, nhìn chung người phụ nữ Lào vẫn có một số quyền hành nhất định, chứ <br />
không hoàn toàn ở vào vị trí thấp kém trong gia đình cũng như xã hội. Trong gia đình, <br />
con gái có quyền lợi ngang với con trai. Con gái được tự do đi dự lễ hội, múa hát dưới <br />
ánh trăng cùng bè bạn, kể cả bạn trai. Trong những ngày lễ hội của bản mường, con gái <br />
không bị ngăn cản mà còn được công nhận như một thành viên chính thức. Các cô gái <br />
Lào có thể tự do kéo sợi, dệt vải, may chăn màn, làm nệm, thêu gối chuẩn bị cho ngày <br />
cưới của mình. Khi bố mẹ chia tài sản, con gái cũng được hưởng một phần ngang với <br />
con trai. Riêng giai cấp phong kiến Lào xưa nay không công nhận vai trò của người phụ <br />
nữ, luật pháp của vương quốc Lào trước đây quy định người phụ nữ không phải làm <br />
nghĩa vụ đối với Nhà nước. <br />
<br />
Người Lào rất quý con, dù trai hay gái. Tất nhiên, những vùng có tục gửi rể, con gái <br />
được quý hơn. Xưa nay, người Lào cũng có tâm trạng phiền muộn, cảm thấy thiếu <br />
hạnh phúc khi vợ chồng lấy nhau lâu mà không có con. Người Lào thường nói “ Không <br />
có mèo chuột cắn khung cửi, không có con, họ hàng coi khinh”.<br />
Ở Lào, gia đình một vợ một chồng là phổ biến. Tầng lớp phong kiến, quan lại giàu sang <br />
lấy hai, ba vợ nhưng thông thường mỗi vợ ở một nhà riêng hoặc một địa phương khác. <br />
Vì cái cảnh vợ lẽ, vợ cả cũng là nguyên nhân gây nên những mối quan hệ khá phức tạp <br />
đúng như người Lào thường ví: “Muốn nhà lắm rác thì ăn măng, muốn ầm nhà thì lấy <br />
vợ lẽ”. Con chú con bác hay con cô con cậu ở Lào không được lấy nhau. Nhưng trong <br />
hoàng tộc, không những con cô con cậu mà chú có thể lấy cháu. Anh em ruột, anh em họ <br />
hay bà con họ hàng thường có quan hệ gắn bó với nhau trong cuộc sống hàng ngày. <br />
Trong họ, ai săn bắn được con mồi lớn, bắt được mẻ cá ngon đều được san sẻ, cả họ <br />
đều có phần. Lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì họ hàng đùm bọc, cưu mang, chủ động <br />
mang đến cho không chứ không phải hỏi xin hay vay mượn. Bà con họ hàng không đòi <br />
hỏi điều kiện gì ngoài lòng mong muốn người thân vượt qua khó khăn trước mắt, về <br />
sau khi làm ăn thuận lợi khấm khá vẫn không bao giờ quên tình nghĩa anh em họ hàng. <br />
Sau ngày mùa, có thời gian rãnh rỗi, người Lào có tục thu xếp quà cáp đi thăm hỏi bà <br />
con họ hàng gần xa với quan niệm: “Ngọc không dũa ba năm thành sỏi đá, bà con không <br />
đi lại ba năm hóa người dưng”. Gia đình nào hiếm con cái thường nuôi con bác, con chú <br />
cho khỏi vắng vẻ. Một số địa phương ở Nam Lào, chị em gái lấy chồng có con đã ra <br />
riêng nhưng vẫn gần gũi thương mến nhau hơn cả anh em trai.<br />
Ngoài họ hàng bà con ra, mỗi thành viên trong bản làng còn có mối quan hệ với <br />
xóm giềng. Dù không cùng chung huyết thống nhưng lại có rất nhiều mối quan hệ ràng <br />
buộc với nhau trong cuộc sống, lao động sản xuất. Có thể nói, họ đã biết dựa vào nhau, <br />
đùm bọc nhau trong cuộc đấu tranh để sinh tồn. Khi trình độ sản xuất còn thấp kém, kỹ <br />
thuật canh tác còn lạc hậu thì những việc như làm ruộng, phát rẫy, đắp mương, rồi <br />
thiên tai địch họa…đều phải dựa vào sức lao động của cả cộng đồng. Có thể nói xưa <br />
nay, mỗi gia đình trong bản có công việc hệ trọng như: bệnh tật đau ốm, sinh nở, cưới <br />
xin, ma chay, tu hành…đều có sự hỗ trợ to lớn của xóm giềng, bản làng. Các thành viên <br />
trong bản coi việc giúp đỡ lẫn nhau là nghĩa vụ, là đạo lý làm người, không ai nghĩ rằng <br />
mình sẽ được trả ơn sau này. Về mối quan hệ xóm giềng, bản làng các già bản thường <br />
dùng những câu tục ngữ để khuyên răn con cháu như: “gỗ một cây rào dậu không kín”, <br />
lúc thiếu thốn thì “con cá nhỏ bằng ngón tay út cũng chia đôi”, gặp khó khăn trở ngại thì <br />
“nặng giúp nhau gánh, dai giúp nhau kéo”. Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng <br />
là tập quán tốt đẹp của người Lào được duy trì qua nhiều thế hệ. Nhưng sau này có nơi <br />
đã bị bọn phong kiến, quan lại lợi dụng để bóc lột những người nông dân lao động cần <br />
cù chất phác, phá hoại sự chân tình, vô tư trong sáng một truyền thống tốt đẹp của bản <br />
mường. Ngày nay, tập quán tốt đẹp trên được kế thừa và phát huy để phát triển sản <br />
xuất, xây dựng cuộc sống mới và bảo vệ bản làng.<br />
Với tập quán đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau khi có tai biến, lúc mừng vui <br />
không có nghĩa là trong các bản mường không có những mâu thuẩn, va chạm, tranh chấp <br />
với nhau trong cuộc sống, nhất là khi sản xuất chưa phát triển, trình độ dân trí còn <br />
nhiều hạn chế. Nhưng từ thưở xa xưa, người Lào vốn yêu chuộng cuộc sống hiền hòa, <br />
êm ái. Và đây cũng là một trong những bản sắc của dân tộc Lào. Đứng trước mâu thuẫn, <br />
xích mích, người Lào thường có sự kiềm chế rất lớn, với quan niệm “chín lần nhịn sẽ <br />
được thỏi vàng”. Hơn thế nữa, người Lào còn rất kỵ cách xử thế “ ăn cho thỏa đói, nói <br />
cho thỏa giận”. Do đó mà trong các bản mường, kể cả đô thị, nơi tập trung như chợ <br />
búa, bến tàu, bến xe thường rất ít xảy ra cãi cọ, chửi bới, xô xát lẫn nhau. Mọi sự tranh <br />
chấp đều được hòa giải một cách êm thấm có lý có tình thông qua các già bản, trong đó <br />
không thể không kể đến sự nhân nhượng, phục thiện của mỗi bên. Cãi nhau, chửi nhau <br />
đối với người Lào là điều xa lạ, còn đánh nhau là một tội lỗi.<br />
Mến khách, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, sa cơ lỡ vận gặp cảnh <br />
ngộ éo le cũng trở thành một tập quán của người Lào. Khách nhỡ độ đường ghé quan <br />
bản thường được mời ngủ lại cùng ăn uống với gia đình. Nếu ngại làm phiền gia đình <br />
thì có thể ra ở “xảla” một loại nhà từ thiện của bản. Ở đây có đủ xoong, nồi, mắm <br />
muối, gạo nước để khách tự nấu ăn. Nếu khách là người quen biết, dù không thân thiết <br />
nhưng lâu ngày mới có dịp gặp lại thì được gia chủ đón tiếp nhiệt tình và cởi mở. Còn <br />
là khách thân thiết, ngoài bữa cơm rượu thân mật, chủ nhà còn làm lễ “cầu may” cho <br />
khách. Để tăng thêm không khí trang trọng, chủ nhà có thể gọi các con ra chắp tay trước <br />
ngực lễ phép chào hỏi khách. Trước thái độ chân tình, cởi mở của chủ nhà làm cho <br />
khách được tự nhiên thoải mái ăn uống, trò chuyện. Nhưng dù gia chủ có ân cần cởi mở <br />
đến đâu, khách cũng không được suồng sã, mà cần ý tứ theo đúng tập quán truyền thống <br />
để khỏi phật ý gia chủ. Người Lào rất kỵ sờ đầu và rất chú ý giữ gìn, đặc biệt là nam <br />
giới. Họ thường tránh chui qua gầm nhà, dây phơi quần áo hoặc các vật ô uế khác. Bởi <br />
vậy, khách tuyệt đối không được đụng chạm vào đầu người khác hoặc xoa đầu trẻ em. <br />
Trong phòng chật hẹp khi đi lại tránh không để đụng hoặc bước qua chân người khác. <br />
Khi đi qua trước mặt các cụ già phải xin lỗi và cúi thấp người xuống một chút. Trong <br />
bữa ăn, khi gắp thức ăn tránh để chạm tay người khác.<br />
Về chào hỏi, những người cùng trang lứa gặp nhau thường chào “sạbaiđi” <br />
(chào mạnh khỏe) đồng thời hai tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi xuống. Đối với sư <br />
sãi, ông bà, cha chú, thầy cô giáo, hoặc những người cao niên đáng kính khác khi chào <br />
hỏi, nam cũng như nữ thường chắp hai tay ngang trán. Ngày nay, tại các đô thị, trong <br />
công sở, để hòa nhập với xu thế của thời đại các giới chức gặp nhau thường bắt tay. <br />
Nhưng giữa viên chức người Lào với nhau trước khi bắt tay họ vẫn chắp tay chào theo <br />
truyền thống.<br />
Người quen hay lạ bị lỡ đường khi đi qua nương rẫy có thể ghé vào nhà nghỉ ngơi <br />
ở các chòi canh dù vắng chủ. Trên chòi thường có sẵn gạo, mắm muối, nồi chảo, khách <br />
có thể nấu ăn. Trên rẫy nếu có rau quả như bầu bí, ngô, sắn, khách có thể đào, hái về <br />
nấu ăn. Nhưng sau đó, bằng mọi cách khách báo cho chủ biết việc ăn ở của mình gọi là <br />
“khóp”. Được tin, chủ nương rẫy chẳng những không phật ý mà còn tỏ ra vui vẻ vì tự <br />
nhiên đã làm được một việc thiện. Điều tối kỵ đối với người Lào là sau khi đã ở lại <br />
trên chòi, đã đào hái rau quả, xong cố tình xóa các dấu vết. Trong trường hợp này, người <br />
Lào thường có tập quán làm dấu thật rõ để chủ nhân nhận biết ngay, gọi là “ mải <br />
khóp”. Khi đi qua các khu rừng, dù cách xa bản năm mười cây số, gặp tổ ong mật trên <br />
cây, những bụi sa nhân rừng…nhưng đã được đánh dấu (có vết chặt chéo nhau, gai <br />
những cành lá đã khô…) thì coi như đã có chủ, không được đụng chạm đến. Đây cũng là <br />
một quy ước của bản làng. Nếu ai đó vì lòng tham cứ tùy tiện lấy thì coi như ăn cắp. <br />
Nếu biết chính xác người lấy thì người nhận trước có thể kiện với già bản và đòi bồi <br />
thường.<br />
Sống trung thực, thật thà, không tham lam lấy của người khác là một tập quán hết <br />
sức tốt đẹp của người Lào vốn có từ xa xưa đến tận ngày nay vẫn được kế tục và phát <br />
huy. Trước đây ở các bản làng, theo thường lệ, thiếu thốn thì cho nhau hoặc cho vay <br />
mượn, đến khi có thì trả, không phải trả lãi. Họ thường vay mượn lúa gạo vào những <br />
tháng giáp hạt hoặc mùa màng thất bát do thú rừng phá hoại. Được hộ cho vay thỏa <br />
thuận, người đi vay mang thúng mủng của mình đến nơi để lúa tự đong đếm. Đến khi <br />
trả, sau khi báo cho chủ biết, người vay tự mang lúa đến đổ vào bồ, không cần sự <br />
chứng kiến của gia chủ. Người cho vay cũng như người đi vay mượn hoàn toàn tin <br />
tưởng nhau, không hề nghĩ đến hơn thiệt, vay đầy trả vơi. Họ quan niệm rằng những ý <br />
nghĩ, việc làm như vậy là một tội lỗi. Để đề phòng những tai biến bất ngờ, người Lào <br />
thường phân tán lúa gạo. Sau khi thu hoạch hộ nào cũng dựng một chòi nhỏ gọi là “ làu<br />
khạu” để cất giữ lúa, ngô ở ngay bên ruộng, rẫy cách xa bản dăm ba cây số nhưng <br />
không mấy khi bị mất mát. Ở Nam Lào các gia đình nuôi trâu bò thả rông từng đàn năm <br />
ba chục con gần như quanh năm trong rừng nhưng vẫn không mất trừ trường hợp bị thú <br />
dữ bắt.<br />
Văn hoá Lào như một dòng chảy ngọt ngào đời này qua đời khác, hun đúc nên tâm <br />
hồn, cốt cách, và văn hoá của người Lào. Qua thời gian năm tháng được kết tinh ở <br />
những phong tục văn hoá đẹp đẽ như Tết Té nước để giải trừ mọi lo âu phiền muộn; <br />
Buộc chỉ cổ tay chúc phúc người thân, chúc phúc khách quý, bạn bè… đó là mỹ tục rất <br />
đẹp đẽ, độc đáo và hiếm có; và hoà cùng với tiếng chiêng, tiếng khèn, điệu Lăm vông <br />
mềm mại uyển chuyển làm say đắm lòng người, như mời gọi, như níu giữ bước chân <br />
du khách đã đặt chân đến đất nước Lào là không muốn rời xa, là dẫu chỉ một lần mà <br />
lưu luyến mãi.<br />
Các nước đạo Phật phát triển trở thành quốc giáo thì phong tục tập quán cơ bản giống <br />
nhau. Con người Lào lịch sự, lễ phép, không thoa đầu mọi người kể cả trẻ em, không <br />
bá vai, bá cổ. Người Lào gặp nhau, người dưới chắp tay chào người trên; trẻ em chắp <br />
tay chào người lớn, không bao giờ họ lớn tiếng cãi nhau. Khi chào hoặc khi đáp từ kể <br />
cả thành tiếng hoặc không thành tiếng người ta thường dùng các cử chỉ như: thông <br />
thường hai tay chắp lại với nhau giơ lên ngang ngực, đầu hơi cúi xuống, nếu tỏ ý kính <br />
trọng đối với người lớn tuổi hoặc cấp trên thì giơ ngang mặt. <br />
Nhân dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền <br />
thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp quần… người Lào còn hay ca <br />
hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm trong rừng, xuôi ngược trên các dòng <br />
sông.<br />
Dân ca Lào rất phong phú, giàu âm điệu, mang đậm bản sắc dân tộc được phổ <br />
biến rộng rãi trong nhân dân từ nông thôn đến thành thị. Người có công lớn trong việc <br />
sưu tầm, phổ biến và nâng cao các làn điệu dân ca là các “mỏlăm” (ca sĩ), “mỏ khen” <br />
(nhạc công, thổi khèn bè). Đội ngũ “mỏ lăm, mỏ khen” ngày càng phát triển trước yêu <br />
cầu thưởng thức ca múa của nhân dân ở các bản mường, trong đó có nhiều nghệ sĩ tài <br />
ba nổi tiếng vừa có thể sáng tác vừa biểu diễn được đông đảo nhân dân ưu ái, mến mộ. <br />
“Mỏ lăm” ở Lào có vị trí thật đặc biệt trong xã hội. Họ sống gần gũi nhân dân, đi đến <br />
bản làng nào cũng được đón tiếp nồng nhiệt. Họ am hiểu sâu sắc cuộc sống, xã hội <br />
Lào, nắm bắt được tình cảm, ước mơ của các tầng lớp nhân dân. Có thể nói, họ là một <br />
tri thức, một nghệ sĩ của nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.<br />
Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳngxử… Mỗi loại <br />
lại mang sắc thái riêng của từng miền, từng dân tộc, từng địa phương. “Lăm” sử dụng <br />
nhiều thể loại thơ nhất được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả nước.<br />
Âm nhạc của Lào ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của <br />
ống tre. Một dàn nhạc điển hình bao gồm người thổi khèn cùng với biểu diễn múa bởi <br />
nghệ sĩ khác. Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc <br />
Lào, những người Lào ở Thái Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là <br />
mor lam sing..Khi được mời cùng múa Lăm Vông với người khác giới, hai người đi <br />
song song nhưng không va chạm vào người phụ nữ.<br />
Múa Lăm vông<br />
Đất nước Lào có nhiều công trình lịch sử văn hoá, có thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều <br />
cảnh quan nổi tiếng như: cố đô Luông Phrabăng (di sản văn hoá thế giới), chùa <br />
Vạtxixun (Luông pha băng), Núi phú Xỉ, Cánh Đồng Chum huyền bí (Xiêng Khoảng), <br />
thác Khôn, thác Quang Xi, Hang Thẳm tình.v.v. Cánh Đồng Chum huyền bí ở Xiêng <br />
Khoảng gắn liền với nhiều huyền thoại kỳ thú. Tháp That Luang ở Thạt Luổng biểu <br />
tượng của văn hóa Phật giáo và hiện được coi là biểu tượng của nước Lào.Tháp <br />
Patuxay biểu tượng chiến thắng của người Lào được xây dựng vào năm 1962để vinh <br />
danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào. Cố đô <br />
Luông Phrabăng đã được UNESCO công nhận là di tích lịch sử và văn hóa của thế giới <br />
năm 1995, với nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, chùa và làng cổ kính với những kiến trúc và <br />
chạm trổ độc đáo; đặc biệt, thác nước Tát Khoangxi, được ca ngợi như "viên ngọc <br />
xanh giữa rừng nhiệt đới”.<br />
Lào là một vùng đất có lịch sử lâu đời nhưng trải qua các cuộc chiến tranh với <br />
người Miến Điện, Trung Hoa và đặc biệt với đế quốc Xiêm nên nhiều di tích lịch sử, <br />
văn hóa, tôn giáo bị tàn phá. Nhiều di tích hiện nay đã được xây dựng lại trong cuối thế <br />
kỷ 19, đầu thế kỷ 20 còn nét cổ kính, uy nghi. <br />
<br />
Viêng Chăn tên gọi của thành phố bắt nguồn từ tiếng Pali, có nghĩa là “thành phố <br />
của gỗ đàn hương” – một loại cây quý trong kinh điển Ấn Độ. Theo tiếng Lào Wiang <br />
Jan có nghĩa là “thành phố của mặt trăng”. Thành phố nằm dọc theo bờ sông Mekong, <br />
có lẽ vì thế mà có một môi trường sống rất dễ chịu, thoáng đãng. Khi người Pháp cai trị, <br />
họ quy hoạch hệ thống đường, xây dựng các biệt thự, công trình mang phong cách Pháp. <br />
Con đường lớn nhất xuyên giữa lòng thành phố là Đại lộ Lan Xang (Lan Xang có nghĩa <br />
là Triệu voi) được ví như Đại lộ Champs Elysées ở Paris (Pháp).Cuối Đại lộ Lan Xang <br />
là Patuxay Gate biểu tượng chiến thắng của người Lào được xây dựng vào năm 1962. <br />
Công trình này dùng để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp <br />
của nhân dân Lào. <br />
Patuxay Gate có nhiều tên gọi khác: “đường băng thẳng đứng” hay “Champs Elysées <br />
của phương Đông”... Patuxay Gate trước đây được biết đến là tượng đài Anousavary. <br />
Hình thức bên ngoài Patuxay Gate có phần nào đó giống với khải hoàn môn ở Paris, tuy <br />
nhiên, vẫn nở rộ nét đặc sắc của nhân dân Lào: những hình tượng trang trí Kinari – nửa <br />
người phụ nữ và nửa chim, những phù điêu mô tả trường ca Rama và các tháp mang <br />
đậm phong cách của người Lào. Từ trên cao, Thủ đô Viêng Chăn hiện ra trước mắt du <br />
khách không gian bao la và trải rộng vươn ra mọi hướng. Patuxay Gate lại kết hợp hài <br />
hòa trong không gian quảng trường rộng lớn. Mỗi khi chiều về là lúc người dân Viêng <br />
Chăn cùng du khách lại tụ tập về đây vui chơi thư giãn. Tại Viêng Chăn, có rất nhiều <br />
chợ đường phố. Thức ăn của Lào rất đặc biệt và ngon, thủ công mỹ nghệ truyền thống <br />
như: dệtlụa, đồ trang sức và giỏ xách phong phú. Ngoài ra có Công viên Phật lưu giữ <br />
bộ sưu tập bê tông ngoài trời của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo và Hindu, Hồ Nam <br />
Ngeun, làng văn hóa Vangxang... Ở Viêng Chăn có nhiều ngôi chùa rất lớn và nổi tiếng <br />
như Wat Sisaket, Ong Teu, That Luang... Chùa Wat Sisaket lưu giữ đến 6.840 tượng <br />
Phật lớn nhỏ rất quý hiếm và là ngôi chùa có nhiều tượng Phật cổ nhất Lào. Tượng ở <br />
đây được làm chủ yếu bằng đồng, một số làm từ các vật liệu khác như gỗ quý, bạc <br />
hoặc mạ vàng. Đối diện với chùa Wat Sisaket là chùa Prakeo, nét độc đáo ở đây là pho <br />
tượng quý hiếm Phật Phra Bang (đúc tại Sri Lanka, bằng vàng) được vua Fa Ngum <br />
mang từ Angkor về Viêng Chăn trong thế kỷ 14. Điểm nổi bật nhất là chùa Heavy <br />
Buddha được xây dựng từ thế kỷ thứ I, hiện là trường học của sư sãi, các nhà sư từ <br />
nhiều miền đất nước của Lào được truyền dạy kinh Phật dưới sự hướng dẫn của các <br />
sư trụ trì thâm niên. <br />
Tháp That Luang (Thạt Luổng) di sản văn hóa thế giới, biểu tượng văn hóa Phật <br />
giáo và hiện được coi là biểu tượng của nước Lào. That Luang được xây dựng năm <br />
1566 trên nền phế tích của một ngôi đền Khmer thế kỷ XIII và theo truyền thuyết là có <br />
chứa một sợi tóc của Đức Phật được một nhà truyền giáo mang đến từ Ấn Độ. Sau đó, <br />
tháp Thạt Luổng bị tàn phá và đổ nát sau cuộc xâm lược của người Thái ở thế kỷ XIX. <br />
Năm 1930, tháp được khôi phục lại theo kiến trúc nguyên bản với độ cao 45m. Bức <br />
tượng ngay phía trước tháp là vua Setthathilath, người đã cho xây dựng tháp đầu tiên. <br />
Ngày xưa, bốn mặt vòng quanh That Luang được bao bọc bởi các ngôi chùa nhưng hiện <br />
tại chỉ còn tồn tại chùa Luang Nua và Luang Tai. Hằng năm, ở đây, vào trung tuần tháng <br />
11 diễn ra lễ hội cấp quốc gia là Lễ hội That Luang. Tháp That Luang được coi là rất <br />
linh thiêng nên có nhiều người đến đây cầu khấn các nguyện vọng. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luông Pra Băng hay Luông Pha Băng, nghĩa là Phật Vàng Lớn. Luông Phabăng là <br />
Thủ đô của Vương triều Lan Xang thế kỷ thứ 14, thời kỳ hưng thịnh của Lào dưới triều <br />
Vua Xêthathilát, nhưng từ năm 1545 chiến tranh xảy ra liên miên, Vua Xêthathilát <br />
quyết định rời kinh đô đến Viêng Chăn. Trước năm 1975, nó vẫn là thủ đô hoàng gia, <br />
trung tâm của Vương quốc Lào. Ngày nay, nó là tỉnh lỵ của tỉnh Luông Pra Băng. Luông <br />
Pha Băng có 129 điểm du lịch, với nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, chùa và làng cổ kính <br />
với những kiến trúc và chạm trổ độc đáo, có cố cung hoàng gia, thác nước Tát Khoang<br />
xi, được ca ngợi như "viên ngọc xanh giữa rừng nhiệt đới". Luông Phabăng đã được <br />
UNESCO công nhận là di tích lịch sử và văn hóa của thế giới năm 1995. <br />
Thác nước Tát Khoangxi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luông Pra Băngmiền Bắc Lào<br />
<br />
Cánh đồng chum một di tích khảo cổ học nằm ở tỉnh Xiêng Khoảng có khoảng 2.000 <br />
cái chum lớn nhỏ ở 52 địa điểm nằm rải rác tại chân dãy núi Trường Sơn. Kích thước <br />
của các chum đá dao động khoảng từ 0,5 đến 3m, trọng lượng lên đến 6000 kg và có <br />
niên đại khoảng 1500 đến 2000 năm. <br />
Các câu chuyện huyền thoại của người Lào cho rằng có những người khổng lồ đã <br />
từng định cư ở khu vực này. Theo một truyền thuyết khác, một vị vua cổ đại tên là <br />
Khun Cheung đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thành công. Ông đã cho tạo lập <br />
cánh đồng chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo lao lao để ăn mừng chiến <br />
thắng. Cánh đồng chum mang trong mình những bí ẩn của một nền văn hoá, một thế <br />
giới tâm linh mà cho đến bây giờ vẫn chưa rõ về xuất xứ…<br />
Với nét văn hóa đặc trưng của chùa, tháp cổ kính, những lễ hội đậm đà bản sắc, những <br />
điệu múa Lăm Vông của những con người thân thiện hiếu khách luôn làm lưu luyến <br />
những ai đã từng đặt chân tới đất nước Lào.Đất nước, con người và nền văn hoá Lào <br />
quả là đang mang trong mình nguốn sức mạnh vô biên, ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu, <br />
đó chính là tiềm năng và là nguồn nội lực to lớn. Tiềm năng và nguồn lực to lớn đó đang <br />
được Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào trân trọng, giữ gìn, bồi đắp và phát <br />
huy trong thời đại mới, thời đại hội nhập và phát triển.<br />
Nếu bạn hỏi tôi rằng, tôi có muốn quay trở lại nơi đây không? Câu trả lời chắc <br />
chắn là – có. Quay lại để khám phá những tinh hoa văn hóa, quay lại để thấy được sự <br />
dung dị và bình yên của cuộc sống hằng ngày nơi đây. Quay lại để cảm nhận còn đó <br />
những khó khăn của những người dân Bản Nọt – một từ được dùng chung để chỉ những <br />
người sống ở nông thôn. Quay lại đến biết rằng tôi đã có một trải nghiệm thú vị đến <br />
nhường nào. Và đó chính là hành trình mà tôi đã đi và cảm nhận. Còn bạn thì sao? Hãy <br />
xách balo lên và đi thôi nào…<br />