intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng An toàn lao động và vệ sinh môi trường công nghiệp: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Hiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "An toàn lao động và vệ sinh môi trường công nghiệp" Chương 4 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Nguyên tắc, tính chất công tác phòng cháy chữa cháy; Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của cơ quan, tổ chức và cá nhân; Một số kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy; phòng cháy chữa cháy trong sử dụng điện; phòng cháy chữa cháy xăng dầu; phòng cháy chữa cháy trong sử dụng khí hóa lỏng; Văn bản pháp lý phòng cháy chữa cháy. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng An toàn lao động và vệ sinh môi trường công nghiệp: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Hiếu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Bài giảng Môn học AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP LOGO
  2. CHƯƠNG 4 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY LOGO
  3. LOGO NỘI DUNG 1. Nguyên tắc, tính chất công tác PCCC 2. Trách nhiệm PCCC của cơ quan, tổ chức và cá nhân 3. Một số kiến thức cơ bản về PCCC 4. PCCC trong sử dụng điện 5. PCCC xăng dầu 6. PCCC trong sử dụng khí hóa lỏng 7. Văn bản pháp lý PCCC
  4. LOGO 1.1 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG PCCC 1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy. 2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. 3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời và có hiệu quả. 4. Mọi hoạt động phòng cháy, chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
  5. LOGO 1.2 TÍNH CHẤT CÔNG TÁC PCCC 1. Tính chất quần chúng. 2. Tính chất pháp chế. 3. Tính chất khoa học. 4. Tính chất chiến đấu.
  6. LOGO 2. Trách nhiệm PCCC của cơ quan, tổ chức và cá nhân Đọc tài liệu
  7. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 1. Khái niệm cháy. - Theo khoa học: cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. - Theo Luật Phòng cháy và chữa cháy: cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.
  8. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 2. Dấu hiệu đặc trưng của sự cháy.  Có phản ứng hóa học giữa chất cháy với oxy.  Có tỏa nhiệt.  Có phát sáng. Ví dụ những hiện tượng sau đây không phải là sự cháy: + Bóng đèn điện sáng là hiện tượng lý học, từ điện năng sinh ra quang năng và nhiệt năng. Như vậy, có tỏa nhiệt, có phát sáng nhưng không có dấu hiệu phản ứng hóa học. + Vôi sống gặp nước có phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
  9. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 3. Sản phẩm chủ yếu sau khi cháy. Khí cacbonic (CO2); hơi nước.
  10. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 4. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy. a) Các yếu tố của sự cháy.
  11. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 4. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy. a) Các yếu tố của sự cháy.  Chất cháy: Có 3 thể, đó là: • Thể rắn: Gỗ, cao su, bông, vải, lúa, gạo, giấy, nhựa… • Thể lỏng: Xăng, dầu, benzene, axêtôn… • Thể khí: Axeetylen (C2H2), oxitcacbon (CO), meetan (CH4), gas…
  12. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 4. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy. a) Các yếu tố của sự cháy.  Nguồn nhiệt: • Ngọn lửa trần: Ngọn lửa của lò đốt, lò phản ứng nhiệt, bếp đun nấu, thắp hương, hút thuốc; ngọn lửa của các công việc sửa chữa cơ khí (hàn cắt kim loại); • Nguồn nhiệt do va đập, ma sát giữa các vật rắn; • Nguồn nhiệt hình thành do sự gia tăng nhiệt độ của khí khi bị nén; • Nguồn nhiệt hình thành do phản ứng hóa học sinh nhiệt; • Nguồn nhiệt hình thành do năng lượng điện: Chập mạch, quá tải, điện trở tiếp xúc, sự truyền nhiệt của các thiết bị đốt nóng hay các thiết bị tiêu thụ điện khác.
  13. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 4. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy. a) Các yếu tố của sự cháy.  Nguồn ôxy: • Ôxy trong không khí; • Ôxy do phản ứng hóa học tạo ra; • Ôxy có sẵn trong chất cháy.
  14. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 4. Những yếu tố cần thiết cho sự cháy b) Các điều kiện để hình thành sự cháy.  Có nguồn nhiệt thích ứng: Là nguồn nhiệt có nhiệt độ cần thiết để nung nóng chất cháy hóa hơi và bắt cháy.  Có nguồn oxy cần thiết: Để duy trì sự cháy, hàm lượng ôxy phải chiếm từ 14% thể tích không khí trở lên.  Có điều kiện tiếp xúc: Chất cháy, ôxy, nguồn nhiệt phải được tiếp xúc với nhau trong một không gian và thời gian nhất định.
  15. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 5. Nguyên nhân cháy  Do nguồn nhiệt gây ra: nguồn nhiệt xuất hiện ở môi trường đang có đầy đủ các yếu tố và điều kiện khác của sự cháy, tác động lên chất cháy gây ra cháy. VD: Tại một nơi đang bơm rót xăng dầu, hỗn hợp hơi khí cháy đang tồn tại. Một người nào đó bật lửa hút thuốc gây ra cháy.
  16. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 5. Nguyên nhân cháy  Do chất cháy gây ra: chất cháy xuất hiện trong môi trường đang tồn tại đầy đủ các yếu tố và điều kiện khác của sự cháy. VD: Hai gia đình ở liền kề, có vách ngăn không kín. Một bên đang đun nấu bằng bếp dầu, bên kia vô tình rót xăng vào xe máy, xăng tràn ra ngoài gặp lửa từ bếp nhà bên cạnh gây cháy.
  17. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 5. Nguyên nhân cháy  Do sự tiếp xúc bất bình thường hoặc do thời gian tiếp xúc giữa chất cháy và nguồn nhiệt vượt quá khả năng kiểm soát của con người và thiết bị máy móc gây ra cháy (những trường hợp trong sản xuất, nghiên cứu khoa học…) cả hai yếu tố chất cháy và nguồn nhiệt cùng phải song song tồn tại. VD: Trong phân xưởng dệt người ta vẫn sử dụng ngọn lửa trần để đốt lông vải. Yêu cầu đặt ra là khoảng cách tiếp xúc và thời gian tiếp xúc giữa ngọn lửa và mặt vải phải đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Nếu không tuân thủ quy định, làm sai quy định sẽ gây ra cháy.
  18. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 6. Nguyên nhân vụ cháy. a) Do sơ suất bất cẩn Là sự vô ý của con người đã tạo ra các yếu tố và điều kiện gây cháy; VD: Người gây cháy không hiểu biết về cơ chế của quá trình cháy; về tính chất nguy hiểm cháy của các chất cháy; không biết được khả năng bắt cháy của chất cháy khi có nguồn nhiệt; do nhầm lẫn trong sử dụng chất cháy, trong sắp xếp, bảo quản hàng hóa, trong thao tác kỹ thuật, trong sử dụng các thiết bị có chứa hoặc tạo ra nguồn nhiệt.
  19. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 6. Nguyên nhân vụ cháy. b) Do vi phạm các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy Là hành vi cố ý làm trái các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy dẫn tới việc tạo ra các yếu tố, điều kiện phát sinh đám cháy. VD: Hành vi không chấp hành, chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy; thi công xây dựng và nghiệm thu công trình; sử dụng công trình; vận hành thao tác kỹ thuật thiết bị máy móc; vận chuyển, bảo quản, sử dụng chất cháy, chất nổ và sử dụng các loại nguồn nhiệt, hàn cắt kim loại…
  20. LOGO 3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC 6. Nguyên nhân vụ cháy. c) Do tác động của sự cố thiên tai. Tạo ra nguồn nhiệt hoặc làm cho chất cháy và nguồn nhiệt tiếp xúc với nhau gây cháy. VD: Nguồn nhiệt gây cháy được tạo ra từ năng lượng điện của sét đánh thẳng vào công trình do không có thu lôi chống sét hoặc có nhưng không đảm bảo; do tác động của gió bão, lũ lụt, động đất, hoạt động của núi lửa làm cho chất cháy tiếp xúc với nguồn nhiệt gây cháy hoăc tạo ra hiện tượng tự cháy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2