intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo: Chương 3 - Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt

Chia sẻ: Phạm Hà Thụy | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:51

615
lượt xem
133
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chương 3 "Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt" trong bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo để nắm bắt được nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số trong quá trình gia công, sai lệch về hình dạng và vị trí giữa các bề mặt của chi tiết gia công,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo: Chương 3 - Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt

  1. Chương 3. Sai lệch hình dáng, vị  trí và nhám bề mặt
  2. I.  Nguyên  nhân  chủ  yếu  gây  ra  sai  số  trong  quá  trình  gia  công 1. Khái niệm về độ chính xác gia công Độ  chính  xác  gia  công là  mức  độ  trùng hợp về các yếu tố  hình  học  của  chi  tiết  gia  công  với  các  yếu  tố  hình  học  mà  sơ đồ gia công yêu cầu Độ chính xác gia  công của mỗi chi  tiết gồm các yếu tố  Độ chính  Độ chính xác về hình  Độ  xác về kích  dạng hình học và vị trí  nhám  thước. tương quan giữa các  bề mặt bề mặt.
  3. 2. Nguyên nhân chủ yếu  gây sai số trong quá trình gia  công ­ Độ chính xác của máy, đồ gá và tình trạng của chúng khi bị  mòn. ­ Độ chính xác của dụng cụ cắt. ­ Độ cứng vững của hệ thống công nghệ: Máy, đồ gá, dao  cắt, chi tiết gia công.
  4. ­ Biến dạng do kẹp chặt chi tiết. a) b) c) d) ­ Biến dạng vì nhiệt và ứng suất bên trong. ­ Rung động phát sinh trong quá trình cắt.
  5. ­ Phương pháp đo, dụng cụ đo và những sai số do người thợ  gây ra.
  6. 3. Các loại sai số chủ yếu a, Sai số hệ thống  Là những sai số mà trị số của nó không biến đổi hoặc biến  đổi  theo  một  quy  luật  xác  định  trong  suốt  thời  gian  gia  công. ­ Sai số hệ thống cố định : không làm thay đổi kích thước  của các chi tiết trong cùng loạt. Ví dụ : Nếu đường kính mũi dao bị sai (bé đi 0,02mm) thì  tất cả các lỗ gia công đều bị bé đi một lượng không đổi là  0,02mm so với yêu cầu (không kể đến ảnh hưởng khác)  => gọi là sai số hệ thống cố định. ­ Sai số hệ thống thay đổi : ngược lại (do dụng cụ cắt bị  mòn dần).
  7. b, Sai số ngẫu nhiên Là những sai số có trị số khác nhau ở các chi tiết gia công.  Trong quá trình gia công sai số biến đổi không theo 1 quy luật  nhất định. Ví dụ : Lực cắt thay đổi do chiều sâu cắt không đều, kết cấu  không đồng nhất…. dẫn đến sai số phát sinh cũng không đều  và không đồng nhất.
  8. II.  Sai lệch về hình dạng và vị trí giữa các bề mặt của  chi tiết gia công  1. Các khái niệm chung Để định mức và đánh giá về số lượng các sai lệch hình dạng,  người ta đưa vào các khái niệm ­ Bề mặt thực: là bề mặt trên chi tiết gia công và cách biệt  nó với môi trường xung quanh ­ Profin thực: là đường biên của mặt cắt qua bề mặt thực ­ Bề mặt áp: là bề mặt có hình dạng của bề mặt danh nghĩa  (bề mặt hình học đúng trên bản vẽ) tiếp xúc với bề mặt thực  và được bố trí  ở ngoài của vật liệu chi tiết sao cho sai lệch  từ  bề  mặt  áp  tới  điểm  xa  nhất  của  bề  mặt  thực  có trị số nhỏ nhất. ­ Profin áp là đường biên của mặt cắt qua bề mặt áp.
  9. 2. Sai lệch về hình dạng a. Với mặt phẳng ­ Sai lệch về độ thẳng : là khoảng cách lớn nhất   từ các  điểm của prôfin thực tới đường thẳng áp trong giới hạn của  phần chuẩn. Dung sai độ thẳng là trị số cho phép lớn nhất về độ  thẳng.
  10. ­ Sai lệch về độ phẳng là khoảng các lớn nhất từ các điểm của  bề  mặt  thực  tới  mặt  phẳng  áp.  Độ lõm và lồi là các dạng sai  lệch thành phần của độ phẳng.
  11. b. Với bề mặt trụ   ­ Sai lệch độ tròn hay sai lệch profin mặt cắt ngang (theo  phương ngang): là khoảng cách lớn nhất   từ các điểm của  prôfin thực tới vòng tròn áp. 
  12. Sai số này có độ  ôvan và độ méo.   +  Độ  ôvan  :  là  sai  lệch  thành  phần  của  độ  tròn  và  được  xác định  d max d min 2
  13. +  Độ  méo  trong  đó  bề  mặt  thực  là  hình  chiếu  cạnh  nằm  trong vòng tròn áp. 
  14. ­  Sai  lệch  prôfin  mặt  cắt  dọc:  là  sai  lệch  profin  theo  phương  mặt cắt dọc (khoảng cách lớn nhất từ những điểm trên profin  thực đến phía tương ứng của profin áp).
  15. Độ  côn  là  sai  lệch  của  profin  mặt  cắt  dọc  mà  các  đường  sinh  là  những  đường  thẳng  nhưng  không  song  song  với  nhau
  16. Độ phình là sai lệch của profin mặt cắt dọc mà các đường  sinh không thẳng và các đường kính tăng từ mép biên đến  giữa mặt cắt.
  17. Độ  thắt  là  sai  lệch  của  profin  mặt  cắt  dọc  mà  các  đường  sinh không thẳng và các đường kính giảm từ mép biên đến  giữa mặt cắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2