Bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo: Chương 4 - Dung sai kích thước và lắp ghép của các mối ghép thông dụng
lượt xem 119
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chương 4 "Dung sai kích thước và lắp ghép của các mối ghép thông dụng" trong bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo dưới đây để nắm bắt được những nội dung về dung sai ren hệ mét, dung sai lắp ghép then và then hoa, dung sai ổ lăn,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo: Chương 4 - Dung sai kích thước và lắp ghép của các mối ghép thông dụng
- Chương 4. Dung sai kích thước và lắp ghép của các mối ghép thông dụng
- I. Dung sai ren hệ mét 1. Các thông số cơ bản Trong mối ghép ren gồm 2 chi tiết. Chi tiết bị bao có ren ngoài là bu lông. Chi tiết bao có ren trong là đai ốc. Yêu cầu các chi tiết lắp ghép phải đảm bảo tính đổi lẫn do vậy cần phải quy định sai số của các yếu tố tạo thành ren. Các sai số cho phép đó của mối ghép ren gọi là dung sai ren (với ren hệ mét ta có dung sai ren hệ mét). Bề mặt ren là bề mặt xoắn vít, độ chính xác tạo hình của nó chủ yếu do 3 thông số kích thước cơ bản quyết định : đường kính d2 (D2), bước ren p và góc prôfin
- d: Đường kính ngoài của ren ngoài (đường kính đỉnh ren bu lông ) D: đường kính ngoài của ren trong (đường kính chân ren đai ốc ) d2 : Đường kính trung bình của ren ngoài D2: Đường kính trung bình của ren trong d1 : Đường kính trong của ren ngoài D1: Đường kính trong của ren trong P : Bước ren α : Góc prôfin ren ( ren hệ mét = 60 ¨và ren hệ Anh là 55 ¨)
- 2. Ảnh hưởng sai số các yếu tố đến tính lắp lẫn của ren a. Ảnh hưởng của sai số bước ren ∆P Sai số bước ren là hiệu giữa bước thực và bước danh nghĩa. Gồm có sai số tích lũy, sai số chu kỳ và sai số cục bộ. Tỷ lệ giữa các thành phần đó tùy thuộc vào công nghệ chế tạo ren, độ chính xác của máy và dụng cụ cắt ren. Khi có sai số bước ren, dù cho đường kính trung bình của bu lông và đai ốc bằng nhau thì vẫn không lắp vào được. Muốn lắp được thì hoặc giảm đường kính trung bình của bu lông hoặc tăng đường kính trung bình của đai ốc 1 lượng là fp.
- α f p = ∆Pn .cotg 2 f là l p ượng bồi thường đường kính của sai số bước ren
- Đối với ren hệ mét α = 600 f p = 1,732∆Pn Đối với ren hệ Anh α = 550 f p = 1,921∆Pn b. Ảnh hưởng của sai số góc prôfin ren Sai số góc profin là hiệu giữa giá trị thực và danh nghĩa α của nửa góc profin ren 2 (sai số gồm sai số của góc α và sai số vị trí góc α so với đường tâm ren). Sai số góc profin ren được xác định như sau: α Δ α/2R + Δ α/2L ∆ = 2 2
- Cũng tương tự như ảnh hưởng sai số bước ren, khi xuất hiện sai số góc profin ren thì bu lông và đai ốc cũng không thể vặn vào nhau được. Để chúng vặn vào nhau được thì hoặc là ta phải giảm đường kính trung bình của ren bu lông hoặc tăng đường kính trung bình của ren đai ốc 1 lượng là fα tương ứng: 0,582H1 f α =Δ α/2 sinα với fα – µm; H1 –mm; Δ α/2 – phút góc Đối với ren hệ mét H1 = 0,54P thì f α =0,36.P.Δ α/2 Đối với ren hệ anh f α =0,35.P.Δ α/2
- c. Sai số của bản thân đường kính trung bình Ngoài sai số bước và góc prôfin ren, còn có sai số của đường kính trung bình fd2 (D2 ). Nó là hiệu số giữa đường kính trung bình thực và đường kính trung bình danh nghĩa. Sai số fd2 được tính tương tựnhư sai số đường kính của chi tiết trụ trơn. f d2 = K 3 d2 Sai số của bước và góc prôfin ren có thể coi như sai số của đường kính trung bình.Vì vậy khi qui định dung sai cho đường kính trung bình ta phải tính thêm lượng bồi thường cho sai số bước và sai số góc prôfin ren là : fp + f . Đường kính trung bình có tính thêm lượng bồi thường cho sai số bước và góc prôfin ren gọi là đường kính trung bình biểu kiến d’2. d’2 = d2 + fp + f D2’= D2 (fp+f ) Như vậy để đảm bảo tính đổi lẫn của ren, tiêu chuẩn chỉ qui định dung sai cho d2, d và D2 tùy theo cấp chính xác chế tạo ren.
- 3. Cấp chính xác chế tạo ren Dạng ren Đường kính của ren Cấp chính xác Ren ngoài d 4; 6; 8 d2 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 Ren trong D2 4; 5; 6; 7; 8 D1 4; 5; 6; 7; 8 Dạng ren Đường kính của ren Sai lệch cơ bản Ren ngoài d d; e; f; g; h d2 d; e; f; g; h Ren trong D2 G; H D1 G; H
- 4. Lắp ghép ren hệ mét Lắp ghép trên cũng có đặc tính như lắp ghép trụ trơn. Nó bao gồm: lắp ghép có độ hở, lắp ghép có độ dôi và lắp ghép trung gian. a. Lắp ghép có độ hở Đối với ren kẹp chặt và ren truyền động thì sử dụng chủ yếu lắp ghép có độ hở. Sai lệch cơ bản của các kích thước d, d2, D2, D1 được quy định theo TCVN 1917 – 93 và được chỉ dẫn trong bảng sau Đường kính của Dạng ren Sai lệch cơ bản ren d d; e; f; g; h Ren ngoài d2 d; e; f; g; h D2 G; H Ren trong D1 G; H
- Miền dung sai ứng với các cấp chính xác và các sai lệch cơ bản được chỉ dẫn trong bảng sau Chiều dài vặn ren Loại chính S N L xác Miền dung sai ren ngoài Chính xác (3h4h) Trung bình 5g6g (5h6h) 6d 6e 6f 6g 6h (7e6e) (7g6g) (7h6h) Thô 8g (8h) (9g8g) Miền dung sai ren trong Chính xác 4H 4H5H 5H 6H Trung bình (5G) 5H 6G 6H (7G) 7H Thô 7G 7H (8G) 8H 1. Miền dung sai được ưu tiên sử dụng 2. ( ) Miền dung sai hạn chế sử dụng 3. Khi chiều dài vặn ren thuộc nhóm ngắn (S) và nhóm dài (L) thì cho phép sử dụng miền dung sai được quy định cho chiều dài vặn ren thuộc nhóm bình thường (N).
- b. Lắp ghép trung gian Lắp ghép trung gian được sử dụng đối với những mối ghép cố định khi kết cấu của bộ phận máy không cho phép sử dụng đai ốc hoặc khi cần siết chặt để chống tự tháo lỏng của chi tiết ren làm việc trong những điều kiện tải trọng thay đổi, chấn động và nhiệt độ cao. Mối ghép ren với kiểu lắp trung gian thường dung thành phần phụ để siết chặt chẳng hạn: mặt vai, mặt gờ phẳng hoặc đoạn ren cạn hình côn của đầu vít cấy vào thân kim loại (thép, gang, hợp kim nhôm).
- Sai lệch cơ bản của kích thước ren được quy định theo TCVN 2249–93, và được chỉ dẫn trong bảng sau Khoảng kích Đường kính Sai lệch cơ Dạng ren thước danh ren bản nghĩa, d – mm d Từ 5÷45 g Từ 5÷16 jk, m Ren ngoài d2 18÷30 j, m 33÷45 jh Ren trong D, D2, D1 Từ 5÷45 H
- Miền dung sai kích thước và các kiểu lắp tiêu chuẩn được chỉ dẫn trong bảng sau (TCVN 2249–93).
- c. Lắp ghép có độ dôi Lắp ghép có độ dôi được sử dụng đối với những mối ghép cố định cần siết chặt tương tự như lắp ghép trung gian nhưng không có thành phần phụ để siết chặt. Sai lệch cơ bản của kích thước ren được quy định theo TCVN 2250–93 và được chỉ dẫn trong bảng sau Sai lệch cơ bản khi Đường kính bước ren, p, mm Dạng ren của ren Lớn hơn Đến 1,25 1,25 d e c Ren ngoài d2 n, p, r D và D2 H Ren trong D1 D C
- Miền dung sai kích thước và các kiểu lắp tiêu chuẩn được chỉ dẫn trong bảng sau (TCVN 2250–93).
- 5. Ký hiệu ren trên bản vẽ Đường kính danh nghĩa Bước ren (nếu ren phi tiêu chuẩn) Số đầu mối (nếu số đầu mối >2) Hướng xoắn (nếu là hướng trái) Kí hiệu miền dung sai của ren Ví dụ : Một số ký hiệu ren có ký hiệu sai lệch và lắp ghép * Ghi cho mối ghép : Ví dụ 1: M12 x1 –6H/6g 6H : ký hiệu miền dung sai ren trong, H là sai lệch cơ bản, chỉ số cấp chính xác là 6 6g : ký hiệu miền dung sai ren ngoài, cấp chính xác 6, sai lệch cơ bản g
- Ví dụ 2: M12 x 1 –4H5H/4h hoặc M12 x1 –7H/7g6g Miền dung sai ren trong 4H5H là phối hợp miền dung sai đường kính trung bình (D2) 4H với miền dung sai đường kính trong (D1) 5H Miền dung sai ren ngoài 7g6g : + 7g : là miền dung sai đường kính trung bình (d2) + 6g : là miền dung sai đường kính ngoài d * Ghi cho chi tiết : Ví dụ 1: M12 x1 –6H hoặc M12 x1 –4H5H với ren trong Ví dụ 2: M12 x1 – 6g hoặc M12 x1 – 7g6g với ren ngoài Ví dụ 3: Tr 20 x4 LH – 7e : Đây là ký hiệu cho chi tiết ren ngoài Tr : ren thang 20 : kích thước danh nghĩa 4 : bước ren LH : hướng xoắn trái 7e : miền dung sai ren ngoài
- * Ký hiệu ren nhiều đầu mối : Tr20 x 4 (P2) – 8e ( chi tiết ren vít ngoài bu lông) Tr20 x 4 (P2) – 8H ( chi tiết ren trong đai ốc) Tr20 x 4 (P2) – 8H/8e ( lắp ghép ren) P2 là bước ren =2 4 là bước xoắn => Số đầu mối n = 4/2=2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng " Dung sai lắp ghép"
0 p | 1300 | 466
-
Bài giảng Dung sai - Kỹ thuật đo lường - Nguyễn Hữu Thật
99 p | 1329 | 280
-
Bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo: Chương 3 - Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt
51 p | 608 | 133
-
Bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo: Chương 5 - Chuỗi kích thước
15 p | 543 | 113
-
Bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo: Chương 2 - Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn
28 p | 653 | 112
-
Bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo: Chương 1 - Khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép
28 p | 453 | 93
-
Bài giảng Dung sai - Kỹ thuật đo lường trình chiếu: Phần 1 - Nguyễn Hữu Thật
99 p | 290 | 54
-
Bài giảng Dung sai kỹ thuật đo - ĐH Phạm Văn Đồng
103 p | 152 | 36
-
Bài giảng Dung sai và kỹ thuật đo - ĐH Phạm Văn Đồng
173 p | 79 | 11
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép - Chương 6 (Phần 1): Dung sai lắp ghép truyền động bánh răng
29 p | 48 | 6
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo: Chương 0 - TS. Nguyễn Thị Phương Mai
58 p | 8 | 5
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo: Chương 1.1 - TS. Nguyễn Thị Phương Mai
20 p | 23 | 5
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo: Chương 1.2 - TS. Nguyễn Thị Phương Mai
28 p | 6 | 5
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo: Chương 3 - TS. Nguyễn Thị Phương Mai
66 p | 9 | 5
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo: Chương 5 - TS. Nguyễn Thị Phương Mai
51 p | 7 | 5
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Phương Mai
23 p | 27 | 5
-
Bài giảng Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo: Chương 2 - TS. Nguyễn Thị Phương Mai
27 p | 5 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn