intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Bài 5 - TS. Nguyễn Anh Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

59
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 5: Chiến lược và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế" trình bày chiến lược kinh doanh quốc tế; cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Bài 5 - TS. Nguyễn Anh Minh

  1. BÀI 5 CHIẾN LƯỢC VÀ CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ Giảng viên: TS. Nguyễn Anh Minh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0013110211 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Thay đổi chiến lược tại P&G Vào những năm 1990, tập đoàn kinh doanh hàng tiêu dùng hàng đầu của Mỹ là Procter & Gamble (P&G) đã thực hiện chương trình tái cơ cấu sâu rộng, với khoảng 30 nhà máy nằm rải rác trên khắp thế giới bị đóng cửa. Cấu trúc tổ chức cũ cồng kềnh được thay thế bằng cấu trúc mới bao gồm 7 đơn vị kinh doanh toàn cầu được toàn quyền tự chủ về sản xuất, marketing, và kể cả công tác phát triển sản phẩm - là hoạt động mà trước đây hoàn toàn do công ty mẹ ở Mỹ thực hiện. Mỗi đơn vị có nhiệm vụ hợp lý hóa sản xuất, tích tụ sản xuất ở một số ít nhà máy lớn, xóa bỏ khác biệt trong chính sách marketing giữa các thị trường, phối hợp phát triển các sản phẩm mới trên phạm vi toàn cầu với chi phí thấp. Kết quả là sang những năm 2000, doanh số bán và lợi nhuận của P&G đã gia tăng mạnh mẽ. 1. Chiến lược mà P&G theo đuổi trước tái cơ cấu là chiến lược gì? 2. Chiến lược mà P&G theo đuổi khi thực hiện tái cơ cấu là chiến lược gì? 3. Tại sao P&G chuyển sang theo đuổi chiến lược mới? v1.0013110211 2
  3. MỤC TIÊU • Lý giải tầm quan trọng của chiến lược và căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. • Giới thiệu các chiến lược mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. • Xem xét vấn đề phân bổ quyền ra quyết định trong phạm vi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. • Giới thiệu các cấu trúc tổ chức mà doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có thể lựa chọn. • Trình bày các cơ chế phối hợp và kiểm soát trong phạm vi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. v1.0013110211 3
  4. NỘI DUNG Chiến lược kinh doanh quốc tế Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế v1.0013110211 4
  5. 1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh 1.2. Áp lực giảm chi phí và áp lực thích ứng với địa phương 1.3. Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế v1.0013110211 5
  6. 1.1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC KINH DOANH • Chiến lược là tổng thể Chương trình hành động tổng quát bao gồm các mục tiêu dài hạn và các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu đó nhằm đưa công ty phát triển lên trạng thái cao hơn. • Chiến lược quốc tế bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần đạt được thống qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty phát triển lên trạng thái mới cao hơn về chất. • Bản chất sâu xa là:  Mục tiêu cao nhất của hầu hết các doanh nghiệp là gia tăng lợi nhuận và  Làm thế nào để gia tăng lợi nhuận nhằm đưa công ty phát triển lên trạng thái mới cao hơn  2 con đường để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận v1.0013110211 6
  7. 1.1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (tiếp theo) Giảm chi phí – DN cần giảm chi phí tạo giá trị - cụ thể là giảm chi phí khi thực hiện các hoat động tạo giá trị như marketing, phát triển sản phẩm, cung ứng đầu vào - đầu ra, sản xuất/gia công/lắp ráp… (Ví dụ: P&G). HOẠT ĐỘNG TẠO GIÁ TRỊ Cơ sở hạ tầng tổ chức DN Các hoạt Quản trị nhân lực Gi động hỗ trợ át Phát triển công nghệ rị Mua sắm Dịch vụ rị Cung ứng Sản xuất/ Cung ứng Marketing át gia công/ & bán hàng Gi đầu vào đầu ra lắp ráp Các hoạt động cơ bản v1.0013110211 7
  8. 1.1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (tiếp theo) Tăng giá trị – Doanh nghiệp có thể làm tăng giá trị sản phẩm của mình dưới con mắt khách hàng ở các góc độ chất lượng, thiết kế, vận hành, tính năng, dịch vụ khách hàng, thương hiệu… (Ví dụ: các dòng xe của BMW, Mercedes). Về thực chất việc DN làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu, sở thích của thị trường chính là để tăng giá trị sản phẩm. BMW i3 - xe sang chạy điện công nghệ cao v1.0013110211 8
  9. 1.2. ÁP LỰC GIẢM CHI PHÍ VÀ ÁP LỰC THÍCH ỨNG VỚI ĐỊA PHƯƠNG • Áp lực giảm chi phí cao - ở các ngành sản xuất các mặt hàng chuẩn hóa, các mặt hàng đáp ứng nhu cầu phổ biến. Ví dụ: các ngành sản xuất hóa chất, xăng dầu, xi măng, sắt thép, chíp bán dẫn, máy tính cá nhân, màn hình tinh thể lỏng… • Áp lực giảm chi phí thấp – đối với các sản phẩm có tính vượt trội, ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu riêng biệt (ví dụ: phần mềm máy tính, ô tô Alfa Romeo, thiết bị công nghệ tinh vi…). v1.0013110211 9
  10. 1.2. ÁP LỰC GIẢM CHI PHÍ VÀ ÁP LỰC THÍCH ỨNG VỚI ĐỊA PHƯƠNG • Áp lực thích ứng với địa phương phát sinh do có sự khác biệt giữa các thị trường.  Khác biệt về sở thích và thị hiếu của khách hàng (do yếu tố lịch sử hoặc văn hóa). Ví dụ: xe bán tải ở Mỹ và châu Âu, chương trình MTV ở Mỹ và các khu vực khác  Trao chức năng sản xuất và marketing cho các chi nhánh trên thị trường nước ngoài.  Khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán tiêu dùng (chủ yếu mang tính lịch sử). Ví dụ: điện 110-120V ở Mỹ, 220/240V - châu Âu, 100V - Nhật Bản  Trao chức năng sản xuất cho các chi nhánh trên thị trường nước ngoài.  Khác biệt về kênh phân phối. Ví dụ: Siêu thị ở Brazil, Ba Lan, Nga; bán hàng ở Mỹ (hard sell) và Nhật Bản (soft sell)  Trao chức năng marketing cho các chi nhánh trên thị trường nước ngoài.  Quy định của Chính phủ. Ví dụ: quy định sản xuất - kinh doanh thuốc chữa bệnh  Nên tổ chức sản xuất tại chỗ. v1.0013110211 10
  11. 1.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ Việc lựa chọn chiến lược của một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế sẽ tùy thuộc vào: • Doanh nghiệp đối mặt với áp lực giảm chi phí như thế nào (cao hay thấp). • Doanh nghiệp đối mặt với áp lực thích ứng với địa phương như thế nào (cao hay thấp). BỐN CHIẾN LƯỢC CƠ BẢN Cao Chiến lược Chiến lược toàn cầu xuyên quốc gia Áp lực giảm chi phí Chiến lược Chiến lược quốc tế đa quốc gia Thấp Thấp Cao Áp lực thích ứng với địa phương v1.0013110211 11
  12. 1.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ (tiếp theo) Chiến lược toàn cầu (Global Strategy) – Chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận trên cơ sở cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu. • Từng hoạt động tạo giá trị - sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm được tập trung thực hiện ở một số ít địa điểm trên thế giới. • Sản phẩm mang tính chuẩn hóa, cạnh tranh chủ yếu dựa trên chi phí – giá. Áp dụng chính sách marketing chung cho tất cả các thị trường (Ví dụ: Intel, Motorola, Texas Instruments trong ngành công nghiệp bán dẫn). v1.0013110211 12
  13. 1.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ (tiếp theo) Chiến lược đa quốc gia (Multinational Strategy) – Chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm (từ đó gia tăng lợi nhuận) của DN bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường nước ngoài. • Để đáp lại áp lực thích ứng, mỗi một chi nhánh ở nước ngoài thực hiện hầu hết tất cả hoạt động tạo giá trị quan trọng như sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm… • Chiến lược này phù hợp khi có sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường về sở thích, thị hiếu và khi áp lực giảm chi phí là không cao. v1.0013110211 13
  14. 1.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ (tiếp theo) Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy) – Chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường. • Các đơn vị kinh doanh có quyền tự chủ cao trong thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như sản xuất, marketing (để thích ứng tốt), đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau (để giảm chi phí). Ví dụ: Cartepillar. • Theo đuổi chiến lược này là hết sức phức tạp do mâu thuẫn giữa yêu cầu giảm chi phí với yêu cầu thích ứng. v1.0013110211 14
  15. 1.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ (tiếp theo) Chiến lược quốc tế (International Strategy) – Chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận bằng cách chuyển giao và khai thác các sản phẩm và kỹ năng vượt trội của DN trên thị trường nước ngoài. • Sản phẩm được thiết kế, phát triển, sản xuất và tiêu thụ ở thị trường nội địa ra nước ngoài với những thích ứng không đáng kể; hoặc sản phẩm được thiết kế hoàn toàn trong nước, còn việc sản xuất và tiêu thụ giao cho các chi nhánh nước ngoài thực hiện. • Phù hợp với những sản phẩm có nhu cầu phổ biến nhưng không có, hoặc có rất ít, đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: máy photocopy của Xerox trong những năm 1960, phần mềm của Microsoft. v1.0013110211 15
  16. 1.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ (tiếp theo) Chuyển đổi chiến lược – Doanh nghiệp theo đuổi các Chiến lược quốc tế và Chiến lược đa quốc gia thường có xu hướng chuyển sang Chiến lược toàn cầu hoặc Chiến lược xuyên quốc gia (Ví dụ: Xerox, P&G, Unilever). XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CHIẾN LƯỢC Cao Chiến lược Chiến lược toàn cầu xuyên quốc gia Áp lực giảm chi phí Chiến lược Chiến lược quốc tế đa quốc gia Thấp Thấp Cao Áp lực thích ứng với địa phương v1.0013110211 16
  17. 2. CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 2.1. Phân cấp quản lý theo chiều dọc 2.2. Phân cấp quản lý theo chiều ngang 2.3. Cơ chế phối hợp và kiểm soát v1.0013110211 17
  18. 2.1. PHÂN CẤP QUẢN LÝ THEO CHIỀU DỌC Phân cấp quản lý theo chiều dọc – Việc ra quyết định được phân bổ như thế nào giữa các cấp quản lý? • Quản lý tập trung: Phần lớn quyết định được đưa ra ở các cấp quản trị cao nhất, chẳng hạn như trụ sở chính. • Phân cấp quản lý: Quyết định có thể được đưa ra ở các cấp quản trị thấp hơn, chẳng hạn như các chi nhánh ở nước ngoài. • Các doanh nghiệp ít khi thực hiện quản lý tập trung hay phân cấp quản lý hoàn toàn, mà thường tìm kiếm cách tiếp cận nào hiệu quả nhất. • Doanh nghiệp có thể thực hiện quản lý tập trung ở một số khu vực thị trường, và thực hiện phân cấp ở các thị trường khác. v1.0013110211 18
  19. 2.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ THEO CHIỀU NGANG Phân cấp quản lý theo chiều ngang – Doanh nghiệp được phân chia thành các đơn vị, bộ phận chức năng như thế nào. Có 4 loại cấu trúc tổ chức phổ biến đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. v1.0013110211 19
  20. 2.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ THEO CHIỀU NGANG Phân cấp quản lý theo chiều ngang – Doanh nghiệp được phân chia thành các đơn vị, bộ phận chức năng như thế nào. Có 4 loại cấu trúc tổ chức phổ biến đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Trụ sở chính Bộ phận nội địa Bộ phận nội địa Bộ phận nội địa Bộ phận quốc tế Phụ trách nhóm Phụ trách nhóm Phụ trách nhóm Phụ trách nhóm sản sản phẩm A sản phẩm B sản phẩm C phẩm ở nước ngoài Các đơn vị chức năng Quốc gia 1 Quốc gia 2 Phụ trách các Phụ trách các nhóm sản phẩm nhóm sản phẩm Các đơn vị chức năng v1.0013110211 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2