intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - TS. Vũ Thế Dũng

Chia sẻ: Caphesuadathemduong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 Sự khác biệt giữa các quốc gia cung cấp cho người học những kiến thức như: Hệ thống chính trị; Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân; Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân; Dân chủ và độc tài; Sự khác biệt về Luật hợp đồng; Quyền sở hữu và Sự tham nhũng;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 2 - TS. Vũ Thế Dũng

  1. Kinh tế chính trị Văn hóa
  2. Sự khác biệt về kinh tế chính trị
  3. Hệ thống chính trị  Kinh tế chính trị của một quốc gia liên quan đến mối quan hệ hỗ tương giữa hệ thống chính trị, kinh tế và luật pháp, chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, qua đó tác động sâu sắc đến nền kinh tế
  4. Hệ thống chính trị  Hệ thống chính trị liên quan đến tổ chức và các hoạt động của bộ máy nhà nước  Hệ thống chính trị có thể được đánh giá dựa trên:  Mức độ chủ nghĩa tập thể hay chủ nghĩa cá nhân  Mức độ dân chủ hay độc tài
  5. Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân  Chủ nghĩa tập thể là hệ thống chính trị chú trọng đến những mục tiêu của tập thể hơn là những mục tiêu cá nhân  Nhà triết học Hy Lap Plato (427-347 BC) được xem là người đặt nền móng tư tưởng cho chủ nghĩa tập thể, những trong thời đại hiện nay chủ nghĩa tập thể thường được đánh đồng với chủ nghĩa xã hội
  6. Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân  Chủ nghĩa xã hội chủ trương nhà nước nắm quyền sở hữu các cơ sở sản xuất , phân phối và trao đổi trọng yếu nhất của đất nước.  Các công ty quốc doanh hướng hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội chứ không vì lợi ích của một nhà tư bản riêng lẻ nào  Đầu thế kỷ 20, CNXH phân thành hai nhóm:  Chủ nghĩa cộng sản chủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng đấu tranh cách mạng  Đảng xã hội dân chủ
  7. Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân  Giữa thập niên 1990, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở nhiều quốc gia trên thế giới  Các Đảng Dân chủ Xã hội cũng trở nên thất thế khi các quốc gia chuyển dịch sang nền kinh tế tự do thị trường  Các công ty quốc doanh đang dần được tư hữu hóa
  8. Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân  Chủ nghĩa cá nhân là triết lý mỗi cá nhân đề có quyền tự do hoạt động kinh tế và quan điểm chính trị  Cha đẻ của chủ nghĩa cá nhân là triết gia vĩ đại Aristotle (384-322 BC), người cho rằng sự khác biệt và quyền sở hữu của mỗi cá nhân là ham muốn bất diệt trong mỗi con người  Theo chủ nghĩa cá nhân, mỗi cá nhân có quyền tự do làm kinh tế và tự do về lập trường chính trị trong khuôn khổ của một xã hội  Ngày nay, chủ nghĩa cá nhân đồng nghĩa với hệ thống chính trị dân chủ và nền kinh tế tự do thị trường
  9. Dân chủ và độc tài  Dân chủ liên quan đến hệ thống chính trị mà những người lãnh đạo bộ máy nhà nước được bầu cử trực tiếp bởi nhân dân hoặc những người đại diện của nhân dân  Độc tài là hình thức chính trị mà một cá nhân hay một đảng phái hoàn toàn khống chế mọi hoạt động sống trong một quốc gia, và nghiêm cấm sự tồn tại của đảng phái đối lập  Dân chủ thường đi đôi với chủ nghĩa cá nhân và cộng sản thường đi với chủ nghĩa tập thể hay chủ nghĩa độc tài
  10. Dân chủ và độc tài  Chủ nghĩa dân chủ thuần túy dựa trên quan điểm mỗi cá nhân đều có quyền tham gia trực tiếp vào các quyết định của một quốc gia  Ngày nay hầu hết các quốc gia dân chủ dựa trên thể chế đại diên dân chủ, trong đó các công dân sẽ bầu cử đại diện của mình để giải quyết các vấn đề của quốc gia
  11. Dân chủ và độc tài  Hiện tại thế giới có bốn biến thể của chủ nghĩa độc tài:  Độc tài cộng sản  Độc tài tôn giáo  Độc tài sắc tộc  Độc tài tả khuynh: tự do về kinh tế nhưng hạn chế về chính trị
  12. Hệ thống kinh tế  Tư tưởng chính trị và hệ thống kinh tế luôn gắn liền với nhau  Những quốc gia đề cao lợi ích cá nhân thường chủ trương một nền kinh tế tự do thị trường  Có ba hệ thống kinh tế chính:  Kinh tế thị trường  Kinh tế bao cấp  Kinh tế hỗn hợp
  13. Kinh tế thị trường  Trong nền kinh tế thị trường, tất cả mọi hoạt động sản xuất được tư hữu hóa và được quyết định bởi quy luật cung cầu  Chính phủ có vai trò khuyến khích sự cạnh tranh tự do và lành mạnh giữa các nhà sản xuất tư nhân
  14. Kinh tế bao cấp  Trong nền kinh tế bao cấp, chính phủ giữ vai trò quyết định đất nước sẽ làm ra những sản phẩm và dịch vụ nào, số lượng và giá bán bao nhiêu  Tất cả các đơn vị kinh doanh đều thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước sẽ phân bổ nguồn lực vì “lợi ích của toàn xã hội”  Tuy nhiên, bởi vì việc kiểm soát chi phí và hoạt động hiệu quả không mang lại nhiều lợi ích cá nhân, nên các nền kinh tế bao cấp thường trì trệ và kém phát triển
  15. Kinh tế hỗn hợp  Trong nền kinh tế hỗn hợp, một bộ phận của nền kinh tế sẽ được tư hữu hóa và hoạt động dưới hình thức tự do thị trường, trong khi một bộ phận khác được quốc hữu hóa và do nhà nước điều tiết  Các chính phủ thường có xu hướng quốc hữu hóa những công ty có liên quan đến an ninh quốc gia
  16. Hệ thống luật lệ  Có ba hệ thống luật lệ chính:  Luật lệ phổ thông: dựa trên truyền thống và phong tục tập quán  Dân luật: dựa trên các điều quy định của hiến pháp  Giáo luật: dựa trên những giáo điều
  17. Sự khác biệt về Luật hợp đồng  Tùy thuộc vào hệ thống luật lệ, hợp đồng được hiểu theo hai hướng khác nhau:  Hợp đồng là văn bản ghi nhận các điều kiện trao đổi và liệt kê chi tiết các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia  Luật hợp đồng là những điều quy định trong luật pháp kiểm soát việc thực thi hợp đồng
  18. Sự khác biệt về Luật hợp đồng  Trong hệ thống Luật lệ phổ thông, hợp đồng thường rất chi tiết, các khả năng xảy ra đều được đề cập đến  Trong hệ thống dân luật, hợp đồng thường ngắn hơn và ít chi tiết hơn, vì có nhiều điều đã được quy định trong Hiến pháp
  19. Sự khác biệt về Luật hợp đồng  Nhiều quốc gia đã thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán Quốc tế, trong đó thiết lập những quy chuẩn kiểm soát việc lập và thực hiện các hợp đồng thương mại giữa bên mua và bên bán đến từ những quốc gia khác nhau
  20. Quyền sở hữu và Sự tham nhũng  Là quyền được pháp luật công nhận về việc sở hữu các nguồn lực và tạo ra thu nhập hợp pháp từ các nguồn lực đó  Các quốc gia khác nhau trong việc thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu  Quyền sở hữu có thể bị xâm phạm thông qua:  Các hành động riêng biệt  Các hành động mang tính cộng đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2