Chương mở đầu:<br />
KHÁI NIỆM VỀ<br />
<br />
KINH TẾ LƯỢNG<br />
(ECONOMETRICS)<br />
<br />
1<br />
<br />
1. Kinh tế lượng là gì?<br />
- Kinh tế lượng (econometrics) là một môn phân tích thực<br />
nghiệm dựa vào các phương pháp của thống kê học và toán<br />
kinh tế, đồng thời xây dựng các mô hình kinh tế trên cơ sở các<br />
lý luận kinh tế học.<br />
- Kinh tế lượng là một phương pháp phân tích định lượng các<br />
vấn đề kinh tế dựa vào việc vận dụng đồng thời lý thuyết và<br />
thực tế, kết hợp với các phương pháp suy đoán thích hợp.<br />
- Kinh tế lượng là tập hợp các công cụ nhằm mục đích dự<br />
báo các biến số kinh tế.<br />
Tóm Lại: Kinh tế lượng là một môn khoa học về đo lường các<br />
mối quan hệ kinh tế diễn ra trong thực tế. Kinh tế lượng ngày<br />
nay là sự kết hợp giữa các lý thuyết kinh tế hiện đại, thống kê<br />
toán học và máy vi tính, nhằm định lượng các mối quan hệ<br />
kinh tế, dự báo khả năng phát triển hay diễn biến của các hiện<br />
tượng kinh tế và phân tích các chính sách kinh tế.<br />
2<br />
<br />
1. Kinh tế lượng là gì?<br />
CÔNG CỤ<br />
TOÁN HỌC<br />
<br />
LÝ THUYẾT<br />
KINH TẾ<br />
<br />
KINH TẾ<br />
LƯỢNG<br />
<br />
PP LUẬN<br />
THỐNG KÊ<br />
3<br />
<br />
2. Mối quan hệ giữa KTL và các<br />
môn học khác<br />
- Các lý thuyết kinh tế thường nêu ra các giả thuyết<br />
hay giả thiết mà chỉ nói về chất, còn kinh tế lượng trên<br />
cơ sở lý thuyết này sẽ cho ta biết thêm về mặt lượng.<br />
- Toán kinh tế thường trình bày kinh tế dưới dạng toán<br />
học, phương trình mà chúng không thể đo hoặc kiểm<br />
tra bằng thực nghiệm. Còn kinh tế lượng chủ yếu quan<br />
tâm đến việc kiểm tra về mặt thực nghiệm các lý thuyết<br />
kinh tế.<br />
- Thống kê kinh tế chủ yếu liên quan đến việc thu<br />
thập, xử lý và trình bày số liệu dưới dạng số liệu thô,<br />
còn kinh tế lượng trên cơ sở những con số này để<br />
kiểm tra các lý thuyết kinh tế.<br />
4<br />
<br />
3. Mục đích của Kinh tế lượng<br />
- Hai mục đích chính của kinh tế lượng là cung cấp<br />
nội dung thực nghiệm cho lý luận kinh tế và đưa<br />
các lý luận kinh tế đi kiểm định xem đúng hay sai.<br />
Ví dụ: lý luận kinh tế có thể cho rằng<br />
một đường cầu phải dốc xuống. Song<br />
kinh tế lượng sẽ coi tuyên bố như vậy<br />
là một giả thuyết và có thể tiến hành<br />
kiểm định, tìm ý nghĩa thống kê giữa<br />
mức giá và lượng cầu để xem đường<br />
cầu có đúng là dốc xuống hay không,<br />
hay nói theo cách của kinh tế lượng là<br />
xem giả thuyết trên có thể chấp nhận<br />
được hay không.<br />
5<br />
<br />