intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn học Luật hành chính 2: Chương 4 - Nguyễn Hữu Lạc

Chia sẻ: Bautroibinhyen Bautroibinhyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

131
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Luật hành chính 2 - Chương 4: Thủ tục hành chính" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thủ tục hành chính; chủ thể của thủ tục hành chính, quy phạm về quan hệ thủ tục hành chính,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn học Luật hành chính 2: Chương 4 - Nguyễn Hữu Lạc

25/10/2016<br /> <br /> CHƯƠNG IV<br /> THỦ TỤC HÀNH CHÍNH<br /> <br /> Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian và là cách<br /> thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước trong<br /> mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Nó<br /> được đặt ra để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện mọi hình<br /> thức hoạt động cần thiết của mình trong đó bao gồm cả trình tự<br /> thành lập công sở, trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động cán bộ,<br /> công chức, trình tự lập quy, áp dụng quy phạm pháp luật để đảm<br /> bảo các quyền chủ thể và xử lý vi phạm, trình tự điều hành, tổ chức<br /> các hoạt động tác nghiệp hành chính.<br /> <br /> 3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính<br /> - Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định<br /> trong các quyết định hành chính được thi hành thuận lợi<br /> - Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định<br /> được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp lý cũng như các<br /> hậu quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra.<br /> <br /> I. KHÁI NIỆM, ÐẶC ÐIỂM, Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH<br /> 1. Những quan điểm chung về thủ tục hành chính<br /> - Thủ tục là phương cách giải quyết công việc theo một trình tự<br /> nhất định<br /> + Thủ tục lập hiến và lập pháp: là thủ tục làm hiến pháp và làm<br /> luật.<br /> + Thủ tục tố tụng tư pháp: là thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự,<br /> định tội được thực hiện bởi các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử<br /> và thi hành án.<br /> + Thủ tục hành chính: là thủ tục thực hiện thẩm quyền trong hoạt<br /> động quản lý hành chính nhà nước.<br /> <br /> 2. Ðặc điểm của thủ tục hành chính<br /> - Thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan và công chức<br /> nhà nước.<br /> - Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết công việc nội bộ của nhà<br /> nước và công việc liên quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý<br /> của công dân<br /> - Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động cho phép, ra<br /> quyết định có tính chất đơn phương và đòi hỏi thi hành ngay nhằm<br /> mục đích giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả những công việc diễn<br /> ra hàng ngày trong xã hội.<br /> - Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu tại<br /> tại văn phòng công sở nhà nước và phương tiện truyền đạt quyết định<br /> cũng như các thông tin quản lý phần lớn là văn bản.<br /> - Cải cách thủ tục hành chính là một hoạt động đòi hỏi phải thực hiện<br /> thường xuyên, hiệu quả.<br /> <br /> - Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp<br /> lý sẽ tạo khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định<br /> quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt<br /> động quản lý nhà nước.<br /> - Thủ tục hành chính liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của công<br /> dân.<br /> - Thủ tục hành chính cũng là một biện pháp của pháp luật về hành<br /> chính nên việc xây dựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ<br /> có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng và phát triển luật<br /> pháp.<br /> - Thủ tục hành chính xét trên một phương diện nhất định là sự biểu<br /> hiện trình độ văn hóa của tổ chức.<br /> <br /> 25/10/2016<br /> <br /> II. CHỦ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH<br /> Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là những chủ thể có thẩm<br /> quyền nhân danh nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính gồm các<br /> cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và những người có thẩm quyền<br /> công vụ.<br /> Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là công dân và cũng có thể là cơ<br /> quan nhà nước, tổ chức xã hội và những người có thẩm quyền công<br /> vụ.<br /> Ngoài ra, còn có chủ thể của thủ tục hành chính với tư cách là bên<br /> thứ ba như: người làm chứng, người giám định, người phiên dịch,<br /> người chứng kiến.<br /> <br /> Điều kiện làm phát sinh các quan hệ thủ tục hành chính bao gồm:<br /> - Có quy phạm nội dung và các quy phạm thủ tục hành chính phù<br /> hợp với nó.<br /> - Có sự kiện pháp lý làm cơ sở để xuất hiện quan hệ pháp luật<br /> hành chính.<br /> - Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính phải có năng lực chủ thể<br /> hành chính.<br /> <br /> 2. Phân loại theo các loại hình công việc cụ thể mà các cơ quan nhà<br /> nước được giao thực hiện trong quá trình hoạt động của mình<br /> Theo cách phân loại này thì ta có các thủ tục như:<br /> - Thủ tục thông qua và ban hành văn bản pháp quy;<br /> - Thủ tục xét phong đơn vị, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua;<br /> - Thủ tục tuyển dụng cán bộ<br /> - Thủ tục giải quyết các công việc hành chính theo yêu cầu hợp pháp<br /> của các cá nhân, tổ chức…<br /> <br /> III. QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH<br /> Quy phạm thủ tục hành chính<br /> Là các quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành<br /> trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của các chủ thể.<br /> 2. Quan hệ thủ tục hành chính<br /> Các quan hệ thủ tục hành chính phát sinh trên cơ sở quy phạm<br /> thủ tục hành chính được gọi là quan hệ thủ tục hành chính.<br /> <br /> IV. CÁC LOẠI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH<br /> Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước<br /> - Thủ tục trước bạ, hộ tịch;<br /> - Thủ tục trong lĩnh vực đăng ký và hoạt động kinh doanh;<br /> - Thủ tục trong xuất nhập khẩu hàng hóa;<br /> - Thủ tục liên quan đến đất đai, nhà ở, xây dựng;<br /> - Thủ tục liên quan đến hoạt động đền bù và giải phóng mặt bằng…<br /> <br /> 3. Phân loại theo chức năng hoạt động của các cơ quan<br /> <br /> 25/10/2016<br /> <br /> 4. Phân loại dựa trên quan hệ công tác<br /> - Thủ tục hành chính nội bộ:<br /> - Thủ tục hành chính liên hệ:<br /> - Thủ tục văn thư<br /> <br /> 2. Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính<br /> - Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được<br /> thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện đúng trình tự<br /> với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép.<br /> - Khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo tính chính xác, công minh:<br /> tính chính xác, công minh trong thủ tục hành chính được đảm bảo thực<br /> hiện bởi hoạt động của cơ quan tiến hành thủ tục.<br /> - Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật.<br /> - Thủ tục hành chính phải được thực hiện đơn giản, tiết kiệm.<br /> <br /> 2. Các giai đoạn của thủ tục hành chính<br /> Giai đoạn 1: Quy định thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp<br /> luật, thủ tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành<br /> chính có những đặc điểm riêng được xem xét trong các quy định về<br /> trách nhiệm hành chính, văn bản hành chính.<br /> Giai đoạn 2: Quy định thủ tục giải quyết các vụ việc riêng biệt - cụ<br /> thể bao gồm thủ tục xử phạt hành chính; thủ tục giải quyết khiếu nại,<br /> tố cáo đối với hành vi lạm quyền, vi phạm pháp luật của người có<br /> chức vụ; thanh tra<br /> <br /> V. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC<br /> HÀNH CHÍNH<br /> Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính<br /> - Xây dựng thủ tục hành chính phải phù hợp với pháp chế xã hội<br /> chủ nghĩa, phù hợp với pháp luật hiện hành của nhà nước ta<br /> - Xây dựng thủ tục hành chính phù hợp với thực tế, với nhu cầu<br /> khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.<br /> - Xây dựng thủ tục hành chính sao cho đơn giản, dễ hiểu, công<br /> khai, thuận lợi cho việc thực hiện<br /> <br /> VI. THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH<br /> 1. Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện thủ tục hành chính<br /> - Thủ tục hành chính liên quan đến thể chế quản lý, tổ chức bộ máy, chế độ<br /> công vụ, quy chế làm việc và sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính.<br /> - Mọi cơ quan nhà nước khi giải quyết công việc phải công khai hóa các thủ tục<br /> hành chính có liên quan đến hoạt động của mình và có nghĩa vụ phải tự mình<br /> thực hiện đúng các thủ tục đã công bố, không được tùy tiện thay đổi, bổ sung<br /> - Giải quyết kịp thời các khiếu nại của nhân dân về việc thực hiện không đúng<br /> các thủ tục hành chính làm tổn hại đến lợi ích của nhà nước và của nhân dân.<br /> - Các cơ quan nhà nước và cán bộ có thẩm quyền khi nhận được đơn thư<br /> khiếu nại của công dân, tổ chức cần phải kịp thời trả lời, giải quyết theo đúng<br /> thẩm quyền của mình.<br /> <br /> Thủ tục này bao gồm một số bước sau:<br /> - Khởi xướng vụ việc;<br /> - Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc;<br /> - Thi hành quyết định;<br /> - Khiếu nại và xem xét lại quyết định bị khiếu nại hoặc xem xét lại<br /> quyết định đã ra khi phát hiện tình tiết mới.<br /> <br /> 25/10/2016<br /> <br /> VII. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH<br /> 1 Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính<br /> Thủ tục hành chính của nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều nhược điểm. Cụ<br /> thể:<br /> - Ðòi hỏi quá nhiều giấy tờ gây phiền hà cho nhân dân nhất là đối với những<br /> người ít hiểu biết các quy định về lề lối làm việc của các cơ quan nhà nước.<br /> - Nhiều cửa, nhiều cấp trung gian không cần thiết, rườm rà, không rõ ràng về<br /> trách nhiệm.<br /> - Trì trệ, không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa, còn theo thói quen,<br /> kinh nghiệm và còn dựa trên các cơ sở thực tế không còn phù hợp.<br /> - Thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tùy tiện.<br /> - Thiếu công khai.<br /> <br /> 2. Ý nghĩa của việc cải cách thủ tục hành chính<br /> - Cải cách thủ tục hành chính trước hết là nhằm giảm bớt những quy<br /> định rườm rà không cần thiết.<br /> - Cải cách thủ tục hành chính nhằm khắc phục sự chồng chéo lẫn<br /> nhau trong việc phục vụ các yêu cầu của người dân.<br /> - Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường,<br /> củng cố mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân; tăng cường sự<br /> tham gia quản lý nhà nước của nhân dân.<br /> <br /> VIII. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT 30C/NQ-CP<br /> 3. Mục tiêu và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính trong giai<br /> đoạn hiện nay<br /> - Phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, rườm<br /> rà, phức tạp.<br /> - Phải đạt được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và giải quyết<br /> công việc của dân và tổ chức.<br /> <br /> 1. Cải cách thể chế<br /> 2. Cải cách thủ tục hành chính<br /> 3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước<br /> 4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên<br /> chức.<br /> 5. Cải cách tài chính công.<br /> 6. Hiện đại hoá hành chính<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1