intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 8 - Bài 11: Câu ghép

Chia sẻ: Thái Từ Khôn | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:25

17
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 8 - Bài 11: Câu ghép được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nắm được đặc điểm và cách nối các vế câu ghép, biết phân biệt câu ghép với câu đơn mở rộng thành phần; luyện tập xác định quan hệ ý nghĩa giũa các vế câu ghép, nội dung biểu thị của từng vế;... Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 8 - Bài 11: Câu ghép

  1. VD 1: Mèo chạy. VD 2: Mèo chạy làm đổ lọ hoa. VD 3: Mèo chạy, lọ hoa đổ.
  2. VD 1: Mèo// chạy. VD 2: Mèo / chạy // làm đổ lọ hoa. VD 3: Mèo / chạy, lọ hoa / đổ.
  3.            CÂU GHÉP I. Đặc điểm câu ghép. VD (SGK/111) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
  4.            CÂU GHÉP I. Đặc điểm của câu ghép: VD (SGK/111) 2. Tôi //quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy /nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. 1 cụm C-V làm nồng cốt, 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT câu đơn mở rộng 5. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi //âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Câu có một kết cấu C-V câu đơn 7. Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi /đi học. Câu có 3 cụm C – V không bao chứa nhau . Mỗi cụm C-V tạo thành 1 vế câu câu ghép
  5.             CÂU GHÉP Kiểu cấu tạo câu Câu cụ thể Câu có một cụm C-V 5 Câu có hai Cụm C-V nhỏ nằm trong 2 hoặc nhiều cụm cụm C-V lớn C-V Các cụm C-V không bao 7 chứa nhau
  6.            CÂU GHÉP Ghi nhớ 1 Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
  7. CÂU GHÉP I. Đặc điểm của 1. Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều câu ghép: và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi II. Cách nối các lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu vế câu: trường. 1. Câu ghép ở ví dụ 1, mục I: 3. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. 4. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. 6. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
  8. CÂU GHÉP I. Đặc điểm của 1. Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều câu ghép: và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi// II. Cách nối các lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu vế câu: trường. 1. Câu ghép ở ví dụ 1, mục I: 3. Những ý tưởng ấy tôi // chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi // không biết ghi và ngày nay tôi // không Câu 3,6,7 nhớ hết. 4. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi // lại tưng bừng rộn rã. 6. Con đường này tôi // đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên //thấy lạ.
  9. CÂU GHÉP II. Cách nối các vế câu 1. Câu ghép ở ví dụ 1, mục I: câu 3,6, 7 2. Các vế câu được  3. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi nối với nhau bằng  ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. cách: ­ Câu 3: bằng QHT  6. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần “vì”, “và” này tự nhiên thấy lạ. ­ Câu 6: bằng QHT  “nhưng” 7. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. ­ Câu 7: bằng QHT  “vì”, dấu hai chấm
  10.            CÂU GHÉP Các vế trong những câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào? 4.Mẹ bảo đi đường này, nó 1. Vì trời mưa to nên đường ngập lại đi đường kia. lụt. 5. ….”Lão muốn nhờ tôi cho 2. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát Lão gửi 3 sào vườn của mặt đất. thằng con Lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó 3. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đến; khi nào con lão về thì đồi núi dâng cao bấy nhiêu. nó sẽ nhận vườn làm…” (Lão Hạc – Nam Cao)
  11.            CÂU GHÉP Các vế trong những câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào? 4.Mẹ bảo đi đường này, nó 1. Vì trời mưa to nên đường ngập lại đi đường kia. lụt. Cặp chỉ từ: này…. kia…. Cặp QHT: vì….. nên…. 5. ….”Lão muốn nhờ tôi cho 2. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát Lão gửi 3 sào vườn của mặt đất. thằng con Lão; lão viết văn Cặp phó từ: vừa…. đã….. tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó 3. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đến; khi nào con lão về thì đồi núi dâng cao bấy nhiêu. nó sẽ nhận vườn làm…” Cặp đại từ: bao nhiêu…. bấy (Lão Hạc – Nam Cao) nhiêu…. Các vế câu nối với nhau bằng dấu chấm phẩy.
  12.              CÂU GHÉP Ghi nhớ 2 Có hai cách nối các vế câu: - Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể: + Nối bằng một QHT. + Nối bằng một cặp QHT. + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng) - Không dùng từ nối: trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm
  13. TIẾT 44            CÂU GHÉP I. Đặc điểm của câu ghép: II. Cách nối các vế câu: III. Luyện tập: 1. Câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép a- Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông Lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. Ngô Tất Tố - Tắt đèn
  14.              CÂU GHÉP b- Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Gía những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi. (Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu)
  15.             CÂU GHÉP I. Đặc điểm của câu ghép: II. Cách nối các vế câu: III. Luyện tập: 1. Câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép 2, 3. Đặt câu ghép và chuyển thành câu ghép mới bằng cách: a- Bỏ bớt một QHT. b- Đảo lại trật tự các vế câu. 4. Đặt câu ghép với cặp từ hô ứng. 5. Viết đoạn văn về đề tài: thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông (có sử dụng ít nhất 1 câu ghép)
  16.               CÂU GHÉP(tt) I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu  VD. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta  đẹp  bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta  rất  đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của  nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là  vĩ đại,  nghĩa là rất đẹp.       (Phạm văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của TV)
  17. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta  đẹp bởi vì tâm  hồn của người Việt Nam ta  rất đẹp, bởi vì đời  sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước  tới nay là cao quý, là vĩ đại,  nghĩa là rất đẹp.  + Các vế nối với nhau bằng quan hệ từ “bởi  vì” và dấu phẩy. + Vế 1 là kết quả; vế 2, 3 là nguyên nhân.  ­>Quan hệ nguyên nhân.
  18. VD: 1. Tuy trời mưa to nhưng Lan vẫn đến lớp  đúng giờ. 2.Anh đi hay tôi đi. 3. Bạn không nói gì nữa và bạn khóc. 4. Nó càng chăm học nó càng học giỏi. 5. Một người chạy đến rồi cả bọn cùng chạy  đến.
  19. VD: 1. Tuy trời mưa to nhưng Lan vẫn đến lớp đúng giờ.­  QH Tương phản. 2.Anh đi hay tôi đi.­ QH lựa chọn. 3. Bạn không nói gì nữa và bạn khóc.­ QH bổ sung. 4. Nó càng chăm học nó càng học giỏi.­ QH tăng tiến. 5. Một người chạy đến rồi cả bọn cùng chạy đến.­  QH tiếp nối.
  20. * Lưu ý (dấu chấm thứ 2­ ghi nhớ) a­ Lan đạt kết quả cao trong học tập vì bạn ấy  cố gắng nhiều.  b­ Lan đạt kết quả cao trong học tập nhờ bạn  ấy cố gắng nhiều. c­ Nếu Lan cố gắng nhiều  trong học tập thì  bạn ấy sẽ đạt kết quả cao. ­ a, b QH nguyên nhân; c là QH điều kiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2