intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Vật lý lớp 9 - Chủ đề 15: Từ phổ của nam châm và ống dây

Chia sẻ: Thái Từ Khôn | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:18

395
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn Vật lý lớp 9 - Chủ đề 15: Từ phổ của nam châm và ống dây được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nắm được khái niệm về từ phổ; vẽ và xác định được chiều đường sức từ; tìm hiểu các thí nghiệm về từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua;... Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Vật lý lớp 9 - Chủ đề 15: Từ phổ của nam châm và ống dây

  1. TRƯỜNG THCS  THÀNH PHỐ BẾN TRE VẬT LÝ 9 GVBM: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
  2. CHỦ ĐỀ TỪ PHỔ CỦA NAM  CHÂM VÀ ỐNG DÂY
  3. TỪ PHỔ I II ĐƯỜNG SỨC TỪ NỘI DUNG TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA III ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA IV QUY TẮC NẮM TAY PHẢI
  4. I. TỪ PHỔ 1. Thí nghiệm Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa trong phẳng. Đặt tấm nhựa này lên trên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ. C1: Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào? Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực nọ sang cực kia. Càng ra xa nam châm các đường này càng thưa dần.
  5. I. TỪ PHỔ 1. Thí nghiệm 2. Kết luận - Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường. - Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh; nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.
  6. II. ĐƯỜNG SỨC TỪ 1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ a. Dùng bút lông tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực này sang cực  kia của thanh nam châm. S N Đöôøng söùc  töø  ĐƯỜNG SỨC TỪ là các đường cong, nối từ cực này sang cực kia của nam châm
  7. II. ĐƯỜNG SỨC TỪ 1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ b. Dùng các kim nam châm nhỏ đặt nối tiếp nhau trên một đường sức từ vừa vẽ được. S N C2: Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ? Trên mỗi đường sức từ kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.
  8. II. ĐƯỜNG SỨC TỪ 1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ Quy ước: Chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức từ đó. c. Hãy dùng mũi tên đánh dấu chiều các đường sức từ vừa vẽ được C3. Đường sức từ có chiều đi vào cực nào S N và đi ra từ cực nào của thanh nam châm? Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam. S N
  9. II. ĐƯỜNG SỨC TỪ 1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ 2. Kết luận - Các đường sức từ có chiều nhất định. - Ở bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
  10. III. TỪ PHỔ, ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA 1. Thí nghiệm Rắc đều một lớp mạt sắt trên tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua. Rồi gõ nhẹ tấm nhựa
  11. III. TỪ PHỔ, ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA 1. Thí nghiệm C1: So sánh với từ phổ của ống dây và từ phổ của nam châm và cho biết chúng có gì giống nhau, khác nhau. Giống nhau: Phần từ phổ bên ngoài Khác nhau: Trong lòng ống dây thanh nam châm và bên ngoài ống dây cũng có các đường mạt sắt sắp có dòng điện chạy qua giống nhau xếp gần như song song nhau Töø phoå cuûa thanh Töø phoå cuûa oáng
  12. III. TỪ PHỔ, ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA 1. Thí nghiệm C2: Nhận xét về hình dạng của các đường sức từ.  Đường sức từ của ống dây là những đường cong khép kín
  13. III. TỪ PHỔ, ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA 1. Thí nghiệm Đặt các kim nam châm nối tiếp nhau trên một trong các đường sức từ vừa vẽ. Vẽ mũi tên chỉ chiều đường sức từ đó C3: Nhận xét về chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây so với chiều các đường sức từ ở hai cực của thanh nam châm Giống như thanh nam châm, tại 2 đầu ống dây, các đường sức từ cũng có chiều đi vào một đầu (cực Nam) và đi ra từ đầu kia (cực Bắc)
  14. III. TỪ PHỔ, ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA 1. Thí nghiệm 2. Kết luận – SGK trang 66 a) Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm giống nhau. Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ, được sắp xếp gần như song song với nhau. b) Đường sức từ của ống dây là những đường cong khép kín c) Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
  15. IV. QUY TẮC NẮM TAY PHẢI 1. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào? S N N S ++ -- - + 12 V 12 V Keát  luaän:  Chieàu  ñöôøng  söùc  töø  cuûa  oáng  daây  phuï  thuoäc  vaøo  chieàu  cuûa  doøng  ñieän  chaïy  qua  caùc  voøng 
  16. IV. QUY TẮC NẮM TAY PHẢI 2. Quy tắc nắm tay phải Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều các đường sức từ trong lòng ống dây S N Chiều đường sức từ
  17. V. VẬN DỤNG C1: Cho ống dây AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình vẽ. Xác định tên các từ cực của ống dây. A B S N S N
  18. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành C4, C5, C6- trang 64 - Chuẩn bị chủ đề: Lực điện từ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0