intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý marketing - Chương 8: Chiến lược phân phối (Trường ĐH Tài chính - Marketing)

Chia sẻ: Hàn Lâm Cố Mạn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

48
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguyên lý marketing - Chương 8: Chiến lược phân phối. Sau khi học xong chương này, học viên có thể: làm rõ bản chất của phân phối, kênh phân phối và chiến lược phân phối trong hoạt động marketing của doanh nghiệp; nắm được các quy trình thiết kế và quản trị kênh phân phối;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý marketing - Chương 8: Chiến lược phân phối (Trường ĐH Tài chính - Marketing)

  1. CHƯƠNG 8: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI
  2. Mục tiêu chương 8: • Làm rõ bản chất của phân phối, kênh phân phối và chiến lược phân phối trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. • Nắm được các quy trình thiết kế và quản trị kênh phân phối. • Nắm được những hoạt động cơ bản trong phân phối hàng hoá vật chất.
  3. Nội dung chương 8: 1. Khái quát về phân phối 2. Thiết kế kênh phân phối 3. Quản trị kênh phân phối 4. Phân phối vật chất 5. Các hình thức bán lẻ
  4. 1. Các khái niệm Phân phối là hệ thống các hoạt động nhằm chuyển một sản phẩm, một dịch vụ hay một giải pháp đến tay người tiêu dung ở một thời điểm tại một địa điểm nhất định với mục đích thỏa mãn đúng nhu cầu mong đợi của các trung gian hay người tiêu dung cuối cùng.
  5. 1. Các khái niệm (tt) Phân phối giúp thị trường giải quyết các vấn đề về: - Khác biệt về thời gian giữa sản xuất và tiêu thụ - Khác biệt về địa điểm sản xuất và sử dụng - Khác biệt về số lượng sản phẩm giữa sản xuất và tiêu thụ
  6. 1. Các khái niệm (tt) Các công việc của phân phối: • Tập hợp sản phẩm • Dự trữ sản phẩm • Đóng gói sản phẩm • Chuyển chở sản phẩm • Bán sỉ và bán lẻ
  7. 1. Các khái niệm (tt) Kênh phân phối: là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nói cách khác đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp
  8. 1. Các khái niệm (tt) Các đối tượng trong kênh phân phối: • Người sản xuất • Trung gian bán sỉ • Trung gian bán lẻ • Người tiêu dùng cuối cùng
  9. Chiến lược phân phối Chiến lược phân phối là hệ thống các quyết định nhằm chuyển đưa SP về mặt vật chất cũng như về quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm từ NSX đến NTD nhằm đạt hiệu quả cao.
  10. Vai trò • Góp phần thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, thực hiện mục tiêu xâm nhập thị trường; • Liên kết hoạt động sản xuất của mình với khách hàng, trung gian và triển khai các hoạt động marketing; • Tạo sự khác biệt trong thương hiệu, là công cụ cạnh tranh; • Hỗ trợ các chiến lược P còn lại trong 4Ps
  11. Các dòng vận động trong kênh Dòng Dòng Dòng Dòng Dòng SP VC sở hữu thanh tốn thông tin xúc tiến Nhà Nhà Nhà Nhà Nhà SX SX SX SX SX Cty Cty Đại lý vận tải n/cứu TT QC Nhà Nhà Nhà Nhà Nhà BB BB BB BB BB Nhà BL Nhà BL Nhà BL Nhà BL Nhà BL NTD NTD NTD NTD NTD
  12. Các dòng vận động trong kênh ❖ Dòng lưu chuyển sản phẩm vật chất (Physical flow): • Thể hiện sự vận động của SP trong không gian thông qua các phương tiện vận tải từ nhà sản xuất (qua trung gian) đến người tiêu dùng cuối cùng ❖ Dòng lưu chuyển quyền sở hữu (Title flow): • Quyền sở hữu sản phẩm được chuyển từ nhà sản xuất (qua trung gian) đến người tiêu dùng cuối cùng. ❖ Dòng lưu chuyển thanh tốn (Payment flow): • Thể hiện sự vận động của tiền mặt hay chi phiếu và hối phiếu đi ngược từ người tiêu dùng (qua trung gian) đến nhà sản xuất.
  13. ❖ Dòng lưu chuyển thông tin (Information flow): • Thể hiện sự trao đổi t/tin về mua bán sản phẩm giữa các thành viên và cả thông tin phản hồi từ người tiêu dùng cuối cùng. ❖ Dòng lưu chuyển h/động xúc tiến (Promotion flow): • Thể hiện những hoạt động thúc đẩy việc mua và bán hàng giữa các thành viên trong kênh.
  14. Chức năng của kênh • Thông tin • Cổ động kích thích tiêu thụ • Tiếp xúc thiết lập quan hệ với khách hàng • Thích ứng và hoàn thiện sản phẩm • Thương lượng đàm phán • Lưu thông • Tài trợ • San sẻ rủi ro
  15. Các cấu trúc kênh phân phối a/ Hệ thống kênh phân phối truyền thống Đặc điểm : • Các thành viên trong kênh hoạt động độc lập với nhau với mục đích tối đa hố lợi nhuận của mình, cho dù là hoạt động này có thể làm giảm lợi nhuận tổng thể • Không một thành viên nào có thể kiểm sốt hành vi của các thành viên còn lại • Không có ràng buộc nào về vai trò & trách nhiệm trong việc xử lý các tranh chấp
  16. Mô hình kênh phân phối truyền thống trong thị trường B2C: Nguồn: Giáo trình Nguyên lý Marketing (2013)_ Trường đại học Tài chính – Marketing
  17. Mô hình kênh phân phối truyền thống trong thị trường B2C (tt): Kênh 0 cấp (kênh trực tiếp): • Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên số lượng mua phải đủ lớn và qui cách chủng loại hàng hóa không phức tạp lắm. • Thích hợp với SP dễ hư hỏng, giá trị lớn, cồng kềnh, kỹ thuật phức tạp; K/H tập trung ở một khu vực địa lý & một số điều kiện khác VD: Đồ gỗ gia dụng, máy phát điện, cây kiểng, dịch vụ cắt tóc, ăn uống,...
  18. Mô hình kênh phân phối truyền thống trong thị trường B2C (tt): Kênh 0 cấp (kênh trực tiếp): • Các cách thức của Kênh PP trực tiếp trên thị trường B2C
  19. Mô hình kênh phân phối truyền thống trong thị trường B2C (tt): Kênh 1 cấp: • Gọi là kênh gián tiếp ngắn vì qua một trung gian. • Được hình thành khi người BLẻ có quy mô lớn, có thể mua khối lượng lớn SP từ nhà sản xuất & họ tự đảm nhiệm chức năng bán buôn. • Có khả năng phổ biến sản phẩm rất rộng rãi, và áp dụng cho nhiều loại hàng hóa khác nhau, đặc biệt là hàng tiêu dùng. VD: cửa hàng vật liệu xây dựng, siêu thị, nhà sách lớn,...
  20. Mô hình kênh phân phối truyền thống trong thị trường B2C (tt): Kênh 2 cấp: • Trong kênh có thêm người BBuôn đóng vai trò tập hợp & điều phối SP từ nhiều nhà SX đến nhiều nhà BLẻ nhỏ • Kênh này vừa có thể tiêu thụ được nhiều hàng hóa vừa có khả năng phổ biến sản phẩm một cách rộng rãi và áp dụng cho nhiều loại hàng hóa và ở nhiều thị trường khác nhau. • Thích hợp với SP giá trị đơn giá thấp, C/Phí thấp được số lượng lớn NTD, trên địa bàn rộng, mua thường xuyên tại các điểm BLẻ nhỏ, linh động VD: bánh kẹo, thuốc lá, báo chí, xà bông, dầu ăn...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2