Bài giảng: nguyên tử
lượt xem 30
download
Thời cổ Hi Lạp: các chất đều cấu tạo từ những phần tử rất nhỏ gọi là “atomos” – không thể chia nhỏ hơn được. Đến giữa thế kỉ XIX: các chất đều được tạo nên từ những hạt cực kì nhỏ bé không thể phân chia được nữa, gọi là nguyên tử. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX: thực nghiệm chứng minh nguyên tử có thật và cấu tạo phức tạp. → Định nghĩa mới: nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé và không thể phân chia trong phản ứng hóa học thông thường. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng: nguyên tử
- Chuyên đề: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ TRẦN MẠNH CƯỜNG - Phần 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - Phần 2: ĐỒNG VỊ - Phần 3: VỎ NGUYÊN TỬ Phần - 4: NĂNG LƯỢNG E TRONG NGUYÊN TỬ - CẤU HÌNH E
- Chuyên đề: Nguyên tử-Cấu tạo nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG Phần 1: Cấu tạo nguyên tử
- Phần 1: Cấu tạo nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG Các nội dung cần nắm vững Khái niệm nguyên tử Thành phần nguyên tử • Thành phần cấu tạo nguyên tử • Một số đặc trưng vật lý của nguyên tử Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học
- Phần 1: Cấu tạo nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG Khái niệm nguyên tử Thời cổ Hi Lạp: các chất đều cấu tạo từ những phần tử rất nhỏ gọi là “atomos” – không thể chia nhỏ hơn được. Đến giữa thế kỉ XIX: các chất đều được tạo nên từ những hạt cực kì nhỏ bé không thể phân chia được nữa, gọi là nguyên tử. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX: thực nghiệm chứng minh nguyên tử có thật và cấu tạo phức tạp. → Định nghĩa mới: nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé và không thể phân chia trong phản ứng hóa học thông thường.
- I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG 1. Sự tìm ra electron Năm 1897, Thomson phát hiện ra tia âm cực mà bản chất là các chùm hạt nhỏ bé mang điện tích âm gọi là electron (e). Mô tả thí nghiệm phát hiện của Thomson: TN1 • Phóng điện hiệu điện thế rất lớn qua 2 điện cực gắn vào đầu ống kín rút gần hết không khí, thấy màn huỳnh quang trong ống thủy tinh phát sáng → có 1 chùm tia không nhìn thấy được đi từ cực âm đến cực dương (gọi là tia âm cực). • Tia âm cực lệch hướng về phía cực dương khi đặt ống thủy tinh trong điện trường → tia âm cực là chùm hạt mang điện tích âm.
- I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG 2. Sự tìm ra hạt nhân Năm 1911, Rutherford đã khám phá ra hạt nhân nguyên tử. Mô tả thí nghiệm phát hiện của Rutherford : TN2 • Cho hạt α (điện tích dương 2+, khối lượng xấp xỉ 4 lần khối lượng nguyên tử H) bắn phá một lá vàng mỏng, dùng huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của hạt α.
- I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG 2. Sự tìm ra hạt nhân Kết quả: • Hầu hết hạt α đi xuyên thẳng qua lá vàng → nguyên tử cấu tạo rỗng • Một số ít hạt bị lệch hướng, số rất ít bật trở lại phía sau khi g ặp lá vàng → Các e chuyển động tạo ra vỏ electron bao quanh hạt mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ (so với kích thước nguyên tử), nằm ở tâm nguyên tử - hạt nhân nguyên tử
- I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG 3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử Sự tìm ra proton • Năm 1918, Rutherford phát hiện 1 loại hạt mang điện tích dương khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt α → gọi là hạt proton (p) Sự tìm ra hạt nơtron • Năm 1932, Chatwick phát hiện 1 loại hạt không mang điện tích khi bắn phá hạt nhân nguyên tử beri bằng hạt α → gọi là nơtron (n). Kết luận: Hạt nhân nguyên tử của mọi nguyên tố đều cấu tạo từ hạt proton và nơtron (Trừ 1 loại nguyên tử H, hạt nhân chỉ gồm 1 proton).
- I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG 4. Đặc tính của các hạt cấu tạo nguyên tử NGUYÊN TỬ Vỏ electron Hạt nhân Đặc tính hạt Nơtron (n) Electron (e) Proton (p) Cu- qe = -1,602.10-19C qp = +1,602.10-19C qn = 0 Điện lông tích (q) Quy 1– 1+ 0 ước Khối lượng me = 9,1095.10-31 kg mp= 1,6726.10-27 kg mn = 1,6748.10-27 kg (m) ≈ 0,549.10-3 u ≈1u ≈1u Số lượng np = ne (p = e) p ≤ n ≤ 1,52p u: đơn vị khối lượng nguyên tử (= 1/12 khối lượng một nguyên tử C chu ẩn) 1u = 1,6605.10-27 kg (còn gọi là đvC - đơn vị cacbon)
- I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG Chú ý: Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân (khối lượng electron không đáng kể so với khối lượng nguyên tử) Trong nguyên tử số electron bằng số proton nên nguyên nguyên tử trung hòa về điện.
- I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG Kích thước nguyên tử: • Đơn vị kích thước nguyên tử thường dùng: - Angstrom: 1 Å = 10-10 m Rhn - Nanomet: 1 nm = 10-9 m = 10 Å Rntử Đường kính nguyên tử: Rntử ≈ 10-10 m • Đường kính hạt nhân: Rhạt nhân ≈ 10-14 m • (Rntử ≈ 104 Rhạt nhân) Đường kính electron và proton ≈ 10-8 nm • Lưu ý: electron chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng c ủa nguyên tử.
- Bài tập áp dụng TRẦN MẠNH CƯỜNG Câu 1: Tính khối lượng nguyên tử oxi, biết hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron. Gợi ý: Ta có: số e = số p = 8 mp = 8× 1,6726.10−27 = 13,3808.10−27 kg mn = 8× 1,6748.10−27 = 13,3984.10−27 kg me = 8× 9,1095.10−31 = 72,876.10−31 kg mhn = mp + mn = 26,7792.10−27 kg mnt = mhn + me = 26,7865.10−27 kg Nhận xét: mnt ≈ mhn = mp + mn Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân.
- II. Hạt nhân nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG 1. Điện tích hạt nhân: Hạt nhân được cấu tạo từ proton (điện tích +1) và nơtron (không mang điện) → điện tích hạt nhân được xác định bằng tổng điện tích các proton. Nếu hạt nhân có Z proton → điện tích hạt nhân: Z+ số đơn vị điện tích hạt nhân: Z Z = np = ne Biểu thức: (hoặc Z = p = e) Trong đó: Z: số đơn vị điện tích hạt nhân np: số proton ne: số electron
- Bài tập áp dụng TRẦN MẠNH CƯỜNG Câu 2: Nguyên tử X có 11 electron ở vỏ nguyên tử. Hãy tìm số proton trong hạt nhân của X. Gợi ý: ne = 11 ⇒ np = 11 ⇒ điện tích hạt nhân = Z+ = 11+
- II. Hạt nhân nguyên tử TRẦN MẠNH CƯỜNG 2. Số khối: Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân Hạt nhân gồm proton và nơtron: mp ≈ mn ≈ 1u Số khối hạt nhân (A), bằng tổng số proton (Z) và tổng số n ơtron (N) A=Z+N Biểu thức:
- Bài tập áp dụng TRẦN MẠNH CƯỜNG Câu 3: Cho biết nguyên tử natri có điện tích hạt nhân (Z+) bằng 11+, số khối (A) bằng 23. Hãy xác định: - Hạt nhân nguyên tử natri có bao nhiêu p, bao nhiêu n? - Vỏ nguyên tử natri có bao nhiêu e? Gợi ý: ⇒ ne = np = 11 • Có Z = ne = np • Có A = Z + N ⇒ N = A – Z = 23 – 11 = 12
- III. Nguyên tố hóa học TRẦN MẠNH CƯỜNG 1. Định nghĩa: Khái niệm: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Nhận xét: • Tất cả các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có cùng số p và số e. • Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau (tính chất của nguyên tố hóa học).
- III. Nguyên tố hóa học TRẦN MẠNH CƯỜNG 2. Số hiệu nguyên tử: Khái niệm: Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Ý nghĩa: Số hiệu nguyên tử (kí hiệu Z) cho biết các thông tin sau: • Số proton trong hạt nhân nguyên tử • Số electron trong vỏ nguyên tử • Số đơn vị điện tích hạt nhân trong nguyên tử • Số thứ tự của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn ⇒ số hiệu nguyên tử đại diện cho nguyên tố (từ số hiệu nguyên tử ta có thể xác định được nguyên tố)
- III. Nguyên tố hóa học TRẦN MẠNH CƯỜNG 2. Số hiệu nguyên tử (tt): Ví dụ: Nguyên tử flo có Z = 9 • Số proton trong hạt nhân nguyên tử: 9 • Số electron trong vỏ nguyên tử: 9 • Số đơn vị điện tích hạt nhân trong nguyên tử: 9 • Flo là nguyên tố đứng thứ 9 trong bảng Hệ thống tuần hoàn.
- III. Nguyên tố hóa học TRẦN MẠNH CƯỜNG 3. Kí hiệu nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Kí hiệu nguyên tử: X: kí hiệu nguyên tố A X Z: số hiệu nguyên tử Z A: số khối
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phần tử tự động: Bài 5 - GV. Vũ Xuân Đức
16 p | 228 | 39
-
Bài giảng Phần tử tự động: Chương 1 - GV. Vũ Xuân Đức
32 p | 165 | 25
-
Bài giảng Nguyên tử - Hạt nhân: Lý thuyết lượng tử của nguyên tử hydro - Trần Thiện Thanh
44 p | 119 | 18
-
Bài giảng Nguyên tử - Hạt nhân: Vật lý hạt nhân - Trần Thiện Thanh
56 p | 108 | 14
-
Bài giảng về Từ học cấu trúc Nanô: Chương 2 - Vật liệu từ cấu trúc Nanô và ứng dụng trong Y sinh
102 p | 101 | 12
-
Bài giảng Lý: Chương 4. Nguyên tử
48 p | 87 | 11
-
Bài giảng Mômen từ các trạng thái của nguyên tử (ion)
34 p | 163 | 11
-
Bài giảng Phần tử tự động: Bài 4 - GV. Vũ Xuân Đức
29 p | 104 | 11
-
Bài giảng Phần tử tự động: Bài 10 - GV. Vũ Xuân Đức
15 p | 92 | 9
-
Bài giảng Nguyên tử - Hạt nhân: Phản ứng hạt nhân và ứng dụng - Trần Thiện Thanh
22 p | 91 | 9
-
Bài giảng Nguyên tử - Hạt nhân: Lý thuyết cổ điển về nguyên tử - Trần Thiện Thanh
25 p | 90 | 8
-
Bài giảng Vật lý 1: Lý thuyết về ánh sáng
8 p | 61 | 6
-
Bài giảng Vật lý 2: Nguyên tử hydro
5 p | 51 | 4
-
Bài giảng Vật lý 2: Nguyên tử nhiều electron, từ tính của nguyên tử
11 p | 35 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý hoá sinh: Bài 5 - PGS.TS. Bùi Văn Lệ
63 p | 11 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý hoá sinh: Bài 8 - PGS.TS. Bùi Văn Lệ
223 p | 14 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý hoá sinh: Bài 11 - PGS.TS. Bùi Văn Lệ
163 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn