intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Chương 5: Kỹ thuật viết trong kinh tế

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:15

60
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Kỹ thuật viết trong kinh tế, khẳng định vấn đề, cách viết một bài NC, cách viết về mô hình,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Chương 5: Kỹ thuật viết trong kinh tế

  1. Chương 5 Kỹ thuật viết trong kinh tế    
  2. 1. Lập luận: Khẳng định vấn đề,  nêu lý do và dẫn chứng  Phần lớn việc viết trong kinh tế là để thuyết phục.  Khi bắt đầu một đoạn văn (paragraph), bạn thường  khẳng định một vấn đề, sau đó, phải bảo vệ nó => lập  luận.  Sự khẳng định một vấn đề cần được ủng hộ bằng các  lý do và dẫn chứng.  Lý do giải thích tại sao bạn tin sự khẳng định ở trên là  đúng đắn.  Lý do cần được ủng hộ bằng các dẫn chứng.  Dẫn chứng có thể là các thống kê, mô hình kinh tế, kết  luận của những nghiên cứu trước đây.
  3. Ví dụ  Xem xét đoạn văn sau: Chính sách “Đổi Mới” vào những năm cuối thập niên 1980 đã đạt được  những thành tựu lớn về kinh tế và xã hội ở nước ta. Chính phủ đã  thừa nhận vai trò của thành phần kinh tế tư nhân và tạo điều kiện  cho thành phần kinh tế này phát triển. Ngoài ra, sự đổi mới trong cơ  chế quản lý kinh tế đã tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư,  mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, tốc độ tăng  trưởng kinh tế tăng vọt từ 2,3% vào năm 1986 lên 6% vào năm  1988 và ổn định ở mức cao ở các năm sau đó. Bên cạnh đó, số  lượng doanh nghiệp mới thành lập và mở rộng sản xuất đạt đến  200.000 vào năm 1990, trong khi đó, con số này vào năm 1986 chỉ  là 5.000 (Tổng Cục Thống Kê, 1995).
  4. Lưu ý  Mỗi đoạn văn chỉ nên trình bày một nội  dung.   Trước khi trình bày một nội dung mới  (trong một đoạn văn mới), cần có câu  chuyển ý để người đọc cảm thấy được sự  mạch lạc.  Nên dùng các câu ngắn, mỗi câu một ý.  Có thể xen vào một ít câu dài.
  5. 2. Cách viết một bài NC  Thông thường, bạn bắt đầu từ điểm trong  cùng, mô hình hay các công thức.  Trình bày các bảng, biểu, hình và viết  diễn giải về các bảng, biểu, hình đó.  Từ đó, mở rộng bài viết để đi đến “Kết  luận” và “Giới thiệu”.   Đây là 2 phần được viết sau cùng vì bạn  không thể viết chúng khi bạn không biết  những gì trong bài NC.
  6. 2.1 Cách viết về mô hình  Trong NC thực nghiệm, phần trong cùng nhất thường là  mô hình kinh tế lượng,  Cần chỉ rõ mô hình được áp dụng do bạn tự xây dựng  hay lấy từ nguồn khác.  Cần mô tả rõ ràng mô hình, chẳng hạn: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + … + βkXki + ei  Giải thích chi tiết ý nghĩa, cách đo lường các biến trong  mô hình. Các biến này thường được chọn dựa vào các  mô hình lý thuyết,  Trình bày các kỹ thuật kinh tế lượng được dùng để ước  lượng mô hình,  Trình bày những giả định về ảnh hưởng của Xk lên Y.
  7. 2.2 Cách mô tả số liệu  Xác định nguồn số liệu (VD: Bài NC sử dụng số liệu từ  Cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam năm 2004),  Mô tả tổng quát bộ số liệu (số quan sát, cách chọn  mẫu, thời gian thu thập số liệu, phương pháp thu thập,  …),  Trình bày điểm mạnh và yếu của bộ số liệu, chẳng hạn  bộ số liệu liên quan như thế nào đến những bộ số liệu  được dùng trong lý thuyết: có nhiều hay ít quan sát hơn,  cách thu thập tin cậy hơn hay không, …  Lưu ý những đặc điểm của bộ số liệu có thể ảnh hưởng  đến kết quả phân tích (bộ số liệu có phản ánh đúng  tổng thể không, có bị sai lệch chọn mẫu không)
  8. 2.2 Cách mô tả số liệu  Giải thích làm thế nào bạn tạo được bộ số liệu  trong trường hợp bộ số liệu gốc không trực tiếp  cung cấp số liệu đó (dùng các phép tính, cách  bạn chọn mẫu từ bộ số liệu gốc)  Trình bày các bảng số về thống kê mô tả, các  thống kê có liên quan (giá trị trung bình, độ lệch  chuẩn, min, max, tần suất, … của các biến)  Các thống kê phải phù hợp với mục tiêu NC
  9. Ví dụ Bảng 5.1. Thống kê mô tả của các biến số Nhỏ  Lớn  Trung  Độ lệch  Số mẫu Biến số nhất nhất bình chuẩn DTU 287 0 1.700 77,72 136,92 DTHU 278 ­150 600 9,53 48,14 LNHUAN 272 ­5,01 101 1,16 7,05 VAY 287 0 17 0,27 1,08 1.353,8 TSCD 293 0 20.000 9 2.459,69 NGLIEU 286 1 4 3,37 0,90 MBANG 274 1 4 2,29 0,95 SNHUONG 292 1 4 2,38 0,81 HVAN 285 0 13 9,67 2,91 Nguồn: Số liệu điều tra, 2005
  10. 2.3 Trình bày Số liệu và Kết quả  bằng bảng  Sau khi phân tích số liệu và chạy hồi quy,  bạn có kết quả và cần trình bày bằng  bảng.  Bảng cần ngắn gọn càng tốt, không cần  trình bày tất cả kết quả.  Tốt nhất là trình bày những ước lượng liên  quan trực tiếp đến mục tiêu.  Bảng kết quả đầy đủ nên trình bày trong  phần Phụ lục
  11. Bảng 5.3. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Biến phụ thuộc: DTU – tỷ lệ giữa giá trị đầu tư và TSCĐ năm 2004  Biến số Hệ số  Giá trị kiểm định t Mức ý nghĩa P Hằng số 68,406 1,360 0,176 DTHU 0,302*** 2,822 0,005 LNHUANt­1 3,955*** 4,864 0,000 VAY 15,294*** 3,241 0,001 TSCD ­0,008*** ­2,631 0,009 NGLIEU 8,273 1,236 0,218 MBANG ­14,855** ­2,487 0,014 SNHUONG ­12,537 ­1,569 0,118 HVAN 0,746 0,358 0,721 Hệ số xác định R2: 27,5% Số mẫu: 204 Giá trị kiểm định F: 5,55*** Ghi chú: ** và ***: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 5%; và 1%. Nguồn: Số liệu điều tra, 2005
  12. 2.4 Bảng và diễn giải bằng lời:  cách viết kết quả  Để các bảng cung cấp nhiều thông tin,  cần phải được diễn giải bằng lời.  Khi bạn đã trình bày bảng trong bài viết,  bạn cần làm 2 việc: – Giới thiệu bảng đó để cho người biết được  bảng đó có tồn tại và nội dung tổng quát của  bảng, – chỉ ra những ý chính của bảng (lưu ý, bản  thân bảng không thể tự nói lên ý nghĩa của  nó, mà bạn cần diễn giải nó)
  13. Ví dụ  “Bảng 5.1 trình bày thống kê mô tả của các biến  số được sử dụng trong mô hình phân tích thực  nghiệm”,  “Số liệu trong bảng 5.1 cho thấy lượng đầu tư  trung bình của các DN tương đối lớn (khoảng 77  tỷ/DN). Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn trong  đầu tư của các DN. 1/3 DN không đầu tư mới  trong năm 2004. Trong khi đó, DN đầu tư nhiều  nhất lên đến 1,7 tỷ.
  14. 2.5 Cách viết cơ sở lý luận  Cơ sở lý luận là thành phần chính của những  nghiên cứu kinh tế hàn lâm.  Phần này nên được viết như sau: – Bắt đầu bằng những bình luận về nội dung chính của  NC. Đây nên là những nhận xét của riêng bạn về lý  thuyết. Có nhiều NC về vấn đề đó không? Các bài  NC đó tập trung vào phương pháp luận, số liệu hay  vấn đề khác? Đó là NC lý thuyết hay thực nghiệm  hay cả hai? Chúng có tập trung vào những câu hỏi  NC giống nhau không? Có sự nhất trí nào không về  các vấn đề chính trong lý thuyết?
  15. 2.5 Cách viết cơ sở lý luận  Phần này nên được viết như sau: – Tổ chức sự ôn lại của bạn theo chủ đề (số liệu,  phương pháp luận, kết quả, …). – Bắt đầu các đoạn văn bằng một câu biểu lộ rõ ràng  nội dung của đoạn văn: đừng để người đọc tự suy  đoán về nội dung bạn muốn biểu lộ. – Giải thích những ưu điểm và hạn chế của những NC  sẵn có. – Giải thích về những đóng góp của NC của bạn cho lý  thuyết, cho thực tiễn: mặc dù điều này có thể đã  được trình bày trong phần Giới thiệu nhưng cũng nên  được nhắc lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2