Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Chương 1: Đặc điểm chung của nấm
lượt xem 9
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Đặc điểm chung của nấm, cơ thể sinh dưỡng, đặc điểm cấu tạo, tế bào nấm,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Chương 1: Đặc điểm chung của nấm
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑAØ LAÏT KHOA SINH HOÏC SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG NẤM SỐ TÍN CHỈ: 03 30 tiết Lý thuyết + 30 tiết thực hành LÊ VIẾT NGỌC Tel: 0976.350.793 Email: ngoclv@dlu.edu.vn
- TÀI LIỆU THAM KHẢO • 1. Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn Việt Nam (T1, T2), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. • 2. Lê Duy Thắng (2001), Kỹ thuật trồng nấm (T1), NXB Nông Nghiệp, Hà nội. • 3. Lê Bá Dũng (2003), Nấm lớn Tây Nguyên, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. • 5. http:www.mushroomexpert.com
- CẤU TRÚC NỘI DUNG PHẦN I: SINH HỌC NẤM CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NẤM CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI NẤM CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NẤM PHẦN II: KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM CHƯƠNG 4: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG NUÔI TRỒNG NẤM CHƯƠNG 5: QUI TRÌNH NUÔI TRỒNG MỘT SỐ LOÀI NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU THỰC TẬP: 1. Phân lập, cấy chuyền nhân giống 2. Nuôi trồng nấm trên giá thể 3. Theo dõi sự sinh trưởng hệ sợi nấm 4. Theo dõi sự phát triển thể quả nấm
- CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NẤM • KHÁI NIỆM • Nấm là một giới riêng (giới nấm – fungi, mycota ) • Nấm là sinh vật nhân thật • Không có khả năng quang hợp (không có diệp lục) • Cấu tạo có cả đơn bào, dạng sợi (cộng bào, đa bào) • Sống dị dưỡng • Sinh sản theo kiểu bào tử • Nấm gồm: nấm nhầy myxomycota và nấm thật eumycota • Số lượng lớn: 1.5 triệu loài được tìm thấy, mô tả 69.000 loài • Phân bố rộng: nước, cạn, trên thực vật, động vật,…
- CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NẤM • KHÁI NIỆM • Nấm lớn: có thể quả (fruiting body) kích thước lớn - Nấm ăn được và ăn ngon (nấm ăn) - Nấm ăn không được và ăn không ngon (bao gồm nhiều nấm dược liệu) - Nấm độc: nấm có chứa hoặc sinh độc tố - 10.000 loài được mô tả • Vi nấm (nấm nhỏ): - Phần lớn ở dạng đơn bào, dạng sợi, có ứng dụng nhiều trong đời sống (vi dụ như nấm men dùng trong công nghệ thực phẩm).
- CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NẤM • KHÁI NIỆM • Nấm bậc thấp: sợi chưa phát triển, không có vách ngăn • Nấm bậc cao: sợi phát triển, phân nhánh, có vách ngăn
- CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NẤM • NẤM? • Nấm không phải là thực vật - Không có khả năng quang hợp - Vách tế bào chủ yếu bằng chitin và glucan (thay vì cellulose) - Chất đường dự trử là glycogen - Một số nấm có khả năng vận động
- CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NẤM • NẤM? • Nấm không phải là động vật - Dinh dưỡng bằng hấp thu như rễ cây - Sinh sản bằng kiểu tạo bào tử (vô tính và hữu tính)
- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 1. Cơ thể sinh dưỡng •Nấm thật: là sợi nấm (hypha) gồm sợi sơ cấp (haploid -sinh ra từ bào tử, tế bào có 1 nhân) và sợi thứ cấp (diploid – phối hợp hai sợi sơ cấp, tế bào có 2 nhân) - Dạng ống (tubular), gồm 4 phần: phần đỉnh (có khả năng sinh trưởng vô hạn), phần sinh trưởng, phần phân nhánh và phần trưởng thành
- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 1. Cơ thể sinh dưỡng •Nấm thật: - Hành ống của nấm bậc cao có vách ngăn không hoàn chỉnh (có những lỗ nhỏ, tế bào chất, thậm chí nhân có thể di chuyển qua lại) - Nấm bậc thấp không có vách ngăn (đơn bào có nhiều nhân) - Sợi nấm có khả năng phân nhánh - Sợi nấm kết màng tạo thành hệ sợi (thể sợi) nấm (mycelium).
- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 1. Cơ thể sinh dưỡng •Nấm nhầy: thể nhầy, có 3 dạng: - Thể nhầy chính thức: khối tế bào đồng nhất, nhiều nhân lưỡng bội, không có màng cứng bao bọc. - Thể nhầy giả: thể hợp bào các amip đơn bào, trần, có một nhân đơn bội, chỉ có màng chất nguyên sinh. -Thể nhầy mạng lưới: các amip nhầy chứa một nhân đơn bội, trần và liên kết với nhau bằng các sợi nhầy ở hai đầu.
- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 1. Cơ thể sinh dưỡng hệ sợi nấm có thể biến dạng: - Rễ sợi nấm: tạo thành dạng rễ giúp nấm hấp thụ chất dinh dưỡng: Rhizomycelium-rể nhỏ và Rhizomorph-rể lớn - Rễ nấm cộng sinh (mycorrhiza): dạng rễ nối liền quả thể với rễ cây: nấm rễ ngoại sinh (ectomycorrhiza) và nấm rễ nội sinh (endomycorrhiza).
- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 1.Cơ thể sinh dưỡng - Vòi hút (haustorium) - Bó sợi nấm (synnema) - Thể đệm (stroma) - Hạch nấm (sclerotium)
- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 2. Tế bào nấm - Gồm có vách tế bào, màng chất nguyên sinh, chất tế bào, thể hạt nhỏ, ribosome, nhân, không bào, các hạt dự trữ... - Vách tế bào ở đa số nấm là chitin, glucan (cellulose) - Chất tế bào phân bố sát màng tế bào, không có lục lạp - Chất dự trử: glycogen, volutin, lipid, glucid. - Màu sắc: quinon: anthraquinon, naptaquinon, dẫn xuất của phenoxaron (xinnabarin, carotinoit và melanin). - Nhân: màng nhân, chất nhân, hạch nhân và thể nhiểm sắc (2 – 14). Mỗi tế bào có 1, 2 hoặc nhiều nhân. Ở các loài nấm túi và nấm đảm, sau giai đoạn giao phối sinh chất chuyển qua giai đoạn song hạch (n + n) thì mỗi tế bào luôn luôn có hai nhân.
- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 2. Tế bào nấm - Không bào thường hình cầu hoặc hình trứng, chứa dịch tế bào Na, K, Mg,Ca, Cl, PO4, protid, lipid, glucid, enzyme, glycogen, calci oxalat). - Thành phần hoá học của tế bào nấm thay đổi theo loài, theo vị trí của tế bào trên sợi nấm, theo tuổi, theo các điều kiện sinh thái. - Thành phần nguyên tố hoá học ở tế bào nấm: quan trọng nhất là carbon (40%), oxy (40%), nitơ (7- 8%) và hydro (2 - 3%); còn lại là các nguyên tố: S, P, K, Mg, Ca, Mn, Fe, Zn, Cu,các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác.
- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 3. Bào tử nấm Bào tử nấm gồm 5 nhóm: - Nhóm bào tử màu trắng: Letinus, Pleurotus - Nhóm bào tử màu đỏ: Volvaruella volvaceae - Nhóm bào tử màu tím: Stropharia semiglobato - Nhóm bào tử màu nâu: Agaricus bisporus - Nhóm bào tử màu đen: Coprinus atramemtarius - Kích thướt bào tử thay đổi theo từng loài nấm. Ví dụ, nấm thông Tricholoma: 6.7-7.5 x 4.5-6.2µ, nấm Loa kèn Cantharelles: 7.3-9 x 6.1-7.3µ, Nấm sữa Lactarius: 8-10 x 7- 8.9µ.
- ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 4. Thể quả nấm (fruiting bodies) Cơ quan sinh sản, xuất hiện một giai đọan trong chu trình sống của nấm Có hình thái cấu tạo, màu sắc, kích thướt khác nhau. Thể quả gồm: - Mũ nấm: thịt nấm - Cuống nấm: thịt nấm - Phiến nấm: Ở nấm đảm trên phiến nấm có thể có dạng nang nối liền hai phiến nấm gần nhau hoặc dạng thể nang tự tiêu, có đảm, bào tử đảm. Ở nấm túi có các cơ quan sinh sản dạng túi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật nuôi vi tảo
35 p | 174 | 33
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm
24 p | 99 | 14
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Nấm linh chi
11 p | 82 | 11
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Chương 2: Phân loại nấm
99 p | 116 | 10
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Kỹ thuật nuôi trồng nấm hương
14 p | 83 | 8
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Nấm rơm
39 p | 73 | 7
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Nấm kim châm
15 p | 110 | 6
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Nấm tuyết nhĩ
12 p | 103 | 5
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Giá trị dược dinh dưỡng của nấm
31 p | 60 | 5
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Nấm mỡ
14 p | 66 | 4
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Nấm hương
9 p | 67 | 4
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Giới thiệu chung về nấm hầu thủ
17 p | 104 | 3
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Độc tố nấm
8 p | 65 | 3
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Chương 5: Kỹ thuật nuôi trồng nấm
8 p | 83 | 3
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Nấm mộc nhĩ
10 p | 78 | 3
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Các loài nấm cộng sinh hệ rễ
4 p | 65 | 2
-
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Bài: Nấm động vật thực vật
11 p | 34 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn