Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 6
lượt xem 31
download
Viện trợ là các hoạt động chuyển giao tài sản, kĩ thuật, tiền... từ chủ thể này sang chủ thể khác với những điều kiện ưu đãi nhất định. Viện trợ quốc tế là tất cả các hoạt động chuyển giao tài sản, kĩ thuật, tiền... của các tổ chức quốc tế, các chủ thể của nước này cho các chủ thể của nước khác với những điều kiện ưu đãi nhất định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 6
- Chương 6: VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC Những vấn đề chung về viện trợ Hỗ trợ phát triển chính thức ODA Quản lí và sử dụng ODA Quá trình hình thành và xu thế phát triển của ODA 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 1
- 6.1. Những vấn đề chung về viện trợ Khái niệm viện trợ Các hình thức viện trợ Vai trò của viện trợ 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 2
- 6.1.1. Khái niệm viện trợ Viện trợ là các hoạt động chuyển giao tài sản, kĩ thuật, tiền... từ chủ thể này sang chủ thể khác với những điều kiện ưu đãi nhất định. Viện trợ quốc tế là tất cả các hoạt động chuyển giao tài sản, kĩ thuật, tiền... của các tổ chức quốc tế, các chủ thể của nước này cho các chủ thể của nước khác với những điều kiện ưu đãi nhất định. 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 3
- 6.1.1. Khái niệm viện trợ Viện trợ quốc tế không bao gồm các giao dịch thương mại thuần túy. Các hình thức viện trợ: Tài trợ không hoàn lại - cho không, Cho vay ưu đãi, Kết hợp giữa hai hình thức trên. 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 4
- 6.1.2. Các hình thức viện trợ Theo chủ thể viện trợ Viện trợ song phương Viện trợ đa phương Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ Theo mục đích viện trợ Viện trợ phát triển kinh tế - xã hội Viện trợ quân sự Cứu trợ nhân đạo 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 5
- 6.2. Hỗ trợ phát triển chính thức ODA Khái niệm và mục tiêu của ODA Đặc điểm và phân loại ODA Vai trò của ODA 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 6
- 6.2.1. Khái niệm và mục tiêu của ODA Khái niệm Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) bao gồm tất các các khoản viện trợ không hoàn lại và tất cả các khoản cho vay của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển, ODA có các đặc điểm sau: (i) Được thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của các nước đang và chậm phát triển theo đúng mục tiêu của nguồn vốn này; (ii) Có yếu tố không hoàn lại. (Theo Ủy ban hỗ trợ phát triển - Development Assistance Committee - DAC) 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 7
- 6.2.1. Khái niệm và mục tiêu của ODA Khái niệm “Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt động tài trợ, giúp đỡ về mặt tài chính của các nước giàu, phát triển và của các tổ chức quốc tế cho các nước nghèo và đang phát triển để nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội”. (Theo định nghĩa của Liên hợp quốc) 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 8
- 6.2.1. Khái niệm và mục tiêu của ODA Khái niệm “ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước CHXHCNVN với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ đa phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ. Các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm có hỗ trợ dự án, hỗ trợ ngành, hỗ trợ chương trình, hỗ trợ ngân sách, với yếu tố không hoàn lại là 100% (viện trợ không hoàn lại), hoặc đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc” (Quy chế quản lí và sử dụng nguồn ODA, ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ Việt Nam) 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 9
- 6.2.1. Khái niệm và mục tiêu của ODA Bản chất: ODA là một hình thức đầu tư, chuyển giao các luồng tài chính quốc tế Gọi là “Hỗ trợ, hoặc viện trợ” bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản viện trợ không hoàn lại, hoặc cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian cho vay dài. Gọi là “Phát triển” vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư - các nước kinh tế đang và chậm phát triển. Gọi là “Chính thức” vì nó thường là cho Nhà nước vay. 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 10
- 6.2.1. Khái niệm và mục tiêu của ODA Mục tiêu Trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển ODA, hai mục tiêu chính mà các luồng vốn ODA hướng tới là: (1) Thúc đẩy, tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển; (2) Tăng cường lợi ích chính trị của nước tài trợ. 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 11
- 6.2.1. Khái niệm và mục tiêu của ODA Mục tiêu Ngày nay, các mục tiêu của ODA được khẳng định và tuyên bố rõ ràng hơn (Tuyên bố Thiên niên kỉ XXI được 189 nguyên thủ quốc gia thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ của UNDP vào tháng 9/2000 - Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ (MDG). (1) Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói (2) Đạt phổ cập giáo dục tiểu học (3) Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế năng lực cho phụ nữ 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 12
- 6.2.1. Khái niệm và mục tiêu của ODA Mục tiêu (tiếp theo) (4) Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em (5) Tăng cường sức khỏe bà mẹ (6) Phòng chống HIV/ AIDS, sốt rét và các bệnh khác (7) Đảm bảo bền vững về môi trường (8) Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 13
- 6.2.2.1. Đặc điểm của ODA ODA hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của các nước đang và chậm phát triển Nguồn vốn ODA là nguồn viện trợ, hay tín dụng ưu đãi ODA chỉ bao gồm các giao dịch tài chính quốc tế ở tầm cỡ quốc gia (chủ thể tiếp nhận ODA là Chính phủ các quốc gia) Nguồn vốn ODA trong rất nhiều trường hợp gắn liền yếu tố chính trị với hiệu quả kinh tế- xã hội Thủ tục ODA phức tạp, cần nhiều thời gian trong các giai đoạn của dự án 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 14
- 6.2.2.2. Phân loại ODA Theo tính chất tài trợ ODA không hoàn lại ODA cho vay ưu đãi ODA hỗn hợp => xu hướng gia tăng Theo mục đích sử dụng ODA hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. ODA hỗ trợ kĩ thuật: là các khoản ODA được tài trợ nhằm tăng cường năng lực quản lí, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu phát triển thể chế... 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 15
- 6.2.2.2. Phân loại ODA Theo điều kiện tài trợ ODA không ràng buộc: các khoản tài trợ mà người nhận sử dụng chúng không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào từ người cung cấp. ODA có ràng buộc: người sử dụng các khoản tài trợ phải chấp nhận một số điều kiện ràng buộc nào đó từ người cung cấp Ràng buộc nguồn sử dụng Ràng buộc bởi mục đích sử dụng ODA hỗn hợp 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 16
- 6.2.2.2. Phân loại ODA Theo hình thức thực hiện (cách thức sử dụng) ODA hỗ trợ ngân sách: hỗ trợ ngân sách chính phủ dưới các dạng bằng tiền hoặc hiện vật, hỗ trợ nhập khẩu (chính phủ tiếp nhận một lượng hàng hóa có giá trị tương đương các khoản đã cam kết, bán ở thị trường nội địa và thu nội tệ cho ngân sách). ODA hỗ trợ chương trình: Các bên không xác định chính xác ngay từ đầu kế hoạch sử dụng vốn mà thông qua các Hiệp định, các bên lồng ghép một hay nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự án. 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 17
- 6.2.2.2. Phân loại ODA Theo nguồn cung cấp ODA song phương: là các khoản ODA của Chính phủ nước này cho Chính phủ nước khác thông qua Hiệp định kí kết giữa hai bên ODA đa phương: là ODA của các tổ chức quốc tế (IMF, WB...), các tổ chức khu vực (ADB, EU...), hay của một Chính phủ nước này dành cho một Chính phủ nước khác nhưng được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP, UNICEF, FAO... ODA của các tổ chức phi chính phủ (NGO): là các khoản ODA được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ quốc tế. 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 18
- 6.2.2.2. Phân loại ODA Theo cơ chế quản lí Nguồn vốn ODA do bên tiếp nhận điều hành (thường là các khoản vay): nhà tài trợ không can thiệp sâu vào cơ chế quản lí tài chính và công tác điều hành của bên vay, chỉ kiểm tra, giám sát theo định kì thông qua các đoàn làm việc hoặc tổ chức tư vấn quốc tế. Nguồn vốn ODA do nhà tài trợ quản lí toàn bộ (thường là các khoản viện trợ không hoàn lại song phương, hỗ trợ kĩ thuật). Nguồn vốn ODA các bên cùng quản lí (thường áp dụng đối với các dự án hỗ trợ tổng hợp: vừa có chuyên gia, vừa có trang thiết bị kĩ thuật, đào tạo tập huấn, chuyển giao công nghệ). 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 19
- 6.2.3.1. Vai trò của ODA Đối với nước nhận tài trợ Tác động tích cực của ODA Là ngvốn bổ sung cho đtư phát triển tại nước tiếp nhận Giúp phát triển nguồn nhân lực, giảm tình trạng đói nghèo và cải thiện các chỉ tiêu xã hội Viện trợ giúp cải thiện thể chế và chính sách kinh tế Bổ sung nguồn ngoại tệ cho đất nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Tác động tiêu cực của ODA Phải chấp nhận những đkiện, ràng buộc do nhà tài trợ đưa ra, gây bất lợi cho quốc gia về mặt ktế, chính trị, xã hội Các khoản vay ODA làm tăng gánh nặng nợ nần cho qgia 8/20/2012 PGS., TS. Ng Thị Phương Liên 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 3 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
44 p | 292 | 49
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 1 - TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
11 p | 244 | 41
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
11 p | 233 | 36
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 2 - ThS. Phan Thị Thanh Hương
35 p | 200 | 35
-
Bài giảng Tài chính quốc tế - ĐH Thương Mại
259 p | 494 | 28
-
Bài giảng Tài chính quốc tế (2013)
65 p | 162 | 25
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - TS. Lê Tuấn Lộc
18 p | 141 | 14
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - TS. Nguyễn Phúc Hiền
17 p | 155 | 13
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - TS. Đặng Ngọc Đức
11 p | 111 | 8
-
Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế
18 p | 63 | 7
-
Bài giảng Tài chính Quốc tế - Chương 1: Nhập môn tài chính Quốc tế
15 p | 122 | 6
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - Đại cương về tài chính quốc tế
29 p | 178 | 6
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 1 - Th.S Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm
11 p | 96 | 6
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Xuân Trường
8 p | 191 | 5
-
Bài giảng Tài chính quốc tế 1: Bài 1 - Đại học Kinh tế Quốc dân
30 p | 65 | 5
-
Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế
15 p | 28 | 3
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 6 - Học viện Tài chính
39 p | 27 | 3
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 7 - Học viện Tài chính
44 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn