intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Toán kinh tế 2: Chương 2.3 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Toán kinh tế 2: Chương 2.3 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội" trình bày các kiến thức trọng tâm về tài khoản vãng lai bao gồm: Khái niệm; Các nghiệp vụ của tài khoản vãng lai; Tài khoản vãng lai cùng lãi suất và cố định; Tài khoản vãng lai không cùng lãi suất; Lãi suất thực tế bảo đảm và lãi suất thực tế bên nợ. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng dưới đây để nắm được nội dung chi tiết nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Toán kinh tế 2: Chương 2.3 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

  1. 2.3 Tài khoản vãng lai ▪ 2.3.1 Khái niệm ▪ 2.3.2 Các nghiệp vụ của tài khoản vãng lai ▪ 2.3.3 Tài khoản vãng lai cùng lãi suất và cố định ▪ 2.3.4 Tài khoản vãng lai không cùng lãi suất ▪ 2.3.5 Lãi suất thực tế bảo đảm và lãi suất thực tế bên nợ 79
  2. 2.3.1 Khái niệm ▪ Tài khoản vãng lai (current account) là loại tài khoản thanh toán mở ra giữa 2 khách hàng, giữa 2 ngân hàng hoặc do ngân hàng mở cho khách hàng của mình nhằm phản ánh nghiệp vụ gửi và rút tiền (các khoản đã thu và các khoản phải trả, đã trả) 80
  3. 2.3.2 Các nghiệp vụ của tài khoản vãng lai ▪ Nghiệp vụ Có: nghiệp vụ gửi tiền vào Ngân hàng ▪ Nghiệp vụ Nợ: nghiệp vụ rút tiền ở Ngân hàng Nợ Có Phải trả Phải thu Dự nợ: phản ánh số tiền khách hàng vay Dư có: phản ánh số tiền khách hàng gửi tại ngân hàng ngân hàng Bên Nợ: phản ánh các khoản phải trả (đã trả) / Bên Có: phản ánh các khoản phải thu (đã thu) 81
  4. 2.3.2 Các nghiệp vụ của tài khoản vãng lai ▪ Số dư của tài khoản vãng lai ▪ Số dư của tài khoản vãng lai là hiệu số giữa tổng nghiệp vụ Có và tổng nghiệp vụ Nợ. ▪ Tài khoản vãng lai có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có. ▪ Nếu (Tổng nghiệp vụ Có - Tổng nghiệp vụ Nợ) > 0 thì tài khoản vãng lai sẽ có số dư Có. ▪ Nếu (Tổng nghiệp vụ Nợ - Tổng nghiệp vụ Có) > 0 thì tài khoản vãng lai sẽ có số dư Nợ. ▪ Những khoản tiền một khi đã ghi vào tài khoản thì mất tính chất riêng biệt của nó mà thành một tổng thể, nghĩa là không thể yêu cầu rút ra từng khoản cá biệt đó, mà chỉ thanh toán theo số dư hình thành trên tài khoản. 82
  5. 2.3.2 Các nghiệp vụ của tài khoản vãng lai ▪ Lợi tức của tài khoản vãng lai ▪ Ngân hàng và chủ tài khoản thoả thuận với nhau về lợi tức của các nghiệp vụ. Để xác định lợi tức, hai bên cần thỏa thuận với nhau các yếu tố sau: lãi suất, ngày khoá sổ tài khoản, ngày giá trị ▪ Ngày khóa sổ tài khoản ▪ Ngày khoá sổ tài khoản là ngày ghi vào bên Nợ hoặc bên Có khoản lợi tức mà khách hàng phải trả cho ngân hàng hoặc nhận được từ ngân hàng 83
  6. 2.3.2 Các nghiệp vụ của tài khoản vãng lai ▪ Ngày giá trị ▪ Ngày giá trị là thời điểm từ đó mỗi khoản nghiệp vụ phát sinh được bắt đầu tính lãi. ▪ Thời điểm này thường không trùng với thời điểm phát sinh của mỗi nghiệp vụ. Nó thường được tính trước hoặc sau thời điểm phát sinh của mỗi nghiệp vụ tuỳ theo đó là khoản nghiệp vụ Nợ hay khoản nghiệp vụ Có. ▪ Đối với nghiệp vụ Nợ: đẩy lên sớm một hoặc hai ngày. ▪ Đối với nghiệp vụ Có: đẩy lùi lại một hoặc hai ngày. 84
  7. 2.3.2 Các nghiệp vụ của tài khoản vãng lai ▪ Lãi suất ▪ Lãi suất áp dụng cho nghiệp vụ Nợ gọi là lãi suất Nợ ▪ Lãi suất áp dụng cho nghiệp vụ Có gọi là lãi suất Có ▪ Phân loại tài khoản vãng lai ▪ Tài khoản vãng lai cùng lãi suất cố định: khi lãi suất được áp dụng như nhau đối với bên Nợ và bên Có trong suốt thời kì hoạt động của tài khoản: ▪ Tài khoản vãng lai không cùng lãi suất và cố định: tương tự như trên nhưng lãi suất áp dụng khác nhau ▪ Tài khoản vãng lai không cùng lãi suất và không cố định: lãi suất thay đổi trong thời kỳ hoạt động của tài khoản 85
  8. 2.3.3 Tài khoản vãng lai có cùng lãi suất và cố định ▪ Có 3 phương pháp tính lãi: ▪ Phương pháp trực tiếp ▪ Phương pháp gián tiếp ▪ Phương pháp rút số dư 86
  9. Phương pháp trực tiếp Để có thể lập được tài khoản vãng lai theo phương pháp trực tiếp, cần tuân theo những chỉ dẫn sau: 1. Các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào bên Nợ hoặc Có tuỳ theo tính chất của mỗi nghiệp vụ 2. Số ngày tính lãi của mỗi nghiệp vụ được tính từ ngày có giá trị tính lãi của nghiệp vụ đó đến ngày tất toán tài khoản 3. Tính tích số N = C.n cửa mỗi nghiệp vụ hoặc tính ngay số lãi theo lãi suất quy định (lãi suất ngân hàng) hoặc theo lãi suất tạm thời 6% rồi tính ra lãi suất quy định. 87
  10. Phương pháp trực tiếp 4. Cân đối 2 cột tích số N (bên Có và bên Nợ). 5. Tính số lãi trên cơ sở cân đối 2 cột số N (lãi bên Có hoặc bên Nợ); 6. Ghi số lãi vào tài khoản khi đến ngày tất toán tài khoản (lãi bên Có hoặc bên Nợ). 7. Nếu có các khoản hoa hồng và lệ phí thì căn cứ vào quy định của ngân hàng để tính. 8. Tính số dư tài khoản khi tất toán tài khoản (dự Có hoặc dư Nợ). 88
  11. Ví dụ Ngân hàng Z quản lý tài khoản vãng lai của ông X. Lãi suất 4,75%. Thời kỳ 1/4 - 30/6. Các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào tài khoản ông X như sau: Ngày Nghiệp vụ phát sinh Số tiền Ngày có giá trị tính lãi 1/4 Dư có 82,5 31/3 18/4 Tiền gửi 1000 20/4 6/5 Séc rút tiền 1170 4/5 29/5 Nhập thương phiếu 987 31/5 2/6 Nhập thương phiếu 663,9 4/6 2/6 Séc rút tiền 165 31/5 Đơn vị: nghìn đồng Hãy trình bày tài khoản của ông X? 89
  12. Tài khoản vãng lai của ông X (Theo phương pháp trực tiếp) Ngày PS Ngày có giá Số ngày Tích số (N) Nội dung Số tiền nghiệp vụ trị tính lãi được tính lãi N = C*n Nợ Có Nợ Có 1/4 Dư có 82,50 31/3 91 7.508 18/4 Tiền gửi 1.000 20/4 71 71.000 06/5 Séc rút liền 1.170 4/5 57 66.690 29/5 Nhập thương phiếu 987,00 31/5 30 29.610 02/6 Nhập thương phiếu 663,90 04/6 26 17.261 02/6 Séc rút tiền 165 31/5 30 4.950 30/6 Cân đối tích Số (N) 53.739 Lãi của ông X 7,09 Cân đối vốn 1405,49 2.740,49 2.740,49 125.379 125.379 01/7 Dư có 1.405,49 30/6 90
  13. Thực hiện các phép tính về tài khoản ông X ▪ Cân đối tích số: 125379 − (66690 + 4950) = 53.739 ▪ Số tiền lãi: 53.739 ∗ 4,75 = 7,09 36000 ▪ Cân đối vốn ngày 30/6: 2740,49 − (1170 + 165) = 1405,49 ▪ Số dư tài khoản ngày 30/6 là 1405,49. 91
  14. Phương pháp gián tiếp Để có thể lập được tài khoản vãng lai theo phương pháp gián tiếp, cần tuân theo những chỉ dẫn sau: 1. Cách thức trình bày và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong tài khoản theo phương pháp gián tiếp cũng giống như theo phương pháp trực tiếp. 2. Số ngày được tính lãi cho mỗi nghiệp vụ được tính từ ngày mở tài khoản đến ngày có giá trị hưởng lãi của nghiệp vụ đó. 3. Số tiền lãi của mỗi nghiệp vụ được tính với lãi suất 6% (lãi suất giả định) và được ghi vào cột lãi theo 6% tương ứng với tính chất của mỗi nghiệp vụ. 4. Tính số lãi cho mỗi nghiệp vụ phát sinh với độ dài thời gian thống nhất tính từ ngày mở tài khoản đến ngày tất toán tài khoản với lãi suất 6%. 92
  15. Phương pháp gián tiếp ▪ Để hình dung được cách tính lãi theo phương pháp gián tiếp chúng tạ sẽ tính lãi cho nghiệp vụ phát sinh ngày 29/5 và ngay có giá trị tính lãi là ngày 31/5 với số tiến 987 ▪ Nếu theo phương pháp trực tiếp thì số lãi của nghiệp vụ này tính theo lãi suất 6% như sau: 31/5 30 ngày 30/6 (Ngày có giá trị tính lãi) (Ngày tất toán TK) 987.30 I = 6000 = 4,94 93
  16. Phương pháp gián tiếp ▪ Nếu theo phương pháp gián tiếp thì số lãi của nghiệp vụ này tính theo lãi suất 6% như sau: 61 ngày 1/4 31/5 (ngày có 30/6 (ngày tất. giá trị tính lãi) toán TK) 91 ngày ▪ Số tiền lãi 61 ngày = 987.61/6000 = 10,03 ▪ Số tiền lãi 91 ngày = 987.91/6000 = 14,97 => Lãi ông X được hưởng là: 14,97 – 10,03 = 4,94 94
  17. Phương pháp gián tiếp 5. Tính số lãi theo lãi suất quy định lãi suất của ngân hàng 6. Nếu có các khoản hoa hồng và lệ phí thì căn cứ vào quy định của ngân hàng để tính 7. Cân đối số vốn và rút ra số dư tài khoản (ngày tất toán tài khoản) 95
  18. Ví dụ Sử dụng số liệu ví dụ ở phương pháp trực tiếp để lập tài khoản vãng lai theo phương pháp gián tiếp. Lãi suất 4,75%. Thời kỳ 1/4 - 30/6 Ngày Nghiệp vụ phát sinh Số tiền Ngày có giá trị tính lãi 1/4 Dư có 82,5 31/3 18/4 Tiền gửi 1000 20/4 6/5 Séc rút tiền 1170 4/5 29/5 Nhập thương phiếu 987 31/5 2/6 Nhập thương phiếu 663,9 4/6 2/6 Séc rút tiền 165 31/5 Đơn vị: nghìn đồng 96
  19. Số tiền Lãi theo 6% Ngày PS Ngày có giá trị Số ngày được Nội dung Nợ Có Nợ Có nghiệp vụ tính lãi hưởng lãi 1/4 Dư có 82,50 31/3 18/4 Tiền gửi 1000 20/4 20 3,33 6/5 Séc rút tiền 1.170 4/5 34 6,63 29/5 Nhập thương phiếu 987 31/5 61 10,03 2/6 Nhập thương phiêu 663,90 4/6 65 7,19 2/6 Séc rút tiền 165 31/5 61 1,68 30/6 Lãi theo cân đối vốn (31/3-30/6) 21,20 30/6 Cân đối lãi theo 6% 8,96 30/6 Số lãi theo 4,75%, Cân đối vốn 1.405,49 7,09 2.740,49 2.740,49 29,51 29,51 1/7 Dư có 1.405,49 97
  20. Phương pháp gián tiếp Ở ví dụ trên, ngoài việc tính lãi theo lãi suất 6% và theo số ngày được hưởng lãi cho từng nghiệp vụ phát sinh (Nợ và Có) của cột cuối cùng TK, ta còn phải thực hiện một số phép tính sau: ▪ Tính số lãi cho nghiệp vụ phát sinh bên Nợ và bên Có theo 91 ngày. ▪ Vì mỗi nghiệp vụ đều tính số lãi theo cùng độ dài thời gian 91 ngày, do vậy để đơn giản ta tính lãi trên cơ sở tổng vốn bên Nợ và tồng vốn bên Có, ta có: ▪ Tổng vốn bên Có: 82,50 + 1000 + 987 + 663,90 = 2733,40 ▪ Tổng vốn bên Nợ: 1170 + 165 = 1335 ▪ Lãi bên Có theo lãi suất 6%: 2.733,49/6000 = 41,45 ▪ Lãi bên Nợ theo lãi suất 6%: I = 1.335.91/ 6000 = 20,24 98
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2