Bài giảng Xác suất thống kê - Chương 3: Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm
lượt xem 51
download
Chương 3: Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm trình bày các dạng hội tụ của dãy biến ngẫu nhiên, luật số lớn, định lý giới hạn trung tâm, xấp xỉ quy luật nhị thức. Tham khảo nội dung bài giảng để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Xác suất thống kê - Chương 3: Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm
- Giảng viên: Chu Bình Minh Bài giảng Xác suất thống kê Nam Dinh,Februay, 2008
- PHẦN 1 XÁC SUẤT CHƯƠNG 3 LuẬT SỐ LỚN VÀ ĐỊNH LÝ GiỚI HẠN TRUNG TÂM
- Cho 𝑍1 , 𝑍2 , … , 𝑍𝑛 là dãy biến ngẫu nhiên phụ thuộc vào chỉ số n. Chương này nhằm mục đích nghiên cứu xem khi n khá lớn thì 𝑍𝑛 có tính chất gì đặc biệt hay không. Trước hết ta cần định nghĩa sự hội tụ của 𝑍𝑛 về một biến ngẫu nhiên khác có ý nghĩa như thế nào. Sau đây sẽ trình bày hai kiểu hội tụ cơ bản.
- I. CÁC DẠNG HỘI TỤ CỦA DÃY BIẾN NGẪU NHIÊN 1. Hội tụ theo xác suất Định nghĩa Dãy biến ngâu nhiên 𝑍1 , 𝑍2 , … gọi là hội tụ theo xác suất về biến ngẫu nhiên Z khi 𝑛 → ∞ nếu: Với mọi ε > 0, 𝑃 𝑍𝑛 − 𝑍 > 𝜀 → 0 𝑘𝑖 𝑛 → ∞ (tương đương với 𝑃 𝑍𝑛 − 𝑍 ≤ 𝜀 → 1 𝑘𝑖 𝑛 → ∞) 𝑃 Ký hiệu: 𝑍𝑛 → 𝑍 Nghĩa là với mọi ε,δ cho trước nhỏ tùy ý thì với xác suất ít nhất 1 – δ ta sẽ có |𝑍𝑛 − 𝑍| ≤ 𝜀 nếu n đủ lớn.
- I. CÁC DẠNG HỘI TỤ CỦA DÃY BIẾN NGẪU NHIÊN 1. Hội tụ theo xác suất Ví dụ Cho day biến ngẫu nhiên 𝑍𝑛 có hàm mật độ: 0 𝑘𝑖 𝑥 < 0 𝑓𝑛 (𝑥) = , 𝑛 ∈ 𝑁, 𝜆 > 0 𝑛. 𝜆𝑒 −𝑛𝜆𝑥 𝑘𝑖 𝑥 ≥ 0 𝑃 Chứng minh 𝑍𝑛 → 0 Giải Với mọi ε > 0 cho trước ta có: +∞ 𝑃 𝑍𝑛 − 0 > 𝜀 = 𝑃 𝑍𝑛 > 𝜀 = 𝑛. 𝜆𝑒 −𝑛𝜆𝑥 𝑑𝑥 𝜀 −𝑛𝜆𝑥 +∞ = −𝑒 𝜀 = 𝑒 −𝑛𝜆𝜀 0 𝑛→+∞
- I. CÁC DẠNG HỘI TỤ CỦA DÃY BIẾN NGẪU NHIÊN 2. Hội tụ theo phân phối Định nghĩa Dãy biến ngâu nhiên 𝑍1 , 𝑍2 , … gọi là hội tụ theo phân phối về biến ngẫu nhiên Z khi 𝑛 → ∞ nếu: lim 𝐹𝑍𝑛 𝑥 = 𝐹𝑍 (𝑥) , ∀𝑥 ∈ 𝑅 𝑛→+∞ ⇔ lim 𝑃(𝑍𝑛 < 𝑥) = 𝑃(𝑍 < 𝑥) 𝑛→+∞ 𝐹 Ký hiệu: 𝑍𝑛 → 𝑍 Với 𝐹𝑍𝑛 𝑥 , 𝐹𝑍 (𝑥) là các hàm phân phối của 𝑍𝑛 , 𝑍.
- II. LUẬT SỐ LỚN 1. Bất đẳng thức Chebysev Định lý Cho Y biến ngẫu nhiên không âm. Khi đó với mọi a > 0 ta có: 𝐸𝑌 𝑃 𝑌>𝑎 ≤ 𝑎
- II. LUẬT SỐ LỚN 1. Bất đẳng thức Chebysev Chứng minh Cho Y là biến ngẫu nhiên rời rạc, giả sử C là tập giá trị của Y. Khi đó 𝐸𝑌 = 𝑐𝑖 𝑝𝑖 = 𝑐𝑖 𝑝𝑖 + 𝑐𝑖 𝑝𝑖 ≥ 𝑐𝑖 𝑝𝑖 𝑐 𝑖 ∈𝐶 𝑐 𝑖 ≤𝑎 𝑐 𝑖 >𝑎 𝑐 𝑖 >𝑎 ≥𝑎 𝑝𝑖 = 𝑎𝑃(𝑌 > 𝑎) 𝑐 𝑖 >𝑎 Trường hợp Y là biến ngẫu nhiên liên tục chứng minh tương tự.
- II. LUẬT SỐ LỚN 1. Bất đẳng thức Chebysev Hệ quả Cho X là biến ngẫu nhiên với EX = μ. Khi đó với mọi ε > 0 ta có: 𝐷𝑋 𝑃 𝑋−𝜇 >𝜀 ≤ 2 𝜀 Tương đương với 𝐷𝑋 𝑃 𝑋−𝜇 ≤𝜀 >1− 2 𝜀
- II. LUẬT SỐ LỚN 1. Bất đẳng thức Chebysev Chứng minh Đặt 𝑌 = (𝑋 − 𝜇)2 , khi đó: 2 2 𝐸𝑌 𝐸 𝑋 − 𝜇 𝐷𝑋 𝑃 𝑋−𝜇 >𝜀 =𝑃 𝑌 >𝜀 ≤ 2 = = 2 𝜀 𝜀2 𝜀
- II. LUẬT SỐ LỚN 1. Bất đẳng thức Chebysev Ví dụ Một cửa hàng vải muốn ước lượng nhanh chóng sai số số vải bán ra trong một tháng của mình. Số vải của mỗi khách hàng được làm tròn bởi số nguyên gần nhất ( Thí dụ trong sổ ghi 195,6 m thì làm tròn thành 196 m). Kí hiệu 𝑋𝑖 là sai số giữa số mét vải thực bán và số mét vải đã tính tròn của khách hàng thứ i. Với xác suất ít nhất 0,99 hãy ước lượng sai số giữa số mét vải thực bán và số mét vải đã làm tròn trong tháng biết số khách mua hàng trong tháng là 1 vạn khách.
- II. LUẬT SỐ LỚN 1. Bất đẳng thức Chebysev Giải Các sai số 𝑋1 , 𝑋2 , … , 𝑋𝑛 là các biến ngẫu nhiên độc lập và có phân phối đều trong đoạn [-0,5; 0,5]. Khi đó 1 𝐸𝑋𝑖 = 0, 𝐷𝑋𝑖 = , 𝑖 = 1. . 𝑛 12 Khi đó sai số tổng cộng trong tháng là 𝑆 = 𝑋1 + 𝑋2 + ⋯ + 𝑋𝑛
- II. LUẬT SỐ LỚN 1. Bất đẳng thức Chebysev Ta có: 𝑛 𝐸𝑆 = 𝐸𝑋𝑖 = 0 1 𝑛 𝑛 𝐷𝑆 = 𝐷𝑋𝑖 = 12 1 Áp dụng bất đẳng thức Chebysev ta có: 𝐷𝑆 𝑛 𝑃 𝑆 − 𝐸𝑆 > 𝜀 = 𝑃 𝑆 > 𝜀 ≤ 2 = 𝜀 12𝜀 2 𝐷𝑆 𝑛 𝑃 𝑆 ≤𝜀 ≥1− 2 =1− 𝜀 12𝜀 2
- II. LUẬT SỐ LỚN 1. Bất đẳng thức Chebysev Do 𝑛 = 104 khách hàng trong tháng. Theo giả thiết ta có: 𝑃 𝑆 ≤ 𝜀 ≥ 0,99 Nên 𝑛 𝑛 1− 2 ≥ 0,99 ⇔ 2 ≤ 0,01 12𝜀 12𝜀 𝑛 ⇒𝜀≥ = 288,67 12.0,01 Suy ra 𝑃 𝑆 ≤ 288,67 ≥ 0,99 hoặc
- II. LUẬT SỐ LỚN 1. Bất đẳng thức Chebysev 𝑃 𝑆 > 288,67 < 0,01 Vậy có thể kết luận: Với xác suất tối thiểu 0,99 sai số giữa số mét vải thực bán và số vải đã làm tròn không vượt quá 289 m.
- II. LUẬT SỐ LỚN 2. Luật số lớn Định lý Giả sử 𝑋1 , 𝑋2 , … là các biến ngẫu nhiên độc lập có kỳ vọng hữu hạn và phương sai bị chặn bởi C (𝐷𝑋𝑖 ≤ 𝐶, ∀𝑖). Khi đó với mọi ε > 0 ta có: 𝑋1 + 𝑋2 + ⋯ + 𝑋𝑛 𝐸𝑋1 + 𝐸𝑋2 + ⋯ + 𝐸𝑋𝑛 lim 𝑃 − >𝜀 𝑛→+∞ 𝑛 𝑛 =0
- II. LUẬT SỐ LỚN 2. Luật số lớn Chứng minh 𝑋1 +𝑋2 +⋯+𝑋𝑛 Đặt 𝑆𝑛 = 𝑛 𝐸𝑋1 + 𝐸𝑋2 + ⋯ + 𝐸𝑋𝑛 ⇒ 𝐸𝑆𝑛 = , 𝑛 𝐷𝑋1 + 𝐷𝑋2 + ⋯ + 𝐷𝑋𝑛 𝐶 𝐷𝑆𝑛 = 2 ≤ 𝑛 𝑛 Áp dụng bất đẳng thức Chebysev 𝐷𝑆𝑛 𝐶 𝑃 𝑆𝑛 − 𝐸𝑆𝑛 > 𝜀 ≤ 2 ≤ 2 0 𝜀 𝑛𝜀 𝑛→+∞ Suy ra điều phải chứng minh
- II. LUẬT SỐ LỚN 2. Luật số lớn Hệ quả 1 Giả sử 𝑋1 , 𝑋2 , … là các biến ngẫu nhiên độc lập có kỳ vọng là μ và phương sai bị chặn bởi C (𝐷𝑋𝑖 ≤ 𝐶, ∀𝑖). Khi đó ta có: 𝑋1 + 𝑋2 + ⋯ + 𝑋𝑛 𝑃 𝜇, 𝑘𝑖 𝑛 → +∞ 𝑛 Hệ quả 2 Giả sử 𝑋1 , 𝑋2 , … là các biến ngẫu nhiên độc lập có kỳ vọng là μ và phương sai 𝐷𝑋𝑖 = 𝜎 2 , ∀𝑖. Khi đó ta có: 𝑋1 + 𝑋2 + ⋯ + 𝑋𝑛 𝑃 𝜇, 𝑘𝑖 𝑛 → +∞ 𝑛
- II. LUẬT SỐ LỚN 2. Luật số lớn Định lý Chebysev chứng tỏ rằng trung bình số học của các biến ngẫu nhiên độc lập hội tụ theo xác suất về trung bình số học của kỳ vọng tương ứng của nó. Nói cách khác nó chứng tỏ sự ổn định của trung bình số học của một số lớn các biến ngẫu nhiên xung quanh trung bình số học của các kỳ vọng của các biến ngẫu nhiên ấy. Như vậy mặc dù từng biến ngẫu nhiên độc lập có thể nhận giá trị khác nhiều so với kỳ vọng của chúng, song trung bình số học của một số lớn của một số lớn các biến ngẫu nhiên lại nhận giá trị gần bằng trung bình số học của chúng với xác suất rất lớn. Điều đó cho phép dự đoán giá trị trung bình số học của các biến ngẫu nhiên.
- II. LUẬT SỐ LỚN 2. Luật số lớn Chẳng hạn, gieo một con xúc xắc cân đối. Giả sử X là số nốt xuất hiện ở mặt trên con xúc xắc. Ta có EX = 3,5. Một nhà thống kê đã gieo một con xúc xắc cân đối 1 triệu lần (nhờ sự trợ giúp của máy vi tính) và ghi lại số nốt xuất hiện ở mặt trên con xúc xắc. Số trung bình của 1 triệu lần gieo được tìm thấy là 𝑥1 + 𝑥2 + ⋯ + 𝑥10 6 6 ≈ 3,500867 ≈ 3,5 = 𝐸𝑋 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Xác suất thống kê - Biến cố và Xác suất của biến cố
42 p | 962 | 228
-
Bài giảng Xác suất thống kê - Chương 1: Đại cương về xác suất
26 p | 335 | 45
-
Bài giảng Xác suất thống kê - Nguyễn Ngọc Phụng (ĐH Ngân hàng TP.HCM)
17 p | 261 | 35
-
Bài giảng Xác suất thống kê - Chương 1: Biến cố và xác suất - GV. Lê Văn Minh
8 p | 258 | 30
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 1 - Nguyễn Ngọc Phụng (ĐH Ngân hàng TP.HCM)
10 p | 314 | 22
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 2 - GV. Trần Ngọc Hội
13 p | 126 | 15
-
Bài giảng Xác suất thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội: Chương 5.1 - Ngô Thị Thanh Nga
108 p | 119 | 9
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Xác suất của một biến cố - Nguyễn Ngọc Phụng
10 p | 106 | 6
-
Bài giảng Xác suất thống kê và quy hoạch thực nghiệm: Chương 1.3 - Nguyễn Thị Thanh Hiền
35 p | 14 | 4
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 7 - Nguyễn Kiều Dung
20 p | 4 | 2
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 6 - Nguyễn Kiều Dung
29 p | 9 | 2
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 5 - Nguyễn Kiều Dung
62 p | 7 | 2
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 4 - Nguyễn Kiều Dung
71 p | 5 | 2
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 3 - Nguyễn Kiều Dung
26 p | 5 | 2
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 2 - Nguyễn Kiều Dung
43 p | 4 | 2
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 1 - Nguyễn Kiều Dung
106 p | 3 | 2
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 1.3 - Xác suất của một sự kiện
24 p | 7 | 2
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 8 - Nguyễn Kiều Dung
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn