intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: K Loi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

231
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của báo cáo giới thiệu về báo cáo và RCEP, phân tích ngành thương mại Việt Nam xét theo nước đối tác, thương mại xét theo hàng hóa, nông - lâm - thủy sản, ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ, phân tích cân bằng tổng thể và các khuyến nghị về chính sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam

Báo cáo<br /> <br /> Đánh giá tác động của<br /> Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)<br /> đối với nền kinh tế Việt Nam<br /> <br /> Hoạt động: ICB-8<br /> Chủ trì:<br /> Claudio DORDI<br /> Soạn thảo:<br /> NGUYỄN Anh Dương<br /> David VANZETTI<br /> Raymond TREWIN<br /> LÊ Xuân Sang<br /> VŨ Thanh Hương<br /> ĐINH Thu Hằng<br /> <br /> Tài liệu này được soạn thảo với sự hỗ trợ về tài chính từ Liên minh châu Âu.<br /> Tài liệu thể hiện quan điểm của các tác giả và không phản ánh quan điểm chính thức<br /> của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương<br /> <br /> Lời cảm ơn<br /> Các tác giả xin cảm ơn ông Claudio Dordi, Trưởng Nhóm tư vấn Dự án EUMUTRAP, vì đóng góp của ông trong việc giám sát tổng thể hoạt động này. Ông<br /> Nguyễn Ánh Dương đã cung cấp nội dung cho Phần I, II (Bối cảnh), Phần IV và<br /> Phần V, đồng thời chịu trách nhiệm hiệu đính toàn bộ báo cáo. Tiến sĩ David<br /> Vanzetti thực hiện đánh giá định lượng RCEP sử dụng mô hình GTAP (Phần IV), và<br /> nhận xét về các cam kết dự kiến trong khung khổ RCEP (Phần II). Tiến sĩ Ray<br /> Trewin cung cấp nội dung cho phân tích ngành đối với các ngành nông lâm ngư<br /> nghiệp và dịch vụ. Hai ông đã nhận xét, góp ý và hiệu đính toàn bộ báo cáo. Bà Đinh<br /> Thu Hằng soạn thảo nội dung về phạm vi cam kết dự kiến của RCEP đối với ngành<br /> nông lâm ngư nghiệp (Phần II), phân tích chỉ số thương mại (Phần III), và nêu các<br /> khuyến nghị về ngành (Phần V). Bà Vũ Thanh Hương cung cấp nội dung về phạm vi<br /> cam kết dự kiến của RCEP đối với ngành dịch vụ (Phần II) cũng như phân tích ngành<br /> đối với dịch vụ (Phần III). Tiến sĩ Lê Xuân Sang đóng góp các nội dung khác về công<br /> nghiệp-xây dựng trong các Phần II, III và V.<br /> Các tác giả xin tri ân ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Thương mại – và<br /> ông Đỗ Hữu Hào – nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương – về sự định hướng, hỗ trợ<br /> và nhận xét của các ông. Chúng tôi cũng bày tỏ sự biết ơn với các đại biểu tham dự<br /> các buổi tọa đàm tại TP Hồ Chí Minh (ngày 20/5/2014) và Hà Nội (ngày 22/5/2014),<br /> nhất là Tiến sĩ Võ Chí Thành, về những ý kiến quý báu đối với các kết luận của bản<br /> dự thảo nghiên cứu.<br /> Cuối cùng, các tác giả xin trân trọng cảm ơn bà Mai Thu Hương, cán bộ Dự án EUMUTRAP, và các cán bộ của Viện Quản lý Phát triển châu Á (AMDI) về sự hỗ trợ<br /> và lên chương trình cho các hoạt động liên quan. Không có những hỗ trợ đó, Báo cáo<br /> này không thể được hoàn thiện.<br /> <br /> i<br /> <br /> Tóm tắt báo cáo<br /> 1. Chính thức khởi động vào năm 2012, RCEP là một hiệp định tham vọng nhằm<br /> hình thành quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với 6 đối tác khu<br /> vực đã ký các FTA với ASEAN. RCEP cũng phù hợp với quan điểm của Việt<br /> Nam là theo đuổi hội nhập kinh tế sâu rộng hơn gắn liền với những cải cách<br /> trong nước mạnh dạn và toàn diện hơn.<br /> 2. Nghiên cứu này nhằm hai mục đích cụ thể. Một là nhằm đánh giá tác động của<br /> RCEP đối với kinh tế Việt Nam. Hai là, nghiên cứu xác định các bước chuẩn<br /> bị cả ở cấp chính sách và doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng việc thực thi<br /> RCEP sẽ mang lại lợi ích ròng tối đa cho kinh tế Việt Nam.<br /> 3. Để hiện thực các mục tiêu trên, nghiên cứu này dự đoán những thay đổi sẽ<br /> diễn ra với kinh tế Việt Nam với phạm vi hợp lý được xác định trước của<br /> RCEP. Những thay đổi này được xác định ở cả cấp quốc gia và ngành. Các<br /> ngành được xét tới gồm nông lâm thủy sản, công nghiệp – xây dựng, và dịch<br /> vụ, có thể chia nhỏ thành phân ngành và nhóm sản phẩm quan trọng.<br /> 4. Theo cách này, nghiên cứu vận dụng kết hợp các phương pháp. Một là, nghiên<br /> cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để xác định các quan hệ tương<br /> tác trong toàn bộ nền kinh tế thông qua liên kết mọi ngành qua các bảng đầu<br /> vào – đầu ra và liên kết mọi quốc gia thông qua luồng thương mại. Hai là,<br /> nghiên cứu kết hợp các phân tích chi tiết ở cấp ngành nhằm xác định ngành<br /> nào được chú trọng trong đàm phán tiếp cận thị trường của RCEP, hoặc đối<br /> với các ngành cạnh tranh nhập khẩu, ngành nào có thể tăng trưởng chậm hơn<br /> hay thậm chí sẽ thu nhỏ lại theo thời gian, và như vậy cho thấy thách thức phải<br /> điều chỉnh.<br /> 5. Mặc dù có sự kỳ vọng về tiến độ đạt được, Vòng Đàm phán Đôha tới này<br /> dường như tiến triển rất chậm chạp. Giải pháp thay thế cho vấn đề này là việc<br /> đàm phán các hiệp định FTA khu vực rộng lớn hơn đang là một xu hướng phát<br /> triển lớn mới, nhất là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được thúc đẩy bởi<br /> cuộc đua nhằm đạt được những tiêu chuẩn FTA cao hơn và nhu cầu hội nhập<br /> khu vực mạnh mẽ hơn hướng tới hỗ trợ các chuỗi giá trị hoàn thiện hơn. Các<br /> nỗ lực đáng lưu ý ở đây là RCEP và TPP - có chung một số điểm tương đồng<br /> cũng như cho thấy những khác biệt lớn. Tuy nhiên, cả RCEP và TPP đều<br /> hướng tới một thỏa thuận hội nhập kinh tế rộng lớn hơn tại châu Á-Thái Bình<br /> Dương.<br /> 6. Mọi thảo luận hiện nay về RCEP đều theo hai nguồn chính chưa chắc chắn,<br /> đặc biệt là về tư cách thành viên và vai trò trung tâm của ASEAN trong<br /> RCEP.<br /> 7. Mặc dù có sự khác biệt lớn về quy mô và phạm vi của các FTA hiện nay, một<br /> trong những trọng tâm chính của RCEP là hài hòa hóa những quy tắc hiện<br /> hành và áp dụng chúng trong phạm vi các FTA khác nhau của ASEAN. Như<br /> các FTA thế hệ mới khác, RCEP gồm cả những vấn đề truyền thống như cắt<br /> ii<br /> <br /> giảm thuế cũng như các vấn đề mới liên quan đến tự do hóa thương mại và<br /> đầu tư, đó là hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh,… Các trở<br /> ngại đối với cắt giảm thuế trong phạm vi khung khổ RCEP gồm những khác<br /> biệt về mức độ cam kết giảm thuế trong những FTA hiện nay và năm kết thúc<br /> giai đoạn chuyển đổi của các FTA này. Đồng thời, những rào cản phi thuế là<br /> những yếu tố quan trọng có thể tác động đáng kể tới giá trị cắt giảm thuế.<br /> 8. Vì quá trình đàm phán RCEP còn ở giai đoạn đầu, khó có thể dự đoán nội<br /> dung của những vấn đề đáng quan tâm liên quan đến các yếu tố nêu trên cũng<br /> như chưa chắc chắc được về cấu trúc và tư cách thành viên của RCEP. Việc<br /> hiện thực hóa các lợi ích của RCEP phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết một<br /> số thách thức trong giai đoạn đàm phán, bao gồm cách thức khắc phục những<br /> rủi ro phát sinh từ các đối tác đàm phán có trình độ phát triển khác nhau và có<br /> lợi ích cũng như mối quan tâm khác nhau đối với việc mở cửa nhanh thị<br /> trường nội địa. Với nguyên tắc chỉ đạo, các nước thành viên RCEP cần có một<br /> định hướng “nhượng bộ chung” trong phạm vi khung thời gian hợp lý, có xét<br /> đến tình hình phát triển cụ thể của từng thành viên.<br /> 9. Tương tự như các FTA và cam kết hội nhập khác, RCEP sẽ mang lại những cơ<br /> hội mới cho Việt Nam thông qua: (i) hình thành sự tiếp cận dễ dàng hơn tới<br /> các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác (cả nước phát<br /> triển và đang phát triển) với sự đa dạng về nhu cầu đối với hàng hóa và dịch<br /> vụ; (ii) mở cửa để nhập hàng hóa rẻ hơn (nhất là đầu vào cho sản xuất (như<br /> thép của Trung Quốc, sản phẩm nhựa của Hàn Quốc và Nhật Bản) và nhập<br /> máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại phù hợp); (iii) tham gia vào mạng lưới<br /> chuỗi giá trị và sản xuất khu vực và tăng cường hợp tác kỹ thuật và vị thế<br /> trong giải quyết tranh chấp; và (iv) cắt giảm chi phí giao dịch và được hưởng<br /> môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành<br /> và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.<br /> 10. Môi trường thương mại đầu tư tự do ngày càng minh bạch đã tạo điều kiện<br /> cho Việt Nam tận dụng tốt hơn lợi thế cạnh tranh của mình (giá lao động thấp,<br /> nhiều tài nguyên). Phát triển kinh tế đất nước là sự kết hợp những đóng góp<br /> tích cực của mọi thành phần kinh tế. Các ngành công nông nghiệp tăng trưởng<br /> khá nhanh; ngành dịch vụ mở rộng đáng kể.<br /> 11. Tính bổ trợ thương mại với các đối tác RCEP đã được cải thiện. Các sản phẩm<br /> công nông nghiệp và một số dịch vụ của Việt Nam (như dịch vụ truyền thông)<br /> ngày càng tăng tính cạnh tranh, và ít phụ thuộc vào trợ cấp và rào cản thương<br /> mại, cũng như thâm nhập khá hiệu quả vào các thị trường hiện nay và thị<br /> trường tiềm năng mới. Như vậy, Việt Nam đã có bước chuyển tích cực sang<br /> sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng vốn cao và đòi hỏi công nghệ ở<br /> trình độ cao hơn. FDI đóng vai trò quan trọng nhằm việc thúc đẩy sự tham gia<br /> của Việt Nam vào mạng lưới sản xuất khu vực/ toàn cầu, nhất là tại khu vực<br /> RCEP. Ở một mức độ nào đó, việc tăng nhập khẩu dẫn tới tăng xuất khẩu, và<br /> giúp cải thiện cán cân thương mại.<br /> 12. Vẫn có nhiều khoảng trống để cải thiện hơn nữa thương mại giữa Việt Nam và<br /> các đối tác RCEP. Sự phát triển chuỗi cung ứng hàng nông sản có thể dẫn đến<br /> iii<br /> <br /> mở rộng hơn nữa sản xuất và thương mại khu vực. Tự do hóa dịch vụ là một<br /> lĩnh vực nữa trong đó hầu như mọi nỗ lực tự do hóa trong RCEP sẽ dẫn tới<br /> việc tăng đáng kể trong thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài của khu vực.<br /> Quan trọng hơn, các nỗ lực tự do hóa dịch vụ, thuận lợi hóa thương mại và<br /> hợp tác phát triển có thể góp phần cắt giảm hơn nữa chi phí liên kết dịch vụ,<br /> nhờ đó giảm chi phí của thương mại hàng hóa. Điều này có thể đưa ra gợi ý<br /> ban đầu về lợi ích tiềm năng của RCEP đối với Việt Nam. Tuy nhiên, việc<br /> hiện thực hóa lợi ích này còn phụ thuộc vào nỗ lực của khu vực nhằm hài hòa<br /> hóa quy tắc xuất xứ và những thay đổi về ưu đãi trong RCEP cũng như các<br /> FTA khác mà ASEAN tham gia. Về khía cạnh này, việc chưa rõ về nội dung<br /> cũng như giai đoạn đàm phán cũng như chưa có sự chuẩn bị trong nước sẽ làm<br /> giảm lợi ích thực tế mà Việt Nam được hưởng.<br /> 13. Tuy nhiên, tình hình kinh tế Việt Nam còn cho thấy nhiều bất cập và yếu kém.<br /> Trình độ công nghệ chung còn kém, vì thế hạn chế cải thiện vị thế đất nước<br /> trong mạng lưới sản xuất của RCEP. Trong khi đó, quy mô sản xuất còn nhỏ;<br /> năng suất hạn chế. Trong ngành dịch vụ, việc quản lý chất lượng và rủi ro còn<br /> kém xa so với quy định quốc tế. Thương mại của Việt Nam chủ yếu tập trung<br /> vào một số đối tác thương mại lớn cũng như một số sản phẩm xuất nhập khẩu<br /> chủ yếu, khiến cho đất nước càng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực trước những thay<br /> đổi về cung cầu của những thị trường này. Ngoài ra, những hạn chế lớn đối<br /> với việc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ (nhất là dịch vụ chuyên ngành) là số<br /> lượng, chất lượng và năng lực ngoại ngữ hạn chế, vốn bắt buộc phải có để<br /> tham gia thị trường lao động RCEP một cách hiệu quả. Trong khi đó, quá trình<br /> tái cấu trúc còn chậm, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm<br /> cả các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên RCEP.<br /> 14. Mặt khác, quá trình hội nhập và thực thi cam kết FTA cũng cho thấy một số<br /> yếu kém và tạo ra nhiều thách thức hơn cho nền kinh tế ở cả thị trường trong<br /> nước và quốc tế do quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn của đối tác nhập<br /> khẩu (như chất lượng, an toàn vệ sinh,…) và sự hạn chế của công đoạn sản<br /> xuất công nông nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Vấn đề trở nên khó khăn hơn<br /> khi cơ cấu thương mại của Việt Nam khá tương đồng với các nước láng giềng<br /> trong khi nội hàm chất lượng và giá trị gia tăng của hầu hết sản xuất còn<br /> khiêm tốn và đất nước còn phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu cho sản<br /> xuất trong nước. Trong khi đó, thương mại dịch vụ của Việt Nam rất khiêm<br /> tốn mặc dù đã cải thiện gần đây.<br /> 15. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hơn và đàm phán FTA đang diễn ra, trong<br /> đó có cả RCEP, Việt Nam cần tận dụng những cơ hội và khắc phục thách thức<br /> nhằm thúc đẩy thương mại đầu tư, tập trung vào nhập khẩu công nghệ tiên tiến<br /> để tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bao gồm công nghệ<br /> sạch, dần trở thành một nền kinh tế tri thức và thân thiện môi trường. Nền tảng<br /> cho những định hướng này là nỗ lực nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm<br /> trong nước, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, và sự tham gia sâu rộng vào<br /> chuỗi giá trị năng động của RCEP.<br /> 16. Phân tích CGE cho thấy một số điểm. Nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục mở<br /> rộng cả khi không có hiệp định RCEP. Nếu được thực hiện, RCEP sẽ đóng<br /> iv<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2