intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo giải pháp công tác quản lý THCS: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám

Chia sẻ: Dung Hoang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của báo cáo này đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo giải pháp công tác quản lý THCS: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc   BÁO CÁO    GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN ­ Họ và tên: Nguyễn Văn Quý                Năm sinh: 1966 ­ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Hóa học ­ Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Quản lý giáo dục ­ Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Văn Tám II. NỘI DUNG 1. Tên giải pháp: “Một số  giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  của công tác  quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám”. 2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể  trước khi chưa thực hiện giải   pháp quản lý. Năm học 2018 – 2019 Trường THCS Lê Văn Tám có 12 lớp với 426 học sinh;   cơ sở vật chất nhà trường hiện có: Gồm 8 phòng học tầng lầu; 01 phòng cấp 4 (bán  kiên cố); 01 phòng thông minh; 01 phòng thiết bị; 01 phòng hội đồng; 04 phòng hiệu  bộ tất cả các  phòng trên đây đều là bán kiên cố không đúng quy cách. Sân chơi bãi   tập còn hạn chế cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học. Việc chăm lo và tạo động lực để phát triển đội ngũ trong những năm vừa qua   chưa được quan tâm đúng mức. Động cơ phấn đấu của một số giáo viên chưa cao. Biện pháp, giải pháp thực hiện phong trào thi đua hai tốt còn bất cập, hạn   chế 3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.  Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường là  một việc làm cần thiết, mang tính chiến lược lâu dài, tác động trực tiếp đến chất   lượng giáo dục toàn diện của ngành giáo dục nói chung, của trường THCS Lê Văn   Tám nói riêng. Đổi mới công tác quản lý giáo dục trường THCS là từng bước thực   hiện mục tiêu giáo dục của Đảng về chuẩn hóa, hiện đại hóa trong giáo dục và đào  tạo.
  2.            Thực chất của công tác quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học,   công việc này được tiến hành thường xuyên, liên tục qua  từng học kỳ và từng năm  học, là điều kiện tất yếu để nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục là: “ Nâng   cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Trong những năm gần   đây, cấp uỷ  Đảng, chính quyền và các đoàn thể  xã hội, nhân dân địa phương đã   quan tâm sâu sắc đến giáo dục và nhận thức rõ vai trò của giáo dục đào tạo đối với   sự phát triển xã hội, của địa phương và cá nhân mỗi người.          Đội ngũ cán bộ giáo viên tương đối đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng.  Hầu hết các thầy, cô giáo nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Tập thể sư phạm của   trường luôn đoàn kết, chấp hành tốt qui chế  của ngành, nội quy, nề  nếp, kỷ  luật  của trường. Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo, tự  giác trong công   việc, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc được giao.            Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập và giảng dạy: Tương đối đủ số  phòng học và chỗ ngồi cho học sinh. Các trang thiết bị đã được cung cấp tương đối  đảm bảo quy định những đồ  dùng và thiết bị  giảng dạy tối thiểu của ngành. Nhìn  chung học sinh đi học có tỷ lệ chuyên cần cao, trong quá trình học tập chịu khó rèn   luyện tu dưỡng, thực hiện tốt các quy định của nhà trường. Nhà trường luôn nhận   được sự quan tâm của các cấp.           Tuy nhiên, trong thực tế nhà trường vẫn còn một số  tồn tại đó là: Năng lực   chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế về kiến thức và nghiệp vụ sư phạm   trước yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Đa phần các  em là con nông dân, mức độ  hiểu biết và khả  năng tiếp thu kiến thức của các em   chưa đồng đều. Cơ  sở  vật chất còn thiếu hầu như  chưa có phòng chức năng, đồ  dùng, thiết bị phục vụ cho chương trình dạy học còn thiếu nên cũng ảnh hưởng tới  việc tổ chức giáo dục của trường. 4. Các giải pháp quản lý a. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện giải pháp quản lý Trong các nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo   dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao.   Đội  ngũ giáo viên chủ  nhiệm là nhân tố  quyết định hiệu quả  giáo dục của  các khối lớp. Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên cốt  cán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác chủ nhiệm lớp, giỏi về chỉ đạo   hoạt động Đoàn, Đội. Có đội ngũ cốt cán giỏi, nhưng điều hành như thế nào để họ  tận tâm với nghề  lại có trách nhiệm cao trong tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng   thuận, vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệm này lại là của người quản lý.
  3.   Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng vị trí   con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.   Thực hiện nhiệm vụ của Giáo dục đặc biệt giáo dục đạo đức, kỷ  năng sống   cho học sinh vai trò chủ đạo không ai khác ngoài vai trò của người thầy giáo, vì đó   là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành bại sự nghiệp Giáo  dục ­ Đào tạo. Từ nhận thức về vai trò của một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy cần   phải quan tâm đặc biệt tới công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên và xem  đó là đòi hỏi cấp bách cần được giải quyết. Trong những năm qua đặc biệt là năm  học 2018– 2019 trường chúng tôi đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý góp phần tạo   nên chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển. Tôi xin đưa ra kinh  nghiệm: “Một   số   giải   pháp   nhằm   nâng  cao   hiệu   quả   của   công  tác   quản   lý   tại  trường THCS Lê Văn Tám”. b. Các giải pháp cụ thể b.1 Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống * Đối với đội ngũ CBVC:  ­  Trước hết là người quản lý tôi luôn xác định mình phải thực sự  là người  đầu tàu, có lập trường tư tưởng vững vàng và phải có cái tâm, cái tầm, hết lòng sự  nghiệp giáo dục của địa phương, coi trường là nhà. Luôn trăn trở  tìm ra giải pháp  tối ưu, phát huy những mặt mạnh của tập thể và tranh thủ được sự ủng hộ của các   cấp. Phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục tư  tưởng, chính trị  trong đội ngũ   CBGVCNV nhà trường để  tạo sự  đồng thuận, nhất trí cao trong việc thực hiện   nhiệm vụ  chính trị  của nhà trường. Cần thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế  hoạch chỉ  đạo của nhà trường, của tổ  chuyên môn và các bộ  phận một cách khoa  học và lô gic: Đồng bộ  về hình thức, đầy đủ  về  nội dung, cụ  thể  về  giải pháp và  chỉ tiêu thực hiện. Có những giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ,  chất lượng giáo dục học sinh; Chú trọng chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng  mũi nhọn của nhà trường. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: “ Đổi mới công tác quản lý,  nâng cao chất lượng giáo dục” và các phong trào thi đua xây dựng: “Trường học   thân thiện, học sinh tích cực”; một cách đồng bộ, khoa học trong quá trình thực hiện   mục tiêu chung của nhà trường cần làm tốt công tác kiểm tra nội bộ  nhà trường;  Công tác thi đua khen thưởng để  nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong  nhà trường. ­ Tăng cường sự  lãnh đạo của Chi bộ  đảng trường học về  việc t ăng cường  nhận thức, công tác giáo dục tư  tưởng chính trị, đạo đức, tác phong lối sống lành  mạnh cho cán bộ đảng viên, giáo viên.   ­ Xây dựng chi bộ  Đảng trong nhà trường luôn trong sạch vững mạnh có ý   nghĩa tăng cường hiệu quả  công tác giáo dục chính trị, tư  tưởng, phẩm chất, đạo   đức trong nhà trường.
  4. ­ Xây dựng Nghị quyết của Chi bộ năm, tháng trong đó chú trọng về công tác   giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho giáo viên và học sinh. ­ Chỉ đạo hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên thường xuyên   làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh hỗ trợ cho trường nâng cao chất lượng  giáo dục.                                                   ­ Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng  của Giáo dục và Đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. * Đối với Học sinh:  ­ Đầu năm học GVCN có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo thông tin của lớp về  nhà trường các trường hợp đặc biệt của lớp như: (Con hộ nghèo, cận nghèo, khuyết  tật; con mồ côi; con gia đình chính sách; Bố  mẹ ly hôn; HS có hoàn cảnh đặc biệt;  HS cá biệt …) để tổ tư vấn tâm lý có kế hoạch thực hiện đồng thời tham mưu tốt   với Ban đại diện CMHS, Hội khuyến học, các nhà tài trợ… làm tốt công tác nhân   đạo từ thiện vừa giáo dục lòng nhân ái cho học sinh vừa tạo điều kiện để học sinh  có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. ­  Thông qua  HĐNGLL, giờ  chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, sinh hoạt  chủ điểm nhà trường giáo dục đạo đức, kỷ năng sống cho học sinh.  ­ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như hội thao cấp trường, thi cắm hoa, trò  chơi dân gian, thi chúng em nói tiếng Anh và các hoạt động trãi nghiệm thông qua  tiết dạy…đã tạo sân chơi bổ ích cho các em hạn chế HS chơi game, bỏ bê học hành. ­ Nhà trường thành lập tổ  tư  vấn tâm lý cho HS do hiệu trưởng làm trưởng   ban, các thành viên là những giáo viên có kinh nghiệm và trưởng các đoàn thể. Tổ tư  vấn có trách nhiệm rà soát danh sách học sinh cá biệt, học sinh tự  kỷ, học sinh có  nhiều hoàn cảnh khó khăn, éo le để có phương pháp giáo dục phù hợp cho từng đối  tượng giúp các em có kỷ năng sống tốt để phấn đấu, rèn luyện. ­ Giáo viên chủ  nhiệm, Giáo viên bộ  môn, cán bộ  lớp phải có thông tin báo  cáo kịp thời về lãnh đạo nhà trường những biểu hiện bất thường của học sinh lớp   mình để nhà trường có hướng giáo dục tránh để hiện tượng tiêu cực lây lan. GVCN   là người được Hiệu trưởng giao trọng trách quản lý một lớp. GVCN phải là người  có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm cao, nhiệt tình kiên trì, gần gũi yêu thương   học sinh, có khả  năng tổ  chức tập hợp và được phụ  huynh, học sinh tin cậy, kính  trọng. GVCN là người hiểu hoàn cảnh học sinh hơn ai hết, hiểu rõ nguyên nhân học   sinh vi phạm đạo đức và có nghệ  thuật trong việc giáo dục học sinh. Nhẹ  nhàng  tâm sự, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục, tổ chức lớp giúp đỡ cả về vật   chất lẫn tinh thần, khích lệ  biểu dương khi thấy HS có dấu hiệu tiến bộ. Hàng   tháng, kì, năm tổ chức cho học sinh bình bầu hạnh kiểm cho nhau. Việc làm này có  ý nghĩa là tạo ra sự  dân chủ  thật sự  trong học sinh. Chính các em tự  giáo dục lẫn 
  5. nhau. Cuối tháng, GVCN nộp danh sách những HS có hạnh kiểm TB, yếu cho Tổng   phụ trách Đội để cùng phối hợp giáo dục HS. GVCN chỉ quyết định xếp loại hạnh   kiểm HS khi đã có danh sách dự kiến xếp loại của GV dạy môn GDCD và họp với  các em tổ trưởng trên tinh thần khách quan, công bằng. ­ Chỉ  đạo Đoàn thanh niên trong Nhà trường là tổ  chức đoàn thể  có sức thu  hút, là chỗ  dựa tin cậy của học sinh. Để  hoàn thành nhiệm vụ  chính trị  của mình,   Đoàn phải luôn luôn cải tiến phương pháp, nội dung chương trình hoạt động cho  phù hợp, đáp  ứng với nhu cầu, sở  thích của học sinh. Việc thu hút tuổi trẻ  với tổ  chức Đoàn vì mục tiêu lí tưởng của Đảng là một vấn đề quan trọng trong hoạt của  Đoàn thanh niên. ­ Đoàn phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác tuyên truyền, giáo dục,   rèn luyện, làm lễ  trưởng thành Đội cho học sinh lớp 9, chủ  động mở  các lớp tìm  hiểu về Đoàn, tổ chức kết nạp thanh niên đủ điều kiện, có nguyện vọng vào Đoàn  để Chi đoàn tăng thêm về số  lượng, chính là tăng thêm về  nhân tố  tích cực, đi đầu  trong mọi hoạt động và cảm hóa, giúp đỡ những học sinh chậm tiến. ­ Quan tâm các hoạt động giáo dục lí tưởng, truyền thống, pháp luật, ý thức   công dân cho học sinh, nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của giáo  dục đào tạo, khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước và tương lai   của tuổi trẻ, xây dựng ý thức trách nhiệm, tự chủ vượt khó, học tập, rèn luyện, có   hoài bão và khát vọng vươn lên, nắm vững kiến thức và làm chủ  khoa học công  nghệ vì sự nghiệp phát triển của thanh thiếu niên, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,   xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. ­ Phát động phong trào thi đua theo chủ điểm từng tháng dựa vào các ngày lễ  lớn: 20/11, 22/12, 3/2 , 8/3, 26/3, 30/4, 15/5, 19/5…. Nội dung các phong trào thiết   thực, hấp dẫn, có sức thu hút, có phát, có động, có tổng kết đánh giá, khen chê kịp   thời. Tổ  chức tìm hiểu về  Đảng, Đoàn, Quân đội, truyền thống địa phương, nhà   trường để các em tự hào noi theo. ­ Chỉ  đạo Tổng phụ  trách Đội, ngoài nội dung thực hiện chức năng theo qui   định, còn được Hiệu trưởng giao cho nhiệm vụ  quan trọng là kiểm soát cho được   những học sinh có hành vi chưa tốt như hay bỏ tiết bỏ buổi, gây gỗ đánh nhau, chơi   game chát, vô lễ, vi phạm nội quy, phá hoại CSVC, sử  dụng điện thoại trong lớp,   ATGT, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, vệ sinh môi trường…Tổ chức   phát thanh măng non nhân các ngày 20/11, 22/12, 3/2, 26/3 và 30/4 nhằm tuyên truyền   ý nghĩa các ngày lễ đồng thời biểu dương học sinh có thành tích và nhắc nhở những   học sinh vi phạm. b.2 Công tác chăm lo xây dựng CSVC, nâng cao chất lượng đội ngũ ­ Căn cứ vào CSVC hiện có để  bố  trí, sắp xếp phòng học phòng chức năng  phù hợp.
  6. ­ Tích cực tham mưu với cấp  ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện  CMHS, chính quyền các cấp từng bước xây dựng CSVC theo hướng chuẩn hóa.  ­ Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, của các  tổ  chuyên môn, của đoàn thể, các bộ  phận theo năm học, tháng, tuần. Bản thân tôi  xác định Kế hoạch của nhà trường có vị trí hết sức quan trọng, nó được coi như  là   một bộ  xương sống, nếu một bản kế hoạch khoa học, có tính khả  thi thì sẽ  thúc   đẩy mọi phong trào nói chung và nâng cao được chất lượng giáo dục và ngược lại.  ­ Kế  hoạch xây dựng được sự  tham gia đóng góp ý kiến, sự  thống nhất cao   của các đồng chí trong ban giám hiệu và các cán bộ  chủ  chốt của nhà trường cũng   như các thành viên để phát huy trí tuệ tập thể, coi đây là nghị quyết để mọi người ai  cũng có trách nhiệm tham gia, sau đó mới triển khai và thực hiện thì mới có hiệu   quả cao. Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và các bộ phận công tác phải bám   sát theo định hướng chỉ đạo của kế hoạch nhà trường. Nội dung kế hoạch tập trung   vào những nhiệm vụ  cụ  thể  trọng tâm . Các chỉ  tiêu, biện pháp sát thực tế  của   trường, hướng vào đối tượng học sinh để  tổ  chức các hoạt động tập thể  và phân  loại đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Tất cả các loại  hồ  sơ, kế  hoạch của nhà trường được chỉ  đạo thống nhất, đảm bảo đồng bộ  về  hình thức, đầy đủ về nội dung, cụ thể giải pháp thực hiện và các chỉ tiêu phấn đấu  trong năm học. ­ Xây dựng thời khóa biểu một cách khoa học để  quản lý giờ  giấc lên lớp:   Thời khóa biểu có vai trò xây dựng duy trì nề  nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu  dạy học trong ngày trong tuần, điều tiết giờ giấc lên lớp của giáo viên. Hiệu trưởng   phải thực hiện coi thời khóa biểu là biện pháp quản lý trực tiếp của mình. ­ Tích cực kiểm tra giờ  dạy lên lớp của giáo viên bằng hình thức dự  giờ  là   chủ yếu, đồng thời kết hợp việc trao đổi trực tiếp với giáo viên. ­ Thường xuyên đánh giá hiệu quả  của những biện pháp quản lý giờ  lên lớp  đã đặt ra, nguyên nhân của tình hình . ­ Ngoài việc triển khai kế hoạch bản thân luôn chú trọng và hết sức quan tâm  tạo mọi điều kiện tốt nhất để  mỗi CBVC phát huy mọi năng lực sở  trường của  mình để hăng hái tham gia và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. ­ Trong công việc quản lý trường học bản thân tôi xác định là rất phong phú  và đa dạng. Nào là lên kế  hoạch, chỉ  đạo thực hiện kế  hoạch, kiểm tra, đánh giá   hoạt động của đội ngũ, chăm lo chất lượng đại trà, công tác bồi dưỡng học sinh   giỏi, phụ  đạo học sinh yếu, ôn tuyển sinh, xây dựng CSVC, công tác phổ  cập…  Nhưng song song với tất cả  mọi công việc kể  trên thì nội dung giáo dục đạo đức   học sinh tôi xác định đây là một hoạt động hết sức quan trọng, phải thật sự  quan   tâm và quan tâm một cách thường xuyên
  7. 5. Minh chứng kèm theo giải pháp.  ­ Về Cơ sở vật chất: Với sự tham mưu tích cực, được sự  quan tâm các cấp,  cơ  sở  vật chất nhà trường đã được cải thiện đánh kể. Hiện nay sân trường tương   đối mỹ quan đã có giếng khoan đủ nước phục vụ  sinh hoạt. Nhà vệ sinh đảm bảo   sạch sẽ an toàn, hợp vệ sinh. Sân chơi, bãi tập của học sinh đã khắc phục được một   phần.  ­ Về chất lượng giáo dục:    + Tư  tưởng chính trị, đạo đức lối sống: 100% cán bộ  viên chức có ý thức  đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Luôn giúp  đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống.  Hạnh kiểm học sinh được nâng cao, đa số  học sinh ngoan ngoãn, lễ  phép, ý  thức chấp hành nội quy, nề nếp nhà trường tốt, có tinh thần đoàn kết, có ý thức giữ  gìn vệ sinh môi trường, bảo quản tốt cơ sở vật chất, cây xanh.           ­ Về  chất lượng đội ngũ: Năm học 2018 ­ 2019, tập thể  cán bộ  viên chức  trường THCS Lê Văn Tám đã quyết tâm cao, nêu cao ý thức trách nhiệm hoàn  thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành tích chung của ngành cụ  thể:         ­ Với sự động viên kịp thời, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường đã   tạo sự nổ lực hăng hái thi đua của cán bộ viên chức và học sinh với kết quả như  sau:         * Đối với CBVC     + Đạt giải nhất hội thi kể  chuyện về học tập và làm theo tư  tưởng, đạo  đức phong cách Hồ Chí Minh.    + Tham gia thi GVDG cấp huyện đạt 4/4 đồng chí, tỉ lệ 100 %. Trong đó có  đồng chí Nguyễn Thị Ngân đạt giải Nhất cấp huyện.              + Thi Khoa học kỹ thuật đạt giải Nhất cấp huyện, giải Nhất cấp tỉnh và   giải Ba cấp Quốc gia, hiện nay có 7 SKKN được chọn dự thi cấp huyện.    + Cuối năm học 2017 ­ 2018 cá nhân đạt thành tích chiến sỹ thi đua cấp cơ  sở  04 đồng chí; đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 28 đồng chí; UBND huyện tặng   giấy khen 06 đồng chí. Về tập thể thì được UBND huyện tặng giấy khen về phong  trào nâng cao chất lượng giáo dục và UBND huyện tặng danh hiệu “Đơn vị  đạt  chuẩn văn hóa”.           * Đối với học sinh  Duy trì tốt HSG văn hóa cấp huyện có 09 em đạt giải cấp huyện; 01 em đạt  giải Khuyến khích cấp tỉnh. Học sinh thi thể dục thể thao đạt 02 Huy chương Đồng  
  8. cấp tỉnh. Ngoài ra tích cực tham gia có hiệu quả  các hoạt động chuyên môn của  trường, cụm chuyên môn của ngành.    6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo. ­ Duy trì và phát triển tốt chất lượng Giáo dục ­ Phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia     7. Đề xuất, kiến nghị: Không       XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ                NGƯỜI LÀM BÁO CÁO   XÁC NHẬN UBND HUYỆN                 XÁC NHẬN PHÒNG               GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO         PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA  CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM        TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc Số: …./BB­LVT BIÊN BẢN  Họp triển khai giải pháp công tác quản lý           I.Thời gian:  7 giờ 30 ngày 02 tháng 5 năm 2019           II. Địa điểm: Phòng Hội đồng trường THCS Lê Văn Tám III. Thành phần: 1. Bà Đỗ Thị Hải Yến                Phó hiệu trưởng            Chủ trì 2. Bà Nguyễn Thị Ngân             Thư ký HĐ                 Thành viên  3. Bà Nguyễn Thị Bích Hảo       CTCĐ                        Thành viên 4. Ông Nguyễn Văn Quý           Hiệu trưởng                Thành viên 5. Ông Nguyễn Thành Vinh      Tổ trưởng CM             Thành viên 6. Ông Đình Cường                   Tổ trưởng CM             Thành viên 7. Ông Lê Văn Duyệt                Tổ trưởng VP              Thành viên 8. Bà H’An NiêKĐăm                 TPT đội                     Thành viên IV. Nội dung: 
  9. Triển khai Báo cáo giải pháp công tác quản lý về  “Một số giải pháp nâng cao  hiệu quả quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám”. Căn cứ  Nghị định số  56/2015/NĐ­CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ  về  đánh   giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức;  Căn cứ  Nghị  định 88/2017/NĐ­CP ngày 27/7/2017 của Thủ  tướng chính phủ  về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ­CP ngày 09/6/2015   của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ  Công văn số  1434/SNV­CCVC ngày 07/12/2015 của Sở  Nội vụ  tỉnh   Đắk Lắk về xét duyệt sáng kiến trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên   chức và người lao động; Ông Nguyễn Văn Quý Hiệu trưởng xây dựng giải pháp thông qua báo cáo   trước các thành viên tham gia cuộc họp.  Ý kiến đánh giá của các thành viên Hội đồng: Giải pháp “Một số  giải pháp  nâng cao hiệu quả quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám”. Áp dụng tại đơn vị trong  những năm học qua đã có hiệu quả khá rõ rệt. Chất lượng đội ngũ CBVC và chất   lượng hai mặt đều tăng. Ý kiến phản biện của cá nhân xây dựng báo cáo: Trong quá trình xây dựng và   thực hiện giải pháp có hiệu quả là nhờ sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức, đoàn   thể  trong nhà trường. Tuy nhiên không thể  không có sự  hạn chế  và tồn tại nhất  định. Rất mong sự đóng góp chân tình của đồng nghiệp.   Biểu quyết và 100% thành viên thống nhất ý kiến đề  nghị  Thủ  trưởng cơ  quan, đơn vị  trình cấp trên xem xét thẩm định và ban hành quyết định công nhận  sáng kiến giải pháp để  phục vụ  công tác đánh giá, phân loại công chức năm học   2018– 2019 cho ông Nguyễn Văn Quý. Biên bản kết thúc vào lúc 10 giờ cùng ngày./. THƯ KÝ CHỦ TRÌ CUỘC HỌP Nguyễn Thị Ngân Đỗ Thị Hải Yến
  10.           PHÒNG GDĐT KRÔNG ANA       CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM             TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc Số:   /TTr­LVT                         Bình Hòa, ngày 02 tháng 5 năm 2019 TỜ TRÌNH Về việc xét duyệt sáng kiến trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức Căn cứ  Nghị định số  56/2015/NĐ­CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ  về  đánh   giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức;  Căn cứ  Nghị  định 88/2017/NĐ­CP ngày 27/7/2017 của Thủ  tướng chính phủ  về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ­CP ngày 09/6/2015   của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức
  11. Căn cứ  Công văn số  1434/SNV­CCVC ngày 07/12/2015 của Sở  Nội vụ  tỉnh   Đắk Lắk về xét duyệt sáng kiến trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên   chức và người lao động; Theo quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 18 và điểm d, Khoản 1, Điều 25  Nghị định 56/2015/NĐ­CP, nay tôi làm tờ trình kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng  kiến của huyện xét duyệt công nhận giải pháp  “Một số  giải pháp nâng cao hiệu  quả quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám”  là sáng kiến để làm cơ sở đánh giá xếp   loại công chức (viên chức) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018 ­ 2019. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG ­ Hội đồng sáng kiến huyện; P. HIỆU TRƯỞNG ­ Thường trực TĐKT huyện; ­ Phòng GD&ĐT huyện. Đỗ Thị Hải Yến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2