intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kinh tế xây dựng

Chia sẻ: Mucnang000 Mucnang000 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

39
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã góp phần phổ biến các công cụ tin học mới trong thiết kế bài giảng điện tử và tổ chức lớp học đến các giảng viên thực hiện giảng dạy trực tuyến. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể sử dụng như tài liệu tham khảo cho các giáo viên đang và sẽ dạy học trực tuyến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kinh tế xây dựng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG Mã số: T2019-06-138 Chủ nhiệm đề tài : ThS. Trương Thị Thu Hà Đà Nẵng, tháng 8/2020
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG Mã số: T2019–06-138 Xác nhận của cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài ThS. Trương Thị Thu Hà
  3. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nội dung Đơn vị công tác và TT Họ và tên nghiên cứu cụ Chữ ký lĩnh vực chuyên môn thể được giao Khoa Kỹ thuật xây dựng- ThS. Trương 1 Trường Đại học Sư phạm Chủ trì Thị Thu Hà Kỹ thuật
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................ iv MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ................................... 3 1.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ......................................................... 3 1.1.1. Sự ra đời của đào tạo trực tuyến ................................................................. 3 1.1.2. Ưu điểm của E-learning .............................................................................. 4 1.1.3. Các hình thức đào tạo trực tuyến ................................................................ 4 1.2. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ....... 6 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................... 6 1.2.2. Trong nước ................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ PHỤC VỤ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN ........................................................................................................................... 8 2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ............................................. 8 2.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 8 2.1.2. Chức năng của LMS ................................................................................... 8 2.1.3. Hệ thống LMS tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật .............................. 10 2.2. CÔNG CỤ TẠO BÀI GIẢNG ............................................................................... 11 2.2.1. Bài giảng video ......................................................................................... 11 2.2.2. Phiên dạy học trực tuyến .......................................................................... 14 2.2.3. Kết luận ..................................................................................................... 16 CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG TRÊN LMS .................................................................................................................. 17 3.1. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG .............................................. 17 3.1.1. Đề cương chi tiết học phần ....................................................................... 17 3.1.2. Thiết kế bài giảng điện tử ......................................................................... 20 3.2. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG TRÊN LMS ... 23 i
  5. 3.2.1. Đăng nhập và tạo khóa học....................................................................... 23 3.2.2. Các thao tác trên khóa học ........................................................................ 27 3.2.3. Quay video bài giảng ................................................................................ 35 3.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................................. 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 50 ii
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Nội dung chi tiết học phần ................................................................................ Bảng 3.2. Lịch trình và hoạt động giảng dạy học phần Kinh tế Xây dựng trên LMS ...... iii
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Minh họa về E-learning ..................................................................................... Hình 2.1. Giao diện LMS dựa trên phần mềm Moodle tại ĐH SPKT .............................. Hình 2.2. Giao diện LMS sau khi đăng nhập .................................................................... Hình 2.3. Mô hình tổng quan của Zoom Cloud Meetings ................................................. Hình 3.1. Đăng nhập khóa học .......................................................................................... Hình 3.2. Giao diện đăng nhập khóa học .......................................................................... Hình 3.3. Sửa hồ sơ cá nhân .............................................................................................. Hình 3.4. Đổi mật khẩu ..................................................................................................... Hình 3.5. Tạo khóa học mới .............................................................................................. Hình 3.6. Nhập thông tin khóa học.................................................................................... Hình 3.7. Định dạng khóa học ........................................................................................... Hình 3.8. Bật chế độ chỉnh sửa nội dung khóa học ........................................................... Hình 3.9. Thêm chủ đề buổi học ....................................................................................... Hình 3.10. Chỉnh sửa chủ đề buổi học .............................................................................. Hình 3.11. Thêm tập tin ..................................................................................................... Hình 3.12. Thao tác để thêm tập tin .................................................................................. Hình 3.13. Thêm tập tin tiếp theo ...................................................................................... Hình 3.14. Thao tác tạo bài tập lớn ................................................................................... Hình 3.15. Thiết lập thời gian làm bài tập ......................................................................... Hình 3.16. Tùy chỉnh nộp bài ............................................................................................ Hình 3.17. Theo dõi tình trạng nộp bài tập của người học ................................................ Hình 3.18. Thiết lập hiệu lực bài kiểm tra trắc nghiệm ..................................................... Hình 3.19. Thiết lập điểm số bài kiểm tra trắc nghiệm ..................................................... Hình 3.20. Thêm câu hỏi trắc nghiệm ............................................................................... Hình 3.21. Tạo câu hỏi dạng Multichoice ......................................................................... Hình 3.22. Thêm câu hỏi ................................................................................................... Hình 3.23. Thêm nội dung không có file đính kèm .......................................................... iv
  8. Hình 3.24. Thêm đường dẫn .............................................................................................. Hình 3.25. Giao diện Zoom ............................................................................................... Hình 3.26. Chọn tài liệu để ghi hình ................................................................................. Hình 3.27. Ghi hình bài giảng ........................................................................................... Hình 3.28. Ghi chú trong quá trình ghi hình ..................................................................... Hình 3.29. Kết thúc buổi ghi hình ..................................................................................... Hình 3.30. File video sau khi được tạo.............................................................................. Hình 3.31. Nội dung bài giảng tuần 0 và tuần 1 ................................................................ Hình 3.32. Nội dung bài giảng từ tuần 2 đến tuần 4 ......................................................... Hình 3.33. Nội dung bài giảng từ tuần 5 đến tuần 7 ......................................................... Hình 3.34. Nội dung bài giảng từ tuần 8 đến tuần 10 ....................................................... Hình 3.35. Nội dung bài giảng từ tuần 11 đến tuần 13. .................................................... Hình 3.36. Nội dung bài giảng từ tuần 14 đến tuần 16. .................................................... Hình 3.37. Nội dung bài tập trên LMS. ............................................................................. Hình 3.38. Sinh viên thảo luận về Quy trình đấu thầu. ..................................................... Hình 3.39. Kiểm tra giữa kì trên LMS .............................................................................. Hình 3.40. Nội dung ôn tập cuối kì trên LMS. .................................................................. Hình 3.41. Danh sách thành viên lớp học trên LMS. ........................................................ Hình 3.42. Video bài giảng trên LMS. .............................................................................. Hình 3.43. Dạy học trực tuyến chương 2 (mục 2.3) .......................................................... Hình 3.44. Dạy học trực tuyến chương 2 (mục 2.4). ......................................................... Hình 3.45. Thảo luận về dự án đầu tư xây dựng. .............................................................. Hình 3.46. Dạy học trực tuyến chương 2 (mục 2.5). ......................................................... Hình 3.47. Dạy học trực tuyến chương 3 (mục 3.2). ......................................................... Hình 3.48. Hình ảnh thành viên lớp học............................................................................ v
  9. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT -------------- THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung - Tên đề tài : Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kinh tế xây dựng. - Mã số : T2019-06-138 - Chủ nhiệm : ThS. Trương Thị Thu Hà - Cơ quan chủ trì : Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Thời gian thực hiện : 12 tháng (9/2019 – 8/2020) 2. Mục tiêu Xây dựng bài giảng trực tuyến môn Kinh tế xây dựng trên hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến (LMS). 3. Tính mới và sáng tạo - Thiết kế bài giảng trên hệ thống LMS; - Ghi hình bài giảng; - Sử dụng các công cụ tin học hỗ trợ tổ chức lớp học trực tuyến. 4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu Đề tài đã xây dựng bài giảng trực tuyến môn Kinh tế xây dựng trên hệ thống LMS của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Bài giảng được cập nhật tại địa chỉ http://lms.ute.udn.vn/course/view.php?id=6. 5. Tên sản phẩm - Báo cáo tổng kết đề tài: “Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kinh tế xây dựng”; - Bài giảng trực tuyến học phần Kinh tế xây được cập nhật trên LMS. 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng - Sản phẩm đề tài là tài liệu học tập trực tuyến cho sinh viên ngành Quản lý xây dựng, Khoa Kỹ thuật Xây dựng;
  10. - Góp phần phổ biến các công cụ tin học mới đến các giảng viên thực hiện giảng dạy trực tuyến, giảm thời gian lên lớp của giảng viên và sinh viên. 7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính Hình 1. Giao diện bài giảng điện tử học phần Kinh tế Xây dựng trên LMS. Hình 2. Hoạt động kiểm tra giữa kì trên LMS.
  11. Hình 3. Hoạt động thảo luận trên LMS. Ngày 23 tháng 7 năm 2020 Hội đồng KH&ĐT đơn vị Chủ nhiệm đề tài ThS. Trương Thị Thu Hà XÁC NHẬN CỦA ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
  12. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Design an online lecture for the subject of Construction Economics. Code: T2019-06-138 Coordinator: Trương Thị Thu Hà Sponsor: University of Technology and Education, The University of Danang Duration: from 9/2019 to 8/2020. 2. Objective: Design an online lecture for the subject of Construction Economics on Learning Management System (LMS). 3. Creativeness and innovativeness: - Design the online lecture on LMS; - Produce videos for the lecture; - Using digital tools for support organizing online classes. 4. Research results: The project has designed an online lecture for the subject of Construction Economics on the LMS of University of Technology and Education. The online lecture can be accessed at http://lms.ute.udn.vn/course/view.php?id=6. 5. Products: - Final report for the project: “Design an online lecture for the subject of Construction Economics”; - The online lecture was updated on LMS. 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: - Products of this project could be used as e-learning materials for students whose major are Construction Management at the Department of Civil Engineering;
  13. - This project contributed to the popularization of new digital tools to lecturers who are teaching online classes. Thus, the period used for traditional classes could be significantly reduced.
  14. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục trực tuyến (E-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi, yêu cầu, ra đề cho học viên học trực tuyến từ xa. E-learning mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người học và người dạy. Thông qua E-learning, học viên được đào tạo mọi lúc mọi nơi, được truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, và thông tin được đáp ứng nhanh chóng. Người học tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian. Họ có thể tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và tự nâng cao kiến thức thông qua những thư viện trực tuyến. Đặc biệt, người quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của người học. Hiện nay, giáo dục trực tuyến đang phát triển như vũ bão tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Malaysia, Australia và Nam Phi là những quốc gia dẫn đầu về giáo dục trực tuyến. Trong những năm qua, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã dạy học trực tuyến và thu được những kết quả ấn tượng như Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Lạc Hồng. Trong bối cảnh cách ly xã hội do dịch Covid-19 vừa qua, các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng đã triển khai dạy học trực tuyến và thu được những phản hồi tích cực từ sinh viên và giáo viên. Dạy học trực tuyến đã chứng tỏ là phương thức giáo dục không thể thiếu trong kỷ nguyên số 4.0. Kinh tế xây dựng là học phần bắt buộc cho sinh viên ngành Quản lý xây dựng, là học phần tự chọn bắt buộc cho sinh viên các ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu đường. Học phần Kinh tế xây dựng bổ sung cho sinh viên ngành xây dựng mảng kiến thức quan trọng về kinh tế và quản lý trong xây dựng. Vì vậy, đề tài “Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kinh tế xây dựng” có ý nghĩa thiết thực cho các sinh viên ngành xây dựng. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kinh tế xây dựng trên LMS. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Học phần Kinh tế xây dựng, LMS. 1
  15. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã góp phần phổ biến các công cụ tin học mới trong thiết kế bài giảng điện tử và tổ chức lớp học đến các giảng viên thực hiện giảng dạy trực tuyến. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể sử dụng như tài liệu tham khảo cho các giáo viên đang và sẽ dạy học trực tuyến. 5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Đề tài gồm những nội dung chính như sau: MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ PHỤC VỤ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ XÂY DỰNG TRÊN LMS CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
  16. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN 1.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN 1.1.1. Sự ra đời của đào tạo trực tuyến Thuật ngữ E-learning (giáo dục trực tuyến) xuất hiện lần đầu vào tháng 10 năm 1999 trong một hội nghị Quốc tế về CBT (Computer - Based Training) tại Los Angeles, Mỹ [1]. Theo đó, E-learning mô tả một cách đầy đủ về một môi trường học tập mà người học có thể tương tác với môi trường học tập trực tuyến thông qua Internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác. Trong thập niên 2000, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng E-learning và hệ thống quản lý học trực tuyến (Learning Management System - LMS) để đào tạo nhân viên của họ [2]. Với sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng trên các nền tảng di động và sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội, E-learning có sự phát triển mạnh mẽ. Từ năm 2010, các ứng dụng di động kết hợp Internet cho phép người học tương tác trong môi trường E-learning mọi lúc, mọi nơi . Hiện nay, giáo dục trực tuyến đang phát triển như vũ bão tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Malaysia, Australia và Nam Phi là những quốc gia dẫn đầu thế giới về học trực tuyến hiện nay. Năm 2016, ngành công nghiệp đào tạo trực tuyến toàn cầu đã thu về tới 51,5 tỷ USD [3]. Hình 1.1. Minh họa về E-learning (Nguồn: https://doimoisangtao.vn). 3
  17. 1.1.2. Ưu điểm của E-learning Về bản chất, có thể coi E-learning là một hình thức đào tạo từ xa và có những điểm khác biệt so với đào tạo truyền thống. Những ưu điểm nổi bật của E-learning so với đào tạo truyền thống là: - Thuận tiện và thoải mái: Các nội dung đào tạo đều được số hoá và nằm trên nền tảng trực tuyến, người học có thể tự do lựa chọn thời gian và địa điểm để tham gia các khóa học trực tuyến. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí cho việc đi lại; - Dễ dàng truy cập: Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, người học có thể truy cập vào khóa học trên đa phương tiện như máy tính bàn, laptop, điện thoại hay máy tính bảng, miễn là có mạng Internet ổn định; - Học ở tốc độ mong muốn: Người học có thể điều chỉnh tốc độ học và tiếp thu của mình. E-learning cho phép người dùng học nhiều lần một nội dung và dừng lại để suy nghĩ; - Dễ dàng đánh giá: Thông qua những bài kiểm tra, giáo viên dễ dàng đánh giá mức độ tiến triển trong quá trình học của các học viên; - Giải pháp tình thế hiệu quả: Với việc học tập ‘không đối mặt’, E-learning là giải pháp hiệu quả để hạn chế sự tập trung đông người, ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh về hô hấp. 1.1.3. Các hình thức đào tạo trực tuyến 1.1.3.1. Mô hình học trực tuyến trực tiếp Mô hình học trực tuyến trực tiếp (còn gọi là đồng bộ - Synchronous) cho phép người học tương tác đồng thời với giáo viên thông qua một nền tảng công nghệ. Với mô hình này, lớp học trực tuyến thực chất là lớp học truyền thống được đưa lên mạng. Người tham gia lớp học có thể gửi tin nhắn, chat, gọi audio hay video với nhiều người cùng lúc. Mặt khác, một số khoá học cho phép ghi âm lại các bài giảng để người có thể nghe hay xem lại. * Ưu điểm: - Cho phép tương tác với giáo viên tương tự như lớp học truyền thống, mang lại cảm giác gần gũi; - Cho phép giáo viên sửa bài, sửa lỗi trực tiếp cho người học; 4
  18. - Người học có thể tương tác với nhau thông qua phiên làm việc nhóm; - Linh động trong việc sắp xếp lịch học, có thể học ngoài giờ hành chính. * Nhược điểm: - Người học bị giới hạn thời lượng giao tiếp nếu lớp học đông; - Người tham gia dễ xao nhãng nếu có tạp âm lẫn vào; - Việc học có hiệu quả khi mạng Internet ổn định. 1.1.3.2. Mô hình học trực tuyến gián tiếp Mô hình học trực tuyến gián tiếp (còn gọi là không đồng bộ - Asynchronous) yêu cầu người học phải hoàn thành khóa học dựa trên chính bản thân họ. Theo đó, giáo viên sẽ quay video các bài học rồi chia sẻ cho các học viên, họ có thể xem video bất cứ khi nào. Học viên sẽ làm các bài tập mà giáo viên giao trong khóa học và so sánh với đáp án. Học viên có thể tương tác thông qua thảo luận với các học viên khác trên các nền tảng ứng dụng. * Ưu điểm: - Người học có thể chủ động thời gian; - Tăng cường kĩ năng tự học, tự nghiên cứu; - Hệ thống bài tập nhiều; - Phù hợp với các nội dung học không cần nhiều sự tương tác (như đọc, viết). * Nhược điểm: - Người học dễ nhàm chán do hhông có nhiều tương tác giữa người học và người dạy; - Phù hợp với học viên có khả năng tự học cao, chủ động, tự giác; - Người học khó hiểu bài ngay do thiếu việc sửa bài trực tiếp. 1.1.3.3. Mô hình học kết hợp Mô hình học là sự kết hợp (blended learning) là sự kết hợp hòa trộn của hai mô hình học trực tiếp và gián tiếp. Mô hình này có 2 giai đoạn như sau. * Giai đoạn 1: Học viên sẽ tự học một số kiến thức thông qua đọc tài liệu, xem video,... do giáo viên cung cấp để chủ động tiếp cận kiến thức. Các học viên tiếp cận cùng một số lượng 5
  19. tài liệu giống nhau để đảm bảo kiến kiến thức chung như nhau. (mô hình học trực tuyến gián tiếp) * Giai đoạn 2: Giáo viên và học viên sẽ tham gia một số buổi học trực tiếp thông qua các ứng dụng nền tảng để giáo viên giải thích những nội dung mà học viên chưa hiểu (mô hình học trực tuyến trực tiếp). Việc phân chia giai đoạn 1 giai đoạn 2 có thể nửa đầu, nửa cuối khoá học, cũng có thể bố trí đan xen nhau trong từng buổi, từng giờ học. 1.2. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Trên thế giới Theo tạp chí The Economist, số người tham gia E-Learning trên thế giới đã tăng lên nhanh chóng từ khoảng 36 triệu người năm 2015 lên 60 triệu người vào năm 2016 và đạt gần 70 triệu người vào năm 2017. Từ doanh thu 51,5 tỷ USD trong năm 2016, thị trường giáo dục trực tuyến toàn cầu có bước phát triển vượt bậc, đạt hơn 100 tỷ USD trong năm 2017 [3]. Mỹ là quốc gia sử dụng E-learning rộng rãi nhất và phát triển mạnh mẽ nhất. Thống kê của Cyber Universities vào năm 2018 cho thấy, có hơn 80% số trường đại học nước này sử dụng phương thức đào tạo E-Learning. Nhiều doanh nghiệp tại Mỹ cung cấp dịch vụ các khóa học trực tuyến quy mô lớn (Massive Online Open Coures - MOOC) như Coursera, edX, Udacity. Có tới 77% công ty ở Mỹ đưa các khóa học E-Learning vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của mình [3]. Châu Á là thị trường lớn thứ hai của giáo dục trực tuyến. Theo tờ University World News, tổng doanh thu trong lĩnh vực E-Learning năm 2018 của khu vực này khoảng 12,1 tỷ USD, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia dẫn đầu. Trong năm 2018, doanh thu E-Learning tại Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là 5,2 tỷ USD [3] 1.2.2. Trong nước Khi E-Learning bắt đầu trở thành một xu thế toàn cầu và lan tỏa ra nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã cho ra mắt một loạt các trang web học trực tuyến như Violet.vn, Hocmai.vn, Topica,... Hiện nay, E-Learning đã trở thành một mô hình học tập thu hút số lượng lớn người sử dụng, đặc biệt là tại các thành phố lớn 6
  20. như Hà Nội và Hồ Chí Minh với nhiều đối tượng tham gia, từ học sinh các cấp, sinh viên tới người đi làm. Sự góp mặt của các công ty trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến thị trường E-learning tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của tờ University World News (2017), Việt Nam nằm trong top 10 các nước châu Á phát triển nhanh lĩnh vực này. Cũng trong năm 2017, công ty nghiên cứu thị trường Ambient Insight đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất về học trực tuyến (với 44,3%), lớn hơn 4,9% so với Malaysia - một đất nước vốn đã có tốc độ tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực này [3]. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã áp dụng hình thức đào tạo E-learning và thu được những kết quả đáng kể như Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Lạc Hồng, Đại học Cần Thơ, Đại học Lâm nghiệp,..Trường Đại học Cần Thơ bắt đầu ứng dụng E-learning để hỗ trợ công tác giảng dạy tại từ năm 2004. Từ năm 2006, Trường đã sử dụng mã nguồn mở Moodle cho hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến (LMS). Tại khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông của trường, có khoảng 100 lớp học/học kỳ có sử dụng E-learning. Từ năm 2013, Nhà trường đã tổ chức các hình thức thi trắc nghiệm thông qua hệ thống LMS [4]. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở giáo dục triển khai dạy học trực tuyến thành công nhất. Trường thành lập Trung tâm dạy học số vào năm 2016 [5] thực hiện các chức năng chính: Tổ chức/hỗ trợ xây dựng và triển khai các khóa học trực tuyến; Tổ chức/hỗ trợ xây dựng và triển khai các khóa học trực tuyến; Tổ chức/hỗ trợ truyền thông về dạy học số hoặc sử dụng các phương tiện dạy học số để truyền thông công tác chung của đơn vị. Tháng 4/2019, Mô hình trường Đại học trực tuyến (UTEx) được khai trương. Đây là cơ sở giáo dục đại học công lập đầu tiên tại Việt nam công bố mô hình giáo dục trực tuyến này. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0