intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết thể hiện biểu đồ địa lý

Chia sẻ: Meo Meo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

173
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu thí sinh chú ý rèn các kỹ năng cơ bản về vẽ biểu đồ thì việc xác định đúng và vẽ đúng biểu đồ của bài tập địa lý sẽ rất dễ dàng Vẽ biểu đồ là bài tập bắt buộc của bộ môn địa lý trong các kỳ thi tuyển sinh. Các dạng bài tập vẽ biểu đồ thường chiếm 2 điểm. Vì vậy, vẽ sao cho khoa học (chính xác), trực quan (rõ ràng, dễ đọc), thẩm mỹ (đẹp) để đạt điểm tối đa là việc mà thí sinh cần lưu ý. Xác định dạng biểu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết thể hiện biểu đồ địa lý

  1. Bí quyết thể hiện biểu đồ địa lý Nếu thí sinh chú ý rèn các kỹ năng cơ bản về vẽ biểu đồ thì việc xác định đúng và vẽ đúng biểu đồ của bài tập địa lý sẽ rất dễ dàng Vẽ biểu đồ là bài tập bắt buộc của bộ môn địa lý trong các kỳ thi tuyển sinh. Các dạng bài tập vẽ biểu đồ thường chiếm 2 điểm. Vì vậy, vẽ sao cho khoa học (chính xác), trực quan (rõ ràng, dễ đọc), thẩm mỹ (đẹp) để đạt điểm tối đa là việc mà thí sinh cần lưu ý. Xác định dạng biểu đồ cần vẽ Biểu đồ địa lý gồm các dạng biểu đồ tròn, miền, cột, cột đôi, đường, cột và đường kết hợp… Để xác định đúng biểu đồ cần vẽ thì phải đọc kỹ đề, sau đó lấy bút gạch dưới chân cụm từ gợi ý để xác định. Thông thường, các cụm từ như “cơ cấu” hoặc “nhiều thành phần” của một tổng thể thì vẽ biểu đồ tròn (thời gian từ 1 đến 2 năm), vẽ biểu đồ miền (thời gian từ 3 năm trở lên). Thể hiện tốc độ phát triển, mức tăng trưởng thì thường là biểu đồ cột hoặc đường (nếu có nhiều đối tượng như cà phê, cao su, dừa… thì dùng biểu đồ đường).
  2. Chú ý ghi tên biểu đồ và chú giải Khi vẽ biểu đồ tròn, muốn chia cơ cấu hình tròn thì tia đầu tiên bắt đầu từ tia số 12 theo chiều chuyển động của kim đồng hồ và chia biểu đồ thành 4 phần lớn (25%/phần), mỗi phần lớn lại chia thành 5 phần nhỏ (5%/phần) hoặc dùng thước đo độ (1% = 3,60) để vẽ chính xác. Chú ý phải ghi tên biểu đồ (bắt đầu bằng chữ: Biểu đồ thể hiện…) và ghi chú giải (nếu trên 2 đối tượng). Khi đề thể hiện hai đối tượng khác nhau (dân số: triệu người; sản lượng lúa: triệu tấn) thì thường là biểu đồ kết hợp cột và đường. Nếu đề bài có cụm từ “tốc độ phát triển”, “tốc độ tăng trưởng” và lại có nhiều đối tượng, nhiều năm, cùng một đơn vị thì hãy lấy năm đầu là 100% rồi xử lý số liệu trước khi vẽ. Kỹ năng vẽ cơ bản Thí sinh cần lưu ý đến các kỹ năng vẽ cơ bản sau đây: - Biểu đồ tròn: Đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ được tính bằng %. Khi bảng số liệu cho giá trị tuyệt đối thì phải chuyển sang giá trị tương đối rồi mới dùng số liệu đã xử lý để vẽ biểu đồ. Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ quy mô thì phải tính bán kính hình tròn (R = ) hoặc chỉ cần vẽ hình tròn năm sau lớn hơn năm trước.
  3. Nếu vẽ 2 và 3 hình tròn thì phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một đường thẳng theo chiều ngang. - Biểu đồ cột: Gồm trục tung (thể hiện đơn vị các đại lượng) và trục hoành (thể hiện thời gian). Chiều rộng của các cột bằng nhau. Khi vẽ cần chú ý khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian. Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng, chân cột ghi thời gian. Nếu vẽ các đại lượng khác nhau, phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó và ghi tên biểu đồ. - Biểu đồ cột và đường kết hợp: Gồm 2 trục tung thể hiện 2 đại lượng khác nhau: dân số (triệu người) và sản lượng lúa (triệu tấn). Khi vẽ cần chú ý để các điểm mốc của các chỉ số tương ứng của biểu đồ đường nằm giữa cột của biểu đồ cột. Chân cột ghi thời gian, cuối biểu đồ là tên biểu đồ và chú giải… Nếu thí sinh chú ý rèn các kỹ năng cơ bản về vẽ biểu đồ thì việc xác định đúng và vẽ đúng biểu đồ của bài tập địa lý sẽ rất dễ dàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2