Đề bài: Cảm nhận chất Tây Nguyên trong truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung <br />
Thành<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Nói về các tác phẩm: Đất nước đứng lên và Rừng xà nu, có nhà nghiên cứu văn học đã <br />
nhận định rằng: Có thể coi đây là những bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm <br />
hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên , nói rộng ra là về hai cuộc <br />
chiến tranh nhân dân kì diệu của dân tộc ta. Tác giả Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) <br />
thật sự đã khắc họa được những nhân vật anh hùng gắn bó thành một tập thể anh hùng <br />
vừa mang dấu ấn của thời đại, vừa đậm đà dáng nét Tây Nguyên.<br />
<br />
Ta hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật nổi bật lên trong bối cảnh hùng vĩ <br />
của Rừng xà nu: Tnú, cụ Mết, Dít và bé Heng.<br />
<br />
Nhân vật trung tâm của truyện là nhân vật Tnú được tác giả khắc họa bằng những nét <br />
tính cách anh hùng, giàu chất sử thi. Trước hết Tnú rất gắn bó với cách mạng. Từ nhỏ <br />
Tnú đã từng nuôi giấu cán bộ và hoàn thành xuất sắc công tác giao liên. Khi bị giặc bắt, <br />
Tnú dũng cảm chịu đựng những đòn tra tấn của giặc. Sau khi vượt ngục, anh cùng cụ Mết <br />
tiếp tục lãnh đạo dân làng Xô Man mài giáo mài rựa chiến đấu chống lại kẻ thù.<br />
<br />
Tnú tha thiết thương yêu bản làng. Sau ba năm chiến đấu trở về làng, anh nhớ rõ từng <br />
hàng cây, từng con đường, từng dòng suối, bổi hổi xúc động khi nghe tiếng chày chuyên <br />
cần, rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xa xưa, của <br />
Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe tiếng chày ấy rồi. Anh yêu thương vợ con tha <br />
thiết. Chứng kiến cảnh kẻ thù man rợ dùng cây sắt đập chết mẹ con Mai, nỗi đau thương <br />
của Tnú dâng lên tột đỉnh. Anh lao vào lũ giặc với một tiếng thét dữ dội và anh dang hai <br />
cánh tay trông như hai cánh lim chắc của anh Ôm chặt lấy mẹ con Mai. Càng đau thương, <br />
Tnú càng căm thù giặc. Vợ con bị giết, lòng căm hận biến đôi mắt Tnú thành hai cục lửa <br />
lớn. Khi bị giặc bắt, mười đầu ngón tay Tnú bị đốt cháy, anh không kêu lên một tiếng nào <br />
(…). Răng anh đã cắn nát môi anh rồi.<br />
Yêu thương, căm thù biến thành hành động. Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. <br />
Những tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Thế là cơn <br />
giông bão nổi lên. Cả làng Xô Man vùng dậy suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung <br />
động và lửa cháy khắp rừng… Nỗi đau xé lòng của Tnú đã khiến cho anh và đồng bào anh <br />
dứt khoát đứng lên tiêu diệt cả một tiểu đội giặc hung ác. Riêng Tnú đi “lực lượng” để <br />
quyết tiêu diệt mọi kẻ thù tàn ác để bảo vệ bản làng, giải phóng quê hương. Chính trong <br />
thực tế chiến đấu mà nhân vật vươn lên nhận thức đó hiểu biết sâu sắc về kẻ thù và <br />
nâng lòng căm thù cá nhân lên thành căm thù chung của dân tộc.<br />
<br />
Nhân vật tiêu biểu cho truyền thống của làng Xô Man là nhân vật cụ Mết. Lịch sử chiến <br />
đấu của làng, qua lời kể của cụ Mết, thâm sâu vào tim óc các thế hệ. Cụ là cầu nối giữa <br />
quá khứ và hiện tại, là pho sử sống của làng. Tấm lòng cụ Mết đối với cách mạng trước <br />
sau như một. Cụ đã từng nói: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”. Trong <br />
những năm đen tối cụ Mết cùng dân làng Xô Man, từ thanh niên, ông già bà già, đến lũ trẻ, <br />
đi nuôi và gác cho cán bộ và năm năm chưa hề có một cán bộ bị giặc bắt hay giết trong <br />
rừng làng này.<br />
<br />
Cụ Mết còn là linh hồn làng Xô Man. Chính cụ đã tìm ra chân lý dùng bạo lực để chiến <br />
đấu: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Chinh cụ đã lãnh đạo dân làng đồng <br />
khởi. Hình ảnh ông cụ mắt sáng và xếch ngược, ngực căng như một cây xà nu lớn, cất <br />
tiếng nói vang vang như một mệnh lệnh thôi thúc họ vùng lên tiêu diệt kẻ thù… thật rực <br />
rỡ như trong một trang sử thi anh hùng: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người <br />
già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mối người phải tìm lấy một cây giáo, một <br />
cây mác, một cây dụ, một cây rựa.<br />
<br />
Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông! Đốt lửa lên”. Từ ngày ấy làng Xô Man trở <br />
thành thành làng chiến đấu. Đó là phần đóng góp không nhỏ của cụ Mết vào công cuộc <br />
giải phóng quê hương bản làng.<br />
<br />
Nhân vật tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mĩ, trưởng thành từ những <br />
đau thương và quật khởi của dân làng là nhân vật Dít. Trong thời gian dân làng Xô Man <br />
chuẩn bị chiến đấu, rồi bị địch bao vây, cụ Mết và Tnú dẫn đánh thanh niên vào rừng. Chỉ <br />
có con Đít nhỏ, lanh lẹ, cứ sẫm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, <br />
Tnú và thanh niên. Khi bị giặc bắt, Dít bị chúng bắt dọa, đạn chỉ sượt qua tai xém tóc, cày <br />
đất quanh hai chân nhỏ… thì Dít vẫn đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái <br />
thân hình mảnh, dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc <br />
bình thản… Ngày Mai bị giặc đánh chết và Tnú ra đi, trong khi mọi người, cả cụ già, đều <br />
khóc vì cái chết của Mai thì Dít vẫn lầm lì, không nói gì cả, mắt ráo hoảnh.<br />
<br />
Dít cũng giàu tình cảm thương yêu, khi Tnú về thăm làng, Dít đã là bí thư chi bộ vừa là <br />
chính trị viên xã đội. Như ngày nào, đôi mắt Dít vẫn mở to, bình thản, trong suốt khi gặp <br />
lại Tnú. Dù trong lòng rất vui: Dít vẫn nghiêm chỉnh thực hiện trách nhiệm kiểm tra giấy <br />
về phép của anh. Rồi từ chỗ gọi Tnú là đồng chí, Dít chuyển sang gọi anh là anh, xưng <br />
em thật tự nhiên, như người em gái nhỏ của Mai và Tnú ngày xưa và tỏ bày tình thân <br />
thiết: “Sao anh về có một đêm thôi… Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi”.<br />
<br />
Cuối cùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ tuổi nhất của dân làng Xô Man là nhân vật bé Heng. <br />
Ngày Tnú ra đi lực lượng, bé Heng mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ <br />
mới đeo cái xàlét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy. Ngày Tnú về phép, bé Heng lớn lên, cũng <br />
ít nói như những người dân làng Xô Man này, với cách ăn mặc và trang bị ra vẻ một <br />
người lính, một chiến sĩ du kích của bản làng. Làng Xô Man giờ đây trở thành làng chiến <br />
đấu và con đường vào làng phải qua hai cái dốc chằng chịt hầm chông, hố chông ngăn <br />
chặn địch. Bé Heng đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng những công sự này, nên tỏ <br />
ra rất hãnh diện. Sự trưởng thành của nhân vật còn thể hiện trong một cử chỉ nhỏ nhưng <br />
toát lên ý thức trách nhiệm và sự tiến bộ về’ sinh hoạt đời sống: Khi đưa Tnú ngang một <br />
con suối nhỏ bé Heng bảo Tnú rửa chân, nhưng đừng uống nước lạnh. Uống nước lạnh <br />
về chị Dít phê bình đó.<br />
<br />
Nếu cụ Mết xứng đáng với hình ảnh cây xà nu đại thụ giữa rừng xà nu bạt ngàn xanh <br />
thẫm thì bé Heng tượng trưng cho cây xà nu mới lớn ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao <br />
thẳng lên bầu trời sẽ phát triển đến đâu, chưa ai lường được.<br />
Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Trung Thành mang những nét độc đáo đượm <br />
khí vị Tây Nguyên anh hùng. Nếu rừng xà nu tượng trưng cho con người Tây Nguyên kiên <br />
cường, thi các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng là hình ảnh những lớp cây xà nu đại <br />
diện cho thế hệ nối tiếp nhau của dân làng Xô Man, được khắc họa bằng những nét tính <br />
cách cụ thể và sinh động. Qua rừng xà nu ta hiểu biết và mến yêu thêm đất nước và con <br />
người Tây Nguyên. Họ đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chiến đấu chung để giải <br />
phóng dân tộc.<br />
<br />
Bài làm 2<br />
<br />
Tây Nguyên mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương <br />
mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. <br />
Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi <br />
bút thăng hoa. Ngọc Anh có Bóng cây Kơnia như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu <br />
thủy chung son sắt, Thu Bồn có Bài ca chim Chơrao, ngân vang khúc hát trong trẻo nồng <br />
đượm tình người chiến thắng... Còn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng <br />
những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời như sức sống bền và bất diệt của nhân <br />
dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mỹ cứu nước<br />
<br />
Đọc Rừng xà nu, không chỉ những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai tạo nên ấn tượng <br />
sâu sắc trong chúng ta, mà còn là cây xà nu một hình đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên <br />
truyện ngắn này. Chính hình tượng cây xà nu tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi lãng <br />
mạn cho câu chuyện về làng Xô Man bất khuất, kiên cường. Đó là hình tượng hàm chứa <br />
nhiều ý nghĩa tượng trưng. Qua hình tượng này, người đọc có thể thấy rõ sức sống kiên <br />
cường, sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên nói riêng, của con người Việt nói <br />
chung trong những ngày đánh Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trung Thành lại <br />
miêu tả thật cụ thể, thật chi tiết rừng xà nu bằng một thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, bằng <br />
những “lời có cánh” với một cảm xúc say mê mãnh liệt như đã thấy trong tác phẩm. Gần <br />
hai mươi lần nhà văn đã viết về xà nu, dường như cây xà nu tham dự vào tất cả những <br />
sinh hoạt, những tâm tình, những buồn vui của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến <br />
đấu anh dũng của họ.<br />
Cả một câu chuyện dài, đau thương, bất khuất như một bản anh hùng ca về cuộc đời <br />
Tnú, cuộc đời dân làng Xô Man được kể trên nền chính của hình tượng cây xà nu. Cây xà <br />
nu, rừng xà nu như những con người, những tâm hồn, vừa là nhân chứng, vừa tham gia <br />
vào bản anh hùng ca, cũng vừa chịu đựng mọi gian nan, vất vả, đau thương do tội ác của <br />
kẻ thù, nhưng bất chấp tất cả, rừng xà nu vẫn vươn mình cường tráng, vẫn tồn tại bất <br />
chấp mọi đau thương: nó tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho <br />
phẩm chất anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây <br />
Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.<br />
<br />
Hình tượng cây xà nu hiện lên trong tác phẩm đầy chất thơ hùng tráng. Mở đầu và kết <br />
thúc câu chuyện là hình ảnh “hàng vạn cây xà nu” “sinh sôi nảy nở”,“rừng xà nu ưỡn tấm <br />
ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”... “đến hết tầm mắt cùng không thấy gì khác <br />
ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời". Rừng xà nu là biểu tượng cho con người. <br />
Cây được miêu tả như con người trong sự ứng chiếu với con người, g ợi ra nh ững bi ểu <br />
tượng về đời sống, số phận và phẩm cách của con người các thế hệ dân làng Xô Man <br />
đánh Mỹ.<br />
<br />
Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”, cũng <br />
như Tnú, như dân làng Xô Man yêu tự do. Rừng xà nu cũng như làng Xô Man, chịu nhiều <br />
đau thương bởi sự tàn ác của giặc: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không <br />
bị thương. Có những cây bị chặt đúng ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở <br />
chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần <br />
dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Nhưng xà nu có sức sống thật <br />
mãnh liệt, không gì tàn phá nổi: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con <br />
mọc lên, ngọn cây xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng trên bầu trời”, cũng như các thế <br />
hệ làng Xô Man, lớp này tiếp lớp khác đứng lên. Anh Quyết hy sinh thì có Tnú, Mai: Mai <br />
ngã xuống giữa tuổi tràn đầy sức sống, thì Dít lớn lên rất nhanh đến không ngờ, trở thành <br />
bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội: rồi những bé Heng, thế hệ tiếp theo của Dít cũng đang <br />
lớn lên, tiếp tục cuộc chiến đấu. Đồng thời, ngược lại, nhiều chỗ miêu tả con người, nhà <br />
văn đã so sánh với cây xà nu. Cụ Mết thì “ngực căng như một cây xà nu lớn”, vết thương <br />
trên lưng Tnú do giặc tra tấn thì “ứa ra một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc <br />
quyện lại, tím thâm như nhựa xà nu”. Thủ pháp ấy trong miêu tả tạo nên một sự hòa <br />
nhập, tương ứng giữa con người và thiên nhiên trong một chất thơ hào hùng, tráng lệ. Nhà <br />
văn đã ví cụ Mết “như một cây xà nu lớn” bởi cụ là người hơn ai hết hiểu sự gắn bó của <br />
cây xà nu và mảnh đất đang sống, hiểu được sức mạnh tiềm tàng bất khuất của rừng cây <br />
cũng như dân làng Xô Man: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, <br />
cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!...”.<br />
<br />
Cây xà nu gắn bó với con người và cuộc sống dân làng. Xà nu không chỉ có mặt trong <br />
đoạn mở đầu và kết thúc, nó còn hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô Man <br />
của anh. Xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày như đã tự ngàn đời nay của dân làng: <br />
Ngọn lửa xà nu trong mối bếp; đống lửa ở nhà rông tập hợp cả dân làng, ngọn đuốc xà nu <br />
cháy sáng soi những đoạn rừng đêm; khói xà nu hun tấm bảng đen cho anh Quyết đạt Tnú <br />
và Mai học chữ..; xà nu cũng tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống chống <br />
Mĩ: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết và tất cả dân làng vào rừng lấy dao, mác, <br />
dụ, rựa đã giấu kĩ, chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, và đêm đêm làng Xô Man thức, dưới ánh <br />
đuốc xà nu, mài vũ khí; giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu...; cũng ngọn <br />
lửa từ các đuốc xà nu soi sáng rực cái đêm cả làng nổi dậy, soi rõ xác mười tên lính giặc <br />
bị giết ngổn ngang quanh đống lửa lớn giữa sân làng...<br />
<br />
Cây xà nu còn là người chứng kiến sự giác ngộ, sự hy sinh thầm lặng, lòng dũng cảm, ý <br />
chí quật cường của dân làng Xô Man: “Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn. Suốt đêm <br />
nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng.”. Ánh lửa xà nu soi sáng <br />
lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuyển dáo, mác, dụ. rựa, tên, ná... Sẽ <br />
có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú: “không có <br />
gì đượm bằng nhựa xà nu.. Mười đầu ngón tay đã thành mười ngọn đuốc... Máu anh mặn <br />
chát ở đầu lưỡi.. ”. Căm thù trong anh cháy giần giật như nhựa xà nu bén nhạy để “bàn <br />
tay hận thù” thành “bàn tay trả thù” bóp chết tên ác ôn dưới ngách hầm.<br />
<br />
Câu chuyện cụ Mết kể phảng phất phong vị anh hùng ca. Đêm kể chuyện dưới ánh lửa <br />
xà nu chắc cũng giống như đêm già làng thường kể về các bài: anh hùng ca truyền thống <br />
của Tây Nguyên. Giọng điệu sử thi của Rừng xà nu bắt nguồn từ đó. Cây xà nu gắn với <br />
quá khứ, hiện tại anh hùng, gắn bó với mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hóa của <br />
dân tộc Tây Nguyên, khiến cho câu chuyện làng Xô Man đánh Mỹ lung linh sắc màu <br />
huyền thoại như Đam San, Xinh Nhã thuở nào...<br />
<br />
Có thể nói hình tượng xà nu là mô típ chủ đạo của tác phẩm. Xà nu trở thành biểu tượng <br />
cho cuộc sống và phẩm chất của dân làng Xô Man. Đó là một sáng tạo nghệ thuật đặc <br />
sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó <br />
những ý nghĩa mới, những vẻ đẹp mới để dựng lên bức tranh sử thi chống Mĩ của những <br />
con người kiên cường bất khuất nơi núi rừng hùng vĩ Tây Nguyên.<br />