intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN

Chia sẻ: Mr. Ken | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

763
lượt xem
159
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HVG có thể giải thích bằng sự trao đổi chéo của 2 trong 4 cromatit của cặp NST kép ở kì trước lần phân bào I trong giảm phân. Ta biết trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở lần phân bào I, sau khi mỗi NST trong cặp tương đồng tự nhân đôi thành một NST kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động ở kì trung gian, thì bước vào kì trước qua các giai đoạn: - Giai đoạn Leptoten (sợi mảnh). - Giai đoạn Zigoten (sợi liên kết): Các NST trong cặp tương đồng tiến lại gần nhau và tiếp hợp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN

  1. Tài liệu này được mình sưu tầm tổng hợp và tự biên soạn nên có nhiều ý chủ quan , các bạn tham khảo có thể góp ý với mình về nick ken_crazy09@yahoo.com. Theo mình tài liệu này khá đầy đủ cho các bạn thi tốt nghiệp hay đại học về phần hoán vị gen. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN HVG có thể giải thích bằng sự trao đổi chéo của 2 trong 4 cromatit của cặp NST kép ở kì trước lần phân bào I trong giảm phân. Ta biết trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở lần phân bào I, sau khi mỗi NST trong cặp tương đồng tự nhân đôi thành một NST kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động ở kì trung gian, thì bước vào kì trước qua các giai đoạn: - Giai đoạn Leptoten (sợi mảnh). - Giai đoạn Zigoten (sợi liên kết): Các NST trong cặp tương đồng tiến lại gần nhau và tiếp hợp theo chiều dọc, bắt đầu từ tâm động lan ra hai phía rất nhanh và chính xác để các alen khớp nhau. - Giai đoạn Pachiten (sợi to): các NST tương đồng tiếp hợp chặt tạo thành các thể lưỡng trị (Bivalent) có sợi to. - Giai đoạn Diploten (sợi đôi): xuất hiện các lực đẩy bắt đầu từ tâm động, các NST tương đồng từ từ rời nhau chỉ còn dính nhau ở những điểm bắt chéo, lúc này có thể thấy Lưỡng trị gồm 4 sợi cromatit và sự bắt chéo chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 sợi, ở những chỗ bắt chép quá chặt có thể xảy ra trao đổi chéo. Đáng chú ý trao đổi chéo chỉ xảy ra từng đoạn tương ứng giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST kép tương đồng. - Giai đoạn Diakinez (hướng cực): kết thúc kì trước I, các NST đóng xoắn, số chỗ bắt chéo giảm đi và chuyển dần về đầu mút của NST. Kết thúc giảm phân I, mỗi NST kép có 1 cromatit nguyên vẹn còn 1 cromatit có sự tái tổ hợp và khi phân li chính nó tạo nên giao tử HOÁN VỊ. Vì vậy khi kết thúc giảm phân II sẽ cho 4 loại giao tử gồm 2 loại giao tử liên kết bình thường và 2 loại giao tử do hoán vị gen. Trong 4 loại giao tử sinh ra, do 2 loại giao tử có gen hoán vị luôn bằng nhau nên 2 loại giao tử liên kết cũng bằng nhau. Tỉ lệ các loại giao tử phụ thuộc vào tần số HVG. + Định luật di truyền liên kết và hoán vị gen: Khi lai thuận nghịch mà kết quả đời con thay đổi về tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình khác tỷ lệ di truyền độc lập thì đó là di truyền liên kết và hoán vị gen: - Định luật hoán vị gen: Nếu khi lai phân tích về 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen chi phối mà có tỉ lệ kiểu hình khác 1 : 1 : 1 : 1 thì đó là hiện tượng hoán vị gen. - Định luật hoán vị gen: Khi kết quả lai ở F2 giữa 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen chi phối có tỉ lệ kiểu hình khác 9 : 3 : 3 : 1 thì các tính trạng được di truyền theo định luật hoán vị gen (người học tự cho ví dụ minh hoạ)
  2. Các đăc điểm của hiện tượng hoán vị gen - Các gen củng năm trên 1 NST và có vị trí xa nhau , thường xảy ra hiện tượng hoán vị gen Hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở kỳ trước giảm phân I .Trong quá trình giảm phân đã xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn giữa 2 cromatit trong 2 NST kép thuộc mỗi cặp NST tương đồng dẫn đến hiện tượng hoán vị gen hình thành các tổ hợp gen chéo giữa P - Nếu xét cá thể dị hợp tử 2 cặp gen AB/ab hay Ab/aB có xảy ra trao đổi đoạn và hoán vị gen sẽ tạo ra 4 kiểu giao tử ko bằng nhau trong đó có 2 loại giao tử ko hoán vị gen có ỉ lệ cao , 2 loại giao tử hoán vị gen chiếm tỷ lệ thấp. - Các gen nằm gần nhau lực liên kết mạnh nên trao đổi chéo khó xảy ra .Ngược lại các gen nằm xa nhau lực liên kết yêu nên dễ xảy ra trao đổi đoạn và hoán vị gen Hiện tượng trao đổi đoạn và hoán vị gen đôi lúc mới xảy ra và xảy ra giữa 2 trong 4 cromatit của Cặp NST tương đồng kép , nên tần số hoán vị gen ko vượt quá 50% -Hoán vị gen làm cho các gen trên cùng 1 cặp Nst tương đồng có điều kiện tổ hợp với nhau dưới hình thức tổ hợp gen chéo , làm tăng số loại giao tử , làm tăng biến dị tổ hợp mà liên kết gen đã hạn chế nên hoán vị gen là nguyên nhân làm tăng tính đa dạng ở sinh vật , cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc nên vừa có ý nghĩa về chọn giống lẫn tiến hóa - Tùy theo mỗi loài , hiện tượng hoán vị gen có thể xảy ra ở giới đực( bướm , tằm) . có thể xảy ra ở giới cái ( ruồi giấm) , có thể xảy ra ở cà 2 giới ( cà chua , người …) - P thuần chủng khác nhau n cặp tính trạng tương phản được quy định bởi n cặp gen , đem lai với nhau , thu được F1 dị hợp tử n cặp gen , F1 tạo 2n kiểu hình khác tỉ lệ ( 3+1)n và tùy thuộc vào tần số hoán vị gen. - Biến dị tổ hợp xuất hiện do hoán vị gen thực chất do sự sắp xếp trở lại các tính trạng có sẵn ở P nhưng theo trật tự khác đi Ý Nghĩa HOÁn vị Gen - Làm tăng biến dị tổ hợp - Có ý nghĩa qua trọng trong chọn giống và tiến hóa - Tổ hợp dc nhóm các gen quý. Các phương pháp xác định quy luật hoán vị gen A PHƯƠNG PHÁP CHUNG - Trong điều kiện mỗi gen quy định một tính trạng trội , lặn hoàn toàn.Khi xét về sự di truyền về 2 cặp tính trạng , nếu xảy ra 1 trong các trường hợp sau ta kết luận sự di truyền 2 cặp tính trạng đó tuân theo quy luật di truyền hoán vị gen của Moocgan - Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa 2 cặp gen , nếu kết quả là thế hệ lai xuất hiện 4 kiểu hình , tỉ lệ khác 9:3:3:1 ta kết luận 2 cắp tính trạng đó dc di truyền theo quy luật hoán vị gen P : (Aa, Bb) * (Aa,Bb) => F1 có 4 kiểu hình với tỉ lệ khác 9:3:3:1 => quy luật hoán vị gen
  3. - Khi lai phân tích cá thể dị hợp về 2 cặp gen , nếu Fb xuất hiện bốn kiểu hình tỷ lệ khác 1:1:1:1 thì ta kết luận 2 cặp tính trạng đó dc di truyền theo quy luật hoán vị gen P: (Aa,Bb) * (aa,bb) => Fb có 4 KH với tỷ lệ khác 1:1:1:1  quy luật hoán vị gen - TỔng quát : Nếu tỷ lệ chung của 2 tính trạng biểu hiện tăng biến dị tổ hợp , mặt khác ko bằng tích các nhóm tỷ lệ ( khi xét riêng) , ta suy ra 2 cặp tính trạng đó di truyền theo quy luật hoán vị gen P : ( Aa,Bb) * ( Aa, Bb) hay (aa,bb) => Fb có 4 KH với tỷ lệ khác 3:3:1:1 => quy luật hoán vị gen CÁCH XÁC ĐỊNH TẦN SỐ TRAO ĐỔI CHÉO : Trao đôi cheo 1 điêm ̉ ́ ̉ Để xác định TSTĐC nguời ta có thể dùng lai phân tích hoặc cho F1 tự thụ phấn (thực vật), F1 tự phối (động vật), F1 lai với cá thể khác rồi phân tích tỉ lệ phân li ở đời con. I/ Trong phép lai phân tích: * Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với kiểu hình lặn đã biết kiểu gen để xác định kiểu gen của kiểu hình trội. * Phương pháp xác định TSHVG như sau: 1. Cho biêt cac kiêu hinh ở đời con : ́ ́ ̉ ̀ TSHVG = {(Số cá thể hình thành do trao đổi chéo) : (Tổng số cá thể)}*100% - Số cá thể hình thành do trao đổi chéo có tỉ lệ ít ( hoa trắng (a); Thân cao (B) > thân thấp (b) Lai cây hoa đỏ, thân cao với cây hoa trắng, thân thấp. - Phép lai 1: F1: 88 cây đỏ cao, 92 cây trắng thấp, 11 cây đỏ thấp, 9 cây hoa trắng cao. - Phép lai 2: F1: 21 cây đỏ cao, 175 cây đỏ thấp, 185 cây trắng cao, 19 cây trắng thấp. Biện luận và viết SĐL cho từng trường hợp trên. Giải: *Phép lai 1: - Xét từng cặp tính trạng: F1: + Đỏ : trắng = 1:1 -> P: Aa * aa + Cao : thấp = 1:1 -> P: Bb * bb - Xét đồng thời 2 cặp tính trạng:
  4. F1 = (1Đ:1T)(1C:1T) = 1:1:1:1 khác tỉ lệ đề bài, chứng tỏ cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và có hiện tượng liên kết gen không hoàn toàn. Vì lai phân tích: TSHVG = {(11+9):(92+88+11+9)}*100% = 10% Cây hoa đỏ, thân thấp và cây hoa trắng, thân cao ở F1 có tỉ lệ nhỏ và Kiểu hình khác P -> KG của cây hoa đỏ, thân cao ở P là AB/ab. Cây hoa trắng, thân thấp là ab/ab. *Phép lai 2: - Xét từng cặp tính trạng: F1: + Đỏ:trắng = 1:1 -> P: Aa * aa + Cao:thấp = 1:1 -> P: Bb * bb - Xét đồng thời 2 cặp tính trạng: F1 = (1Đ:1T)(1C:1T) = 1:1:1:1 khác tỉ lệ đề bài, chứng tỉ hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và có hiện tượng LKG không hoàn toàn. TSHVG = (21+19):(185+175+21+19)*100% = 10% Cây hoa đỏ, thân cao và cây hoa trắng thân thấp có tỉ lệ nhỏ và có kiểu hình giống P -> KG của cây hoa đỏ thân cao ở P: Ab/aB ́ ̉ ̀ ̉ b. Không cho biêt kiêu hinh cua P : Khi xét các gen liên kết với nhau ta dựa vào kiểu hình lặn ab/ab ở đời con: - Nếu có tỉ lệ lớn (>25%) là kiểu gen liên kết đồng. - Nếu có tỉ lệ nhỏ ( bầu dục (a); Ngọt (B) > Chua (b) F1 dị hợp 2 cặp gen giao phấn với một cây khác ->F2: 15 cây tròn ngọt, 15 cây bầu dục chua, 5 cây tròn chua, 5 cây bầu dục ngọt. Biện luận và viết sơ đồ lai. Giải: Xét từng cặp tính trạng: F1: - Tròn : bầu dục = 1:1 -> F1*cây khác: Aa * aa - Ngọt : Chua = 1:1 -> F1*cây khác: Bb * bb Xét đồng thời 2 cặp tính trạng: F2 = (1:1)(1:1) = 1:1:1:1 khác đề bài -> HVG TSHVG = (5+5):(15+15+5+5)*100% = 25%Tỉ lệ cây bầu dục chua ở F2 có tỷ lệ lớn (>25%) và F1 dị hợp 2 cặp gen -> kiểu gen F1: AB/ab. 2. TÍNH TSHVG KHI BIẾT TỈ LỆ KIỂU HÌNH LẶN: Ta có: %(ab/ab) = %giao tử ab * 100% giao tử ab - % giao tử ab > 25% là giao tử liên kết -> TSHVG = 100% – 2.%ab - % giao tử ab < 25% là giao tử hoán vị -> TSHVG = %ab.2 *Chú ý: Khi không có tỉ lệ các kiểu hình ở thế hệ lai mà chỉ có tỉ lệ kiểu hình lặn, ta biện luận quy luật LKG không hoàn toàn bằng cách loại trừ 2 quy luật (đối với 1 gen
  5. quy định 1 tính trạng) đó là: di truyền phân li độc lập và di truyền liên kết gen hoàn toàn. VÍ DỤ: Ở một loài thực vật khi cho một cây hạt trơn-vàng giao phấn với 1 cây hạt nhăn-xanh -> F1: 100% trơn-vàng. F1 lai phân tích -> F2: 40% hạt nhăn-xanh. Biện luận và viết sơ đồ lai. Cho biết 1 gen quy định một tính trạng. Giải: F1: 100% hạt trơn-vàng. Theo đề 1 gen quy định một tính trạng -> hạt trơn-vàng là những tính trạng trội và P thuần chủng. Qui ước gen: A: trơn > a: nhăn B: vàng > b: xanh P thuần chủng -> F1 dị hợp 2 cặp gen: Aa, Bb. Cho F1 lai phân tích: + Nếu theo quy luật Di truyền phân li độc lập tỉ lệ F2 là 1:1:1:1 + Nếu LKG hoàn toàn tỉ lệ F2 là 1:1 (hoặc không xuất hiện kiểu hình lặn) -> Tỉ lệ đề bài là do HVG %ab/ab = 40% = 40%giao tử ab * 100%ab 40%ab > 25% -> ab là giao tử liên kết. TSHVG = 100% – 2.40% = 20%Kiểu gen F1: AB/ab 3. TÍNH TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN KHI CHO BIẾT TỈ LỆ KIỂU HÌNH MỚI KHÁC P: Phương pháp chung: Xác định tỉ lệ giao tử của P -> TSHVG. VÍ DỤ: Ở cà chua: A: thân cao > a: thân thấp B: quả tròn > b: quả bầu dục Tiến hành 2 phép lai riêng rẽ giữa 2 cây cà chua cao-tròn với cà chua thấp-bầu dục. Kết quả phân tích kiểu hình ở thế hệ lai nhận được từ 2 phép lai trên cho thấy bên cạnh 2 kiểu hình của các cây bố mẹ còn xuất hiên 2 kiểu hình mới là những cây cà chua cao-bầu dục và thấp-tròn. Mỗi kiểu hình mới ở phép lai 1 chiếm 10% và phép lai 2 chiếm 40%. Biện luận và viết SĐL. Giải: - 2 phép lai đều là lai phân tích. Ở F1 xuất hiện 4 kiểu hình chứng tỏ cây cao-tròn ở P cho 4 loại giao tử. - Nếy là Di truyền phân li độc lập thì tỉ lệ F1 = 1:1:1:1 Tỉ lệ đề bài là do HVG. Kiểu gen thấp-bầu dục có kiểu gen ab/ab chỉ cho giao tử ab -> Kiểu gen của 2 kiểu hình mới ở F1 là: - Cây cao-bầu dục: Ab/ab - Cây thấp-tròn : aB/ab
  6. *Phép lai 1: Tỉ lệ 2 kiểu hình mới Ab/ab = aB/ab = 10% + Ab/ab = 10% = 10%giao tử Ab * 100%ab 10% < 25% -> Ab là giao tử hoán vị. + aB/ab = 10% = 10%giao tử aB * 100%ab 10% < 25% -> aB là giao tử hoán vị. Cây cao-tròn P1 cho 2 loại giao tử hoán vị Ab và aB có kiểu gen là AB/ab TSHVG = 10% + 10% = 20% *Phép lai 2: tỉ lệ 2 kiểu hình mới AB/ab = aB/ab = 40% + Ab/ab = 40% = 40%giao tử Ab * 100%ab 40% > 25% -> Ab là giao tử liên kết. + aB/ab = 40% = 40%giao tử aB * 100%ab 40% > 25% -> aB là giao tử liên kết. Cây cao-tròn P2 cho 2 loại giao tử liên kết là Ab và aB có kiểu gen: Ab/aB TSHVG = 100% – 2.40% = 20% Phương pháp xác định tần số hoán vị gen bằng cách lập phương trình Có thể lập phương trình ẩn là tần số hoán vị gen. Nhưng chỉ lập khi cần thiết : trường hợp đề không phải phép lai phân tích hoặc thế hệ sau không cho biết tỉ lệ kiẻu hình mang 2 tính trạng lặn mà chỉ cho loại kiểu hình A-bb hoặc aaB-. Lúc này ta lập phương trình để tìm tần số hoán vị gen theo các trường hợp sau: 1. Biết kiểu gen P : - Gọi ẩn số cho tần số hoán vị - Xác định kiểu gen F1 - Tính tỉ lệ giao tử F1 theo ẩn tần số - Dựa vào tỉ lệ % kiểu hình A-bb hoặc aaB- ở F1 để lập phương trình bậc 2 rồi giải. 2. Chưa biết kiểu gen P và F1: Gọi tần số hoán vị gen là x a) Sử dụng phương pháp loại – suy : * Cho rằng F1 (AB/ab) có liên kết đồng, dựa vào % kiểu hình A-bb hoặc aaB- để lập phương trình: Cho rằng F1 (Ab/aB) có liên kết đối, dựa vào % kiểu hình A-bb hoặc aaB- để lập phương trình: Với x < 50%, ta chỉ chọn được 1 trong 2 trường hợp trên. b) Phương pháp chọn trực tiếp: Tổng 2 loại giao tử hoán vị và giao tử không hoán vị luôn bằng 50% nên : Gọi y là tỉ lệ % của loại giao tử Ab hoặc aB z là tỉ lệ của loại giao tử ab Ta có : (1) (2)
  7. Từ (1) và (2) => Từ phương trình trên tìm ra z = %ab. Từ đó suy ra nhóm liên kết và tần số hoán vị Chú ý nhận xét sau: Trường hợp bố mẹ đều dị hợp về 2 cặp gen , mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng trội , lặn hoàn toàn thì trong quy luật phân li độc lập của Menden , quy luật liên kết gen và hoán vị gen của Moocgan, dù rằng liên kết đồng hay liên kết đối, hoán vị gen ở cả 2 bên hay chỉ 1 bên và dù với tần số hoán vị gen bất kỳ nào , nhỏ hơn 50% .TA đều có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 theo hệ quả sau: % (A_bb) = %(aaB_) %(aaB_ ) + %(A_B_) = 75% %(A_bb) + %(A_B_) = 75% %(A_bb) + %(aabb) = 25% %(aaB_ ) + %(aabb) = 25% Ví dụ : * P : (Aa,Bb) x (Aa,Bb) cây cao chín sớm .F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình trong đó loại kiểu hình cây cao chín muộn = 18,75% .Tương phản cây cao là cây thấp.Tính tỷ lệ xuất hiện ở F1 loại kiểu hình cây thấp chín muộn là : A. 6,25% B. 18,75% C. 56,25% D. 25% => đáp án A thực tế dạng bài này ko dễ như thế này mà nó sẽ cho kèm theo 1 quy luật nào đó + hoán vị gen. Nhưng biết điều này giúp ta đi đúng hướng gần với kết quả của đề hơn. Ví dụ: Một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng, ở F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, ở F2 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 24%. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen nằm trên NST thường. Mọi diễn biến của NST trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn giống nhau và không có đột biến. Biện luận và xác định qui luật di truyền của các tính trạng trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F1 và xác định tỉ lệ các loại giao tử F1. Hướng dẫn : Pt/c tương phản => F1: 100% cây cao hoa đỏ => cao trội hoàn toàn so với thấp, đỏ trội hoàn toàn so với trắng. Qui ước: A: cao, a: thấp; B: đỏ, b: trắng.
  8. Pt/c tương phản => F1 mang 2 cặp gen dị hợp, F2 có kiểu hình cây cao, hoa trắng chiếm 24% khác với tỉ lệ của qui luật phân li độc lập và liên kết gen hoàn toàn. => 2 tính trạng trên di truyền theo qui luật hoán vị gen. Gọi tần số HVG là f. => Pt/c: cao trắng x thấp đỏ Ab/Ab * aB/aB GP: Ab aB F1: Ab/aB 100% cao đỏ F1 x F1: Ab/aB x Ab/aB GF1: Ab=aB= (1-f)/2 AB = ab = f/2 F2: cao trắng có kiểu gen là: (1-f)2/4 Ab/Ab + 2[f/2*(1-f)/2] Ab/ab = 0,24 => f=20% => tỉ lệ giao tử F1: Ab = aB = 0,4 AB = ab = 0,1 aVí dụ: Dạng bài tương tác hoán vị : Ở bí ngô, quả màu vàng do gen trội A quy định, quả màu xanh do alen lặn a quy định. Màu sắc của bí chỉ biểu hiện khi không có gen trội B lấn át, alen b không có khả năng này. Trong kiểu gen có B thì bí có quả màu trắng. Khi lai bí dòng quả trắng thuần chủng với dòng quả xanh ở F1 thu được 100% bí quả trắng. Cho F1 lai phân tích thu được FB với tỷ lệ: 4 cây quả trắng: 3 cây quả xanh: 1 cây quả vàng. Hãy giải thích kết quả trên. Viết sơ đồ lai minh họa. Hướng dẫn : + Theo bài ra bí quả trắng thuần chủng lai với bí quả xanh thu được F1 100% bí màu trắng nên kiểu gen của P là: - P: AABB x aabb (1)
  9. hoặc - P: AB/ab * ab/ab (2) Nếu theo (1) thì FB có tỷ lệ kiểu hình khác đề bài. => loại. Vậy kiểu gen của P là: AB/ab * ab/ab + Với FB thu được như bài ra chứng tỏ F1 có hoán vị gen. Tính tần số hoán vị gen. Gọi tần số hoán vị gen của F1 là f. Kiểu gen ở bí vàng ở FB là Ab/abvới tỷ lệ thu được 1/8 Giao tử Ab là giao tử của hoán vị gen, nên Ab = . Vậy x 1 = 1/8 => f = 25% + Sơ đồ lai P: (bí trắng) (bí xanh) F1 : 100% (bí trắng) Lai phân tích F1 (bí trắng) x (bí xanh). Giao tử F1: có AB = ab = 37,5% ab Ab = aB = 12,5% FB : 37,5% (bí trắng); 37,5% (bí xanh). 12,5% (bí vàng); 12,5% (bí trắng). Kết quả: 50% bí trắng: 37,5% bí xanh: 12,5% bí vàng = 4:3:1 (phù hợp với kết quả bài ra) Ví dụ: Xác định tần số hoán vị theo kiểu hình trội Ở một loài, P thuần chủng cây cao, quả dài lai với cây thấp, quả tròn. F1 thu được 100% cây cao, quả tròn
  10. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được 36.000 cây gồm 4 kiểu hìnhC, trong đó kiểu hình cây cao, quả dài là 8640 cây (Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen nằm trên NST thường, mọi diễn biến của NST trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn giống nhau).Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2. Hướng dẫn : P thuần chủng -> 100% cây cao, quả tròn Quy ước: Gen A-cao;b- Thấp;B- Tròn; b – Dài Pt/c tương phản -> F1 mang 2 cặp gen dị hợp + Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NTS tương đồng khác nhau (PLĐL) -> F1 có kiểu gen: AaBb Khi F1 tự thụ phấn -> F2 thu được: 56,25%Cao, tròn; 18,75% Cao, dài; 18,75% Thấp, tròn; 6,25% Thấp, dài. Nhưng kết quả bài ra được:Cao, dài có tỷ lệ: (8640:36000)x100%=24% =>Trường hợp (PLĐL) loại. => 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NTS => PTC (Cao, dài) ; (Thấp, tròn) +Sơ đồ lai: Pt/c (Cao, dài) x (Thấp, tròn) F1: 100% (Cao, tròn) Cho F1 tự thụ phấn thì F2 thu được: - Nếu liên kết gen hoàn toàn: Cao dài thu được 25% khác đề bài là 24% Vậy có hiện tượng liên kết gen không hoàn toàn (tần số hoán vị là f)
  11. *TB sinh hạt phấn F1 giảm phân tạo ra giao tử Ab = aB = ; AB = ab = *TB sinh noãn F1 Ab giảm phân tạo ra giao tử aB Ab = aB = 1-f ; AB = ab = F2 thu được 24% cao, dài = => f= 20% Sơ đồ lai F1 -F2: F1: x GF1 Ab = aB = 40% Ab = aB = 40% AB = ab = 10% AB = ab = 10% F2: thu được 10 KG và 4 kiểu hình có tỷ lệ như sau 51%(Cao, tròn); 24% (Cao, dài); 24%(Thấp, tròn);1%(Thấp, dài) 1 SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM HOÁN Vị GEN Câu 1. Khi lai giữa hai dòng đậu ( một dòng hoa đỏ, đài ngả dòng kia hoa xanh, đài cuốn) người ta thu được các cây F1 đồng loạt hoa xanh, đài ngả. Cho các cây
  12. F1 giao phấn với nhau thu được: 98 cây hoa xanh, đài cuốn, 104 hoa đỏ, đài ngả, 209 hoa xanh, đài ngả Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật A. Phân li độc lập B. Liên kết gen C. Hoán vị gen D. Tương tác gen Câu 2. Ở ruồi giấm B: Thân xám, b: Thân đen; V: Cánh dài, v: cánh cụt giữa gen B. có hoán vị gen với tần số 20%. Cơ thể ruồi đực có kiểu gen BV/bv giảm phân cho các loại giao tử là A. BV = bv =40%; Bv = bV = 10% B. BV = bv = 10%; Bv = bV = 40% C. BV = bv = 50% D. Bv = bV = 50% Câu 3. Ở ruồi giấm B: Thân xám, b: Thân đen; V: Cánh dài, v: cánh cụt giữa gen B. có hoán vị gen với tần số 20%. Cơ thể ruồi cái có kiểu gen BV/bv giảm phân cho các loại giao tử là A. BV = bv =40%; Bv = bV = 10% B. BV = bv = 10%; Bv = bV = 40% C. BV = bv = 50% D. Bv = bV = 50% Câu 4. Cho ruồi cái thân xám cánh dài (BV/bv) lai với ruồi giấm đực thân đen, cánh cụt (bv/bv) được F1 gồm 4 loại kiểu hình như sau: 128 thân xám cánh dài, 124 thân đen cánh cụt, 26 thân đen cánh dài, 21 thân đen cánh cụt. Khoảng cách giữa 2 gen B và V trên nhiễm sắc thể là bao nhiêu centimoocgan? A. 14 B. 15 C. 16 D. 20 Câu 5. Trên một nhóm lien kết của bản đồ di truyền thấy gen A ở vị trí 10 cM, gen B ở vị trí 20 cM. Thực hiên phép lai AB/ab x ab/ab. Tỉ lệ kiểu hình ở đời sau là: A. 0,45 : 0,45 : 0,05 : 0,05 B. 0,4 : 0,4 : 0,1 : 0,1 C. 0,25 : 0,25 : 0,25 : 0,25 D. 0, 35 : 0,35 : 0,15 : 0,15
  13. Câu 6. Ở cà chua thân cao (A) là trội so với thân thấp (a), quả hình cầu (B) trội so với quả hình lê (b). Các gen xác định chiều cao thân và hình dạng quả lien kết và ở cách nhau 20cM. Thực hiện phép lai: AB/ab x Ab/ab. Tỉ lệ cây thân lùn quả lê ở đời sau của phép lai là bao nhiêu? A. 20% B. 40% C. 16% D. 1% Câu 7. Ở ngô hạt trơn (A) là trội so với nhăn (a), có màu (B) trội so với không màu (b)..Lai ngô hạt trơn có màu với ngô hạt nhăn không màu được kết quả: 4152 trơn có màu; 152 trơn không màu; 149 nhăn có màu; 4163 nhăn không màu. Kiểu gen của bố mẹ là A. AB/ab x ab/ab B. Ab/aB x ab/ab C. AaBb x AaBb D. AaBb x aabb Câu 8. Ở ngô hạt trơn là trội so với nhăn, có màu trội so với không màu..Lai ngô hạt trơn có màu với ngô hạt nhăn không màu được kết quả: 4152 trơn có màu; 152 trơn không màu; 149 nhăn có màu; 4163 nhăn không màu. 2 Tính trạng trên di truyền theo quy luật A. Phân li độc lập B. Liên kết gen C. Hoán vị gen D. Tương tác gen Câu9.Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn tự thụ phấn có một kiểu hình nào đó ở con lai chiếm tỉ lệ 21%, hai tính trạng đó di truyền A. độc lập. B.liên kết hoàn toàn. Cliên kết không hoàn toàn. D.tương tác gen. Câu10.Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài, hai tính trạng đó đã di truyền A. độc lập. Bliên kết hoàn toàn. C.liên kết không hoàn toàn. D.tương tác gen.
  14. Câu11.Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn thụ phấn với cơ thể có kiểu hình lặn ở con lai xuất hiện 2 loại kiểu hình đều chiếm tỉ lệ 4%, hai tính trạng đó di truyền A. độc lập. B.liên kết không hoàn toàn. C.liên kết hoàn toàn. D.tương tác gen. Câu12.Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn thụ phấn với cơ thể có kiểu hình lặn ở con lai xuất hiện 2 loại kiểu hình đều chiếm tỉ lệ 40%, hai tính trạng đó di truyền A. độc lập. B.liên kết không hoàn toàn. C.liên kết hoàn toàn. D.tương tác gen. Câu13. Gen N và M cách nhau 12 cM. Một cá thể dị hợp có bố mẹ là NNmm và nnMM sẽ tạo ra các giao tử có tần số A. 6% NM, 44%Nm, 44%nM, 6% nm. B. 20% NM, 30%Nm, 30%nM, 20% nm. C. 16% NM, 34%Nm, 34%nM, 16% nm. D. 30% NM, 20%Nm, 20%nM, 30% nm. Câu14.Khi lai phân tích về 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen chi phối đời lai xuất hiện tỉ lệ kiểu hình khác 1:1:1:1đó là hiện tượng A. độc lập. B.liên kết không hoàn toàn. C.liên kết hoàn toàn. D.tương tác gen. Câu 15.Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ giao phấn với cây thấp quả vàng tỉ lệ kiểu hình ở F1 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ, các tính trạng trên di truyền A. độc lập. B.liên kết không hoàn toàn. C.liên kết hoàn toàn. D.tương tác gen.
  15. Câu16.Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả vàng. Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là A. 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ. B. 40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng: 10%cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ. C. 10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng: 40%cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ. D. 20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng: 30%cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ. Câu17. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho 2 cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với nhau. Ở đời lai xuất hiện tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả trắng ở F1 là 5%, các tính trạng trên đã di truyền A.độc lập. B.liên kết không hoàn toàn. C.liên kết hoàn toàn. C.tương tác gen. Câu 18.Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, AB ab gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen tỉ lệ ab ab kiểu hình ở F1 A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. C. 1cây cao, quả trắng: 3cây thấp, quả đỏ. D. 9cây cao, quả trắng: 7cây thấp, quả đỏ.
  16. Câu19. loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen Ab ab b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen tỉ lệ aB ab kiểu hình ở F1 A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. C. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. D. 9cây cao, quả trắng: 7cây thấp, quả đỏ. Câu20.Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, Ab Ab gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen . aB aB Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. C. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. D. 1cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ:1 cây thấp, quả đỏ. Câu21.Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, AB AB gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen . ab ab Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 A. 3 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. C 1cây cao, quả trắng: 3 cây thấp, quả đỏ. D. 1cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ:1 cây thấp, quả đỏ.
  17. Câu22.Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng, có quan hệ trội lặn; ít nhất một cơ thể đem lai dị hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ con lai giống với tỉ lệ của lai một cặp tính trạng của Men đen(100%; 1:2:1; 3:1; 1:1) các tính trạng đó đã di truyền A. độc lập. B.liên kết hoàn toàn. C.liên kết không hoàn toàn. D.tương tác gen. Câu23.Cơ thể đem lai dị hợp 3 cặp gen trở lên nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; nếu cơ thể đó tự thụ phấn(hoặc tự giao phối) cho đời con 16 tổ hợp hoặc nếu kiểu gen đó lai phân tích cho tỉ lệ đời con 1:1:1:1...có thể suy ra cơ thể dị hợp đó có hiện tượng di truyền cña hai cÆp gen trªn mét cÆp NST lµ A.độc lập. B.tương tác gen. C.liên kết không hoàn toàn. D.liên kết hoàn toàn. Câu 24 : Cơ thể có kiểu gen AbD/Abd khi giảm phân có trao đổi chéo giữa các crômatit tương đồng thì sẽ có tối đa số loại giao tử là : A. 2 loại . B. 3 loại. C. 4 loại. D. 8 loại Câu 25: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hóan vị gen là A. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I. B. Hóan vị gen xảy ra như nhau ở 2 giới đực, cái. C.Các gen cùng nằm trên 1 NST bắt đôi không bình thường trong kỳ đầu của giảm phân I. D. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các NST. Câu 26: Một giống cà chua có gen A qui định thân cao, a qui định thân thấp, B qui định quả tròn, b qui định quả bầu dục, các gen liên kết hòan tòan. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen 1 : 2 : 1 ? A. Ab/aB x Ab/Ab . B. Ab/aB x Ab/ab. C. AB/ab x Ab/aB. D. AB/ab x Ab/ab. Câu 27 : Việc lập bản đồ gen dựa trên kết quả nào sau đây A. Đột biến chuyển đọan dễ suy ra vị trí của các gen liên kết.
  18. B. Tần số hóan vị gen dễ suy ra khỏang cách tương đối của các gen trên NST. C. Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2 . D. Phân ly ngẩu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân. Câu 28 : Tần số hóan vị gen như sau : AB = 49%, AC = 36%, BC = 13%, bản đồ gen thế nào ? A. ACB. B. BAC. C. CAB. D. ABC. Câu29 : Phát biểu nào sau đây không đúng với tần số hóan vị gen ? A. Không lớn hơn 50%. B. Càng gần tâm động, tần số hóan vị càng lớn. C. Tỉ lệ thuận với khỏang cách giữa các gen trên NST. D. Tỉ lệ nghịch với các lực liên kết giữa các gen trên NST. Câu 30 : Đặc điểm nào dưới đây là không đúng khi nói về tần số hóan vị gen ? A. Tỉ lệ nghịch với khỏang cách giữa các gen. B. Được ứng dụng để lập bản đồ gen. C. Tần số hóan vị gen càng lớn, các gen càng xa nhau. D. Tần số hóan vị gen không quá 50%. Câu 31 : Trong trường hợp nào thì có sự di truyền liên kết A. Các gen trội là trội hòan tòan cùng qui định 1 loại tính trạng. B. Các gen trội là trội hòan tòan qui định các loại tính trạng khác nhau. C. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng đang xét nằm gần nhau trên cùng 1 NST. D. Các tính trạng đang xét luôn luôn biểu hiện cùng với nhau trong các thế hệ lai. Câu 32: Liên quan đến khái niệm tần số hóan vị gen, phát biểu không đúng là: A. Không lớn hơn 50%. C. Tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST. B. Luôn luôn lớn hơn 50%. D. Tỷ lệ nghịch với lực liên kết giữa các gen trên NST.
  19. Câu 33. Moocgan kÕt hîp nh÷ng phư¬ng ph¸p nào trong nghiªn cøu ®· ph¸t hiÖn ra quy luËt di truyÒn liªn kÕt gen, ho¸n vÞ gen? A. Lai ph©n tÝch vµ lai thuËn nghÞch C. Lai ph©n tÝch vµ lai c¶i tiÕn B. Phư¬ng ph¸p ph©n tÝch c¬ thÓ lai D. Lai thuËn nghÞch vµ lai lu©n chuyÓn Câu 34. KiÓu h×nh nµo kh«ng xuÊt hiÖn ë FB khi Moocgan lai ph©n tÝch ruåi ®ùc F1 m×nh x¸m, c¸nh dµi? A. M×nh x¸m, c¸nh dµi B. M×nh ®en, c¸nh côt C. M×nh x¸m, c¸nh côt D. C¶ 3 kiÓu h×nh trªn Câu 35. HiÖn tưîng liªn kÕt gen và ho¸n vÞ gen gièng nhau ë chç: A. C¸c gen trªn mét nhiÔm s¾c thÓ ®Òu liªn kÕt chÆt chÏ víi nhau B. C¸c gen trªn mét NST ®Òu kh«ng liªn kÕt chÆt chÏ víi nhau C. C¸c gen ®Òu liªn kÕt trªn mét NST D. C¸c gen ®ã ph©n li ®éc lËp víi nhau Câu 36. HiÖn tưîng ho¸n vÞ gen cã ý nghÜa g×? A. T¹o ra nhiÒu biÕn dÞ tæ hîp C. Gi¶i thÝch hiÖn tưîng nhiÒu gen chi phèi 1 tÝnh tr¹ng B. H¹n chÕ sù xuÊt hiÖn biÕn dÞ tæ hîp D. Gi¶i thÝch sù ph©n li ®éc lËp cña c¸c gen Câu 37. C¸c gen càng xa nhau trªn nhiÔm s¾c thÓ th× cã tÇn sè ho¸n vÞ gen: A. Cµng lín B. Cµng nhá C. Cã thÓ A hoÆc B D. Cµng gÇn gi¸ trÞ 100% C©u38: C¬ së tÕ bµo häc cña hiÖn tîng ho¸n vÞ gen lµ do: A. ph©n li ®éc lËp vµ tæ hîp tù do cña c¸c cÆp NST. B. trao ®æi chÐo gi÷a c¸c cr«matÝt kh¸c nguån trong cÆp NST tư¬ng ®ång C. b¾t cÆp cña c¸c NST t¬ng ®ång trong gi¶m ph©n. D. trao ®æi chÐo cña c¸c cr«matÝt cïng nguån ë k× ®Çu cña gi¶m ph©n 1
  20. Câu 39:Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết gen không hoàn toàn? A. Các gen quy định các tính trạng nằm trên 1 nhiễm sắc thể. B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp. D. Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý. Câu 40:Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự A. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân. B. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “ không chị em” trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I giảm phân. C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân. D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân. Câu 41:Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn. B. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng. C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen. D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể. Câu 42: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen ? A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở cơ thể có kiểu gen dị hợp tử. B. Có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân. C. Tuỳ loài sinh vật, tuỳ giới tính. D. Tuỳ khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động. Câu 43: Điều không đúng khi nhận biết về hoán vị gen là căn cứ vào A. kết quả lai phân tích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2